Mỗi Ngày Một Chuyện

NGHĨ TỚI CHIẾN TRANH - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) Bấy giờ tôi mới biết là Lữ Đoàn 9 Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ hiện diện trước mặt. Và đó cũng là đoàn quân Hoa Kỳ đầu tiên tới miền Nam VN.



NGHĨ TỚI CHIẾN TRANH  -  CAO MỴ NHÂN 

Sau Tết nguyên đán khoảng 1 tháng, vào mùa xuân năm 1965, ngày 8/3, mới 5 giờ sáng, tôi đã phải ra phòng khách đợi xe tới đón đi công tác, mà " mật " đến nỗi ...chẳng biết đi đâu, làm gì, nhưng vẫn nôn nóng chờ. 
Bấy giờ tôi còn làm trưởng phòng xã hội Sư đoàn 2 Bộ binh, đồn trú ở An Hải, bên kia sông Hàn, Đà Nẵng . 
Tôi luôn luôn được gọi tăng cường công tác do bạn cùng khoá làm trên Quân Đoàn I . vời đi cùng . 
Kể từ 1-11-1965 thì tôi chính thức giữ chức trưởng phòng xã hội QĐI/ QKI cho tới ngày tan hàng . 
Tôi hỏi Huy Lễ, sau về Thuỷ Quân Lục Chiến : 
Làm gì, không nói cho người ta biết vậy ? 
Thì " mày " cứ đi đi rồi biết, tao không có quyền tiết lộ . 
Khoảng 10 nhân viên xã hội chúng tôi, ghé trường Trung học Phan Châu Trinh, chở thêm 10 nữ sinh đồng phục áo dài trắng nữa, 
1 xe Jeep của Lễ , 1xe dodge chở toàn bộ quý vị nữ sinh vv...nêu trên . 
Xe chạy thẳng ra ngã ba cây Lan, rồi trực chỉ đi Hoà Khánh, như là đi Huế vậy . 
Hình như tài xế các xe đều nhận lệnh sẵn rồi, trên xe chẳng ai nói với ai điều gì. Trời còn chút giá rét mùa đông chưa thật hết ...
Trên đường cũng lác đác xe dấu hiệu QĐI và các đơn vị như Công binh, đại đội biệt kích 2 hộ tống ...
Tới Nam Ô, tức trong phạm vi Liên Chiểu, bên này đèo Hải Vân, thì quẹo tay mặt, chạy ra biển . 
Cho đến giờ phút đó, tôi vẫn chưa biết sắp làm gì, tất nhiên là Lễ thì phải biết rồi, mới thi hành công tác được chứ. 
Một con đường mới mở, thẳng tắp chạy từ quốc lộ 1, ra biển Nam Ô, 2 bên đường còn tre, lồ ô cao vút ...
Tất nhiên đoạn đường đó không dài lắm, mặt biển còn mờ sương đêm, nhưng đó là một bãi cát ...hoang, vì sát chân đèo Hải Vân . 
Xuống xe, mới biết có nhiều phần hành liên hệ đã hiện diện ở đó rồi . 
Không truyện trò ồn ào, nhưng cũng đã có những nụ cười . 
Riêng 10 cô nữ sinh thì ríu rít, thầm thì, và cũng cười vui vẻ nữa . 
Có trực thăng tới, có tiếng Trung tướng Nguyễn Chánh Thi, có tướng Mỹ, và đặc biệt có một ông Mỹ dân sự quần tây xám, chemise trắng . 
Tất cả ngó ra khơi...
Thoạt thì chỉ thấy mấy chấm đen mờ, sau các chấm đó to dần, rồi lớn dần hơn ..,cứ thế chúng biến thành những ca nô,  không, chúng lớn to hơn nữa, đã nguyên hình là những cái tầu nhỏ đối với chiến hạm, nhưng là tầu lớn đối với tầu buôn đường sông Tiền , sông Hậu  mà tôi đã có dịp nhìn thấy những chuyến về Cần Thơ, Long Xuyên năm trước .
Thế rồi thì lính Mỹ nhẩy ào khỏi tầu, bơi trên nước , lội vào bờ ...
Cánh tượng như một cuốn phim chiến tranh, bởi tính cách đổ bộ, nên toán quân ấy, rất đông, nhưng vẫn " vào hàng chiến đấu biểu diễn " ...ấy là họ tự tìm những gốc cây, dù cao, dù thấp ẩn mình nhiều cách, đứng, ngồi, bò xoài ra ..,
Tôi ngó một gốc thông bị chặt ngắn giữa bãi cát, và một chú lính Mỹ làm bộ bò xoài ra, súng kề vai lăm lăm trước mặt . 
Đồng hồ chỉ 9 giờ, đoàn lính đổ bộ đó, đã mau chóng xếp ngay hàng thẳng lối, máy phóng thanh bắt đầu làm việc ..,


