Mỗi Ngày Một Chuyện
NGÔI NHÀ Ở LƯNG ĐỒI - CAO MỴ NHÂN
NGÔI NHÀ Ở LƯNG ĐỒI - CAO MỴ NHÂN
Cái " Toán Kỹ thuật " gồm 8 người, mà hình như tôi đã nhiều lần kể quý vị nghe, không phải chỉ ở đây, còn mấy nơi quen biết khác nữa ...
Trên con đường đúng nghĩa độc đạo, từ Bình Dương đi Bến Súc, nửa chừng đường có những địa danh, chẳng phải danh lam thắng cảnh gì, nhưng những vùng đất đó đã đi vào chiến trận miền Nam trước 30 - 4 - 1975 .
Một trong những địa điểm tôi vừa kể trên là Rạch Bắp, nơi có những hố bom B52 sâu thẳm , không phải bình địa lác đác, lỗ chỗ đó đây , mà gần như mặt đất có thể rỗng, bởi những hố bom chồng chất lên nhau ...
Nơi đó được bạo quyền CSVN chiếu cố vào đầu thập niên 80 thế kỷ trước, để xây dựng một nông trường trồng cây xuất khẩu, là cây điều, do lực lượng thanh niên xung phong làm công nhân, toán kỹ thuật chúng tôi đi phát quang những góc chính để phác hoạ bản đồ xây dựng nông trường .
Toán kỹ thuật tạm trú trong một ngôi nhà lá lớn, vách lồ ô, nền đất lồi lõm, với chiếc cửa rộng toạc mà liếp che thì hụt hở ...chỉ tạm tránh gió táp, mưa lùa .
Cái gia đình bất đắc dĩ 8 người " Toán Kỹ thuật " của ...tôi, như đã giới thiệu gồm đầu đàn là cụ kỹ sư Cường năm đó đã 70 tuổi. Nên nếu còn tại thế, thì cụ cũng trên một trăm tuổi, là chủ tiệm thuốc tây lớn tên Phong Châu, ở sát chùa Vĩnh Nghiêm.
Gia đình cụ Cường cũng có thân nhân ở Canada, nhưng bấy giờ chưa có chương trình bảo lãnh đi đoàn tụ .
Gia đình cụ bị đánh tư sản, nên cụ phải xin vô cái nông trường chưa thành hình ấy, một mình, để vợ con được ở lại Saigon.
Cụ vốn kỹ sư công chánh cũ, nên phụ trách việc ngồi nhà vẽ bản đồ nông trường đang còn mơ màng trong tưởng tượng, của mọi người liên hệ tới nó .
Người đặc biệt thứ 2 , phải kể là tôi, vì tôi là phụ nữ duy nhất của toán kỹ thuật .
Cùng với 6 sĩ quan VNCH vừa ra tù cải tạo từ các trại tù ở miền Nam trở về gia đình, nhưng tất cả có tên trong danh sách đi những nông trường khác xa hơn .
Chúng tôi phải theo một giới chức cũ của chế độ vừa bị cướp chính quyền, để cùng đi nông trường tên Tây Nam đó, ngõ hầu cho gia đình riêng mỗi người được yên thấm ở Saigon sinh sống .
Trong ngôi nhà " khó hiểu " đương nêu, có một góc được che kín hơn để làm bếp, thì đã mau chóng biến thành chỗ ở riêng của tôi, đàn bà duy nhất .
Tất cả ở phía ngoài với cái " lán trại " giống y như trong tù cải tạo, là một sạp ván dài cũ đầy mọt, vừa là chỗ dọn cơm lên ăn, vừa là chỗ ngủ nghỉ của 7 vị " Giang hồ khí cốt " cụ kỹ sư Cường và 6 sĩ quan cựu tù cải tạo như trình bày trên.
Tất nhiên ở trong một tổ chức tập thể nào, thì phải thống thuộc luật lệ tổ chức ấy, ngoài công việc được chỉ định là làm chị nuôi, tức làm bếp, nấu ăn cho cả toán, tôi còn bị làm y tá cho " nông trường ".
