Mỗi Ngày Một Chuyện

NEO BẾN CẠN - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) bản thân đoàn thanh niên yêu nước kiểu... thiêu thân trên, không đủ tự lực cánh sinh, thì làm sao có cơm cháo chia cho "thằng nhỏ liên lạc 12 tuổi" tức cụ Trùng Dương thủa vào đời... cách mệnh chứ.


NEO BẾN CẠN  -  CAO MỴ NHÂN

 

Cụ Trùng Dương đã đến thủ đô tị nạn Bolsa của người Việt lưu vong từ lúc nào, đố ai mà biết con người bí mật đó từ hơn bốn chục năm nay. 

Số là tôi gặp cụ khoảng 35 năm trước, khi đó tôi vừa từ trại tù cải tạo và lao động nông trường trở về thành phố Saigon thân quen xưa.

Chưa biết sẽ làm gì để sống, tôi đi tìm người bạn gái, nguyên là phu nhân vị thi sĩ đại uý VNCH, đang bán cafe trong cửa tiệm đàng hoàng. 

Cửa tiệm đó chính là... Mặt tiền của căn nhà cụ Trùng Dương, mà tôi sẽ kể vài hàng khoảng đời còn lại của cụ thế nào. 

Theo như cụ kể, thì cụ là dân Bắc kỳ ở tận cái làng  nghèo khổ cuối con sông Mã xa vời. 

Con sông mà thi sĩ Quang Dũng đã viết: "sông Mã gầm lên khúc độc hành" khi thanh niên Hà Nội rời năm cửa Ô theo đoàn quân Tây tiến, tức đi tới chiến khu ở rừng thiêng nước độc Sơn La, Lai Châu đánh Pháp. 

Cụ bấy giờ còn thiếu niên thôi, làm liên lạc cho đám thanh niên yêu nước kiểu chung chung ấy.

Vì sống theo cái lý tưởng mơ hồ lãng mạn, các thanh niên này tưởng chiêu bài "giải phóng dân tộc" xong  thì giống như hoài bão của cố nhạc sĩ Phạm Duy, sẽ "đường ta, ta cứ đi, nhà ta, ta cứ xây, ruộng ta, ta cứ cày, đợi ngày..."

Nào ngờ cuộc chiến cứ mỗi lúc mỗi...bí mật, bí hiểm, các thanh niên trí thức, tiểu tư sản liên tục chết bỏ xác nơi rừng sâu, nước độc nêu trên. 

Con đường đi La Hán xa như đường lên trời, mang đôi giày vẹt đế từ Hà Nội ra, đã lủng vì đường trường gian khổ, đoàn quân không mọc tóc bởi sốt rét ngã nước, rụng hết tóc...vì cái gọi là ma thiêng nước độc ở rừng núi Bắc Việt. 

Nghĩa là bản thân đoàn thanh niên yêu nước kiểu... thiêu thân trên, không đủ tự lực cánh sinh, thì làm sao có cơm cháo chia cho "thằng nhỏ liên lạc 12 tuổi"  tức cụ Trùng Dương thủa vào đời... cách mệnh chứ. 

Cụ bị đám người đó thản nhiên nhìn cái đói hoành hành bản thân họ, ngó thằng bé gầy gò, da bọc xương, nằm mẹp bên đường cỏ khô,sỏi nhọn vì trăm năm chả có bước chân người bén mảng tới cái xứ 9/10 Mường    Mán đó, 1/10 dân kinh không còn cách sống, phải lang bạt kỳ hồ, mà trong đó có bố mẹ thằng bé đã chết thảm vì ăn nhằm quả rừng độc.

Bọn họ tưởng nó tức cụ Trùng Dương xưa, không hiểu  đường trường gian khổ trước mặt, là phải uống nước lã cầm hơi cho tới bao giờ thỏa mãn "tình yêu giai cấp trong tim" vô sản, bọn họ cười một cách nham nhở: Này mày (cụ Trùng Dương hồi nhỏ) hãy đứng thẳng lên mà tự lo cho cái bụng mày nhé, cứ xem như tạm dừng công tác liên lạc. 

À, khi nào thấy tụi Việt gian làm cho Tây, thì tới báo cho chúng tao. 

Thằng bé liếm cái chén sành, còn dính lại vài ba hột cơm nguội, rồi lừng khừng bước như bò lết vì quá đói  ra phía nhà lán thật xa. 

Cụ mỉm cười kể tiếp: Thằng bé nằm mọp ven rừng. 

Có tiếng chân người chạy rầm rập, mở mắt ra he hé...

Ôi chao, bao nhiêu là lính tây, trắng có, đen có. Mà sao lính tây đen, trên má thằng nào cũng có 3 vạch chéo.  

Một thằng kéo tay cụ ra dấu đứng dậy, nhưng cụ đói kiệt sức quá, cụ xỉu lả ra ngay trên tay hắn. 

Bọn tây xí lô với nhau, chúng kêu 2 thằng vác băng ca tới, thả cụ xuống cái băng ca đó... cụ thiếp đi...

Tới lúc cụ như tỉnh ra, thấy ở trong một cái lều có chữ thập đỏ. Họ đem cho cụ mấy lát mì nướng và ly nước ấm, ra hiệu cho cụ ăn đi. 

Vài ngày sau có một anh VN, cũng mặc đồ lính như bọn tây, nhưng nói tiếng Việt với cụ. 

Sau chúng bắt cụ về thành phố luôn. Chẳng biết ở nơi nào nữa. 

Bọn tây cho anh VN nói chuyện với cụ, rồi cụ theo bọn tây luôn, theo cạnh anh VN. Cũng mấy lần đi vào các thôn bản, nhưng chưa hề gặp lại những người tóc rụng hói hồi cụ làm liên lạc trước kia.

Tây bảo là sẽ cho cụ theo đi chợ, làm bếp. Rồi lớn lên đi lính cho tây. Cụ nghĩ thế là tốt rồi, vì từ đó cụ có cơm ăn, áo mặc, chỉ có chưa được học hành thôi.

Sáu năm sau, cụ đã 18 tuổi, lại đúng vào giai đoạn  bọn Tây viễn chinh rút về Pháp. 

Bấy giờ cụ đã nói được tiếng tây. Hình hài vốn thiếu ăn từ tấm bé, nên tuy có lớn lên, nhưng không to con.

Bọn tây hỏi cụ có chịu đi tây không, chúng sẽ giúp cho  làm bếp ở tầu viễn dương, có điều: mày, là cụ, sẽ không có Tổ Quốc đâu nhé. 

Cụ cười hềnh hệch: Tổ Quốc là gì chứ? Tao có Tổ Quốc bao giờ đâu. Bởi vì sự thực cụ có hiểu Tổ Quốc là gì đâu, nên chi cụ "uý" (oui) cái một. 

Sau những thủ tục đơn giản, những năm tiếp đó, cụ đã lênh đênh trên hành trình Ấn độ Dương, nghĩa là từ Châu Âu qua Châu Á, đã từng ghé  Ấn độ, Thái Lan, Việt Nam, Hong Kông, và nhất là Nhật bản, thời gian  1955 -1975.

Chỉ là tầu hàng thôi, nhưng vì  tầu gặp khá nhiều sóng gió trùng khơi, nên tình thương yêu  đồng đội tầu bè cũng thiết tha lắm, bởi phải kết chặt những cánh tay mới qua được sóng gió bão táp.

Trong thời gian nêu trên, một lần tầu ghé Saigon, bọn thuỷ thủ bảo là: "ghé quê hương mày đấy, ở một tuần cơ, mày có về thăm nhà mày không? 

Cụ ngạc nhiên hết sức vì cụ đâu có nhà nào ở VN đâu. Bọn thuỷ thủ lại bảo: đi tầu thì thằng nào cũng lấy đại dương làm Tổ Quốc, sóng gió làm quê hương, nhưng cũng  cần  phải có cái gốc để khi già rồi, hay bịnh hoạn thì về đó ở. 

Như trên đã trình bầy, cụ làm chi có họ hàng gì đâu, nhưng có tiền thì để làm gì, cho ai đây?

Trong lòng cụ cứ băn khoăn  cái điều lúc mơ hồ, lúc thực tế... là Tổ Quốc với Quê Hương.

Nhưng cũng phải 5 năm sau, cụ mới quyết tâm đi tìm lại cái gốc gác Việt nam, để gọi là "có nơi để về" gì đó...

 

Tốn tiền ở Paris, rồi về làm cái "hộ tịch" trọn gói gồm chứng minh nhân dân, hộ khẩu... Xong xuôi mua cái nhà ở đầu hẻm "ông Kẽm", mà tôi kể ở đoạn đầu.

Giai đoạn đó, cụ ăn không ngồi rồi, cho bạn tôi mướn phần trước nhà,  mở hàng giải khát, cafe... chắc là thêm vào lợi tức để sinh sống chăng. 