Rồi đoàn quân đổ bộ chuẩn bị lên hàng trăm xe GMC của các đơn vị tăng phái cho Quân Đoàn I để chở đoàn lính trên về đơn vị đã dự trù cho họ ..,
20 vòng hoa tượng trưng đã kịp thời choàng lên cổ 20 vị " đồng minh " một cách máy móc, nhưng cũng bắt buộc phải làm cho đúng thể thức giao tế. 
Bấy giờ tôi mới biết là Lữ Đoàn 9 Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ hiện diện trước mặt .
Và đó cũng là đoàn quân Hoa Kỳ đầu tiên tới miền Nam VN. 
Bốn năm sau, vào cuối mùa thu năm 1969 ...
Dọc biển khơi Vùng 1 Duyên Hải, tức là từ cửa Việt đến vịnh Sa Huỳnh, mà Đà Nẵng của ...tôi, vẫn là địa bàn quân sự một cách quan yếu ...từ đất liền đến không, hải phận QKI. 
2 tầu bệnh viện của Quân Đội Hoa Kỳ rất danh tiếng , đã vì nhu cầu chiến trường nặng hơn, được tăng phái đến VN, nhưng cũng đóng đô ở biển khơi Đà Nẵng, là tầu: 
USS Repose (AH16) 
USS Sanctury (AH 17)

 


Vào một buổi sáng trời không có nắng, tôi được tháp tùng phái đoàn Bộ tham mưu QĐI/ QKI không quá 5 người, lên trực thăng bay ra tầu USS Sanctury  Mỹ đó , 
do lời mời của cố vấn Hoa Kỳ .
Đi thăm tầu, đồng thời thăm thương bệnh binh Mỹ luôn . Phái đoàn hôm đó ...chẳng có gì, không quà cáp, ca kịch như các toán văn nghệ G.I. Quân đội Hoa Kỳ lúc nào cũng trẻ trung đầy sức sống . 
Tôi chỉ được hiểu rằng tầu bệnh viện Sanctury ( AH17) này đã từng hoạt động ở cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (  W W II ), và ở Việt Nam . 
Những thương bệnh binh Mỹ rất trẻ, mặt búng ra sữa , trong y phục bệnh viện mầu xanh da trời. Sao thấy họ hồn nhiên quá . 


Những nhân viên trên tầu bệnh viện đó, như Bác sĩ, y tá, y công...sinh hoạt như trong đất liền, lẽ dĩ nhiên là vậy ...
Chúng tôi chụp rất nhiều hình từ lúc xuống trực thăng tới khi ra về...Tôi thường ghi lại những hình ảnh theo các phái đoàn đi công tác đây đó, này kia ...
Cho tới ngày tan hàng, tôi bỏ lại nhà cửa, xe cộ  vv...ở Đà Nẵng, để vô Saigon. 
Rồi phải đi tù cải tạo ở miền Nam, Bên Cướp Cuộc ở địa phương, chỉ cần hất nhẹ tay vô cửa ra vào nhà tôi ở cư xá Trưng Nữ Vương, cạnh kho dầu xăng, ngã ba Chợ Mới, là tha hồ vơ vét. 
Tất cả của cải trong hơn chục căn nhà sĩ quan nơi cư xá nhỏ nhất đó, đã chẳng còn manh giáp ...
Trong tủ sách nhà tôi có mười mấy cuốn albums với suốt cuộc hành trình " đi lính " của tôi. Nên hình ảnh bất cứ công tác nào nêu trên, đã được tập đoàn Trường Sơn mượn tạm phần nào để triển lãm  " Mỹ Nguỵ " ở ty thông tin cũ của thành phố Đà Nẵng năm 1975 . 
Tất nhiên không phải chỉ hình ảnh của tôi thôi, mà các nhà khác cũng bị mượn luôn như thế, để tranh ảnh triển lãm  " quân đội Mỹ Nguỵ " đầy đủ sắc thái. 
Mùa xuân năm 1998, tôi có dịp tới Washington DC, được bạn chở đi coi Bức Tường Đá Đen ..,
Nơi đó là một nghĩa trang lớn, mộ chí ngay hàng thẳng lối ..,có những bức tượng thờ các tử sĩ của hai cuộc chiến tranh thế giới : thứ I và thứ II . 
Nhưng tôi chú ý tới Bức Tường Đá Đen mà từ đầu hành lang đi vào phía trong xa, tên tuổi 58,000 ( năm mươi tám ngàn ) quân nhân các cấp quân đội Hoa Kỳ tham chiến ở VN đã vĩnh viễn không về với đất nước USA . 
Hôm đó cũng có nhiều thân nhân tử sĩ đi thăm bia mộ chung của một thời đại chưa qua lâu. 


