Mỗi Ngày Một Chuyện
NGÀY VỀ - CAO MỴ NHÂN
NGÀY VỀ - CAO MỴ NHÂN
Mấy
năm trong trại tù nữ cải tạo ngày xưa của tôi, tôi ngẫm nghĩ, chỉ có 2 thứ quả
là tôi được ăn: cà chua do tự trồng để thêm vào thức ăn rau muống, đậu đũa và
bí đỏ thay phiên đổi món hằng ngày.
Và loại quả thứ hai là chuối sứ do gia
đình vô thăm nuôi,mua thêm cho có chút trái cây...tẩm bổ.
Vì
thế những cam quýt mít dừa ...xin hẹn ngày trở về, bạn tù tuỳ hoàn cảnh, sẽ có
trái cây nào, tuỳ gia đình gọi là bồi dưỡng, ngôn ngữ Việt cộng cứ đồng vọng
bên tai, hết cải thiện trong tù, lại bồi dưỡng ra trại, chỉ nghe mà chẳng thấy,
hay thấy mà chỉ ngó.
Rồi
thì điều gì đến, cũng phải đến, tuỳ theo cái kết thúc ...định mệnh. Ở ngoài
đời, những rủi ro, bất trắc đã xem như vô thường, trong tù,
lại càng vô thường hơn nữa.
Một
ngày nọ...
Mới
chưa dứt tiếng kẻng kêu tù nhân thức dậy tập thể dục lúc 5 giờ sáng hằng ngày,
đã thấy bóng bà quản giáo tên "Nước Mắt " vô nhà 3, tức nhà chứa cấp
đại uý và 11 cấp tá tù cải tạo chúng tôi.
Đèn
thì luôn luôn để cả đêm, nên hình ảnh bà " Nước Mắt" làm sao sai
được, song không biết chuyện gì vậy.
Chuyện
gì thì đối với chúng tôi cũng chẳng thành vấn đề nữa rồi, thế nhưng vẫn là
chuyện có vấn đề chứ.
Nghe
bà quản giáo nhà 3 đọc mảnh giấy :
3
chị có tên sau, chúng tôi chưa kịp hiểu điều gì, dọn dẹp đồ dùng cá nhân, lên
văn phòng làm giấy tờ ra trại, cũng chẳng ai kịp nghĩ là ai sẽ ra trại, bà
"Nước Mắt" lên giọng lớn hơn:
Phạm
Thị Kim Dung
Nguyễn
Kim Tuyền
Cao
Mỵ Nhân
Chao
ôi, gì vậy, về thật à, thật được ra trại sao?
Bà
ấy cứ đứng trực chờ tụi tôi dọn đồ cá nhân, với nguyên tắc của trại tù cải tạo
lúc phóng thích là:
Canh
chuyện gởi gấm, nhắn nhe giữa người đi với kẻ ở
Canh
chuyện lỡ có thù hận cũng giữa người ra trại với kẻ còn ở lại vv...
Có
lẽ chỉ 5 phút sau, là 3 đứa tôi nêu trên, đã khấp khởi mừng thầm, hơi chút đánh
lô tô trong dạ, sợ ban chỉ huy trại tù đó đính chính không phải, lộn ngày về,
chưa được ...cứu xét, thì chao ôi khổ sở biết bao.
Đã
gọi là nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại, cả một bầu trời nắng ấm thế kia,
lẽ nào tôi lại phải vô tiếp cái nơi mà chỉ thấy rong rêu và ẩm mốc quanh năm
thế chứ.
Đã
xong thủ tục ra trại, ngó mấy chục chị em còn buồn phiền giơ chân múa tay tập
thể dục mỗi 5 giờ sáng ở chiếc sân cỏ rộng, nản ơi là nản.
Ba
đứa tôi phải lội bộ từ trong xa, ra tới đường cái vùng Hóc Môn. Hai bạn "
đại uý" Kim Dung ( Biệt khu Thủ Đô) và Kim Tuyền ( Bộ chỉ huy Pháo binh)
đã lập tức kêu xe Honda ôm chở về
Saigon cho nhanh.
