Mỗi Ngày Một Chuyện
NẮNG TƠ TẰM - CAO MỴ NHÂN
NẮNG TƠ TẰM - CAO MỴ NHÂN
Trưa
nay ánh nắng mầu tơ tằm cứ như dệt thảm nơi khung trời phía nam ...giờ này,
hướng đó, anh đang làm gì, trái đất không ngừng quay, nhưng quay rất chậm, cho
mình thấy cả một đoạn đời, mà đôi khi quên mất...
Hôm
xưa một lần, anh nói chuyện tình cờ, rằng tôi có tạt qua Hảiphong, khiến tôi
ngơ ngẩn vì cách nhận định của anh, mà lâu nay, tôi chưa nghe ai nói về ngày
tháng trong đời tôi hay đến thế.
Nhưng
trưa nay, khi ngó ra ngoài trời, vạt nắng mầu tơ tằm kia, đã khiến tôi nhớ về
Haiphong, thủa còn niên thiếu...và đúng như anh nghĩ, rất xít xao, là tôi chỉ
tạt qua có 5 năm, kể từ khi rời lâm nguyên Chapa về miền châu thổ sông Hồng Hà.
Rồi ba tôi đưa gia đình cấp tốc xuống Haiphong, để đóng đô ở đấy, cho chị em
tôi lớn lên.
Thành
phố Haiphong với ánh nắng mầu tơ tằm, cứ như trong truyện cổ tích, không phải
nó có những hình ảnh hay truyền thuyết gì nổi tiếng kiểu: " Con Rùa trong
hồ Hoàn Kiếm Hà Nội", hay lễ hội Trâu Pha ở Đồ Sơn, tuy cũng thuộc miền
Cảng Hảiphong, nhưng ra bãi biển cũng phải trên hai chục cây số.
Với
các gia đình địa phương, hay các quý vị từ các nơi trên đất nước, di chuyển
đến, để ở lại đó thì không nói làm gì, còn gia đình tôi, " tạt qua"
Haiphong như anh nói về lý lịch của tôi, thì thật quả Haiphong mở ra rồi đóng
lại thời gian vừa mới lớn, chưa kịp có bạn bè, chúng tôi đã mất hút người mẹ,
sau đó vô nam.
Sau
này, tôi cứ nghĩ rằng nếu không di cư vô nam, tôi sẽ thế nào trong mớ hỗn mang,
xin lỗi quý vị, trong lúc đời sống ở Haiphong cứ đóng khung nơi cái Bến Cảng
khổng lồ, trạm ghé của
hàng trăm tàu bè lớn nhỏ trên thế giới cần đi lại qua tuyến đường ven biển
đông, mà Haiphong, Đà Nẵng, Saigon là 3 cửa khẩu chính của Hàng hải Thương
thuyền thế giới .
Ở
lại Haiphong bất quá thì như các bạn xưa, là làm các thứ cán bộ từ cấp thấp lên
tới cấp cao, có cao nhất cũng chỉ tới lui Liên Xô, Tiệp Khắc vv...XHCN.
Bất
giác tôi nhớ bà bác dâu của tôi, thuộc phái cấp tiến cơ đấy, nghĩa là có vào ra
mấy nước trung Âu thời cộng sản Nga,trước thập niên 90 vừa qua, bà ta cứ khoe
mấy cái lọ nước hoa "Bun" (Bulgaria), nó bé bằng nửa ngón tay út, hí
hửng mãi...
Nhìn
họ, lại dấy lên lòng thương hại người dân nhược tiểu, sao mà khổ đủ trăm
điều,trong đó có cả mặt thể diện nữa.
Đã
63 năm, kể từ ngày chia đôi đất nước (20-7-1954) và 42 năm, từ lúc quân cộng
sản lấn chiếm miền nam (30-4-1975). Cả một chiều dài thế kỷ như bị kéo giật lùi
lại.
Tới
bây giờ người dân VN chung chung có thể góp công góp của xây
dựng đất nước, thì lại vướng víu trước những hố thẳm phân chia ý thức hệ, không
thể san bằng tư duy được.
