Mỗi Ngày Một Chuyện
NÉT XƯA - CAO MỴ NHÂN
NÉT
XƯA - CAO MỴ NHÂN
Khi tôi đặt chiếc IPhone xuống mặt bàn , tôi nhớ lại bức tường rêu ở cung An
Định , rồi ngôi nhà gạch bên sông An Cựu , nơi có trưng nhiều hình ảnh trong
cung , phủ triều Nguyễn ở Huế thời cận đại , thế kỷ vừa qua,
Như thế , cả một triều đại cũ thu nhỏ lại , tôi nhớ nhất là những bức thư viết
tay , trên những trang giấy thật cũ , được lồng ngay ngắn trên một khung kiến
lớn , treo bên trái ban thờ , nếu kể từ cửa ngó vào .
Người viết xưng tên , rất tân , 2 chữ Bửu Đảo , tức là vua Khải Định , phụ
hoàng của vua Bảo Đại .
Thư bày tỏ tình riêng , người nhận là Đức Từ Cung , nôm na là vợ vua Khải
Định , mẹ vua Bảo Đại , vị Hoàng Thái hậu cuối cùng của nước Việt Nam , thời
phong kiến.
Tôi đang rất nhớ , vì tôi có dịp tới ngôi nhà của Đức Từ Cung ở Huế 2 lần
:
Lần đầu tháp tùng phái đoàn Hội Bảo Trợ GĐBS /QĐI,do phu nhân Trung Tướng Hoàng
Xuân Lãm hướng dẫn năm 1968 .
Lần sau , do cháu gái kêu Đức Từ Cung bằng Đức Cô, là nữ Trung uý Hoàng Thị
Phương Danh , Phân đoàn phó NQN/ QKI , một thời tôi kiêm nhiệm chức vụ Phân
đoàn trưởng NQN/QKI , khi tôi làm Trưởng phòng xã hội QĐI/QKI , năm 1971
.
Chính vì điều vừa nêu tức thì ở trên , mà tôi kể chuyện hôm nay , cô Trung uý
họ Hoàng nêu trên , mới từ giã cõi đời cách đây một tháng .
Phương Danh rất yêu đời , hát hay , được bổ nhiệm ra Trung làm phân đoàn phó ,
nên làm việc cùng văn phòng với phòng XH .
Chúng tôi thường đi chung với nhau , nên không chỉ lo việc phân phối điều hành
# 600 nữ quân nhân phục vụ trong các đơn vị từ Bến Hải đến Sa Huỳnh , mà tôi
còn để phân đoàn phó này , tham gia các công tác xã hội thuộc vùng địa đầu giới
tuyến nữa .
Do đó , sau cuộc hành quân cấp lộ quân Lam Sơn 719 có cuộc diễn hành ...lịch sử
, là Bộ Tham Mưu QĐI/QKI phối hợp cùng các đơn vị tham chiến , diễn hành ở cố
đô Huế .
Dẫn đầu đoàn quân diễn hành chiến thắng Lam Sơn 719 , là Thiếu Tướng Phạm Văn
Phú , Tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh .
Công tác xã hội dịp đó , là phải thực hiện hàng trăm vòng hoa trao tặng quân
nhân các cấp từ mặt trận trở về thành phố , nên khá tế nhị , chúng tôi phải mời
số đông nữ sinh Đồng Khánh tham dự đại hội diễn hành năm 1971 ấy .
Chỉ với 10 nữ quân nhân , thức trắng đêm tỉa cắt , xâu thành vòng hoa thật đẹp
, để 5 giờ sớm hôm sau , đã phải chở hoa tới địa điểm hành lễ bên kia sông
Hương , đón các nữ sinh đến cho kịp giờ khai mạc diễn hành.
Tất cả những việc chuẩn bị đều phải làm tại nhà thân phụ của Phương Danh , phân
đoàn phó .
Chính nhờ điểm gặp gỡ này , mà chúng tôi biết được cụ thân sinh của Phương Danh
kêu Đức Từ Cung , vị Hoàng Thái Hậu cuối cùng triều Nguyễn bằng cô ruột .
Nói một cách khác , ông Nội của Trung uý Hoàng thị Phương Danh là anh của Đức
Từ Cung vậy .
Không phải kể giây mơ rễ mái ra để ...khoe khoang dòng họ cô Trung uý phân đoàn
phó của tôi . Cái điều sâu thẳm là kiếp người thôi .
Sau đó Phương Danh được đổi về Saigon , rồi lập gia đình với một ...công tử gia
thế . Sanh được 2 con trai . Người chồng có lẽ cũng là người yêu của cô Trung
uý ,mặc dầu cô có chút hào quang danh vọng về dòng tộc vua chúa , nhưng anh ta
vẫn tìm thêm một bóng mát để nghỉ ngơi ...