Tôi
ngoắc xe đò Hóc Môn Bảy Hiền, đang lốc thốc chạy để leo lên xe, thì một bàn tay
lơ xe kéo thốc, đẩy vào lòng xe toàn những khách buôn thúng bán bưng kẻ đứng
người ngồi là liệt .
Ai
cũng ngó tôi chăm chăm ...Ủa, thì cũng quần đen, áo bà ba trắng, tóc ngắn, có
tiếng người hỏi thăm:
"
Cô về một mình thôi à? Sao họ thả có một người? "
Té
ra tất cả hành khách đều biết tôi ra tù cải tạo.
Có
người còn cười cười...thì té ra đôi guốc tôi mang, chỉ là 2 miếng ván mỏng,
chúng tôi tự cưa, tự đẽo thành đôi guốc, quai guốc là một giây ba lô của lính
xưa còn vương vãi trong doanh trại, chúng tôi tìm thấy, chia nhau đóng guốc .
Ở
trong tù thì chả sao, nay ra ngoài rồi, mắc cở quá, tôi cứ dấu dưới cái giỏ lác
đựng đồ trở về.
Lơ
xe bắt đầu thu tiền vé, tôi cứ cố móc trong túi áo lấy tiền, cả tài xế lẫn lơ
xe đều thốt: "Không lấy tiền đâu". Ai trên xe cũng chép miệng ...
Từ
Bảy Hiền, tôi đi cyclo về nhà ở Thị Nghè. Cha ơi, mẹ chồng tôi là người la to
nhất: "Bây ơi, con Mỵ nó về nì" ...
Rồi
thì tới tấp người thân tới thăm hỏi này kia, nhất là cuộc sống trong tù cải
tạo, mà những nữ tù như tôi phải xa chồng con, anh chị em ...
Chuyện
hết khổ thì vui rồi, nhưng chuyện khổ trong trại thì cũng chẳng có hứng thú kể
lại, nhất là trước mặt mình, 4 đứa con đang lo lắng lỡ mẹ phải xa chúng nữa mới
quan trọng.
Xã
tôi ham hố ở lại miền Trung, nên bị bắt đi cải tạo ở tận Khâm Đức Quảng Nam,
chẳng ai đi thăm ngoài đó, vì bố mẹ chồng tôi phải nuôi tới trên chục đứa cháu của 3 gia đình "đi tù
cải tạo" cộng lại, trong đó có 4 cháu nội là các con tôi.
Sau
mấy ngày, đã gọi là ổn định chuyện tù về. Tôi bắt đầu đi tìm thăm các gia đình
quân nhân thời cùng phục vụ ở Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI trước 30-4-1975.
Tôi
không mang một cảm giác gì, ngoài tuồng xưa tích cũ một thời " bom rơi đạn
nổ", ở miền Trung bão lửa mưa dầu nghiệt ngã .
Thường
quý vị sĩ quan đi cải tạo về, có 2 khuynh hướng rõ rệt:
Đã
quá chán ghét, thù hận Cộng sản đến tuyệt cùng, có
phương tiện và điều kiện là kiếm cách vượt biên ngay.
Tuy
chán ghét, ghê tởm Cộng sản tột đỉnh, nhưng không có phương tiện tài chánh hay
không có điều kiện ra đi, cha mẹ già sắp chết, vợ con cam khổ, đau ốm, hoạn nạn
...sau bao nhiêu năm xa cách, quý ông đành ở lại để tìm cách sinh nhai cùng vợ
con như buôn bán chợ trời, canh tác, phá sơn lâm (đi buôn cây, kiếm củi rừng )
hay đâm hà bá (đóng thuyền đi lưới tôm cá, chở khách vượt biên...)
Còn
những ai vừa nhát gan như tôi, không dám phiêu lưu, cũng chẳng có tiền buôn bán
...đành phải mưu sinh bằng những gì hợp với khả năng, như sau đó, tôi đi bỏ mối
hàng, đi làm huấn luyện viên thể dục dưỡng sinh chẳng hạn .