Đúng thời gian tôi rời nông trường về thành phố. Vì tôi phải đi kiếm một cái nhà nhỏ, để 5 mẹ con tôi "an cư" rồi mới tìm việc  làm được. 

Tôi lại nghĩ rằng cụ có một mình thì nên bán nhà đi, ở với con cháu, để tôi có thể mua căn nhà đó,  vừa ở vừa buôn bán gì qua loa. 

Nhưng tôi đã bị cụ dạy một bài học về quê hương, bản quán, mà xin lỗi tôi đã biết thế nào cái chữ bản quán với chả quê hương rồi. 

Tất nhiên có một lúc tôi... hùng biện: Cụ có biết trong khi cụ chạy chọt  từ các nước tự do về cái rọ to lớn là VN sau 30 -4 - 1975, thì đã có hàng ngàn gia đình phải bỏ cả nhà cửa, để ra đi vượt biên, vì sao không? 

Cụ có biết cụ từ một cái tầu đầy đủ tiện nghi trên đại dương, có lương tiền, thì hàng vạn người phải bám vào những chiếc phao xì hơi, dưới bạt ngàn mưa sa bão táp, để chỉ mong được những cái tầu  như  cụ đang hải hành, để tìm một nơi yên ổn, ấm no... hơn nơi mà cụ đã trở về này không? 

Tất nhiên sau đó thì tôi trốn lánh cụ, vì cách đó không bao xa là trạm công an...

 

Cuộc đời thì phức tạp... Cho tới bây giờ tôi gặp cụ ở cửa đình Phước Lộc Thọ  Bolsa... Cụ Trùng Dương, vẫn cái áo  sơ mi ka ki mầu xám thuỷ thủ  hàng  hải cũ, đã sờn cổ, tôi nhận ra ngay. 

Tóc râu cụ đều bạc, nhưng cái kiểu "lao động" trên biển cả, không thấy già lụ khụ, mà da mặt như da cá nhám, săn lại, tưởng va vào đá ngầm cũng không đau, tôi hỏi thăm cụ và căn nhà ở đầu hẻm ông Kẽm.

Cụ nói, lại chỉ 5 năm sau nữa, tức là  khoảng 1985, vì nhu cầu cán bộ vô Nam công tác nhiều quá, họ buộc cụ phải bán kiểu giải tỏa ngõ hẻm, dọn đến một phòng chung cư chật hẹp. 

Nhà đó bây giờ chủ là  dân Hà Nội chuyển công tác  vào, nên chuyện giải tỏa còn lâu, họ đã lên mấy tầng cao rồi, trị giá hàng tỷ.

Cụ làm như an ủi tôi: hồi đó, cụ có bán nhà cho tôi, thì tôi cũng mất trắng luôn, lệnh "nhà đất" như vầy: 

Sĩ quan Chế độ cũ từ cấp thiếu tá trở lên, xuất cảnh là Nhà nước quản lý nhà cửa. Thế nên "cô đừng tiếc" không mua được nhà của tôi. 

Thế cụ qua đây làm gì? Cụ hãnh diện nói:

Tôi qua vì Trung Tâm băng nhạc X. mời, sẽ phỏng vấn tôi về hành trình  trở về  quê cha đất tổ, chứ có phải cá đâu mà từ đại dương phóng lên mặt đất chứ. 

Sở dĩ có chuyện ấy, vì họ được "Ba Lê" giới thiệu cái giây phút tôi đi tìm tôi,  tức là cụ đi tìm cụ, để có một lý lịch thật hư huyễn rằng cái gốc VN không quên cây cỏ từ Trường Sơn đến Trường Sa. Vì chỉ có cụ mới đủ điều kiện  vậy. 

Thật thế sao ? 

Thì vì tôi, là cụ, không bến không bờ, mới "đáp ứng yêu cầu" được chớ. 

Còn người viết, thấy y một bàn toàn quý cụ cao niên, một thời...bẻ kiếm bên trời xô ghế đứng dậy, chửi đổng: "mẹ kiếp, ngu dốt từ mở mắt chào đời tới giờ nhắm mắt lìa đời, vẫn còn u mê, khốn nạn. 

Cụ nói nhỏ thôi: "chắc các ông ấy chửi tôi, nhưng các ông ấy còn có gia đình nương tựa, tôi không bến không bờ đúng nghĩa đấy..."

