Mỗi Ngày Một Chuyện
NẮNG XẾ TRƯA - CAO MỴ NHÂN
NẮNG
XẾ TRƯA -
CAO MỴ NHÂN
Lại một buổi trưa...
Thì ngày nào chẳng có buổi trưa...
Cứ tới trưa là mình lại hốt hoảng lên rồi, có phải buổi trưa là đã hết nửa cuộc đời, huống hồ buổi trưa
đang xế sang chiều ngoài kia...
Khung cửa sổ nhìn về phương nam ngập nắng
vàng, khiến mình lại muốn khóc, vì mầu nắng ...của Phú Vân Lâu, Huế , nơi đã bị
Việt cộng chiếm cứ 26 ngày đêm, khi chúng mở cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân
vào các thành phố miền nam năm 1968.
Nhưng sao không nhớ đâu, mà lại nhớ Phú
Vân Lâu, anh thì nhất định biết ngay rồi, bởi mình đã nhắc tới 26 ngày đêm bọn
Việt cộng ấy ôm chặt cột cờ, nơi mà hàng vạn dân Huế gần xa mong ngóng lá cờ
vàng ba sọc đỏ tung bay phất phới như mỗi ngày... trước đó.
Vì anh cũng là một quân nhân gốc Huế, là
một chứng nhân như ...mình, nên mình lại kể lể với anh.
Thế mà đã 49 năm, qua năm tới đây 2018 là
đúng 50 năm.
Đề cập tới 50 năm, tức nửa thế kỷ, nửa
cuộc đời của mỗi người trong chúng ta, ai cũng sẽ xoay vòng trong cuộc thế,
không thể mỉm cười, nhưng chắc chắn sẽ xót xa...
Đối với những người lính VNCH, một thời
phục vụ ở miền địa đầu giới tuyến, không thể nào quên Tết Mậu Thân 1968 Huế .
Với đại chúng đã bạt ngàn khổ hận, mà đối
riêng... với quân nhân các cấp VNCH trải dài tuổi trẻ ở Quân Khu I, phần đất
miền Trung từ Bến Hải tới Sa Huỳnh, nếu ai trực tiếp bên cuộc chến, thì nhất
định lòng phải chùng xuống rồi.
Điều tôi định kể với quý vị, là tính chất
bi hùng của những người lính VNCH nói chung, và Huế nói riêng.
Không ai quên được hình ảnh quý anh hùng
quân đội ở vùng hoả tuyến trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968 ấy .
Khi máy bay trực thăng bay từ Đà Nẵng ra
Huế, để đáp xuống bờ sông Hương bên này thành phố, những quả pháo địch phóng
nhào xuống chân trực thăng, và hên xui may rủi, có tầu vượt nhanh lên không, có
cái bốc cháy ngay trong tích tắc như là trò chơi games bây giờ .
Chiếc trực thăng chở chúng tôi là của quân
y, mang dấu hồng thập tự đàng hoàng, nhưng chẳng an tâm gì ...chị Tuyết Hạnh
phụ tá tôi, lớn hơn tôi một giáp, vừa chạy dưới mưa đạn , vừa la tôi oai oải,
vì xuống khỏi máy bay, tôi giữ chặt bịch tiền mang đi cứu trợ nạn nhân chiến cuộc, đang tá túc ở một trường học mấy từng lầu ...chị hét
lên giọng Quảng Ngãi :
" Có biết tham mưu phó nhân viên của
chúng là đàn bà không, con mẹ Nguyễn thị Định đó, chạy mau lên, qua đường , vô
trường tránh được quả nào hay quả nấy, sao Mỵ cà rờ thế, trời ơi ... "
đoàng, đoàng, đoàng...
VIệt cộng đã từ ngay trong thành phố Huế,
bắn máy bay VNCH...
Cứ như thế, sáng ra Huế, chiều vô Đà Nẵng
...
Cứ như thế, chứng kiến bao nhiêu thân xác
khi lính, lúc dân, cụ già, trẻ em, và cả những người tuổi xuân chưa xanh mướt
...vừa mới gặp đó, đã bất động vì các thứ đạn của chúng, Việt cộng ...
Chị thượng sĩ Hoàng thị Phải, thâm niên
quân vụ từ thủa nào, kéo tay tôi ra hàng hiên một trung tâm tị nạn, chỉ những
đốm lửa thoắt hiện ra, rồi tự tắt đi, chị nói :
" Chúng nó dùng những thằng bé 14,15
tuổi thôi,cho mỗi đứa một khẩu súng, có miếng gương nhỏ, kẻ sẵn một dấu thập ,
cứ máy bay ta hiện đúng vào giữa dấu thập là chúng bóp cò, máy bay rớt, khốn
nạn quá. "
Hai tuần sau, tức là ngày thứ 27, xe đã
chạy qua Phú Vân Lâu, một thiếu nữ Huế, tóc thề phủ kín vai, ngửa mặt lên đỉnh
Kỳ đài, 2 bàn tay chắp lại, vái lạy liên tục, khóc ngất đi ...
Chị Phải nói: " Anh nó leo lên chót ngọn
kỳ đài, treo cờ mình, bị tụi Việt cộng bắn, ôm đạn thù từ trên đó rớt
xuống..."
Vì chị Phải làm việc ở SĐ1 BB, nên đêm
ngày có tin tức sớm nhất, chị tiếp: " Ta mất cả đại đội Hắc Báo đấy, khổ
thân cho 2 ông cưng của tướng Trưởng, gian lao lắm mới tử thủ Huế và lấy lại Kỳ đài Huế đó."
Tôi vốn lo ra, hỏi 2 ông nào, chị Hoàng
thị Phải, Trưởng phòng xã hội SĐ1BB của tôi, háy tôi một cái, thốt : " Thì
Phạm Văn Đính với Trần Ngọc Huế..."
Tất nhiên ai trong quân đội VNCH cũng biết
hết rồi, Thiếu tá Trần Ngọc Huế tham dự trận Hạ Lào Lam Sơn 719, bị bắt một
lượt với đại tá Thọ Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù .
Trung tá Phạm Văn Đính, liên tiếp giữ các
tiểu đoàn bộ binh ưu tú của SĐ1BB , nhưng trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa đã mang cả
trung đoàn 56 thuộc Sư Đoàn 3 BB qua sông, tức là hàng giặc .
Hai vị tá này vốn là những anh hùng thuộc
miền hoả tuyến, mà mỗi lần ai nhắc tới chiến công của họ, cũng thấy hào khí tưng bừng .
Nhưng trung tá Phạm Văn Đính đã phản bội,
nên trong lịch sử QĐI/ QKI như có nỗi gì xa vắng buồn thương lắm .
Những vị anh hùng thuộc ...QĐI/QKI đã vang danh khí thế, đã từng lớp, từng lớp làm
nên chiến sử ...
Mới đó mà quý vị đã bắt đầu xưa như huyền
thoại cổ tích, những vị hết sức anh hùng, dũng cảm trong võ nghiệp kinh hoàng
thủa nào, nay còn phảng phất trên khắp miền đất nước VNCH thân yêu .
Từ Trung tướng Ngô Quang Trưởng, trong 2
trận Tết Mậu Thân Huế, 1968, tái chiếm cổ thành Quảng Trị 1972 , tới Thiếu tướng Phạm Văn Phú trận Hạ Lào Lam Sơn 719, năm 1971, chuẩn
tướng Vũ Văn Giai, trận Mùa hè đỏ lửa 1972.
Trung ,tá Phạm Văn Đính, cùng thiếu tá Trần Ngọc Huế, cứ thay
phiên chia lửa bảo vệ 2 tỉnh Trị Thiên, tất nhiên còn nhiều chiến binh khác nữa ...
Riêng trung tá Phạm Văn Đính, cuối cùng
giữ chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56/SĐ3BB , chắc ông bị hoang tưởng trong
khói lửa mịt mù , tẩu hoả nhập ma, nên ...đã đưa cả trung đoàn 56 qua bên kia
phòng tuyến hàng giặc cộng, 1972, một sự phản bội QL/VNCH , không suy nghĩ chín chắn .
Anh của ...mình bấy giờ đang trong đoàn
ngũ binh chủng dữ dằn nhất QL/VNCH, viết tới đây mình muốn hét lên, ôi những
người trai ưu tú, giờ này anh có xúc động không, mỗi lần chúng ta nhắc đến
chuyện xưa ...cả một trời dĩ vãng chưa xa, nhưng thời gian trôi nhanh quá...
Mỗi lần nhớ lại là một lần già thêm, là
tiếng khóc của tháng năm thổn thức ...chắc các anh buồn lắm .
Ôi, mình là phụ nữ ...tầm phào còn buồn
nữa là anh, đẫ từng dọc ngang bốn cõi chiến trường ...
Bệnh tôn thờ lý tưởng của mình quá nặng,
đồng thời tật sùng kính anh hùng càng trầm kha ...
