Mỗi Ngày Một Chuyện
NGHE THẤM ĐÒN THÙ - CAO MỴ NHÂN
NGHE THẤM ĐÒN THÙ - CAO MỴ NHÂN
Ngày Quốc hận vừa xong một tuần nhang, âm hưởng 30-4-1975 đầy hận thù,
tưởng còn đang kéo dài thêm những thảng thốt, đau thương ... trong lòng
dân tộc VN, khó mà chấm dứt.
Quý vị cứ đọc sơ một vòng trên điện báo HNPĐ, cho dù những tác
giả gốc lính VNCH, đã có những cách nhìn bao quát hơn 41 năm qua,
nhưng mối thù vẫn mỗi lúc mỗi như ...truyền kiếp mới lạ.
Người dân miền Nam, không những chỉ thù mà còn ...ghét thậm tệ bọn CSVN nữa.
Lẽ ra ở thế hệ chúng tôi, đang mỗi tuổi mỗi bước vào quên lãng, khách quan nên
thầm lặng ngó đời đổi thay, sẽ có một ngày mặt phẳng của xã hội VN tương lai
...tương đối êm dịu hơn.
Song, chẳng biết quý vị ... nghĩ thế nào, chứ với tôi, thì thú thực, tôi
chán lên tới cổ, nếu phải xuống giọng trầm, nói chuyện hoà bình cùng đám cán bộ
CSVN.
Nói theo mấy cụ bác ở hội người già kia, là hễ nghe cái giọng chúng nó cất lên,
chúng tôi đã muốn chửi ngay mặt chúng nó rồi, chúng tôi cứ kiếm hoài một
cái tên gì tồi tệ nhất, để đặt riêng cho bọn chúng nó.
41 lần ngày đổi đời khốn nạn, bi thảm đó, CSVN, mang vẻ mặc cảm hơn, cứ
xun xoe, săn đón người dân VNCH.
Nhưng, không tha thứ được, ngay cả những gia đình có cha con, chồng vợ,
anh chị em kẻ theo Bắc, người theo Nam trước đây, bây giờ họ cũng đường ai nấy
đi.
Không còn cảnh nhập nhằng, cả nể kiểu mấy năm đầu, ngại "Bên Cướp
Cuộc" sát phạt nữa, mấy cụ cười rộ lên: "chúng nó giả dối, và
toàn một lũ ăn cướp rõ ràng".
Tình cờ dọn dẹp tủ sách trong nhà, tập bản thảo của nhà văn Nguyễn Thụy Long
(viết tay), độ mấy chục trang, ông có nhã ý cho tôi coi từ hơn một giáp
trước đây, với cái tựa sách ký sự, tên "Gác bút".
Vốn tôi thường viết những bài tạp văn ở Chốn Bụi Hồng (Saigon times),
Cõi Người Ta, và Mỗi Ngày Một Chuyện (Giai phẩm Lá Cải HNPĐ),
tôi đã hào hứng viết được một bài về "Gác bút"
của nhà văn Nguyễn Thuỵ Long lâu rồi
Nhưng thời gian thì có hạn với mỗi đời người, ngày gặp ông ở ngôi nhà ..có
cái mộ giữa lòng nhà , tôi không dám nghĩ là nhà ...mồ đúng nghĩa .
Bên ngoài nhà có bờ rào và cửa sắt rất đẹp, nhưng bên trong những bức
tường nhà, lại có một mả đá lớn, tôi băn khoăn, nhưng rồi tôi hiểu ra, có
thể là ông cùng vợ con đã cư ngụ nơi một "nhà thờ"
được sửa sang lại.
Ngày đến gặp nhà văn Nguyễn Thụy Long năm đó, tôi cứ mắt trước mắt sau , xem chừng
công an theo dõi, vì tôi mang chút quà mọn từ Mỹ về.
Nhà ông nuôi một bầy chó, ông nói: đứa nào léng phéng tới đây, là chó sủa báo
hiệu ngay.
Và cũng không chỉ gia đình nhà văn Nguyễn Thụy Long trú ngụ như vậy, mà bạn bè
tôi, mấy gia đình khác, kẹt lại ở Saigon, cũng đã sinh hoạt hàng
ngày bên cõi chết (nơi mồ mả) một cách tự nhiên.
Đơn cử ra một hình ảnh cụ thể, để quý vị chiêm ngẫm cuộc đổi đời thảm khốc, là CSVN
đẩy người ta xuống hố thẳm, chớ nào phải đưa dân tộc tiến lên hạnh phúc ấm no
đâu.
Dẫu có muốn đợi chờ một cuộc đổi đời khác, trả lại cho người dân quyền làm chủ
đích thực bản thân mỗi người, thì nay, nhà văn đương nêu đã "gác
bút" ở cõi khác vĩnh viễn rồi.
Thế nên, làm sao hoà hợp, hoà giải được?
Không bao giờ, chỉ là ...ảo vọng thôi, ít nhất phải nhiều thế hệ sau nữa
...may ra mặt phẳng xã hội, mới bớt gồ ghề, như tôi đề cập ở trên.
Mới đây, tác giả Cung Tích Biền, nhà văn miền Nam trước 30-4-1975, nhận
định về sự khác biệt của đường lối sáng tác thấm nhầm hệ lụy Cộng Sản đã thui
chột những tinh hoa vốn có của dân tộc VN.
Trong lúc địa bàn sáng tác ở chế độ VNCH, rộng bát ngát ...
Do đó, riêng về mặt Văn hoá tư tưởng, làm sao ...tương đồng được, mà nói chuyện
Hoà hợp, hoà giải cho mất thì giờ.
Thành ra, thời gian đã lâu đến 41 năm, nửa đời người rồi, mà có mờ nhạt được
chút nào đâu, bởi vì "vẫn nghe âm hưởng đâu đây, tiếng súng của một
thời trận mạc ..." .
Rằng: thắng, bại ,được, thua ...phải có ý nghĩa đích thực với nhân
dân.
Mưa lâu thì thấm đất, thời gian lâu, càng thêm thấm đòn thù, chỉ có chết
mới hết nhớ cái ngày 30-4- 1975 đó thôi quý vị ạ ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
NGHE THẤM ĐÒN THÙ - CAO MỴ NHÂN
NGHE THẤM ĐÒN THÙ - CAO MỴ NHÂN
Ngày Quốc hận vừa xong một tuần nhang, âm hưởng 30-4-1975 đầy hận thù,
tưởng còn đang kéo dài thêm những thảng thốt, đau thương ... trong lòng
dân tộc VN, khó mà chấm dứt.
Quý vị cứ đọc sơ một vòng trên điện báo HNPĐ, cho dù những tác
giả gốc lính VNCH, đã có những cách nhìn bao quát hơn 41 năm qua,
nhưng mối thù vẫn mỗi lúc mỗi như ...truyền kiếp mới lạ.
Người dân miền Nam, không những chỉ thù mà còn ...ghét thậm tệ bọn CSVN nữa.
Lẽ ra ở thế hệ chúng tôi, đang mỗi tuổi mỗi bước vào quên lãng, khách quan nên
thầm lặng ngó đời đổi thay, sẽ có một ngày mặt phẳng của xã hội VN tương lai
...tương đối êm dịu hơn.
Song, chẳng biết quý vị ... nghĩ thế nào, chứ với tôi, thì thú thực, tôi
chán lên tới cổ, nếu phải xuống giọng trầm, nói chuyện hoà bình cùng đám cán bộ
CSVN.
Nói theo mấy cụ bác ở hội người già kia, là hễ nghe cái giọng chúng nó cất lên,
chúng tôi đã muốn chửi ngay mặt chúng nó rồi, chúng tôi cứ kiếm hoài một
cái tên gì tồi tệ nhất, để đặt riêng cho bọn chúng nó.
41 lần ngày đổi đời khốn nạn, bi thảm đó, CSVN, mang vẻ mặc cảm hơn, cứ
xun xoe, săn đón người dân VNCH.
Nhưng, không tha thứ được, ngay cả những gia đình có cha con, chồng vợ,
anh chị em kẻ theo Bắc, người theo Nam trước đây, bây giờ họ cũng đường ai nấy
đi.
Không còn cảnh nhập nhằng, cả nể kiểu mấy năm đầu, ngại "Bên Cướp
Cuộc" sát phạt nữa, mấy cụ cười rộ lên: "chúng nó giả dối, và
toàn một lũ ăn cướp rõ ràng".
Tình cờ dọn dẹp tủ sách trong nhà, tập bản thảo của nhà văn Nguyễn Thụy Long
(viết tay), độ mấy chục trang, ông có nhã ý cho tôi coi từ hơn một giáp
trước đây, với cái tựa sách ký sự, tên "Gác bút".
Vốn tôi thường viết những bài tạp văn ở Chốn Bụi Hồng (Saigon times),
Cõi Người Ta, và Mỗi Ngày Một Chuyện (Giai phẩm Lá Cải HNPĐ),
tôi đã hào hứng viết được một bài về "Gác bút"
của nhà văn Nguyễn Thuỵ Long lâu rồi
Nhưng thời gian thì có hạn với mỗi đời người, ngày gặp ông ở ngôi nhà ..có
cái mộ giữa lòng nhà , tôi không dám nghĩ là nhà ...mồ đúng nghĩa .
Bên ngoài nhà có bờ rào và cửa sắt rất đẹp, nhưng bên trong những bức
tường nhà, lại có một mả đá lớn, tôi băn khoăn, nhưng rồi tôi hiểu ra, có
thể là ông cùng vợ con đã cư ngụ nơi một "nhà thờ"
được sửa sang lại.
Ngày đến gặp nhà văn Nguyễn Thụy Long năm đó, tôi cứ mắt trước mắt sau , xem chừng
công an theo dõi, vì tôi mang chút quà mọn từ Mỹ về.
Nhà ông nuôi một bầy chó, ông nói: đứa nào léng phéng tới đây, là chó sủa báo
hiệu ngay.
Và cũng không chỉ gia đình nhà văn Nguyễn Thụy Long trú ngụ như vậy, mà bạn bè
tôi, mấy gia đình khác, kẹt lại ở Saigon, cũng đã sinh hoạt hàng
ngày bên cõi chết (nơi mồ mả) một cách tự nhiên.
Đơn cử ra một hình ảnh cụ thể, để quý vị chiêm ngẫm cuộc đổi đời thảm khốc, là CSVN
đẩy người ta xuống hố thẳm, chớ nào phải đưa dân tộc tiến lên hạnh phúc ấm no
đâu.
Dẫu có muốn đợi chờ một cuộc đổi đời khác, trả lại cho người dân quyền làm chủ
đích thực bản thân mỗi người, thì nay, nhà văn đương nêu đã "gác
bút" ở cõi khác vĩnh viễn rồi.
Thế nên, làm sao hoà hợp, hoà giải được?
Không bao giờ, chỉ là ...ảo vọng thôi, ít nhất phải nhiều thế hệ sau nữa
...may ra mặt phẳng xã hội, mới bớt gồ ghề, như tôi đề cập ở trên.
Mới đây, tác giả Cung Tích Biền, nhà văn miền Nam trước 30-4-1975, nhận
định về sự khác biệt của đường lối sáng tác thấm nhầm hệ lụy Cộng Sản đã thui
chột những tinh hoa vốn có của dân tộc VN.
Trong lúc địa bàn sáng tác ở chế độ VNCH, rộng bát ngát ...
Do đó, riêng về mặt Văn hoá tư tưởng, làm sao ...tương đồng được, mà nói chuyện
Hoà hợp, hoà giải cho mất thì giờ.
Thành ra, thời gian đã lâu đến 41 năm, nửa đời người rồi, mà có mờ nhạt được
chút nào đâu, bởi vì "vẫn nghe âm hưởng đâu đây, tiếng súng của một
thời trận mạc ..." .
Rằng: thắng, bại ,được, thua ...phải có ý nghĩa đích thực với nhân
dân.
Mưa lâu thì thấm đất, thời gian lâu, càng thêm thấm đòn thù, chỉ có chết
mới hết nhớ cái ngày 30-4- 1975 đó thôi quý vị ạ ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)