Họ đặt những bó hoa nhỏ ở dưới chân bức tường danh dự đó . Có người còn lấy giấy trắng mỏng và bút chì, để lên trên chỗ tường Đá Đen đó, rồi can cho thấy đúng tên mang về nhà, chắc là muốn cho người nhà biết thêm . 
Như vậy cuộc chiến VN đã kết thúc 23 năm nếu tính từ 1975 tới năm đó 1998. Nhưng quân đội Hoa Kỳ đã cuốn cờ về nước từ 1973 , nên bức tường đó đã thiết lập thành mộ chí chung cho 58,000 tử sĩ Mỹ được 25 năm, 1/4 thế kỷ mà gia đình họ vẫn nhớ thương đấy chứ . 
Thành ra, khó mà vui được mỗi lần nghĩ tới chiến tranh . Không cần phải Mỹ hay ta , VNCH, nếu quý vị lẩn thẩn như tôi, thích tổng hợp cho một cuộc đời người lính Mỹ nào đó. 
Từ lúc người lính Mỹ đặt chân lên đất nước VNCH 
( 1965 ), anh ta bị thương, nằm điều trị ở tầu bệnh viện Sanctury (1969 ), rồi tình trạng nào đó, anh ta vĩnh biệt cõi đời, nếu trễ nhất là ngày chót về lại Hoa Kỳ ( 1973 ) . Thì chao ôi, chỉ có 8 năm ( 1965-1973 ) mà 58,000 người đã thiệt mạng vì chủ nghĩa Tự Do . 
Đó là thấy được hình hài thân xác, còn vv khác như trường hợp mất tích , mất xác ...thì chưa kể ...

      CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NGHĨ TỚI CHIẾN TRANH - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) Bấy giờ tôi mới biết là Lữ Đoàn 9 Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ hiện diện trước mặt. Và đó cũng là đoàn quân Hoa Kỳ đầu tiên tới miền Nam VN.



NGHĨ TỚI CHIẾN TRANH  -  CAO MỴ NHÂN 

Sau Tết nguyên đán khoảng 1 tháng, vào mùa xuân năm 1965, ngày 8/3, mới 5 giờ sáng, tôi đã phải ra phòng khách đợi xe tới đón đi công tác, mà " mật " đến nỗi ...chẳng biết đi đâu, làm gì, nhưng vẫn nôn nóng chờ. 
Bấy giờ tôi còn làm trưởng phòng xã hội Sư đoàn 2 Bộ binh, đồn trú ở An Hải, bên kia sông Hàn, Đà Nẵng . 
Tôi luôn luôn được gọi tăng cường công tác do bạn cùng khoá làm trên Quân Đoàn I . vời đi cùng . 
Kể từ 1-11-1965 thì tôi chính thức giữ chức trưởng phòng xã hội QĐI/ QKI cho tới ngày tan hàng . 
Tôi hỏi Huy Lễ, sau về Thuỷ Quân Lục Chiến : 
Làm gì, không nói cho người ta biết vậy ? 
Thì " mày " cứ đi đi rồi biết, tao không có quyền tiết lộ . 
Khoảng 10 nhân viên xã hội chúng tôi, ghé trường Trung học Phan Châu Trinh, chở thêm 10 nữ sinh đồng phục áo dài trắng nữa, 
1 xe Jeep của Lễ , 1xe dodge chở toàn bộ quý vị nữ sinh vv...nêu trên . 
Xe chạy thẳng ra ngã ba cây Lan, rồi trực chỉ đi Hoà Khánh, như là đi Huế vậy . 
Hình như tài xế các xe đều nhận lệnh sẵn rồi, trên xe chẳng ai nói với ai điều gì. Trời còn chút giá rét mùa đông chưa thật hết ...
Trên đường cũng lác đác xe dấu hiệu QĐI và các đơn vị như Công binh, đại đội biệt kích 2 hộ tống ...
Tới Nam Ô, tức trong phạm vi Liên Chiểu, bên này đèo Hải Vân, thì quẹo tay mặt, chạy ra biển . 
Cho đến giờ phút đó, tôi vẫn chưa biết sắp làm gì, tất nhiên là Lễ thì phải biết rồi, mới thi hành công tác được chứ. 
Một con đường mới mở, thẳng tắp chạy từ quốc lộ 1, ra biển Nam Ô, 2 bên đường còn tre, lồ ô cao vút ...
Tất nhiên đoạn đường đó không dài lắm, mặt biển còn mờ sương đêm, nhưng đó là một bãi cát ...hoang, vì sát chân đèo Hải Vân . 
Xuống xe, mới biết có nhiều phần hành liên hệ đã hiện diện ở đó rồi . 
Không truyện trò ồn ào, nhưng cũng đã có những nụ cười . 
Riêng 10 cô nữ sinh thì ríu rít, thầm thì, và cũng cười vui vẻ nữa . 
Có trực thăng tới, có tiếng Trung tướng Nguyễn Chánh Thi, có tướng Mỹ, và đặc biệt có một ông Mỹ dân sự quần tây xám, chemise trắng . 
Tất cả ngó ra khơi...
Thoạt thì chỉ thấy mấy chấm đen mờ, sau các chấm đó to dần, rồi lớn dần hơn ..,cứ thế chúng biến thành những ca nô,  không, chúng lớn to hơn nữa, đã nguyên hình là những cái tầu nhỏ đối với chiến hạm, nhưng là tầu lớn đối với tầu buôn đường sông Tiền , sông Hậu  mà tôi đã có dịp nhìn thấy những chuyến về Cần Thơ, Long Xuyên năm trước .
Thế rồi thì lính Mỹ nhẩy ào khỏi tầu, bơi trên nước , lội vào bờ ...
Cánh tượng như một cuốn phim chiến tranh, bởi tính cách đổ bộ, nên toán quân ấy, rất đông, nhưng vẫn " vào hàng chiến đấu biểu diễn " ...ấy là họ tự tìm những gốc cây, dù cao, dù thấp ẩn mình nhiều cách, đứng, ngồi, bò xoài ra ..,
Tôi ngó một gốc thông bị chặt ngắn giữa bãi cát, và một chú lính Mỹ làm bộ bò xoài ra, súng kề vai lăm lăm trước mặt . 
Đồng hồ chỉ 9 giờ, đoàn lính đổ bộ đó, đã mau chóng xếp ngay hàng thẳng lối, máy phóng thanh bắt đầu làm việc ..,


Rồi đoàn quân đổ bộ chuẩn bị lên hàng trăm xe GMC của các đơn vị tăng phái cho Quân Đoàn I để chở đoàn lính trên về đơn vị đã dự trù cho họ ..,
20 vòng hoa tượng trưng đã kịp thời choàng lên cổ 20 vị " đồng minh " một cách máy móc, nhưng cũng bắt buộc phải làm cho đúng thể thức giao tế. 
Bấy giờ tôi mới biết là Lữ Đoàn 9 Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ hiện diện trước mặt .
Và đó cũng là đoàn quân Hoa Kỳ đầu tiên tới miền Nam VN. 
Bốn năm sau, vào cuối mùa thu năm 1969 ...
Dọc biển khơi Vùng 1 Duyên Hải, tức là từ cửa Việt đến vịnh Sa Huỳnh, mà Đà Nẵng của ...tôi, vẫn là địa bàn quân sự một cách quan yếu ...từ đất liền đến không, hải phận QKI. 
2 tầu bệnh viện của Quân Đội Hoa Kỳ rất danh tiếng , đã vì nhu cầu chiến trường nặng hơn, được tăng phái đến VN, nhưng cũng đóng đô ở biển khơi Đà Nẵng, là tầu: 
USS Repose (AH16) 
USS Sanctury (AH 17)

 


Vào một buổi sáng trời không có nắng, tôi được tháp tùng phái đoàn Bộ tham mưu QĐI/ QKI không quá 5 người, lên trực thăng bay ra tầu USS Sanctury  Mỹ đó , 
do lời mời của cố vấn Hoa Kỳ .
Đi thăm tầu, đồng thời thăm thương bệnh binh Mỹ luôn . Phái đoàn hôm đó ...chẳng có gì, không quà cáp, ca kịch như các toán văn nghệ G.I. Quân đội Hoa Kỳ lúc nào cũng trẻ trung đầy sức sống . 
Tôi chỉ được hiểu rằng tầu bệnh viện Sanctury ( AH17) này đã từng hoạt động ở cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (  W W II ), và ở Việt Nam . 
Những thương bệnh binh Mỹ rất trẻ, mặt búng ra sữa , trong y phục bệnh viện mầu xanh da trời. Sao thấy họ hồn nhiên quá . 


Những nhân viên trên tầu bệnh viện đó, như Bác sĩ, y tá, y công...sinh hoạt như trong đất liền, lẽ dĩ nhiên là vậy ...
Chúng tôi chụp rất nhiều hình từ lúc xuống trực thăng tới khi ra về...Tôi thường ghi lại những hình ảnh theo các phái đoàn đi công tác đây đó, này kia ...
Cho tới ngày tan hàng, tôi bỏ lại nhà cửa, xe cộ  vv...ở Đà Nẵng, để vô Saigon. 
Rồi phải đi tù cải tạo ở miền Nam, Bên Cướp Cuộc ở địa phương, chỉ cần hất nhẹ tay vô cửa ra vào nhà tôi ở cư xá Trưng Nữ Vương, cạnh kho dầu xăng, ngã ba Chợ Mới, là tha hồ vơ vét. 
Tất cả của cải trong hơn chục căn nhà sĩ quan nơi cư xá nhỏ nhất đó, đã chẳng còn manh giáp ...
Trong tủ sách nhà tôi có mười mấy cuốn albums với suốt cuộc hành trình " đi lính " của tôi. Nên hình ảnh bất cứ công tác nào nêu trên, đã được tập đoàn Trường Sơn mượn tạm phần nào để triển lãm  " Mỹ Nguỵ " ở ty thông tin cũ của thành phố Đà Nẵng năm 1975 . 
Tất nhiên không phải chỉ hình ảnh của tôi thôi, mà các nhà khác cũng bị mượn luôn như thế, để tranh ảnh triển lãm  " quân đội Mỹ Nguỵ " đầy đủ sắc thái. 
Mùa xuân năm 1998, tôi có dịp tới Washington DC, được bạn chở đi coi Bức Tường Đá Đen ..,
Nơi đó là một nghĩa trang lớn, mộ chí ngay hàng thẳng lối ..,có những bức tượng thờ các tử sĩ của hai cuộc chiến tranh thế giới : thứ I và thứ II . 
Nhưng tôi chú ý tới Bức Tường Đá Đen mà từ đầu hành lang đi vào phía trong xa, tên tuổi 58,000 ( năm mươi tám ngàn ) quân nhân các cấp quân đội Hoa Kỳ tham chiến ở VN đã vĩnh viễn không về với đất nước USA . 
Hôm đó cũng có nhiều thân nhân tử sĩ đi thăm bia mộ chung của một thời đại chưa qua lâu. 


Họ đặt những bó hoa nhỏ ở dưới chân bức tường danh dự đó . Có người còn lấy giấy trắng mỏng và bút chì, để lên trên chỗ tường Đá Đen đó, rồi can cho thấy đúng tên mang về nhà, chắc là muốn cho người nhà biết thêm . 
Như vậy cuộc chiến VN đã kết thúc 23 năm nếu tính từ 1975 tới năm đó 1998. Nhưng quân đội Hoa Kỳ đã cuốn cờ về nước từ 1973 , nên bức tường đó đã thiết lập thành mộ chí chung cho 58,000 tử sĩ Mỹ được 25 năm, 1/4 thế kỷ mà gia đình họ vẫn nhớ thương đấy chứ . 
Thành ra, khó mà vui được mỗi lần nghĩ tới chiến tranh . Không cần phải Mỹ hay ta , VNCH, nếu quý vị lẩn thẩn như tôi, thích tổng hợp cho một cuộc đời người lính Mỹ nào đó. 
Từ lúc người lính Mỹ đặt chân lên đất nước VNCH 
( 1965 ), anh ta bị thương, nằm điều trị ở tầu bệnh viện Sanctury (1969 ), rồi tình trạng nào đó, anh ta vĩnh biệt cõi đời, nếu trễ nhất là ngày chót về lại Hoa Kỳ ( 1973 ) . Thì chao ôi, chỉ có 8 năm ( 1965-1973 ) mà 58,000 người đã thiệt mạng vì chủ nghĩa Tự Do . 
Đó là thấy được hình hài thân xác, còn vv khác như trường hợp mất tích , mất xác ...thì chưa kể ...

      CAO MỴ NHÂN (HNPD)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm