Mỗi Ngày Một Chuyện
NGÔI NHÀ CUỐI THÁNG 3/1975 - CAO MỴ NHÂN
NGÔI NHÀ
CUỐI THÁNG 3/1975 -
CAO MỴ NHÂN
Thế là tôi đã rời bỏ Đà Nẵng cuối tháng 3
cách đây 43 năm.
Cái nỗi buồn nó cứ mài mại giống nhau, khi
phải đứng trước một không gian nào từ trong nước ra ngoài nước.
Lúc đầu tôi tưởng là tôi có thể quên ngay
hình ảnh tôi ở cái thành phố miền Trung lần đầu tiên tôi đến, rồi lần cuối cùng
tôi đi.
Tức là suốt thời gian tôi vào đời tự lập,
trưởng thành, chưa hề nghĩ tới tuổi già, vì còn quá trẻ giữa cuộc sống mênh
mông, tươi đẹp, đầy hy vọng.
Tôi nhớ đêm cuối cùng ở Đà Nẵng, mấy mẹ con
tôi, chị phụ tá và đàn con của chị, các cô nhân viên có con nhỏ, cùng tôi xuống
khu Thanh Bồ, để tránh Việt Cộng pháo kích nát kho dầu Shell, là một trong 4
trọng điểm VC dự trù tấn kích thành phố Đà Nẵng gồm:
Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI
Phi trường Quân, Dân sự Đà Nẵng
Cầu De Lattre
Kho dầu xăng Shell
Từ Phi trường ra doanh trại Nguyễn Tri
Phương, đại bản doanh Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI độ hơn cây số.
Từ BTL/ QĐI/QKI ra cầu De Lattre độ nửa cây
số.
Kho dầu xăng Shell bên bờ sông Hàn cách cầu
De Lattre có vài trăm thước.
Nghĩa là 4 trọng điểm nêu trên ở rất gần
nhau, chúng, VC pháo kích 4 nơi này, thành phố sẽ tê liệt trong tức khắc, nhà
tôi lại ở cư xá Trưng Nữ Vương, sát kho dầu xăng Shell, nên chẳng làm sao yên
tâm được.
Do đó, chúng tôi phải đi lánh nạn ở nhà ông
tài xế tên Bảo, thuộc phòng xã hội QĐI/QKI đêm đó.
Đang ngủ lơ mơ, nghe ông xã tôi gõ cửa nhà
chú tài xế, nói rằng chúng tôi phải đi ngay, có 2 chiếc tầu lớn
Panama,đang neo ở ngoài biển Tiên Sa, cách
thành phố mười mấy cây số, dành chở nhân viên sở Mỹ cùng gia đình họ vô Saigon,
rồi đi Philippin.
Chúng tôi gần hai chục người chất trên 2 xe
Jeep. Ngoài số nhân viên Phòng Xã Hội và gia đình, còn có 3
ông trong phái đoàn từ Trung ương ra công
tác, do Trung tá Khuê làm trưởng đoàn, mà trước đó, cả thành phố chật ních
người tị nạn, nên không có chỗ cho phái đoàn ở lại, tôi phải dinh quý ông ấy về
lưu trú tại nhà tôi, số 87 cư xá Trưng Nữ Vương Đà Nẵng .
Đến cửa cảng Tiên Sa, chúng tôi phải qua 10
chiếc xe tải bít bùng do cơ quan DAO của Mỹ thuê chở ra bến tầu.
Bến tầu quân sự Tiên Sa, ngay cửa vô cảng,
tôi thấy đại tá Ngô Minh Châu Chỉ Huy trưởng Bộ Chỉ Huy 1
Tiếp Vận, đang đứng điều hành giờ "giới
nghiêm "
cùng với phần hành Hải quân Vùng 1 Duyên Hải
.
Quân cảng Tiên Sa tối đen trong mưa rơi lất
phất ...
Chiếc tầu thuỷ lớn sơn mầu trắng lấp loáng
ánh điện vàng yếu ớt ...đang đậu sát cầu tầu.
Mọi người đổ xô thành một đống dưới chân
chiếc thang nhỏ để lên tầu.
2,3 sĩ quan hàng hải đứng khám xét xem người
đi có mang vũ khí không.
Trung uý dược sĩ Dũng thuộc Cục Xã Hội trong
phái đoàn ra công tác nêu trên, bị chặn lại vì mang theo khẩu súng lục. Sau đó
phải gởi nhân viên chỉ huy tầu giữ trong thời gian di tản.
Tầu sắp sửa nhổ neo, mà tôi vẫn đứng dưới
chân cầu thang, chưa lên tầu được, chỉ vì tôi bị lạc 3 đứa con nhỏ đi cùng đứa
giữ em, lên một xe tải khác.
Không ai và cả chính tôi tưởng tượng được
lúc đó, nếu tôi cùng đứa con lớn nhất lên tầu, mà 3 đứa nhỏ và người giữ em kẹt
lại, thì rồi mẹ con có còn gặp nữa không ?
Hay ngược lại, nếu tôi cùng cháu đang hiện
diện ở lại, mà 3 cháu bé kia cùng người làm đã ở đâu đó trên tầu, thì ...cục
diện gia đình tôi sẽ ra sao?
Trong hoàn cảnh ấy, mắt tôi khô khốc, không
khóc được nữa.
Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy tôi thật dở, sao
không nhờ nhân viên tầu nói trên cái loa tìm con lạc chớ?
Ô hay, tầu chở người chạy loạn, mà lại vô
cùng xô bồ
trong những tiếng đạn hoả tiễn pháo kích
liên tục vô doanh trại, và cầu tầu thế kia, thì còn " tâm địa" đâu để
khóc nhỉ?
Đã thấy dấu hiệu tầu nhổ neo. Một người Mỹ
trắng nói tiếng Việt thật rành rẽ, phụ việc xét khách lên tầu hỏi tôi còn chờ
gì nữa chưa lên tầu, vì người đi đã vãn.
Tôi nói cho mọi người biết tôi bị lạc mấy
đứa con, do người làm dẫn leo lên một xe tải khác, lúc phải chuyển xe ở dọc
đường.
Một chú lính trong toán gác cầu tầu nói:
" còn 2 chiếc xe chưa vô tới, đợi thử xem có chúng không? "
Quả nhiên ánh đèn pha 2 xe trong toán 10 xe
bít bùng đã loé tới. Rồi trong mưa, tôi thấy con bé giữ em ẵm cháu út của tôi
cùng 2 cháu lớn hơn đang chạy bộ tới .
Khi cả 5 mẹ con và đứa người làm đã ở yên
trên boong tầu rồi, tôi mới bắt đầu sợ những quả đạn to ù đang bay xoắn ánh lửa
đỏ veo veo trên không trung, rớt đánh ầm xuống đâu đó ...quanh sân cảng, bởi
nỗi chết không rời lâu nay đã cận kề.
Người ta chết như những con vật bị xe cán
trên đường phố, mà ở VN, trong thời chiến tranh tôi thấy nhiều lần
đạn pháo kích của VC đã nổ, làm tan xác dân
lành giống y như những con vật khốn khổ đó.
Tầu quen lệ hú còi báo hiệu giờ khởi hành,
dẫu đạn từ bên kia thành phố vẫn tiếp tục pháo qua bến cảng Tiên Sa, nơi bờ
biển sang trọng, kín đáo nhất miền Trung của ...tôi.
Ngôi nhà ở giữa mặt tiền cư xá Trưng Nữ
Vương, gia đình tôi đã cư ngụ êm đềm, hoạt lạc bao lâu nay, chưa rời xa tít, mà
tôi có cảm tưởng như đã giã biệt ngôi nhà ấy cả trăm năm ...
Ngôi nhà không đẹp lắm, vì có từ thời Tây,
nhưng không được tu bổ thường xuyên, nên nó bắt đầu lụ khụ, già nua trong cuộc
chiến tranh, mà chưa khi nào tôi nghĩ đến ngày hoà bình thủa đó, trước 1975.
Hình như đôi mắt bắt đầu ướt, vì lúc gia
đình tôi rời bỏ ngôi nhà đó, chúng tôi không đi từ nó, ngôi nhà ẩm ướt buồn
thương ...
Khi xe chạy ngang cư xá, vì nó ở trên đường
qua sông, để vượt cầu De Lattre, rẽ trái đi Tiên Sa. Và từ đó, chúng tôi có mặt
trên tầu này.
Nghĩa là ngôi nhà vẫn giữ nguyên vị trí đồ
đạc trong nhà.
Trong nhà có rất nhiều đồ gia dụng, lương thực, vv...đồng thời
ngôi nhà đó chất chứa một kho kỷ niệm , minh chứng bằng mười mấy cuốn nhật ký,
hàng chục cuốn album, gần như giữ nguyên hình ảnh cuộc chiến ở miền địa đầu
giới tuyến, lãnh thổ từ Bến Hải tới Sa Huỳnh...
Nơi những tài liệu của riêng cá nhân tôi,
trưởng phòng xã hội QĐI/QKI, với hàng ngàn chuyến công tác, họp hành, hàng trăm
nhân vật tiếng tăm từ các nơi đến miền hoả tuyến thăm viếng, uỷ lạo đơn vị,
tiền đồn và vv...khác trong nhiệm vụ hay trong giao tế.
Xe chạy ngang ngôi nhà, bay biến nhanh chóng
như sợ bị kỷ niệm giữ lại, hình ảnh nó , ngôi nhà mà hằng ngày chúng tôi đi
làm, con cái đi học, sẽ không còn cái cảnh sinh hoạt ấy nữa.
Tầu đi 4 đêm 3 ngày, từ Đà Nẵng vô Saigon,
trước khi buông neo ở Khánh Hội, đại diện tầu thông báo ai xuống Sai Gòn thì
cập bến, có ban đại diện ra đón nhận, ai đi Philippin thì ở lại tầu, đi tiếp.
Thật là cơ may tới trước mặt, qua Phi Luật
Tân tị nạn như một tháng sau ở Saigon, người ta phải chạy đôn, chạy đáo đi tìm
phương tiện rời nước mà không có .
Nhưng thôi, vạn sự giai do tiền định, cái
cung thiên di của gia đình tôi nó tạm thời bị ...triệt ở mùa xuân 1975.
Lạ quá tôi bỏ Đà Nẵng đúng nghĩa chạy trốn,
vậy mà trong lúc mấy mẹ con tôi lếch thếch ra sân bến, trên loa phóng thanh của
ban tiếp cư, đã đọc tin tìm người nhà:
Cao Mỵ Nhân và các con là Dương...vv rồi.
Những gia đình nhân viên viên PXH / QĐI có
thân nhân ở Saigon thì thuê xe về, còn không có bà con thì được đón về trung
tâm tị nạn Cộng sản ở đường Trần Quốc Toản, nên gia đình vợ con ông Bảo tài xế
đã về nơi gọi là trại tị nạn đó, sau được chuyển đi Tam Hiệp Biên Hoà .
Trong đời tôi, đó là lần thứ hai tôi chứng
kiến cảnh chủ nhà "bỏ của chạy lấy người" một cách không dám vương
vấn.
Lần thứ nhất, ba tôi khoá cửa ngôi nhà số
112A phố Tám Gian tức đại lộ Lê Lợi ở Hảiphong, cuối tháng 9 năm 1954. Đồ đạc
trong nhà vẫn như chờ người đi xa xứ, sẽ trở về, đầy đủ sập gụ, tủ chè, salon,
hoành phi câu đối, toàn trạm trổ, cẩn sa cừ. Vì nếu bán buôn hay di chuyển đi
đâu, là bọn nằm vùng CS đến ngăn cản ngay .
Và lần thứ hai như đương nêu, là chính tôi
phải bỏ lại ngôi nhà, để tay không ra đi tị nạn, mà vì còn ở phần đất tự do,
tôi tưởng sẽ trở về, dẫu trong lòng đang toát ra cái tư tưởng biệt ly, chắc
chẳng còn gặp lại " Nhà " của tôi .
Quả đúng như thế, ngay khi ở trên tầu di tản
ấy, vị hạm trưởng và sĩ quan hàng hải Phi Luật Tân đã chào cờ gọi là "Vĩnh
biệt Đà Nẵng " ngày 29 - 3 - 1975.
Buổi sáng đó, mắt tôi lại khô khốc như đi
trên sa mạc đầy nắng gió, thèm khát được về lại ngôi nhà, thèm khát những thân
quen trước đó mới vài ngày.
Ngôi nhà xưa ơi, vĩnh viễn chẳng bao giờ gặp
lại, nó đã biến thành Văn phòng trụ sở phường Bình Hiên bao gồm 2 phường thủa
chế độ cũ, là Bình Thuận và Nại Hiên Tây, quận Nội Ô Đà Nẵng, ôi một thời nhớ
mãi...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NGÔI NHÀ CUỐI THÁNG 3/1975 - CAO MỴ NHÂN
NGÔI NHÀ
CUỐI THÁNG 3/1975 -
CAO MỴ NHÂN
Thế là tôi đã rời bỏ Đà Nẵng cuối tháng 3
cách đây 43 năm.
Cái nỗi buồn nó cứ mài mại giống nhau, khi
phải đứng trước một không gian nào từ trong nước ra ngoài nước.
Lúc đầu tôi tưởng là tôi có thể quên ngay
hình ảnh tôi ở cái thành phố miền Trung lần đầu tiên tôi đến, rồi lần cuối cùng
tôi đi.
Tức là suốt thời gian tôi vào đời tự lập,
trưởng thành, chưa hề nghĩ tới tuổi già, vì còn quá trẻ giữa cuộc sống mênh
mông, tươi đẹp, đầy hy vọng.
Tôi nhớ đêm cuối cùng ở Đà Nẵng, mấy mẹ con
tôi, chị phụ tá và đàn con của chị, các cô nhân viên có con nhỏ, cùng tôi xuống
khu Thanh Bồ, để tránh Việt Cộng pháo kích nát kho dầu Shell, là một trong 4
trọng điểm VC dự trù tấn kích thành phố Đà Nẵng gồm:
Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI
Phi trường Quân, Dân sự Đà Nẵng
Cầu De Lattre
Kho dầu xăng Shell
Từ Phi trường ra doanh trại Nguyễn Tri
Phương, đại bản doanh Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI độ hơn cây số.
Từ BTL/ QĐI/QKI ra cầu De Lattre độ nửa cây
số.
Kho dầu xăng Shell bên bờ sông Hàn cách cầu
De Lattre có vài trăm thước.
Nghĩa là 4 trọng điểm nêu trên ở rất gần
nhau, chúng, VC pháo kích 4 nơi này, thành phố sẽ tê liệt trong tức khắc, nhà
tôi lại ở cư xá Trưng Nữ Vương, sát kho dầu xăng Shell, nên chẳng làm sao yên
tâm được.
Do đó, chúng tôi phải đi lánh nạn ở nhà ông
tài xế tên Bảo, thuộc phòng xã hội QĐI/QKI đêm đó.
Đang ngủ lơ mơ, nghe ông xã tôi gõ cửa nhà
chú tài xế, nói rằng chúng tôi phải đi ngay, có 2 chiếc tầu lớn
Panama,đang neo ở ngoài biển Tiên Sa, cách
thành phố mười mấy cây số, dành chở nhân viên sở Mỹ cùng gia đình họ vô Saigon,
rồi đi Philippin.
Chúng tôi gần hai chục người chất trên 2 xe
Jeep. Ngoài số nhân viên Phòng Xã Hội và gia đình, còn có 3
ông trong phái đoàn từ Trung ương ra công
tác, do Trung tá Khuê làm trưởng đoàn, mà trước đó, cả thành phố chật ních
người tị nạn, nên không có chỗ cho phái đoàn ở lại, tôi phải dinh quý ông ấy về
lưu trú tại nhà tôi, số 87 cư xá Trưng Nữ Vương Đà Nẵng .
Đến cửa cảng Tiên Sa, chúng tôi phải qua 10
chiếc xe tải bít bùng do cơ quan DAO của Mỹ thuê chở ra bến tầu.
Bến tầu quân sự Tiên Sa, ngay cửa vô cảng,
tôi thấy đại tá Ngô Minh Châu Chỉ Huy trưởng Bộ Chỉ Huy 1
Tiếp Vận, đang đứng điều hành giờ "giới
nghiêm "
cùng với phần hành Hải quân Vùng 1 Duyên Hải
.
Quân cảng Tiên Sa tối đen trong mưa rơi lất
phất ...
Chiếc tầu thuỷ lớn sơn mầu trắng lấp loáng
ánh điện vàng yếu ớt ...đang đậu sát cầu tầu.
Mọi người đổ xô thành một đống dưới chân
chiếc thang nhỏ để lên tầu.
2,3 sĩ quan hàng hải đứng khám xét xem người
đi có mang vũ khí không.
Trung uý dược sĩ Dũng thuộc Cục Xã Hội trong
phái đoàn ra công tác nêu trên, bị chặn lại vì mang theo khẩu súng lục. Sau đó
phải gởi nhân viên chỉ huy tầu giữ trong thời gian di tản.
Tầu sắp sửa nhổ neo, mà tôi vẫn đứng dưới
chân cầu thang, chưa lên tầu được, chỉ vì tôi bị lạc 3 đứa con nhỏ đi cùng đứa
giữ em, lên một xe tải khác.
Không ai và cả chính tôi tưởng tượng được
lúc đó, nếu tôi cùng đứa con lớn nhất lên tầu, mà 3 đứa nhỏ và người giữ em kẹt
lại, thì rồi mẹ con có còn gặp nữa không ?
Hay ngược lại, nếu tôi cùng cháu đang hiện
diện ở lại, mà 3 cháu bé kia cùng người làm đã ở đâu đó trên tầu, thì ...cục
diện gia đình tôi sẽ ra sao?
Trong hoàn cảnh ấy, mắt tôi khô khốc, không
khóc được nữa.
Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy tôi thật dở, sao
không nhờ nhân viên tầu nói trên cái loa tìm con lạc chớ?
Ô hay, tầu chở người chạy loạn, mà lại vô
cùng xô bồ
trong những tiếng đạn hoả tiễn pháo kích
liên tục vô doanh trại, và cầu tầu thế kia, thì còn " tâm địa" đâu để
khóc nhỉ?
Đã thấy dấu hiệu tầu nhổ neo. Một người Mỹ
trắng nói tiếng Việt thật rành rẽ, phụ việc xét khách lên tầu hỏi tôi còn chờ
gì nữa chưa lên tầu, vì người đi đã vãn.
Tôi nói cho mọi người biết tôi bị lạc mấy
đứa con, do người làm dẫn leo lên một xe tải khác, lúc phải chuyển xe ở dọc
đường.
Một chú lính trong toán gác cầu tầu nói:
" còn 2 chiếc xe chưa vô tới, đợi thử xem có chúng không? "
Quả nhiên ánh đèn pha 2 xe trong toán 10 xe
bít bùng đã loé tới. Rồi trong mưa, tôi thấy con bé giữ em ẵm cháu út của tôi
cùng 2 cháu lớn hơn đang chạy bộ tới .
Khi cả 5 mẹ con và đứa người làm đã ở yên
trên boong tầu rồi, tôi mới bắt đầu sợ những quả đạn to ù đang bay xoắn ánh lửa
đỏ veo veo trên không trung, rớt đánh ầm xuống đâu đó ...quanh sân cảng, bởi
nỗi chết không rời lâu nay đã cận kề.
Người ta chết như những con vật bị xe cán
trên đường phố, mà ở VN, trong thời chiến tranh tôi thấy nhiều lần
đạn pháo kích của VC đã nổ, làm tan xác dân
lành giống y như những con vật khốn khổ đó.
Tầu quen lệ hú còi báo hiệu giờ khởi hành,
dẫu đạn từ bên kia thành phố vẫn tiếp tục pháo qua bến cảng Tiên Sa, nơi bờ
biển sang trọng, kín đáo nhất miền Trung của ...tôi.
Ngôi nhà ở giữa mặt tiền cư xá Trưng Nữ
Vương, gia đình tôi đã cư ngụ êm đềm, hoạt lạc bao lâu nay, chưa rời xa tít, mà
tôi có cảm tưởng như đã giã biệt ngôi nhà ấy cả trăm năm ...
Ngôi nhà không đẹp lắm, vì có từ thời Tây,
nhưng không được tu bổ thường xuyên, nên nó bắt đầu lụ khụ, già nua trong cuộc
chiến tranh, mà chưa khi nào tôi nghĩ đến ngày hoà bình thủa đó, trước 1975.
Hình như đôi mắt bắt đầu ướt, vì lúc gia
đình tôi rời bỏ ngôi nhà đó, chúng tôi không đi từ nó, ngôi nhà ẩm ướt buồn
thương ...
Khi xe chạy ngang cư xá, vì nó ở trên đường
qua sông, để vượt cầu De Lattre, rẽ trái đi Tiên Sa. Và từ đó, chúng tôi có mặt
trên tầu này.
Nghĩa là ngôi nhà vẫn giữ nguyên vị trí đồ
đạc trong nhà.
Trong nhà có rất nhiều đồ gia dụng, lương thực, vv...đồng thời
ngôi nhà đó chất chứa một kho kỷ niệm , minh chứng bằng mười mấy cuốn nhật ký,
hàng chục cuốn album, gần như giữ nguyên hình ảnh cuộc chiến ở miền địa đầu
giới tuyến, lãnh thổ từ Bến Hải tới Sa Huỳnh...
Nơi những tài liệu của riêng cá nhân tôi,
trưởng phòng xã hội QĐI/QKI, với hàng ngàn chuyến công tác, họp hành, hàng trăm
nhân vật tiếng tăm từ các nơi đến miền hoả tuyến thăm viếng, uỷ lạo đơn vị,
tiền đồn và vv...khác trong nhiệm vụ hay trong giao tế.
Xe chạy ngang ngôi nhà, bay biến nhanh chóng
như sợ bị kỷ niệm giữ lại, hình ảnh nó , ngôi nhà mà hằng ngày chúng tôi đi
làm, con cái đi học, sẽ không còn cái cảnh sinh hoạt ấy nữa.
Tầu đi 4 đêm 3 ngày, từ Đà Nẵng vô Saigon,
trước khi buông neo ở Khánh Hội, đại diện tầu thông báo ai xuống Sai Gòn thì
cập bến, có ban đại diện ra đón nhận, ai đi Philippin thì ở lại tầu, đi tiếp.
Thật là cơ may tới trước mặt, qua Phi Luật
Tân tị nạn như một tháng sau ở Saigon, người ta phải chạy đôn, chạy đáo đi tìm
phương tiện rời nước mà không có .
Nhưng thôi, vạn sự giai do tiền định, cái
cung thiên di của gia đình tôi nó tạm thời bị ...triệt ở mùa xuân 1975.
Lạ quá tôi bỏ Đà Nẵng đúng nghĩa chạy trốn,
vậy mà trong lúc mấy mẹ con tôi lếch thếch ra sân bến, trên loa phóng thanh của
ban tiếp cư, đã đọc tin tìm người nhà:
Cao Mỵ Nhân và các con là Dương...vv rồi.
Những gia đình nhân viên viên PXH / QĐI có
thân nhân ở Saigon thì thuê xe về, còn không có bà con thì được đón về trung
tâm tị nạn Cộng sản ở đường Trần Quốc Toản, nên gia đình vợ con ông Bảo tài xế
đã về nơi gọi là trại tị nạn đó, sau được chuyển đi Tam Hiệp Biên Hoà .
Trong đời tôi, đó là lần thứ hai tôi chứng
kiến cảnh chủ nhà "bỏ của chạy lấy người" một cách không dám vương
vấn.
Lần thứ nhất, ba tôi khoá cửa ngôi nhà số
112A phố Tám Gian tức đại lộ Lê Lợi ở Hảiphong, cuối tháng 9 năm 1954. Đồ đạc
trong nhà vẫn như chờ người đi xa xứ, sẽ trở về, đầy đủ sập gụ, tủ chè, salon,
hoành phi câu đối, toàn trạm trổ, cẩn sa cừ. Vì nếu bán buôn hay di chuyển đi
đâu, là bọn nằm vùng CS đến ngăn cản ngay .
Và lần thứ hai như đương nêu, là chính tôi
phải bỏ lại ngôi nhà, để tay không ra đi tị nạn, mà vì còn ở phần đất tự do,
tôi tưởng sẽ trở về, dẫu trong lòng đang toát ra cái tư tưởng biệt ly, chắc
chẳng còn gặp lại " Nhà " của tôi .
Quả đúng như thế, ngay khi ở trên tầu di tản
ấy, vị hạm trưởng và sĩ quan hàng hải Phi Luật Tân đã chào cờ gọi là "Vĩnh
biệt Đà Nẵng " ngày 29 - 3 - 1975.
Buổi sáng đó, mắt tôi lại khô khốc như đi
trên sa mạc đầy nắng gió, thèm khát được về lại ngôi nhà, thèm khát những thân
quen trước đó mới vài ngày.
Ngôi nhà xưa ơi, vĩnh viễn chẳng bao giờ gặp
lại, nó đã biến thành Văn phòng trụ sở phường Bình Hiên bao gồm 2 phường thủa
chế độ cũ, là Bình Thuận và Nại Hiên Tây, quận Nội Ô Đà Nẵng, ôi một thời nhớ
mãi...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)