Và
vì thế, tôi gặp lại biết bao nhân dáng cũ, đồng thời cũng biết thêm một số
người thức thời, đã chán nản chế độ mà khi họ vô nam rồi mới biết con đường họ
đi không bao giờ tới cả .
Trên
chuyến xe bus từ chợ Bến Thành đi Lăng Cha Cả, rồi xe khác từ Lăng Cha Cả đi
chợ Tân Bình, tôi gặp một vị trung niên, ông ta mặc quần Jean với chiếc áo
thung mầu đen tay ngắn.
Ông
ấy nhìn tôi chăm chăm, khiến tôi phải quay đi. Nhưng trong đầu tôi vẫn cố nhớ
xem tôi đã gặp ông ta ở đâu rồi.
Tới
lúc tôi nhớ ra, thì ông ấy đã ra cửa xuống xe, tôi còn giữ hình ảnh ông lúc đó,
cánh tay trái đã cưa tới gần nách, trước đó ông phải đứng trên xe bus chen
chúc, tay phải giơ lên nắm cái giây toong teeng từ trần xe
bus thả xuống cho những khách đứng nắm lấy, tôi hốt hoảng gọi : " Trung tá
Sắc" .
Ông
trung tá phế binh Sắc, Nguyễn Văn Sắc cùng gia đình rất đông con cư ngụ ngay
trong cư xá Trưng Nữ Vương, cạnh Kho săng dầu, gần cầu De Lattre, sau bị thương
mất một cánh tay, vậy sao tôi quên mau thế.
Nghe
tiếng tôi kêu to tên ông, ông đã quay lại nhìn vẻ trách móc, hơi có ý giận. Có
thể ông nghĩ tôi không tôn trọng cánh tay bị mất của ông trên trận mạc ngoài
Quân Khu I chăng ?
Tôi
buồn quá, xuống trạm bus trước lối vào nhà trung tá Vũ Văn Trác, Đại đội trưởng
Đại đội Tổng Hành Dinh. Vị quan 5 này cũng rất bon Papa với nhiều huynh đệ chi
binh thuộc Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI .
Phu
nhân Trung tá Trác đón tôi vào nhà, ngắm nghía hỏi han chuyện tù
đày. Bấy giờ trung tá Trác còn trong tù.
Ông
bà có 2 quý tử đều là sĩ quan trẻ trong QLVNCH, mà một trong 2 cậu thiếu uý bị
VC bắt ở chiến trường Quảng Trị, gốc Thuỷ Quân Lục Chiến, trong danh sách trao
trả tù binh năm 1973 nơi dòng sông Thạch Hãn .
Bà
Trác hớn hở vui cười tưởng như tôi là người nhà từ lao tù về, bà hỏi tôi muốn
ăn gì để bà nấu ngay cho, nhưng khi vô bếp, tôi ngó đĩa đựng 3 quả na, quả nào
quả nấy to bằng cái chén ăn cơm. Tôi liền nói : " Thôi không ăn gì đâu, em
thích quả na này này" .
Thế
là bà bưng đĩa na đó lên bàn phòng khách .
Phu
nhân Trung tá Trác cũng như ông, tính tình chân chất, hơi cũ kỹ một chút, ấy
vậy mà ông bà mở tiệc, là cứ " ouvrir bal " tức mở đầu khiêu vũ
" đấy quý vị ạ.
Tôi
bắt đầu xơi quả na thứ nhất, trong nam kêu là mãng cầu dai, hoặc mãng cầu bở.
Vốn
người Bắc chính tông, nên bà Trác mua mãng cầu bở.
Nội
cái vỏ và hột na đó cũng đã chiếm 2/3 số " ruột " na rồi, nên tôi đã
xơi sang quả thứ hai.
Mới
tạm đỡ thèm, loại trái cây mà tôi vồn thích lâu rồi, nhưng nhiều người cho là
ăn mất thì giờ, lủng củng, chẳng thú vị gì, còn sơ ý, ăn vội lại nuốt luôn cái
hột đen nhánh đó nữa ...
Trên
đĩa còn trơ trọi một quả na tức trái mãng cầu, coi chiếc đĩa thật...trống trải.
Phu
nhân trung tá Vũ Văn Trác, Đại Đội trưởng Tổng Hành Dinh Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI,
ngắm tôi như ngắm một người em gái khốn khổ ở xa về, và bà đoan chắc là tôi
muốn ăn na nữa, nên bà sụt sịt cái mũi, thản nhiên bẻ đôi quả na còn lại, đưa
cho tôi, sợ tôi ngại hay ngượng cũng thế, bà nói :
"
ăn nữa đi này, mấy khi cô ghé đây, và mấy khi tôi mua được mấy quả ngọt thế
chứ. Ăn đi, ăn đi, chị em khách sáo làm gì ..."
Tất
nhiên là đĩa na đó tôi đã xơi sạch trơn. Nói cho cùng thì 3 quả na mà xớt lại,
cũng chỉ như một quả thôi, đừng bận tâm chứ.
Đi
cải tạo về, mở màn bổ dưỡng sau mấy năm tù túng, với 3 trái mãng cầu đủ gọi là
ý nghĩa rồi.
Tôi
về kể lại cho tụi nhỏ nghe, 2 đứa con gái đầu ré lên:
"Trời
, má làm mất mặt quá, ai biết được họ nói bà ba na bây giờ "
Tôi
thản nhiên: " Đã tù cải tạo về, ba na chưa đủ ...mãng cầu đâu, phải thế
nào mới mãn nguyện cầu xin cho tất cả mọi người đều an nhàn như xưa " .
Hai
cháu trai còn nhỏ thì nói : " má ơi, mai lên bác Trác nói là : " Tụi
con cũng muốn ăn na như má nhé " .
Chắc
đọc đến đây, anh đang nở nụ cười thương hại mình lắm, đừng cười nghe anh, huynh
đệ chi binh và gia đình họ toàn thương thật Cao Mỵ Nhân này thôi, kể cả anh,
nếu không, đời nào CMN viết ra những dòng này, ốt dột quá .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NGÀY VỀ - CAO MỴ NHÂN
NGÀY VỀ - CAO MỴ NHÂN
Mấy
năm trong trại tù nữ cải tạo ngày xưa của tôi, tôi ngẫm nghĩ, chỉ có 2 thứ quả
là tôi được ăn: cà chua do tự trồng để thêm vào thức ăn rau muống, đậu đũa và
bí đỏ thay phiên đổi món hằng ngày.
Và loại quả thứ hai là chuối sứ do gia
đình vô thăm nuôi,mua thêm cho có chút trái cây...tẩm bổ.
Vì
thế những cam quýt mít dừa ...xin hẹn ngày trở về, bạn tù tuỳ hoàn cảnh, sẽ có
trái cây nào, tuỳ gia đình gọi là bồi dưỡng, ngôn ngữ Việt cộng cứ đồng vọng
bên tai, hết cải thiện trong tù, lại bồi dưỡng ra trại, chỉ nghe mà chẳng thấy,
hay thấy mà chỉ ngó.
Rồi
thì điều gì đến, cũng phải đến, tuỳ theo cái kết thúc ...định mệnh. Ở ngoài
đời, những rủi ro, bất trắc đã xem như vô thường, trong tù,
lại càng vô thường hơn nữa.
Một
ngày nọ...
Mới
chưa dứt tiếng kẻng kêu tù nhân thức dậy tập thể dục lúc 5 giờ sáng hằng ngày,
đã thấy bóng bà quản giáo tên "Nước Mắt " vô nhà 3, tức nhà chứa cấp
đại uý và 11 cấp tá tù cải tạo chúng tôi.
Đèn
thì luôn luôn để cả đêm, nên hình ảnh bà " Nước Mắt" làm sao sai
được, song không biết chuyện gì vậy.
Chuyện
gì thì đối với chúng tôi cũng chẳng thành vấn đề nữa rồi, thế nhưng vẫn là
chuyện có vấn đề chứ.
Nghe
bà quản giáo nhà 3 đọc mảnh giấy :
3
chị có tên sau, chúng tôi chưa kịp hiểu điều gì, dọn dẹp đồ dùng cá nhân, lên
văn phòng làm giấy tờ ra trại, cũng chẳng ai kịp nghĩ là ai sẽ ra trại, bà
"Nước Mắt" lên giọng lớn hơn:
Phạm
Thị Kim Dung
Nguyễn
Kim Tuyền
Cao
Mỵ Nhân
Chao
ôi, gì vậy, về thật à, thật được ra trại sao?
Bà
ấy cứ đứng trực chờ tụi tôi dọn đồ cá nhân, với nguyên tắc của trại tù cải tạo
lúc phóng thích là:
Canh
chuyện gởi gấm, nhắn nhe giữa người đi với kẻ ở
Canh
chuyện lỡ có thù hận cũng giữa người ra trại với kẻ còn ở lại vv...
Có
lẽ chỉ 5 phút sau, là 3 đứa tôi nêu trên, đã khấp khởi mừng thầm, hơi chút đánh
lô tô trong dạ, sợ ban chỉ huy trại tù đó đính chính không phải, lộn ngày về,
chưa được ...cứu xét, thì chao ôi khổ sở biết bao.
Đã
gọi là nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại, cả một bầu trời nắng ấm thế kia,
lẽ nào tôi lại phải vô tiếp cái nơi mà chỉ thấy rong rêu và ẩm mốc quanh năm
thế chứ.
Đã
xong thủ tục ra trại, ngó mấy chục chị em còn buồn phiền giơ chân múa tay tập
thể dục mỗi 5 giờ sáng ở chiếc sân cỏ rộng, nản ơi là nản.
Ba
đứa tôi phải lội bộ từ trong xa, ra tới đường cái vùng Hóc Môn. Hai bạn "
đại uý" Kim Dung ( Biệt khu Thủ Đô) và Kim Tuyền ( Bộ chỉ huy Pháo binh)
đã lập tức kêu xe Honda ôm chở về
Saigon cho nhanh.
Tôi
ngoắc xe đò Hóc Môn Bảy Hiền, đang lốc thốc chạy để leo lên xe, thì một bàn tay
lơ xe kéo thốc, đẩy vào lòng xe toàn những khách buôn thúng bán bưng kẻ đứng
người ngồi là liệt .
Ai
cũng ngó tôi chăm chăm ...Ủa, thì cũng quần đen, áo bà ba trắng, tóc ngắn, có
tiếng người hỏi thăm:
"
Cô về một mình thôi à? Sao họ thả có một người? "
Té
ra tất cả hành khách đều biết tôi ra tù cải tạo.
Có
người còn cười cười...thì té ra đôi guốc tôi mang, chỉ là 2 miếng ván mỏng,
chúng tôi tự cưa, tự đẽo thành đôi guốc, quai guốc là một giây ba lô của lính
xưa còn vương vãi trong doanh trại, chúng tôi tìm thấy, chia nhau đóng guốc .
Ở
trong tù thì chả sao, nay ra ngoài rồi, mắc cở quá, tôi cứ dấu dưới cái giỏ lác
đựng đồ trở về.
Lơ
xe bắt đầu thu tiền vé, tôi cứ cố móc trong túi áo lấy tiền, cả tài xế lẫn lơ
xe đều thốt: "Không lấy tiền đâu". Ai trên xe cũng chép miệng ...
Từ
Bảy Hiền, tôi đi cyclo về nhà ở Thị Nghè. Cha ơi, mẹ chồng tôi là người la to
nhất: "Bây ơi, con Mỵ nó về nì" ...
Rồi
thì tới tấp người thân tới thăm hỏi này kia, nhất là cuộc sống trong tù cải
tạo, mà những nữ tù như tôi phải xa chồng con, anh chị em ...
Chuyện
hết khổ thì vui rồi, nhưng chuyện khổ trong trại thì cũng chẳng có hứng thú kể
lại, nhất là trước mặt mình, 4 đứa con đang lo lắng lỡ mẹ phải xa chúng nữa mới
quan trọng.
Xã
tôi ham hố ở lại miền Trung, nên bị bắt đi cải tạo ở tận Khâm Đức Quảng Nam,
chẳng ai đi thăm ngoài đó, vì bố mẹ chồng tôi phải nuôi tới trên chục đứa cháu của 3 gia đình "đi tù
cải tạo" cộng lại, trong đó có 4 cháu nội là các con tôi.
Sau
mấy ngày, đã gọi là ổn định chuyện tù về. Tôi bắt đầu đi tìm thăm các gia đình
quân nhân thời cùng phục vụ ở Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI trước 30-4-1975.
Tôi
không mang một cảm giác gì, ngoài tuồng xưa tích cũ một thời " bom rơi đạn
nổ", ở miền Trung bão lửa mưa dầu nghiệt ngã .
Thường
quý vị sĩ quan đi cải tạo về, có 2 khuynh hướng rõ rệt:
Đã
quá chán ghét, thù hận Cộng sản đến tuyệt cùng, có
phương tiện và điều kiện là kiếm cách vượt biên ngay.
Tuy
chán ghét, ghê tởm Cộng sản tột đỉnh, nhưng không có phương tiện tài chánh hay
không có điều kiện ra đi, cha mẹ già sắp chết, vợ con cam khổ, đau ốm, hoạn nạn
...sau bao nhiêu năm xa cách, quý ông đành ở lại để tìm cách sinh nhai cùng vợ
con như buôn bán chợ trời, canh tác, phá sơn lâm (đi buôn cây, kiếm củi rừng )
hay đâm hà bá (đóng thuyền đi lưới tôm cá, chở khách vượt biên...)
Còn
những ai vừa nhát gan như tôi, không dám phiêu lưu, cũng chẳng có tiền buôn bán
...đành phải mưu sinh bằng những gì hợp với khả năng, như sau đó, tôi đi bỏ mối
hàng, đi làm huấn luyện viên thể dục dưỡng sinh chẳng hạn .
Và
vì thế, tôi gặp lại biết bao nhân dáng cũ, đồng thời cũng biết thêm một số
người thức thời, đã chán nản chế độ mà khi họ vô nam rồi mới biết con đường họ
đi không bao giờ tới cả .
Trên
chuyến xe bus từ chợ Bến Thành đi Lăng Cha Cả, rồi xe khác từ Lăng Cha Cả đi
chợ Tân Bình, tôi gặp một vị trung niên, ông ta mặc quần Jean với chiếc áo
thung mầu đen tay ngắn.
Ông
ấy nhìn tôi chăm chăm, khiến tôi phải quay đi. Nhưng trong đầu tôi vẫn cố nhớ
xem tôi đã gặp ông ta ở đâu rồi.
Tới
lúc tôi nhớ ra, thì ông ấy đã ra cửa xuống xe, tôi còn giữ hình ảnh ông lúc đó,
cánh tay trái đã cưa tới gần nách, trước đó ông phải đứng trên xe bus chen
chúc, tay phải giơ lên nắm cái giây toong teeng từ trần xe
bus thả xuống cho những khách đứng nắm lấy, tôi hốt hoảng gọi : " Trung tá
Sắc" .
Ông
trung tá phế binh Sắc, Nguyễn Văn Sắc cùng gia đình rất đông con cư ngụ ngay
trong cư xá Trưng Nữ Vương, cạnh Kho săng dầu, gần cầu De Lattre, sau bị thương
mất một cánh tay, vậy sao tôi quên mau thế.
Nghe
tiếng tôi kêu to tên ông, ông đã quay lại nhìn vẻ trách móc, hơi có ý giận. Có
thể ông nghĩ tôi không tôn trọng cánh tay bị mất của ông trên trận mạc ngoài
Quân Khu I chăng ?
Tôi
buồn quá, xuống trạm bus trước lối vào nhà trung tá Vũ Văn Trác, Đại đội trưởng
Đại đội Tổng Hành Dinh. Vị quan 5 này cũng rất bon Papa với nhiều huynh đệ chi
binh thuộc Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI .
Phu
nhân Trung tá Trác đón tôi vào nhà, ngắm nghía hỏi han chuyện tù
đày. Bấy giờ trung tá Trác còn trong tù.
Ông
bà có 2 quý tử đều là sĩ quan trẻ trong QLVNCH, mà một trong 2 cậu thiếu uý bị
VC bắt ở chiến trường Quảng Trị, gốc Thuỷ Quân Lục Chiến, trong danh sách trao
trả tù binh năm 1973 nơi dòng sông Thạch Hãn .
Bà
Trác hớn hở vui cười tưởng như tôi là người nhà từ lao tù về, bà hỏi tôi muốn
ăn gì để bà nấu ngay cho, nhưng khi vô bếp, tôi ngó đĩa đựng 3 quả na, quả nào
quả nấy to bằng cái chén ăn cơm. Tôi liền nói : " Thôi không ăn gì đâu, em
thích quả na này này" .
Thế
là bà bưng đĩa na đó lên bàn phòng khách .
Phu
nhân Trung tá Trác cũng như ông, tính tình chân chất, hơi cũ kỹ một chút, ấy
vậy mà ông bà mở tiệc, là cứ " ouvrir bal " tức mở đầu khiêu vũ
" đấy quý vị ạ.
Tôi
bắt đầu xơi quả na thứ nhất, trong nam kêu là mãng cầu dai, hoặc mãng cầu bở.
Vốn
người Bắc chính tông, nên bà Trác mua mãng cầu bở.
Nội
cái vỏ và hột na đó cũng đã chiếm 2/3 số " ruột " na rồi, nên tôi đã
xơi sang quả thứ hai.
Mới
tạm đỡ thèm, loại trái cây mà tôi vồn thích lâu rồi, nhưng nhiều người cho là
ăn mất thì giờ, lủng củng, chẳng thú vị gì, còn sơ ý, ăn vội lại nuốt luôn cái
hột đen nhánh đó nữa ...
Trên
đĩa còn trơ trọi một quả na tức trái mãng cầu, coi chiếc đĩa thật...trống trải.
Phu
nhân trung tá Vũ Văn Trác, Đại Đội trưởng Tổng Hành Dinh Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI,
ngắm tôi như ngắm một người em gái khốn khổ ở xa về, và bà đoan chắc là tôi
muốn ăn na nữa, nên bà sụt sịt cái mũi, thản nhiên bẻ đôi quả na còn lại, đưa
cho tôi, sợ tôi ngại hay ngượng cũng thế, bà nói :
"
ăn nữa đi này, mấy khi cô ghé đây, và mấy khi tôi mua được mấy quả ngọt thế
chứ. Ăn đi, ăn đi, chị em khách sáo làm gì ..."
Tất
nhiên là đĩa na đó tôi đã xơi sạch trơn. Nói cho cùng thì 3 quả na mà xớt lại,
cũng chỉ như một quả thôi, đừng bận tâm chứ.
Đi
cải tạo về, mở màn bổ dưỡng sau mấy năm tù túng, với 3 trái mãng cầu đủ gọi là
ý nghĩa rồi.
Tôi
về kể lại cho tụi nhỏ nghe, 2 đứa con gái đầu ré lên:
"Trời
, má làm mất mặt quá, ai biết được họ nói bà ba na bây giờ "
Tôi
thản nhiên: " Đã tù cải tạo về, ba na chưa đủ ...mãng cầu đâu, phải thế
nào mới mãn nguyện cầu xin cho tất cả mọi người đều an nhàn như xưa " .
Hai
cháu trai còn nhỏ thì nói : " má ơi, mai lên bác Trác nói là : " Tụi
con cũng muốn ăn na như má nhé " .
Chắc
đọc đến đây, anh đang nở nụ cười thương hại mình lắm, đừng cười nghe anh, huynh
đệ chi binh và gia đình họ toàn thương thật Cao Mỵ Nhân này thôi, kể cả anh,
nếu không, đời nào CMN viết ra những dòng này, ốt dột quá .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)