Thế nên nhìn nắng xế trời trưa, thương xót
cuộc chiến dở dang, khiến các chinh phu như các anh, phải buồn phiền cho cung
kiếm u hoài, hờn tủi ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NẮNG XẾ TRƯA - CAO MỴ NHÂN
NẮNG
XẾ TRƯA -
CAO MỴ NHÂN
Lại một buổi trưa...
Thì ngày nào chẳng có buổi trưa...
Cứ tới trưa là mình lại hốt hoảng lên rồi, có phải buổi trưa là đã hết nửa cuộc đời, huống hồ buổi trưa
đang xế sang chiều ngoài kia...
Khung cửa sổ nhìn về phương nam ngập nắng
vàng, khiến mình lại muốn khóc, vì mầu nắng ...của Phú Vân Lâu, Huế , nơi đã bị
Việt cộng chiếm cứ 26 ngày đêm, khi chúng mở cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân
vào các thành phố miền nam năm 1968.
Nhưng sao không nhớ đâu, mà lại nhớ Phú
Vân Lâu, anh thì nhất định biết ngay rồi, bởi mình đã nhắc tới 26 ngày đêm bọn
Việt cộng ấy ôm chặt cột cờ, nơi mà hàng vạn dân Huế gần xa mong ngóng lá cờ
vàng ba sọc đỏ tung bay phất phới như mỗi ngày... trước đó.
Vì anh cũng là một quân nhân gốc Huế, là
một chứng nhân như ...mình, nên mình lại kể lể với anh.
Thế mà đã 49 năm, qua năm tới đây 2018 là
đúng 50 năm.
Đề cập tới 50 năm, tức nửa thế kỷ, nửa
cuộc đời của mỗi người trong chúng ta, ai cũng sẽ xoay vòng trong cuộc thế,
không thể mỉm cười, nhưng chắc chắn sẽ xót xa...
Đối với những người lính VNCH, một thời
phục vụ ở miền địa đầu giới tuyến, không thể nào quên Tết Mậu Thân 1968 Huế .
Với đại chúng đã bạt ngàn khổ hận, mà đối
riêng... với quân nhân các cấp VNCH trải dài tuổi trẻ ở Quân Khu I, phần đất
miền Trung từ Bến Hải tới Sa Huỳnh, nếu ai trực tiếp bên cuộc chến, thì nhất
định lòng phải chùng xuống rồi.
Điều tôi định kể với quý vị, là tính chất
bi hùng của những người lính VNCH nói chung, và Huế nói riêng.
Không ai quên được hình ảnh quý anh hùng
quân đội ở vùng hoả tuyến trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968 ấy .
Khi máy bay trực thăng bay từ Đà Nẵng ra
Huế, để đáp xuống bờ sông Hương bên này thành phố, những quả pháo địch phóng
nhào xuống chân trực thăng, và hên xui may rủi, có tầu vượt nhanh lên không, có
cái bốc cháy ngay trong tích tắc như là trò chơi games bây giờ .
Chiếc trực thăng chở chúng tôi là của quân
y, mang dấu hồng thập tự đàng hoàng, nhưng chẳng an tâm gì ...chị Tuyết Hạnh
phụ tá tôi, lớn hơn tôi một giáp, vừa chạy dưới mưa đạn , vừa la tôi oai oải,
vì xuống khỏi máy bay, tôi giữ chặt bịch tiền mang đi cứu trợ nạn nhân chiến cuộc, đang tá túc ở một trường học mấy từng lầu ...chị hét
lên giọng Quảng Ngãi :
" Có biết tham mưu phó nhân viên của
chúng là đàn bà không, con mẹ Nguyễn thị Định đó, chạy mau lên, qua đường , vô
trường tránh được quả nào hay quả nấy, sao Mỵ cà rờ thế, trời ơi ... "
đoàng, đoàng, đoàng...
VIệt cộng đã từ ngay trong thành phố Huế,
bắn máy bay VNCH...
Cứ như thế, sáng ra Huế, chiều vô Đà Nẵng
...
Cứ như thế, chứng kiến bao nhiêu thân xác
khi lính, lúc dân, cụ già, trẻ em, và cả những người tuổi xuân chưa xanh mướt
...vừa mới gặp đó, đã bất động vì các thứ đạn của chúng, Việt cộng ...
Chị thượng sĩ Hoàng thị Phải, thâm niên
quân vụ từ thủa nào, kéo tay tôi ra hàng hiên một trung tâm tị nạn, chỉ những
đốm lửa thoắt hiện ra, rồi tự tắt đi, chị nói :
" Chúng nó dùng những thằng bé 14,15
tuổi thôi,cho mỗi đứa một khẩu súng, có miếng gương nhỏ, kẻ sẵn một dấu thập ,
cứ máy bay ta hiện đúng vào giữa dấu thập là chúng bóp cò, máy bay rớt, khốn
nạn quá. "
Hai tuần sau, tức là ngày thứ 27, xe đã
chạy qua Phú Vân Lâu, một thiếu nữ Huế, tóc thề phủ kín vai, ngửa mặt lên đỉnh
Kỳ đài, 2 bàn tay chắp lại, vái lạy liên tục, khóc ngất đi ...
Chị Phải nói: " Anh nó leo lên chót ngọn
kỳ đài, treo cờ mình, bị tụi Việt cộng bắn, ôm đạn thù từ trên đó rớt
xuống..."
Vì chị Phải làm việc ở SĐ1 BB, nên đêm
ngày có tin tức sớm nhất, chị tiếp: " Ta mất cả đại đội Hắc Báo đấy, khổ
thân cho 2 ông cưng của tướng Trưởng, gian lao lắm mới tử thủ Huế và lấy lại Kỳ đài Huế đó."
Tôi vốn lo ra, hỏi 2 ông nào, chị Hoàng
thị Phải, Trưởng phòng xã hội SĐ1BB của tôi, háy tôi một cái, thốt : " Thì
Phạm Văn Đính với Trần Ngọc Huế..."
Tất nhiên ai trong quân đội VNCH cũng biết
hết rồi, Thiếu tá Trần Ngọc Huế tham dự trận Hạ Lào Lam Sơn 719, bị bắt một
lượt với đại tá Thọ Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù .
Trung tá Phạm Văn Đính, liên tiếp giữ các
tiểu đoàn bộ binh ưu tú của SĐ1BB , nhưng trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa đã mang cả
trung đoàn 56 thuộc Sư Đoàn 3 BB qua sông, tức là hàng giặc .
Hai vị tá này vốn là những anh hùng thuộc
miền hoả tuyến, mà mỗi lần ai nhắc tới chiến công của họ, cũng thấy hào khí tưng bừng .
Nhưng trung tá Phạm Văn Đính đã phản bội,
nên trong lịch sử QĐI/ QKI như có nỗi gì xa vắng buồn thương lắm .
Những vị anh hùng thuộc ...QĐI/QKI đã vang danh khí thế, đã từng lớp, từng lớp làm
nên chiến sử ...
Mới đó mà quý vị đã bắt đầu xưa như huyền
thoại cổ tích, những vị hết sức anh hùng, dũng cảm trong võ nghiệp kinh hoàng
thủa nào, nay còn phảng phất trên khắp miền đất nước VNCH thân yêu .
Từ Trung tướng Ngô Quang Trưởng, trong 2
trận Tết Mậu Thân Huế, 1968, tái chiếm cổ thành Quảng Trị 1972 , tới Thiếu tướng Phạm Văn Phú trận Hạ Lào Lam Sơn 719, năm 1971, chuẩn
tướng Vũ Văn Giai, trận Mùa hè đỏ lửa 1972.
Trung ,tá Phạm Văn Đính, cùng thiếu tá Trần Ngọc Huế, cứ thay
phiên chia lửa bảo vệ 2 tỉnh Trị Thiên, tất nhiên còn nhiều chiến binh khác nữa ...
Riêng trung tá Phạm Văn Đính, cuối cùng
giữ chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56/SĐ3BB , chắc ông bị hoang tưởng trong
khói lửa mịt mù , tẩu hoả nhập ma, nên ...đã đưa cả trung đoàn 56 qua bên kia
phòng tuyến hàng giặc cộng, 1972, một sự phản bội QL/VNCH , không suy nghĩ chín chắn .
Anh của ...mình bấy giờ đang trong đoàn
ngũ binh chủng dữ dằn nhất QL/VNCH, viết tới đây mình muốn hét lên, ôi những
người trai ưu tú, giờ này anh có xúc động không, mỗi lần chúng ta nhắc đến
chuyện xưa ...cả một trời dĩ vãng chưa xa, nhưng thời gian trôi nhanh quá...
Mỗi lần nhớ lại là một lần già thêm, là
tiếng khóc của tháng năm thổn thức ...chắc các anh buồn lắm .
Ôi, mình là phụ nữ ...tầm phào còn buồn
nữa là anh, đẫ từng dọc ngang bốn cõi chiến trường ...
Bệnh tôn thờ lý tưởng của mình quá nặng,
đồng thời tật sùng kính anh hùng càng trầm kha ...
Thế nên nhìn nắng xế trời trưa, thương xót
cuộc chiến dở dang, khiến các chinh phu như các anh, phải buồn phiền cho cung
kiếm u hoài, hờn tủi ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)