Suốt thời gian ở đó, tôi chỉ phải chích thuốc cho " đồng chí Bác Tám " một cán bộ miền Nam kỳ cựu, không có gia đình, phải tá túc với tập thể, năm đó đã ở tuổi 80.
" Bác Tám " là người được " trên " đãi ngộ cho hưởng quy chế mỗi ngày chích một ống B1, nên cứ đúng giờ trưa, là tôi phải lội bộ từ cuối dốc, lên đỉnh đồi " gió hú " để cầm ống chích dùi vào lớp da nhăn nheo dai nhách của " bác Tám ", nhưng sao tôi thấy bác ta không hề nhăn mặt .
Lương mỗi người 100 đồng một tháng đồng đều quý vị trong toán, nhưng số tiền khoán cho Toán Kỹ thuật tổng quát là 1000 đồng, quý vị đề nghị giao cho tôi giữ để chợ búa cho toán ăn cả tháng .
Lý do là ai trong toán cũng có một gia đình để sống riêng tư nơi đô thành Saigon Chợ Lớn xưa, chẳng qua kéo nhau lên vùng đất chết đó, để phục hoá ruộng rẫy thay cho phải đi xa hơn nữa ở An Giang, Cà Mâu .
Vả lại, đã gọi là Toán Kỹ thuật, thì hầu hết trí thức, tiểu tư sản rồi, chưa kể cụ kỹ sư Cường được gọi là Tư sản " mại bản " như tặc quyền nói .
Nên có ai thiết nhận ba cái đồng lương chết tiệt đó.
Và vì tính cách phức tạp của " ngôi nhà lá khó hiểu ở lưng đồi ", mà chúng tôi đôi lúc rất thương nhau thật tình, song cũng rất xa lạ đến lạnh lùng.
Đã có lúc người ta có thể không đập một con rắn đang luồn vào cửa nhà, nhưng lại có thể chạy bạt mạng vô rừng sâu, để kiếm một người bị vô tình rớt lại trên đường về .
Cuộc sống khô khan đến độ đất bùn cũng phải bốc hơi , có lẽ chỉ trừ 2 ông xếp sòng lớn tuổi hơn một chút là bình tâm làm cái công việc bất đắc dĩ, chờ tới phiên tự chia nhau về Saigon thăm nhà bất cứ lúc nào , còn thì mỗi người một tư duy riêng để suy nghĩ .
Một ngày chủ nhật, không ai về Saigon tuần đó, vì chẳng còn tiền chi phí đường trường, chứ chẳng vì đâu.
Tôi nói với mọi người là tất cả cứ việc ở " ngôi nhà chung khó hiểu " trên đồi, tôi xuống đoạn đường dốc nơi bến sông Rạch Bắp.
Tới một chòi nhà lá, tất nhiên toàn là nhà lá, 2 bên dọc đường, để xin họ một mớ thân cây khoai mì về cho toán Kỹ thuật, trồng chung quanh nhà hầu có chút phương tiện " ăn thêm " .
Mọi người giả ngủ, xem tôi có dám rời nhà một mình đi đâu không, vì lúc nào tôi cũng được giúp đỡ bất cứ công việc gì, kể cả việc có người hộ tống đi chích thuốc cho " Bác Tám " trên đỉnh đồi .
Nhưng tôi cũng giả vờ dón dén bước ra khỏi ngôi nhà khó hiểu đó, rồi ra đường rẫy, tiếp tới là con đường độc đạo đầy ổ gà...
Gọi là nhà dân chúng ở 2 bên đường đi, nhưng nhà nọ cách nhà kia cả nửa cây số .
Chỉ có chiếc xe đò cũ mèm cọc cạch từ Bình Dương đi Rạch Bắp rồi trở về Bình Dương lại, mỗi ngày một lần, nên nếu ai bị lỡ xe là đi bộ, phải đúng một ngày đường ..,mới từ bến xe Bình Dương lên tới Rạch Bắp được .
Và suốt 2 năm ở khu rừng rẫy đó, tôi cũng trên 3 lần lội bộ đường trường vì ỷ y có xe .
Rời nông trường, cuốc bộ thênh thang trên rẫy, vào một sáng chủ nhật ...lòng như đứng lại, không vui không buồn ...
