Mỗi Ngày Một Chuyện
NGÀY KHAI HẠ - CAO MỴ NHÂN
NGÀY KHAI HẠ - CAO MỴ NHÂN
Có thể Anh nhớ nhiều hơn mình, nhưng nỗi nhớ của Anh là những khủng khiếp của
chiến tranh, nào bom rơi, đạn nổ, êm đềm lắm thì cũng là ...lon bia sủi bọt ở
bên đường ...thay vì ly nước dừa hay nước mắt quê hương trong " Những ngày
xưa thân ái " của Phạm Thế Mỹ .
Lính thì nhớ thế chứ nhớ gì đây? Những hình ảnh mẹ già, vợ đẹp, con ngoan, đã
nhớ như kinh nhật tụng rồi, nhớ thêm gì nữa cho ...phức tạp tư duy .
Nhất là mình lại bắt Anh học thuộc lòng cái bộ sinh hoạt Tết nhất VN, kể từ
ngày đưa ông táo về Trời, tới hôm nay khai hạ, dòng dã trong nửa tháng trời, cứ
những Xuân là Xuân thôi à .
Thế thì chỉ còn hôm nay khai hạ, là năm sẽ trở lại cũ kỹ, cũ mèm như năm ngoái
rồi, tạm không đả động gì Tết với nhất cho tới sang năm.
Số là tôi được sinh ra ở miền Bắc VN, cho dù ở tận xã Xuân Viên (village Chapa)
tỉnh Laokay đi nữa, thì tôi vẫn thấy cái cây nêu cao, thấp tuỳ theo mỗi nhà.
Đó là một cây họ tre nứa, như lồ ô trong Nam, được gọi là cây nêu, các gia đình
người Bắc xưa, trồng ngay trước sân nhà ..,từ ngày đưa táo quân đội sớ lên
trời.
Trang hoàng cây nêu bằng một chùm lá cột gần sát ngọn cây. Những chuông vàng,
khánh bạc có quả nhạc to bằng những hòn bi, treo chung quanh ngọn cây đó,
tiếng nhạc sẽ kêu lên thánh thót hay dồn dập, tuỳ theo sức gió thổi qua không
gian bên ngoài .
Ý nghĩa của việc dựng cây nêu thì cũng là ...truyền thuyết, có sách truyện cổ
ghi chép, nhưng đối với quê Nội tôi, được kể rằng đó là một trong dấu hiệu của
Tết nhất, có kỳ hạn như tôi kể ở trên, là thời gian bắt đầu từ khi táo quân
chầu trời đến mùng 7 Tết .
Ấy vậy mà có nhà giầu sang, lại để cây nêu tới lễ nguyên tiêu mới hạ...hoặc giả
đôi khi việc nhà neo đơn bận rộn, cây nêu cứ tha la nghiêng ngả, bật gốc lúc
nào không hay .
Đó là hình ảnh những cây nêu cao, chứ bình thường, cây làm cho có lệ, thì sơ
sài thôi, là một cành trúc thì đẹp rồi, còn không kiếm một thanh tre, nứa thì
dòn quá và sắc đến vô ý là đứt tay...
Những cây nêu thấp tương đối này, chủ nhà chỉ cần khoen một cái hố nhỏ, đưa cây
xuống, rồi vun đất, nện kỹ chung quanh gốc cây, là nó đứng vững được từ một
tuần trong năm cho tới ngày khai hạ ( 7 Tết ) .
Ô còn phải có cái gì trên đó, chứ cắm một cành không giữa trời rồi bảo là cây
nêu à ?
Không, người ta phải cột vào ngọn " cây nêu " bé nhỏ
đó, một chùm lá cỏ với một giải lụa đỏ hay hồng, đôi khi còn dán một tờ giấy vẽ
bùa, vv...miễn sao cho mầu sắc có không khí Tết là ...tạm được rồi .
Trong những vùng quê như vậy, nếu nhà nào có con cháu đi làm xa, đi học xa
...thường về những ngày trước Tết.