Trên
mặt trận văn hoá tư tưởng, tự nó đòi hỏi sự công bằng, chẳng lẽ chúng ta tin vào điều đơn giản hoá ý
nghĩa đấu tranh ư!
Tuổi
trẻ đứng trước nguy
nan của tổ quốc, nhận thức mau chóng đâu là chân lý sống đối với họ. Nên chi
khi đất nước được mở tung ra, những thiệt thua rõ ràng như ban ngày.
Không
lý nào tuổi trẻ không biết được chiến đấu cho ai, vì sao .
Do
đó đi ngược lại 42 năm trước, rồi quay lại từ 1975 tới bây giờ 2017, quân nhân các cấp
huynh đệ chi binh VNCH vẫn hãnh diện là không đi sai đường lối giữ nước của cha
ông ta .
Trưa
nay, chính vì tôi nhìn thấy mầu nắng tơ tầm trên bầu trời tự do, mà chợt nhớ mầu nắng tơ này ở
thành phố Haiphong xa xôi, 63 năm trước.
Khi
những đoàn người đi tìm tự do, nói trắng ra, bỏ đất bắc ra đi về miền nam rực
rỡ, chắc chắn họ chẳng nuối tiếc gì cái không gian đã ngập tràn tư tưởng
cộng sản, cùng cuộc sống cam go, không lối thoát của chính thể nghèo nàn, lạc
hậu, bạo quyền thì bóc lột, dân chúng thì hỗn loạn cướp bóc, gian ác, lường
gạt.
Tất
nhiên, nhân vô thập toàn, xã hội nào cũng có người tốt, kẻ xấu vv...nhưng nhân
dân thế giới người ta chỉ nhìn thấy cái xấu, trước khi tìm ra điều tốt ... ở
một xứ sở rã rời, tan tác vì thứ chiến tranh giai cấp, hơn là bảo vệ đất đai tổ
quốc VN.
Ôi
vạt nắng tơ tằm, ngó giống như một màng lưới thần bí để sàng lọc nếp nghĩ,
thương cảm, buồn chán về một xã hội mà mình không tìm thấy được một niềm tin
tối thiểu hầu gởi gấm tương lai cho con cháu sau này..,
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NẮNG TƠ TẰM - CAO MỴ NHÂN
NẮNG TƠ TẰM - CAO MỴ NHÂN
Trưa
nay ánh nắng mầu tơ tằm cứ như dệt thảm nơi khung trời phía nam ...giờ này,
hướng đó, anh đang làm gì, trái đất không ngừng quay, nhưng quay rất chậm, cho
mình thấy cả một đoạn đời, mà đôi khi quên mất...
Hôm
xưa một lần, anh nói chuyện tình cờ, rằng tôi có tạt qua Hảiphong, khiến tôi
ngơ ngẩn vì cách nhận định của anh, mà lâu nay, tôi chưa nghe ai nói về ngày
tháng trong đời tôi hay đến thế.
Nhưng
trưa nay, khi ngó ra ngoài trời, vạt nắng mầu tơ tằm kia, đã khiến tôi nhớ về
Haiphong, thủa còn niên thiếu...và đúng như anh nghĩ, rất xít xao, là tôi chỉ
tạt qua có 5 năm, kể từ khi rời lâm nguyên Chapa về miền châu thổ sông Hồng Hà.
Rồi ba tôi đưa gia đình cấp tốc xuống Haiphong, để đóng đô ở đấy, cho chị em
tôi lớn lên.
Thành
phố Haiphong với ánh nắng mầu tơ tằm, cứ như trong truyện cổ tích, không phải
nó có những hình ảnh hay truyền thuyết gì nổi tiếng kiểu: " Con Rùa trong
hồ Hoàn Kiếm Hà Nội", hay lễ hội Trâu Pha ở Đồ Sơn, tuy cũng thuộc miền
Cảng Hảiphong, nhưng ra bãi biển cũng phải trên hai chục cây số.
Với
các gia đình địa phương, hay các quý vị từ các nơi trên đất nước, di chuyển
đến, để ở lại đó thì không nói làm gì, còn gia đình tôi, " tạt qua"
Haiphong như anh nói về lý lịch của tôi, thì thật quả Haiphong mở ra rồi đóng
lại thời gian vừa mới lớn, chưa kịp có bạn bè, chúng tôi đã mất hút người mẹ,
sau đó vô nam.