Trên đường, thỉnh thoảng gặp một lão bà hay một phụ nữ quê mùa, mà nhìn gương mặt họ, tôi thấy cũng mang nét không vui không buồn như tôi.
Tôi dư biết cuộc sống họ là một chuỗi ngày tháng chiến tranh mới qua, nhưng rồi họ sẽ được hưởng gì, cả cái danh hiệu gia đình liệt sĩ hay thương binh VC.
Vì đó là phần đất mà chỉ rẽ qua mặt đường, đối diện với dòng sông, là cái chiến khu tam giác sắt với hàng loạt mẫu mã vũ khí của cả ...thế giới được xử dụng ở đây ...,
Song tôi không hề mang tư tưởng phản chiến, điều đó chắc chắn, vì tôi không thích quen những ai không phải lính Cộng Hoà từ ...xưa rồi .
Thật là khó giải thích, khi tôi là phụ nữ mà hững hờ với chữ " hoà bình " kiểu phản chiến, kết thúc chiến tranh một cách tức tưởi .
Thế nên, bước chân vào nhà chị Tám Lành ở bên đường, lại cũng tên Tám như " đồng chí Bác Tám ", thì tôi cảm thấy trong lòng vướng một chút thương hại họ.
Chị Tám Lành đang lua những miếng cơm độn khoai mì vô miệng ..,
Năm đó đã là 1980, trước đó ít năm chị có ở cái chòi khốn khổ này không, và có " thực tế " một lần nào ôm súng cà là tàng bắn máy bay B 52 để được tiếng chống Mỹ như cái ...giáo điều khốn nạn, bị nghe câu " giải phóng dân tộc " không ? Rồi, năm năm sau cuộc đổi đời, chị thấy đời chị thế nào ?
Tôi hỏi ngay chị : tại sao chị sống một mình, có chồng con không ? Hay là có cha mẹ anh chị em gì không ?
Tám Lành lắc đầu: " Không còn ai nữa ... "
Tôi tiếp : " trước kia cơ " .
Chị trả lời trống không : " Bỏ mạng hết rồi " ...
Một hoàn cảnh tận cùng bằng số ...nhưng bên này chiến hào tôi đứng năm xưa, cũng biết bao phụ nữ ở hoàn cảnh chị chứ . Khổ lắm, nhưng tôi vẫn không ưa cái ý tưởng " phản chiến " .
Ngồi chơi tới xế trưa, tôi nói chị bó cho tôi mấy chục thân cây khoai mì, để về trồng ở quanh ngôi nhà khó hiểu của chúng tôi .
Tám Lành bỏ vào cái bao tời rách cho tôi vài chục củ khoai mì bự, rồi tiễn tôi ra cửa lều tranh của chị, mà chẳng cần ngó quanh, trong lều chỉ có một cái chõng lồ ô cũ nát làm giường ngủ, và ở một góc lều có mấy cục gạch xếp gần nhau, làm bếp .
Họ, những người như Tám Lành là thành phần bị nhồi nhét, bị lung lạc nhiều nhất, nhưng họ không ngộ ra , mà cũng không có ai khai phóng cái gọi là " tư duy " cho họ một cách ngay thẳng, trung thực ...
Nên họ được ví như những con thiêu thân che mưa cho hạ tầng cơ sở Cộng sản VN .
Vác mớ thân cây khoai mì, xách theo bọc khoai mì củ, quay về ngôi nhà lá buồn thiu bên bờ sông, quý vị Toán Kỹ thuật đã ai nấy ngồi ...chờ tôi .
Quý vị ra đỡ cái bó thân cây khoai mì, xong chia nhau ra vườn rẫy trồng như dự trù, cụ kỹ sư Cường ngó tôi lặng lẽ, tôi kiếm dao gọt, cắt khoai mì, nhóm lửa luộc cho cả toán ăn .
Tất cả đều im lặng, không ai nói nhỏ dù thì thầm, vì tất cả thường có những phút giây " mặc niệm " quá khứ . Không phải là thương tiếc cuộc sống giàu sang, danh giá trước kia, mà cuộc sống mới, đã biến chúng tôi thành những nhà ...quan sát, buồn chán với công việc của mình, nhưng chưa thoát bỏ được ...
CAO MỴ NHÂN
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NGÔI NHÀ Ở LƯNG ĐỒI - CAO MỴ NHÂN
NGÔI NHÀ Ở LƯNG ĐỒI - CAO MỴ NHÂN
Cái " Toán Kỹ thuật " gồm 8 người, mà hình như tôi đã nhiều lần kể quý vị nghe, không phải chỉ ở đây, còn mấy nơi quen biết khác nữa ...
Trên con đường đúng nghĩa độc đạo, từ Bình Dương đi Bến Súc, nửa chừng đường có những địa danh, chẳng phải danh lam thắng cảnh gì, nhưng những vùng đất đó đã đi vào chiến trận miền Nam trước 30 - 4 - 1975 .
Một trong những địa điểm tôi vừa kể trên là Rạch Bắp, nơi có những hố bom B52 sâu thẳm , không phải bình địa lác đác, lỗ chỗ đó đây , mà gần như mặt đất có thể rỗng, bởi những hố bom chồng chất lên nhau ...
Nơi đó được bạo quyền CSVN chiếu cố vào đầu thập niên 80 thế kỷ trước, để xây dựng một nông trường trồng cây xuất khẩu, là cây điều, do lực lượng thanh niên xung phong làm công nhân, toán kỹ thuật chúng tôi đi phát quang những góc chính để phác hoạ bản đồ xây dựng nông trường .
Toán kỹ thuật tạm trú trong một ngôi nhà lá lớn, vách lồ ô, nền đất lồi lõm, với chiếc cửa rộng toạc mà liếp che thì hụt hở ...chỉ tạm tránh gió táp, mưa lùa .
Cái gia đình bất đắc dĩ 8 người " Toán Kỹ thuật " của ...tôi, như đã giới thiệu gồm đầu đàn là cụ kỹ sư Cường năm đó đã 70 tuổi. Nên nếu còn tại thế, thì cụ cũng trên một trăm tuổi, là chủ tiệm thuốc tây lớn tên Phong Châu, ở sát chùa Vĩnh Nghiêm.
Gia đình cụ Cường cũng có thân nhân ở Canada, nhưng bấy giờ chưa có chương trình bảo lãnh đi đoàn tụ .
Gia đình cụ bị đánh tư sản, nên cụ phải xin vô cái nông trường chưa thành hình ấy, một mình, để vợ con được ở lại Saigon.
Cụ vốn kỹ sư công chánh cũ, nên phụ trách việc ngồi nhà vẽ bản đồ nông trường đang còn mơ màng trong tưởng tượng, của mọi người liên hệ tới nó .
Người đặc biệt thứ 2 , phải kể là tôi, vì tôi là phụ nữ duy nhất của toán kỹ thuật .
Cùng với 6 sĩ quan VNCH vừa ra tù cải tạo từ các trại tù ở miền Nam trở về gia đình, nhưng tất cả có tên trong danh sách đi những nông trường khác xa hơn .
Chúng tôi phải theo một giới chức cũ của chế độ vừa bị cướp chính quyền, để cùng đi nông trường tên Tây Nam đó, ngõ hầu cho gia đình riêng mỗi người được yên thấm ở Saigon sinh sống .
Trong ngôi nhà " khó hiểu " đương nêu, có một góc được che kín hơn để làm bếp, thì đã mau chóng biến thành chỗ ở riêng của tôi, đàn bà duy nhất .
Tất cả ở phía ngoài với cái " lán trại " giống y như trong tù cải tạo, là một sạp ván dài cũ đầy mọt, vừa là chỗ dọn cơm lên ăn, vừa là chỗ ngủ nghỉ của 7 vị " Giang hồ khí cốt " cụ kỹ sư Cường và 6 sĩ quan cựu tù cải tạo như trình bày trên.
Tất nhiên ở trong một tổ chức tập thể nào, thì phải thống thuộc luật lệ tổ chức ấy, ngoài công việc được chỉ định là làm chị nuôi, tức làm bếp, nấu ăn cho cả toán, tôi còn bị làm y tá cho " nông trường ".
Suốt thời gian ở đó, tôi chỉ phải chích thuốc cho " đồng chí Bác Tám " một cán bộ miền Nam kỳ cựu, không có gia đình, phải tá túc với tập thể, năm đó đã ở tuổi 80.
" Bác Tám " là người được " trên " đãi ngộ cho hưởng quy chế mỗi ngày chích một ống B1, nên cứ đúng giờ trưa, là tôi phải lội bộ từ cuối dốc, lên đỉnh đồi " gió hú " để cầm ống chích dùi vào lớp da nhăn nheo dai nhách của " bác Tám ", nhưng sao tôi thấy bác ta không hề nhăn mặt .
Lương mỗi người 100 đồng một tháng đồng đều quý vị trong toán, nhưng số tiền khoán cho Toán Kỹ thuật tổng quát là 1000 đồng, quý vị đề nghị giao cho tôi giữ để chợ búa cho toán ăn cả tháng .
Lý do là ai trong toán cũng có một gia đình để sống riêng tư nơi đô thành Saigon Chợ Lớn xưa, chẳng qua kéo nhau lên vùng đất chết đó, để phục hoá ruộng rẫy thay cho phải đi xa hơn nữa ở An Giang, Cà Mâu .
Vả lại, đã gọi là Toán Kỹ thuật, thì hầu hết trí thức, tiểu tư sản rồi, chưa kể cụ kỹ sư Cường được gọi là Tư sản " mại bản " như tặc quyền nói .
Nên có ai thiết nhận ba cái đồng lương chết tiệt đó.
Và vì tính cách phức tạp của " ngôi nhà lá khó hiểu ở lưng đồi ", mà chúng tôi đôi lúc rất thương nhau thật tình, song cũng rất xa lạ đến lạnh lùng.
Đã có lúc người ta có thể không đập một con rắn đang luồn vào cửa nhà, nhưng lại có thể chạy bạt mạng vô rừng sâu, để kiếm một người bị vô tình rớt lại trên đường về .
Cuộc sống khô khan đến độ đất bùn cũng phải bốc hơi , có lẽ chỉ trừ 2 ông xếp sòng lớn tuổi hơn một chút là bình tâm làm cái công việc bất đắc dĩ, chờ tới phiên tự chia nhau về Saigon thăm nhà bất cứ lúc nào , còn thì mỗi người một tư duy riêng để suy nghĩ .
Một ngày chủ nhật, không ai về Saigon tuần đó, vì chẳng còn tiền chi phí đường trường, chứ chẳng vì đâu.
Tôi nói với mọi người là tất cả cứ việc ở " ngôi nhà chung khó hiểu " trên đồi, tôi xuống đoạn đường dốc nơi bến sông Rạch Bắp.
Tới một chòi nhà lá, tất nhiên toàn là nhà lá, 2 bên dọc đường, để xin họ một mớ thân cây khoai mì về cho toán Kỹ thuật, trồng chung quanh nhà hầu có chút phương tiện " ăn thêm " .
Mọi người giả ngủ, xem tôi có dám rời nhà một mình đi đâu không, vì lúc nào tôi cũng được giúp đỡ bất cứ công việc gì, kể cả việc có người hộ tống đi chích thuốc cho " Bác Tám " trên đỉnh đồi .
Nhưng tôi cũng giả vờ dón dén bước ra khỏi ngôi nhà khó hiểu đó, rồi ra đường rẫy, tiếp tới là con đường độc đạo đầy ổ gà...
Gọi là nhà dân chúng ở 2 bên đường đi, nhưng nhà nọ cách nhà kia cả nửa cây số .
Chỉ có chiếc xe đò cũ mèm cọc cạch từ Bình Dương đi Rạch Bắp rồi trở về Bình Dương lại, mỗi ngày một lần, nên nếu ai bị lỡ xe là đi bộ, phải đúng một ngày đường ..,mới từ bến xe Bình Dương lên tới Rạch Bắp được .
Và suốt 2 năm ở khu rừng rẫy đó, tôi cũng trên 3 lần lội bộ đường trường vì ỷ y có xe .
Rời nông trường, cuốc bộ thênh thang trên rẫy, vào một sáng chủ nhật ...lòng như đứng lại, không vui không buồn ...
Trên đường, thỉnh thoảng gặp một lão bà hay một phụ nữ quê mùa, mà nhìn gương mặt họ, tôi thấy cũng mang nét không vui không buồn như tôi.
Tôi dư biết cuộc sống họ là một chuỗi ngày tháng chiến tranh mới qua, nhưng rồi họ sẽ được hưởng gì, cả cái danh hiệu gia đình liệt sĩ hay thương binh VC.
Vì đó là phần đất mà chỉ rẽ qua mặt đường, đối diện với dòng sông, là cái chiến khu tam giác sắt với hàng loạt mẫu mã vũ khí của cả ...thế giới được xử dụng ở đây ...,
Song tôi không hề mang tư tưởng phản chiến, điều đó chắc chắn, vì tôi không thích quen những ai không phải lính Cộng Hoà từ ...xưa rồi .
Thật là khó giải thích, khi tôi là phụ nữ mà hững hờ với chữ " hoà bình " kiểu phản chiến, kết thúc chiến tranh một cách tức tưởi .
Thế nên, bước chân vào nhà chị Tám Lành ở bên đường, lại cũng tên Tám như " đồng chí Bác Tám ", thì tôi cảm thấy trong lòng vướng một chút thương hại họ.
Chị Tám Lành đang lua những miếng cơm độn khoai mì vô miệng ..,
Năm đó đã là 1980, trước đó ít năm chị có ở cái chòi khốn khổ này không, và có " thực tế " một lần nào ôm súng cà là tàng bắn máy bay B 52 để được tiếng chống Mỹ như cái ...giáo điều khốn nạn, bị nghe câu " giải phóng dân tộc " không ? Rồi, năm năm sau cuộc đổi đời, chị thấy đời chị thế nào ?
Tôi hỏi ngay chị : tại sao chị sống một mình, có chồng con không ? Hay là có cha mẹ anh chị em gì không ?
Tám Lành lắc đầu: " Không còn ai nữa ... "
Tôi tiếp : " trước kia cơ " .
Chị trả lời trống không : " Bỏ mạng hết rồi " ...
Một hoàn cảnh tận cùng bằng số ...nhưng bên này chiến hào tôi đứng năm xưa, cũng biết bao phụ nữ ở hoàn cảnh chị chứ . Khổ lắm, nhưng tôi vẫn không ưa cái ý tưởng " phản chiến " .
Ngồi chơi tới xế trưa, tôi nói chị bó cho tôi mấy chục thân cây khoai mì, để về trồng ở quanh ngôi nhà khó hiểu của chúng tôi .
Tám Lành bỏ vào cái bao tời rách cho tôi vài chục củ khoai mì bự, rồi tiễn tôi ra cửa lều tranh của chị, mà chẳng cần ngó quanh, trong lều chỉ có một cái chõng lồ ô cũ nát làm giường ngủ, và ở một góc lều có mấy cục gạch xếp gần nhau, làm bếp .
Họ, những người như Tám Lành là thành phần bị nhồi nhét, bị lung lạc nhiều nhất, nhưng họ không ngộ ra , mà cũng không có ai khai phóng cái gọi là " tư duy " cho họ một cách ngay thẳng, trung thực ...
Nên họ được ví như những con thiêu thân che mưa cho hạ tầng cơ sở Cộng sản VN .
Vác mớ thân cây khoai mì, xách theo bọc khoai mì củ, quay về ngôi nhà lá buồn thiu bên bờ sông, quý vị Toán Kỹ thuật đã ai nấy ngồi ...chờ tôi .
Quý vị ra đỡ cái bó thân cây khoai mì, xong chia nhau ra vườn rẫy trồng như dự trù, cụ kỹ sư Cường ngó tôi lặng lẽ, tôi kiếm dao gọt, cắt khoai mì, nhóm lửa luộc cho cả toán ăn .
Tất cả đều im lặng, không ai nói nhỏ dù thì thầm, vì tất cả thường có những phút giây " mặc niệm " quá khứ . Không phải là thương tiếc cuộc sống giàu sang, danh giá trước kia, mà cuộc sống mới, đã biến chúng tôi thành những nhà ...quan sát, buồn chán với công việc của mình, nhưng chưa thoát bỏ được ...
CAO MỴ NHÂN