 

    CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NEO BẾN CẠN - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) bản thân đoàn thanh niên yêu nước kiểu... thiêu thân trên, không đủ tự lực cánh sinh, thì làm sao có cơm cháo chia cho "thằng nhỏ liên lạc 12 tuổi" tức cụ Trùng Dương thủa vào đời... cách mệnh chứ.


NEO BẾN CẠN  -  CAO MỴ NHÂN

 

Cụ Trùng Dương đã đến thủ đô tị nạn Bolsa của người Việt lưu vong từ lúc nào, đố ai mà biết con người bí mật đó từ hơn bốn chục năm nay. 

Số là tôi gặp cụ khoảng 35 năm trước, khi đó tôi vừa từ trại tù cải tạo và lao động nông trường trở về thành phố Saigon thân quen xưa.

Chưa biết sẽ làm gì để sống, tôi đi tìm người bạn gái, nguyên là phu nhân vị thi sĩ đại uý VNCH, đang bán cafe trong cửa tiệm đàng hoàng. 

Cửa tiệm đó chính là... Mặt tiền của căn nhà cụ Trùng Dương, mà tôi sẽ kể vài hàng khoảng đời còn lại của cụ thế nào. 

Theo như cụ kể, thì cụ là dân Bắc kỳ ở tận cái làng  nghèo khổ cuối con sông Mã xa vời. 

Con sông mà thi sĩ Quang Dũng đã viết: "sông Mã gầm lên khúc độc hành" khi thanh niên Hà Nội rời năm cửa Ô theo đoàn quân Tây tiến, tức đi tới chiến khu ở rừng thiêng nước độc Sơn La, Lai Châu đánh Pháp. 

Cụ bấy giờ còn thiếu niên thôi, làm liên lạc cho đám thanh niên yêu nước kiểu chung chung ấy.

Vì sống theo cái lý tưởng mơ hồ lãng mạn, các thanh niên này tưởng chiêu bài "giải phóng dân tộc" xong  thì giống như hoài bão của cố nhạc sĩ Phạm Duy, sẽ "đường ta, ta cứ đi, nhà ta, ta cứ xây, ruộng ta, ta cứ cày, đợi ngày..."

Nào ngờ cuộc chiến cứ mỗi lúc mỗi...bí mật, bí hiểm, các thanh niên trí thức, tiểu tư sản liên tục chết bỏ xác nơi rừng sâu, nước độc nêu trên. 

Con đường đi La Hán xa như đường lên trời, mang đôi giày vẹt đế từ Hà Nội ra, đã lủng vì đường trường gian khổ, đoàn quân không mọc tóc bởi sốt rét ngã nước, rụng hết tóc...vì cái gọi là ma thiêng nước độc ở rừng núi Bắc Việt. 

Nghĩa là bản thân đoàn thanh niên yêu nước kiểu... thiêu thân trên, không đủ tự lực cánh sinh, thì làm sao có cơm cháo chia cho "thằng nhỏ liên lạc 12 tuổi"  tức cụ Trùng Dương thủa vào đời... cách mệnh chứ. 

Cụ bị đám người đó thản nhiên nhìn cái đói hoành hành bản thân họ, ngó thằng bé gầy gò, da bọc xương, nằm mẹp bên đường cỏ khô,sỏi nhọn vì trăm năm chả có bước chân người bén mảng tới cái xứ 9/10 Mường    Mán đó, 1/10 dân kinh không còn cách sống, phải lang bạt kỳ hồ, mà trong đó có bố mẹ thằng bé đã chết thảm vì ăn nhằm quả rừng độc.

Bọn họ tưởng nó tức cụ Trùng Dương xưa, không hiểu  đường trường gian khổ trước mặt, là phải uống nước lã cầm hơi cho tới bao giờ thỏa mãn "tình yêu giai cấp trong tim" vô sản, bọn họ cười một cách nham nhở: Này mày (cụ Trùng Dương hồi nhỏ) hãy đứng thẳng lên mà tự lo cho cái bụng mày nhé, cứ xem như tạm dừng công tác liên lạc. 

À, khi nào thấy tụi Việt gian làm cho Tây, thì tới báo cho chúng tao. 

Thằng bé liếm cái chén sành, còn dính lại vài ba hột cơm nguội, rồi lừng khừng bước như bò lết vì quá đói  ra phía nhà lán thật xa. 

Cụ mỉm cười kể tiếp: Thằng bé nằm mọp ven rừng. 