Sau
này, tôi cứ nghĩ rằng nếu không di cư vô nam, tôi sẽ thế nào trong mớ hỗn mang,
xin lỗi quý vị, trong lúc đời sống ở Haiphong cứ đóng khung nơi cái Bến Cảng
khổng lồ, trạm ghé của
hàng trăm tàu bè lớn nhỏ trên thế giới cần đi lại qua tuyến đường ven biển
đông, mà Haiphong, Đà Nẵng, Saigon là 3 cửa khẩu chính của Hàng hải Thương
thuyền thế giới .
Ở
lại Haiphong bất quá thì như các bạn xưa, là làm các thứ cán bộ từ cấp thấp lên
tới cấp cao, có cao nhất cũng chỉ tới lui Liên Xô, Tiệp Khắc vv...XHCN.
Bất
giác tôi nhớ bà bác dâu của tôi, thuộc phái cấp tiến cơ đấy, nghĩa là có vào ra
mấy nước trung Âu thời cộng sản Nga,trước thập niên 90 vừa qua, bà ta cứ khoe
mấy cái lọ nước hoa "Bun" (Bulgaria), nó bé bằng nửa ngón tay út, hí
hửng mãi...
Nhìn
họ, lại dấy lên lòng thương hại người dân nhược tiểu, sao mà khổ đủ trăm
điều,trong đó có cả mặt thể diện nữa.
Đã
63 năm, kể từ ngày chia đôi đất nước (20-7-1954) và 42 năm, từ lúc quân cộng
sản lấn chiếm miền nam (30-4-1975). Cả một chiều dài thế kỷ như bị kéo giật lùi
lại.
Tới
bây giờ người dân VN chung chung có thể góp công góp của xây
dựng đất nước, thì lại vướng víu trước những hố thẳm phân chia ý thức hệ, không
thể san bằng tư duy được.
Trên
mặt trận văn hoá tư tưởng, tự nó đòi hỏi sự công bằng, chẳng lẽ chúng ta tin vào điều đơn giản hoá ý
nghĩa đấu tranh ư!
Tuổi
trẻ đứng trước nguy
nan của tổ quốc, nhận thức mau chóng đâu là chân lý sống đối với họ. Nên chi
khi đất nước được mở tung ra, những thiệt thua rõ ràng như ban ngày.
Không
lý nào tuổi trẻ không biết được chiến đấu cho ai, vì sao .
Do
đó đi ngược lại 42 năm trước, rồi quay lại từ 1975 tới bây giờ 2017, quân nhân các cấp
huynh đệ chi binh VNCH vẫn hãnh diện là không đi sai đường lối giữ nước của cha
ông ta .
Trưa
nay, chính vì tôi nhìn thấy mầu nắng tơ tầm trên bầu trời tự do, mà chợt nhớ mầu nắng tơ này ở
thành phố Haiphong xa xôi, 63 năm trước.
Khi
những đoàn người đi tìm tự do, nói trắng ra, bỏ đất bắc ra đi về miền nam rực
rỡ, chắc chắn họ chẳng nuối tiếc gì cái không gian đã ngập tràn tư tưởng
cộng sản, cùng cuộc sống cam go, không lối thoát của chính thể nghèo nàn, lạc
hậu, bạo quyền thì bóc lột, dân chúng thì hỗn loạn cướp bóc, gian ác, lường
gạt.
Tất
nhiên, nhân vô thập toàn, xã hội nào cũng có người tốt, kẻ xấu vv...nhưng nhân
dân thế giới người ta chỉ nhìn thấy cái xấu, trước khi tìm ra điều tốt ... ở
một xứ sở rã rời, tan tác vì thứ chiến tranh giai cấp, hơn là bảo vệ đất đai tổ
quốc VN.
Ôi
vạt nắng tơ tằm, ngó giống như một màng lưới thần bí để sàng lọc nếp nghĩ,
thương cảm, buồn chán về một xã hội mà mình không tìm thấy được một niềm tin
tối thiểu hầu gởi gấm tương lai cho con cháu sau này..,
CAO MỴ NHÂN (HNPD)