Khiến sau khi sanh , Phương Danh bị sản hậu , đã liệt luôn tứ chi từng
phần theo năm tháng , để kết cuộc phải nằm một chỗ , chỉ còn nhờ được 2 con
trai dần lớn lên sau này .
Thế rồi thì toàn bộ anh chị em của Phương Danh đều ở bên Mỹ, vẫn
luôn canh cánh một điều , là trên quê hương VN , có Đức Cô Cựu Hoàng Thái Hậu ,
nhũ danh Hoàng Thị C. , ở cố đô Huế , mãn phần năm 1980 . Và có Hoàng Thị
Phương Danh cũng một thời thư kiếm gấm hoa ở Đoàn Nữ Quân Nhân QL/ VNCH
trước 30/4/1975 , đang khổ sở vì bị liệt tứ chi .
Cuối cùng thì , hôm qua , tôi phone về cư xá Thanh Đa , nơi ở của Phương
Danh , để thăm hỏi ân tình đồng đội cũ .
Con trai đầu của cô Trung uý phân đoàn phó ngày xưa thông báo kiểu quan hôn
tang tế bình thường : " Mẹ con mất rồi " .
Tôi chỉ muốn biết là có " người quân tử ngày xưa " không , nên
đành hỏi : " đám ma có ai không? "
Cậu bé Cao Gia Hoàng Lâm nghẹn ngào : " đám ma chỉ có 2 đứa con , 2 dâu
nữa cô ạ , mẹ con đi rất thảnh thơi, mẹ con hay kể về cô lắm " .
Tôi trả lời cho chị Thiếu tá Bích Nga , người chuyên lo cứu trợ các nữ quân
nhân còn ở quê nhà .Tôi " báo cáo " mấy điều chị hay hỏi tôi về
Trung uý Hoàng thị Phương Danh , mà lúc nào chị cũng kèm câu :
Cao Mỵ Nhân lẽ ra phải lo cho Phương Danh vì cổ làm việc với chị , là tôi , chị
biết không ?
Biết chứ , thành tôi ca tụng việc làm của Thiếu tá Bích Nga , rồi thở nhẹ :
" Nhưng thôi , Hoàng thị Phương Danh đã mất ngày 14-6-2016 rồi
..."
Chính là lúc tôi bỏ chiếc IPhone xuống mặt bàn đó...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NÉT XƯA - CAO MỴ NHÂN
NÉT
XƯA - CAO MỴ NHÂN
Khi tôi đặt chiếc IPhone xuống mặt bàn , tôi nhớ lại bức tường rêu ở cung An
Định , rồi ngôi nhà gạch bên sông An Cựu , nơi có trưng nhiều hình ảnh trong
cung , phủ triều Nguyễn ở Huế thời cận đại , thế kỷ vừa qua,
Như thế , cả một triều đại cũ thu nhỏ lại , tôi nhớ nhất là những bức thư viết
tay , trên những trang giấy thật cũ , được lồng ngay ngắn trên một khung kiến
lớn , treo bên trái ban thờ , nếu kể từ cửa ngó vào .
Người viết xưng tên , rất tân , 2 chữ Bửu Đảo , tức là vua Khải Định , phụ
hoàng của vua Bảo Đại .
Thư bày tỏ tình riêng , người nhận là Đức Từ Cung , nôm na là vợ vua Khải
Định , mẹ vua Bảo Đại , vị Hoàng Thái hậu cuối cùng của nước Việt Nam , thời
phong kiến.
Tôi đang rất nhớ , vì tôi có dịp tới ngôi nhà của Đức Từ Cung ở Huế 2 lần
:
Lần đầu tháp tùng phái đoàn Hội Bảo Trợ GĐBS /QĐI,do phu nhân Trung Tướng Hoàng
Xuân Lãm hướng dẫn năm 1968 .
Lần sau , do cháu gái kêu Đức Từ Cung bằng Đức Cô, là nữ Trung uý Hoàng Thị
Phương Danh , Phân đoàn phó NQN/ QKI , một thời tôi kiêm nhiệm chức vụ Phân
đoàn trưởng NQN/QKI , khi tôi làm Trưởng phòng xã hội QĐI/QKI , năm 1971
.
Chính vì điều vừa nêu tức thì ở trên , mà tôi kể chuyện hôm nay , cô Trung uý
họ Hoàng nêu trên , mới từ giã cõi đời cách đây một tháng .
Phương Danh rất yêu đời , hát hay , được bổ nhiệm ra Trung làm phân đoàn phó ,
nên làm việc cùng văn phòng với phòng XH .