Có tiếng chân người chạy rầm rập, mở mắt ra he hé...

Ôi chao, bao nhiêu là lính tây, trắng có, đen có. Mà sao lính tây đen, trên má thằng nào cũng có 3 vạch chéo.  

Một thằng kéo tay cụ ra dấu đứng dậy, nhưng cụ đói kiệt sức quá, cụ xỉu lả ra ngay trên tay hắn. 

Bọn tây xí lô với nhau, chúng kêu 2 thằng vác băng ca tới, thả cụ xuống cái băng ca đó... cụ thiếp đi...

Tới lúc cụ như tỉnh ra, thấy ở trong một cái lều có chữ thập đỏ. Họ đem cho cụ mấy lát mì nướng và ly nước ấm, ra hiệu cho cụ ăn đi. 

Vài ngày sau có một anh VN, cũng mặc đồ lính như bọn tây, nhưng nói tiếng Việt với cụ. 

Sau chúng bắt cụ về thành phố luôn. Chẳng biết ở nơi nào nữa. 

Bọn tây cho anh VN nói chuyện với cụ, rồi cụ theo bọn tây luôn, theo cạnh anh VN. Cũng mấy lần đi vào các thôn bản, nhưng chưa hề gặp lại những người tóc rụng hói hồi cụ làm liên lạc trước kia.

Tây bảo là sẽ cho cụ theo đi chợ, làm bếp. Rồi lớn lên đi lính cho tây. Cụ nghĩ thế là tốt rồi, vì từ đó cụ có cơm ăn, áo mặc, chỉ có chưa được học hành thôi.

Sáu năm sau, cụ đã 18 tuổi, lại đúng vào giai đoạn  bọn Tây viễn chinh rút về Pháp. 

Bấy giờ cụ đã nói được tiếng tây. Hình hài vốn thiếu ăn từ tấm bé, nên tuy có lớn lên, nhưng không to con.

Bọn tây hỏi cụ có chịu đi tây không, chúng sẽ giúp cho  làm bếp ở tầu viễn dương, có điều: mày, là cụ, sẽ không có Tổ Quốc đâu nhé. 

Cụ cười hềnh hệch: Tổ Quốc là gì chứ? Tao có Tổ Quốc bao giờ đâu. Bởi vì sự thực cụ có hiểu Tổ Quốc là gì đâu, nên chi cụ "uý" (oui) cái một. 

Sau những thủ tục đơn giản, những năm tiếp đó, cụ đã lênh đênh trên hành trình Ấn độ Dương, nghĩa là từ Châu Âu qua Châu Á, đã từng ghé  Ấn độ, Thái Lan, Việt Nam, Hong Kông, và nhất là Nhật bản, thời gian  1955 -1975.

Chỉ là tầu hàng thôi, nhưng vì  tầu gặp khá nhiều sóng gió trùng khơi, nên tình thương yêu  đồng đội tầu bè cũng thiết tha lắm, bởi phải kết chặt những cánh tay mới qua được sóng gió bão táp.

Trong thời gian nêu trên, một lần tầu ghé Saigon, bọn thuỷ thủ bảo là: "ghé quê hương mày đấy, ở một tuần cơ, mày có về thăm nhà mày không? 

Cụ ngạc nhiên hết sức vì cụ đâu có nhà nào ở VN đâu. Bọn thuỷ thủ lại bảo: đi tầu thì thằng nào cũng lấy đại dương làm Tổ Quốc, sóng gió làm quê hương, nhưng cũng  cần  phải có cái gốc để khi già rồi, hay bịnh hoạn thì về đó ở. 

Như trên đã trình bầy, cụ làm chi có họ hàng gì đâu, nhưng có tiền thì để làm gì, cho ai đây?

Trong lòng cụ cứ băn khoăn  cái điều lúc mơ hồ, lúc thực tế... là Tổ Quốc với Quê Hương.

Nhưng cũng phải 5 năm sau, cụ mới quyết tâm đi tìm lại cái gốc gác Việt nam, để gọi là "có nơi để về" gì đó...

 

Tốn tiền ở Paris, rồi về làm cái "hộ tịch" trọn gói gồm chứng minh nhân dân, hộ khẩu... Xong xuôi mua cái nhà ở đầu hẻm "ông Kẽm", mà tôi kể ở đoạn đầu.

Giai đoạn đó, cụ ăn không ngồi rồi, cho bạn tôi mướn phần trước nhà,  mở hàng giải khát, cafe... chắc là thêm vào lợi tức để sinh sống chăng. 