Khi ăn tết xong, rời nhà để tiếp tục hành trình dở dang, tức đi làm, buôn bán
nơi xa, hay đi học trên tỉnh vv...lại lấy ngày hạ nêu làm chuẩn .
Không phải cứ đúng ngày mùng 7 Tết , mà trước đó, kể từ khi đưa ông bà đi, con
cháu bận rộn phương xa , vẫn có thể rời nhà, nhưng trễ nhất là ngày khai hạ, vì
có nhiều nơi khai trương, mở hàng ngày hôm sau, mùng 8 Tết .
Cho dẫu hàng tháng có thể gặp nhau trong những lần lễ lạc hoặc kỵ giỗ, buổi
chia tay với gia đình ngày khai hạ, vẫn cảm thấy hiu hắt buồn, hình như đó là
ngày đầu tiên trong năm mới phải xa nhau ...
Anh mỉm cười: " Tiếc quá, những ngày tôi thiếu niên, rồi thanh niên, nay
trung niên, cao niên vv...tôi chỉ thấy cây nêu trong ký ức nếu có, còn không
thì cây nêu trong văn chương, nghệ thuật thôi, chớ muốn cây nêu đơn độc hay cần
cả một rừng nêu ...thì khó gì đâu, bọn lính tráng chúng tôi ...gạt đi không hết
"
Đúng vậy, trong giai đoạn đất nước qua phân, từ 1954 đến 1975 , thử hỏi có ai
nhớ tới việc phải trồng một cây nêu trước nhà , cho có vẻ Tết nhất ?
Thế nên, đúng rồi, nói như Anh một thành viên trong đại tộc KaKi chúng tôi,
chuyện kiếm một ngọn lồ ô để làm một cây nêu quả là chẳng khó khăn gì.
Bây giờ lưu lạc xứ người, cây nêu càng trở nên ...truyền thuyết, mơ hồ
dần trong trí nhớ khách tha hương ...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NGÀY KHAI HẠ - CAO MỴ NHÂN
NGÀY KHAI HẠ - CAO MỴ NHÂN
Có thể Anh nhớ nhiều hơn mình, nhưng nỗi nhớ của Anh là những khủng khiếp của
chiến tranh, nào bom rơi, đạn nổ, êm đềm lắm thì cũng là ...lon bia sủi bọt ở
bên đường ...thay vì ly nước dừa hay nước mắt quê hương trong " Những ngày
xưa thân ái " của Phạm Thế Mỹ .
Lính thì nhớ thế chứ nhớ gì đây? Những hình ảnh mẹ già, vợ đẹp, con ngoan, đã
nhớ như kinh nhật tụng rồi, nhớ thêm gì nữa cho ...phức tạp tư duy .
Nhất là mình lại bắt Anh học thuộc lòng cái bộ sinh hoạt Tết nhất VN, kể từ
ngày đưa ông táo về Trời, tới hôm nay khai hạ, dòng dã trong nửa tháng trời, cứ
những Xuân là Xuân thôi à .
Thế thì chỉ còn hôm nay khai hạ, là năm sẽ trở lại cũ kỹ, cũ mèm như năm ngoái
rồi, tạm không đả động gì Tết với nhất cho tới sang năm.
Số là tôi được sinh ra ở miền Bắc VN, cho dù ở tận xã Xuân Viên (village Chapa)
tỉnh Laokay đi nữa, thì tôi vẫn thấy cái cây nêu cao, thấp tuỳ theo mỗi nhà.
Đó là một cây họ tre nứa, như lồ ô trong Nam, được gọi là cây nêu, các gia đình
người Bắc xưa, trồng ngay trước sân nhà ..,từ ngày đưa táo quân đội sớ lên
trời.
Trang hoàng cây nêu bằng một chùm lá cột gần sát ngọn cây. Những chuông vàng,
khánh bạc có quả nhạc to bằng những hòn bi, treo chung quanh ngọn cây đó,
tiếng nhạc sẽ kêu lên thánh thót hay dồn dập, tuỳ theo sức gió thổi qua không
gian bên ngoài .
Ý nghĩa của việc dựng cây nêu thì cũng là ...truyền thuyết, có sách truyện cổ
ghi chép, nhưng đối với quê Nội tôi, được kể rằng đó là một trong dấu hiệu của
Tết nhất, có kỳ hạn như tôi kể ở trên, là thời gian bắt đầu từ khi táo quân
chầu trời đến mùng 7 Tết .
Ấy vậy mà có nhà giầu sang, lại để cây nêu tới lễ nguyên tiêu mới hạ...hoặc giả
đôi khi việc nhà neo đơn bận rộn, cây nêu cứ tha la nghiêng ngả, bật gốc lúc
nào không hay .
Đó là hình ảnh những cây nêu cao, chứ bình thường, cây làm cho có lệ, thì sơ
sài thôi, là một cành trúc thì đẹp rồi, còn không kiếm một thanh tre, nứa thì
dòn quá và sắc đến vô ý là đứt tay...
Những cây nêu thấp tương đối này, chủ nhà chỉ cần khoen một cái hố nhỏ, đưa cây
xuống, rồi vun đất, nện kỹ chung quanh gốc cây, là nó đứng vững được từ một
tuần trong năm cho tới ngày khai hạ ( 7 Tết ) .
Ô còn phải có cái gì trên đó, chứ cắm một cành không giữa trời rồi bảo là cây
nêu à ?
Không, người ta phải cột vào ngọn " cây nêu " bé nhỏ
đó, một chùm lá cỏ với một giải lụa đỏ hay hồng, đôi khi còn dán một tờ giấy vẽ
bùa, vv...miễn sao cho mầu sắc có không khí Tết là ...tạm được rồi .
Trong những vùng quê như vậy, nếu nhà nào có con cháu đi làm xa, đi học xa
...thường về những ngày trước Tết.
Khi ăn tết xong, rời nhà để tiếp tục hành trình dở dang, tức đi làm, buôn bán
nơi xa, hay đi học trên tỉnh vv...lại lấy ngày hạ nêu làm chuẩn .
Không phải cứ đúng ngày mùng 7 Tết , mà trước đó, kể từ khi đưa ông bà đi, con
cháu bận rộn phương xa , vẫn có thể rời nhà, nhưng trễ nhất là ngày khai hạ, vì
có nhiều nơi khai trương, mở hàng ngày hôm sau, mùng 8 Tết .
Cho dẫu hàng tháng có thể gặp nhau trong những lần lễ lạc hoặc kỵ giỗ, buổi
chia tay với gia đình ngày khai hạ, vẫn cảm thấy hiu hắt buồn, hình như đó là
ngày đầu tiên trong năm mới phải xa nhau ...
Anh mỉm cười: " Tiếc quá, những ngày tôi thiếu niên, rồi thanh niên, nay
trung niên, cao niên vv...tôi chỉ thấy cây nêu trong ký ức nếu có, còn không
thì cây nêu trong văn chương, nghệ thuật thôi, chớ muốn cây nêu đơn độc hay cần
cả một rừng nêu ...thì khó gì đâu, bọn lính tráng chúng tôi ...gạt đi không hết
"
Đúng vậy, trong giai đoạn đất nước qua phân, từ 1954 đến 1975 , thử hỏi có ai
nhớ tới việc phải trồng một cây nêu trước nhà , cho có vẻ Tết nhất ?
Thế nên, đúng rồi, nói như Anh một thành viên trong đại tộc KaKi chúng tôi,
chuyện kiếm một ngọn lồ ô để làm một cây nêu quả là chẳng khó khăn gì.
Bây giờ lưu lạc xứ người, cây nêu càng trở nên ...truyền thuyết, mơ hồ
dần trong trí nhớ khách tha hương ...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)