Chúng tôi thường đi chung với nhau , nên không chỉ lo việc phân phối điều hành
# 600 nữ quân nhân phục vụ trong các đơn vị từ Bến Hải đến Sa Huỳnh , mà tôi
còn để phân đoàn phó này , tham gia các công tác xã hội thuộc vùng địa đầu giới
tuyến nữa .
Do đó , sau cuộc hành quân cấp lộ quân Lam Sơn 719 có cuộc diễn hành ...lịch sử
, là Bộ Tham Mưu QĐI/QKI phối hợp cùng các đơn vị tham chiến , diễn hành ở cố
đô Huế .
Dẫn đầu đoàn quân diễn hành chiến thắng Lam Sơn 719 , là Thiếu Tướng Phạm Văn
Phú , Tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh .
Công tác xã hội dịp đó , là phải thực hiện hàng trăm vòng hoa trao tặng quân
nhân các cấp từ mặt trận trở về thành phố , nên khá tế nhị , chúng tôi phải mời
số đông nữ sinh Đồng Khánh tham dự đại hội diễn hành năm 1971 ấy .
Chỉ với 10 nữ quân nhân , thức trắng đêm tỉa cắt , xâu thành vòng hoa thật đẹp
, để 5 giờ sớm hôm sau , đã phải chở hoa tới địa điểm hành lễ bên kia sông
Hương , đón các nữ sinh đến cho kịp giờ khai mạc diễn hành.
Tất cả những việc chuẩn bị đều phải làm tại nhà thân phụ của Phương Danh , phân
đoàn phó .
Chính nhờ điểm gặp gỡ này , mà chúng tôi biết được cụ thân sinh của Phương Danh
kêu Đức Từ Cung , vị Hoàng Thái Hậu cuối cùng triều Nguyễn bằng cô ruột .
Nói một cách khác , ông Nội của Trung uý Hoàng thị Phương Danh là anh của Đức
Từ Cung vậy .
Không phải kể giây mơ rễ mái ra để ...khoe khoang dòng họ cô Trung uý phân đoàn
phó của tôi . Cái điều sâu thẳm là kiếp người thôi .
Sau đó Phương Danh được đổi về Saigon , rồi lập gia đình với một ...công tử gia
thế . Sanh được 2 con trai . Người chồng có lẽ cũng là người yêu của cô Trung
uý ,mặc dầu cô có chút hào quang danh vọng về dòng tộc vua chúa , nhưng anh ta
vẫn tìm thêm một bóng mát để nghỉ ngơi ...
Khiến sau khi sanh , Phương Danh bị sản hậu , đã liệt luôn tứ chi từng
phần theo năm tháng , để kết cuộc phải nằm một chỗ , chỉ còn nhờ được 2 con
trai dần lớn lên sau này .
Thế rồi thì toàn bộ anh chị em của Phương Danh đều ở bên Mỹ, vẫn
luôn canh cánh một điều , là trên quê hương VN , có Đức Cô Cựu Hoàng Thái Hậu ,
nhũ danh Hoàng Thị C. , ở cố đô Huế , mãn phần năm 1980 . Và có Hoàng Thị
Phương Danh cũng một thời thư kiếm gấm hoa ở Đoàn Nữ Quân Nhân QL/ VNCH
trước 30/4/1975 , đang khổ sở vì bị liệt tứ chi .
Cuối cùng thì , hôm qua , tôi phone về cư xá Thanh Đa , nơi ở của Phương
Danh , để thăm hỏi ân tình đồng đội cũ .
Con trai đầu của cô Trung uý phân đoàn phó ngày xưa thông báo kiểu quan hôn
tang tế bình thường : " Mẹ con mất rồi " .
Tôi chỉ muốn biết là có " người quân tử ngày xưa " không , nên
đành hỏi : " đám ma có ai không? "
Cậu bé Cao Gia Hoàng Lâm nghẹn ngào : " đám ma chỉ có 2 đứa con , 2 dâu
nữa cô ạ , mẹ con đi rất thảnh thơi, mẹ con hay kể về cô lắm " .
Tôi trả lời cho chị Thiếu tá Bích Nga , người chuyên lo cứu trợ các nữ quân
nhân còn ở quê nhà .Tôi " báo cáo " mấy điều chị hay hỏi tôi về
Trung uý Hoàng thị Phương Danh , mà lúc nào chị cũng kèm câu :
Cao Mỵ Nhân lẽ ra phải lo cho Phương Danh vì cổ làm việc với chị , là tôi , chị
biết không ?
Biết chứ , thành tôi ca tụng việc làm của Thiếu tá Bích Nga , rồi thở nhẹ :
" Nhưng thôi , Hoàng thị Phương Danh đã mất ngày 14-6-2016 rồi
..."
Chính là lúc tôi bỏ chiếc IPhone xuống mặt bàn đó...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)