Đúng thời gian tôi rời nông trường về thành phố. Vì tôi phải đi kiếm một cái nhà nhỏ, để 5 mẹ con tôi "an cư" rồi mới tìm việc  làm được. 

Tôi lại nghĩ rằng cụ có một mình thì nên bán nhà đi, ở với con cháu, để tôi có thể mua căn nhà đó,  vừa ở vừa buôn bán gì qua loa. 

Nhưng tôi đã bị cụ dạy một bài học về quê hương, bản quán, mà xin lỗi tôi đã biết thế nào cái chữ bản quán với chả quê hương rồi. 

Tất nhiên có một lúc tôi... hùng biện: Cụ có biết trong khi cụ chạy chọt  từ các nước tự do về cái rọ to lớn là VN sau 30 -4 - 1975, thì đã có hàng ngàn gia đình phải bỏ cả nhà cửa, để ra đi vượt biên, vì sao không? 

Cụ có biết cụ từ một cái tầu đầy đủ tiện nghi trên đại dương, có lương tiền, thì hàng vạn người phải bám vào những chiếc phao xì hơi, dưới bạt ngàn mưa sa bão táp, để chỉ mong được những cái tầu  như  cụ đang hải hành, để tìm một nơi yên ổn, ấm no... hơn nơi mà cụ đã trở về này không? 

Tất nhiên sau đó thì tôi trốn lánh cụ, vì cách đó không bao xa là trạm công an...

 

Cuộc đời thì phức tạp... Cho tới bây giờ tôi gặp cụ ở cửa đình Phước Lộc Thọ  Bolsa... Cụ Trùng Dương, vẫn cái áo  sơ mi ka ki mầu xám thuỷ thủ  hàng  hải cũ, đã sờn cổ, tôi nhận ra ngay. 

Tóc râu cụ đều bạc, nhưng cái kiểu "lao động" trên biển cả, không thấy già lụ khụ, mà da mặt như da cá nhám, săn lại, tưởng va vào đá ngầm cũng không đau, tôi hỏi thăm cụ và căn nhà ở đầu hẻm ông Kẽm.

Cụ nói, lại chỉ 5 năm sau nữa, tức là  khoảng 1985, vì nhu cầu cán bộ vô Nam công tác nhiều quá, họ buộc cụ phải bán kiểu giải tỏa ngõ hẻm, dọn đến một phòng chung cư chật hẹp. 

Nhà đó bây giờ chủ là  dân Hà Nội chuyển công tác  vào, nên chuyện giải tỏa còn lâu, họ đã lên mấy tầng cao rồi, trị giá hàng tỷ.

Cụ làm như an ủi tôi: hồi đó, cụ có bán nhà cho tôi, thì tôi cũng mất trắng luôn, lệnh "nhà đất" như vầy: 

Sĩ quan Chế độ cũ từ cấp thiếu tá trở lên, xuất cảnh là Nhà nước quản lý nhà cửa. Thế nên "cô đừng tiếc" không mua được nhà của tôi. 

Thế cụ qua đây làm gì? Cụ hãnh diện nói:

Tôi qua vì Trung Tâm băng nhạc X. mời, sẽ phỏng vấn tôi về hành trình  trở về  quê cha đất tổ, chứ có phải cá đâu mà từ đại dương phóng lên mặt đất chứ. 

Sở dĩ có chuyện ấy, vì họ được "Ba Lê" giới thiệu cái giây phút tôi đi tìm tôi,  tức là cụ đi tìm cụ, để có một lý lịch thật hư huyễn rằng cái gốc VN không quên cây cỏ từ Trường Sơn đến Trường Sa. Vì chỉ có cụ mới đủ điều kiện  vậy. 

Thật thế sao ? 

Thì vì tôi, là cụ, không bến không bờ, mới "đáp ứng yêu cầu" được chớ. 

Còn người viết, thấy y một bàn toàn quý cụ cao niên, một thời...bẻ kiếm bên trời xô ghế đứng dậy, chửi đổng: "mẹ kiếp, ngu dốt từ mở mắt chào đời tới giờ nhắm mắt lìa đời, vẫn còn u mê, khốn nạn. 

Cụ nói nhỏ thôi: "chắc các ông ấy chửi tôi, nhưng các ông ấy còn có gia đình nương tựa, tôi không bến không bờ đúng nghĩa đấy..."

 

    CAO MỴ NHÂN (HNPD)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm