Mỗi Ngày Một Chuyện
NGÔI NHÀ TRƯỚC MẶT - CAO MỴ NHÂN
NGÔI NHÀ TRƯỚC MẶT - CAO MỴ
NHÂN
Bỗng mình tìm ra một
ngôi nhà mà cách đây 50 năm mình đã gặp. Mình thẫn thờ rồi phát sửng sốt luôn.
Chẳng có lý nào ông Trời lại tinh vi đến thế !
Ô hay, ông Trời thì
phải tinh vi mới sanh ra vạn vật được chớ, qua kính viễn vọng, mình thấy anh
đang nín cười với bộ mặt dễ thương, à quên, dễ ...ghét chứ. Nụ cười của anh vừa
khôi hài, vừa xem thường mình quá!
Trời ơi Thượng Đế,
ngài đã sanh ra ôn, rồi còn sanh ra tui làm chi rứa?
Sự im lặng tuyệt đối,
khiến mình nghe được chính hơi thở dồn dập của mình, vì tức hay vì ...nhớ anh
quá vậy?
Chu choa, răng rứa,
tức thì cứ việc tức, việc gì phải nhớ với thương. Nhưng quả tình mình có nhớ
anh thực mới là...khổ cho mình nè.
Hôm vừa rồi, ra mắt
sách Nhịp Tim Thơ ở San Jose, có tới mấy người hỏi mình: "Này chuyện tình
đó có thật không hở, hay tưởng tượng thôi mà làm được thơ tình vậy?"
Nghe nhà báo Cao
Ánh Nguyệt, chủ nhiệm kiêm chủ bút tuần báo Phụ Nữ Cali giới thiệu tác phầm
"Nhịp Tim Thơ", bạn nói rằng đọc Nhịp Tim Thơ mà nếu chưa gặp tác
giả, thì tưởng thơ của một "thiếu nữ 20 tuổi".
Lại phải "chu
choa" lần nữa, tưởng tượng là cái chắc rồi, nhưng phải...như thiệt
vậy.
Muốn làm được như
thiệt, cũng phải có chút gì thiệt chớ, huống chi người làm thơ lại giữ bao
nhiêu kỷ niệm để đời.
Vì có điều gì
phải dấu diếm người thân, kẻ thích, đến phải nói câu: "Sống thì giữ, chết
mang đi" đâu.
Anh cũng biết lý lịch
mình sáng như ban ngày miền nhiệt đới xưa, mình vui thì cứ vui, còn anh im lặng
thì cứ im lặng.
Câu chuyện mình định
kể là, trong ngôi nhà mình thấy lại sau 50 năm, tưởng là nó, ngôi nhà đó đã rơi
vào quên lãng, nơi một cái hốc nào trên trái đất, cả đời không có một dấu
chân.
Trong ngôi nhà cứ gọi
là 50 năm đó, chỉ có 2 người, lúc đó chẳng biết tóc còn xanh như suối biếc, hay
đã trắng tựa mây trời.
Nhưng sao chỉ có một
giọng nói của người nữ. Còn người kia thường lên núi bâng khuâng...
Nếu tình cờ có ai đi ngang
ngôi nhà "50 năm" đó, sẽ nghe được tiếng hát xôn xao của giọng nữ,
hoà với tiếng sáo rất xa xôi vọng về, có lẽ là của người nam kia.
Ngôi nhà đó ở sau lưng
khu nội trú của dòng tu Nữ Tử Bác Ái, ngó qua bên đường là nhà thờ Domaine de
Marie Đà Lạt.
Nay mình thấy lại ngôi
nhà phảng phất ngôi nhà
"50 năm" xưa.
Thay vì ở núi, nó lại ở biển Rancho Palos Verdes.
Đêm ấy mình phải ở
lại, vì ông chủ ôm cây đàn vĩ cầm ngủ luôn từ lúc 4 giờ chiều, bà vợ vốn hồi
trẻ là một ca sĩ, nên bà cứ hát bên cạnh ông chồng từ trước khi ông chồng tắt
lịm tiếng đàn réo rắt...
Thật khổ cho mình,
bỗng bị chộn rộn mấy ngày về sự việc kỳ dị đó.
Do mục sư X giới
thiệu, mình chả biết ông bà chủ nhà ấy bao nhiêu tuổi, còn mình thì sắp ngũ
thập "tri thiên mệnh", có lẽ năm đó ông bà chủ nhà người nào cũng sắp
gấp rưỡi tuổi mình.
Khi bộ ba chiếc xe 911
tới, để chở ông chủ nhà đi, 6 người mặc đồ cảnh sát mầu đen, trong số đó có một
bác sĩ, họ hỏi người nhà có ai đi theo vô Hospital không?
Mình nhìn bà chủ nhà
đang sợ hãi, mình còn sợ hãi gấp đôi bà, tại sao mình không ra xe bus chuyến
cuối ngày, bây giờ thì chẳng làm sao ra khỏi nhà này, trễ xe, chẳng làm sao nhờ
được ai có xe đưa về phố thị.
Cái nhà đã ma quái,
lại ở giữa một khung cảnh tĩnh lặng.
Sợ đến nỗi vầng trăng
trung tuần tròn vành vạnh thế, mà nhìn như méo. Tiếng sóng ngoài khơi dồn về
chân núi nghe rõ mồn một...
Người phụ nữ cao niên,
chủ nhà lặng lẽ, bà ta không khóc, tất nhiên không hát nữa. Buổi chiều bà ấy
hát nhiều quá, khiến cái đàn vĩ cầm theo không kịp, người nhạc công mệt phờ,
nằm vật ra, hai tay vẫn còn ôm cây đàn, và âm thầm từ giã cõi đời...
Tôi không muốn nhắc
chuyện này, hai mươi năm hơn, tôi bị ám ảnh bởi đôi mắt hết sức ngơ ngác, rồi
sợ hãi tột độ của bà chủ nhà cứ như dính sau đầu tôi.
Sáng hôm sau, người
con trai ông bà từ Arizona đã có mặt, anh ta chở bà mẹ đến bệnh viện nào đó để
làm thủ tục tang lễ cho cha.
Tôi đã kịp thời phone
mục sư X, mục sư tới đón tôi về, thay vì tôi phải đi 2 chuyến bus như thường
ngày.
Tất nhiên tôi không
thể tiếp tục việc chăm sóc sức khỏe cho bà đó nữa.
Buổi cuối đi bộ xuống
bờ cát mỏng ven chân núi, ngày sau cùng, tôi thả chân xuống mặt nước lạnh ...
Không nghĩ ngợi gì cả,
rất vô tư, tôi hát thầm mấy câu trong bài hát" Nha Trang Ngày Về."
của nhạc sĩ Phạm Duy:
Nha Trang biển đầy,
tình yêu không có đây
Tôi như là con ốc bơ
vơ nằm trên cát
Chui sâu vào thân xác lưu
đày ...
Dã tràng ơi, sao lấp
cho vơi sầu này ...
(Nha Trang Ngày Về. Phạm Duy)
Anh không rắc rối như
mình, anh sẽ không hỏi một câu gì, trái với mọi người khi nghe mình kể chuyện
luẩn quẩn về hai ngôi nhà nêu trên, đều chung một thắc mắc:
- Tại sao tôi không làm việc
khác, mà làm cái việc đầy phức tạp thế, chẳng có một chút thảnh thơi, dù
nhìn công việc như ...chơi, nhưng làm kỹ, chăm sóc người già, người bịnh
thì cực lắm, là đương nhiên vậy rồi.
- Về sau bà Rancho Palos Verdes
sống thế nào?
Bà chủ việc tôi làm
thủa tôi tới Mỹ, sau 20 năm, đã thật già vì trước kia, lúc tôi lui
tới đó, bà khoảng 60, nhìn như mới ngoài bốn chục tuổi thôi.
Vẫn ở chỗ cũ, cái rặng
núi mầu xanh biếc, dưới chân là đại dương bát ngát...
Tiếng vĩ cầm lạc lõng
buổi trưa...tôi ngần ngừ hỏi ai đàn vậy ? Bà gật đầu: "Violin" của
người cháu họ, không hay, nên bà không hát được nữa.
Sự thực bà đã hết hơi,
không thể cất tiếng lên trước sóng trùng dương Rancho Palos Verdes, làm sao có
thể hát chứ?
Tiếng sáo ngày xưa trên
đồi Domaine de Marie Dalat chắc chắn đã tắt từ lâu rồi, 50 năm.
Cách đây mấy năm tôi
đã về Đalat, trở lại vùng đồi thân quen xưa, đi đúng con đường cũ, nhưng không
còn một dấu vết của nửa thế kỷ trước...
Anh trầm ngâm: "Hình
như có một nỗi buồn sâu thẳm, mà chúng ta không thể giải thích được, phải đọc
thánh thư, hay là cầu nguyện..."
Nước mắt tôi đã dâng
tràn, tôi không muốn nhìn thấy những ngôi nhà như hai ngôi nhà trên, tôi chỉ
muốn ở trong một căn nhà bé nhỏ, tĩnh lặng giữa thành phố ồn ào, hay là giữa
chợ đời náo nhiệt quanh năm ...
Bởi anh là nhà võ, chỉ
cố tiếng súng, tiếng pháo...không phải tiếng sáo, tiếng đàn ...Nên, ...
Những âm thanh sinh
động, kéo giật tôi về dĩ vãng, cũng đã im từ 42 năm nay, tôi vẫn ở bên anh
trong nỗi nhớ khắc khoải, muộn phiền, anh thầm lặng nghe nỗi buồn vời vợi, mông
mênh...trước mặt, tôi đành ...nín thinh, lang thang làm thơ ...
CAO MỴ NHÂN
(HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NGÔI NHÀ TRƯỚC MẶT - CAO MỴ NHÂN
NGÔI NHÀ TRƯỚC MẶT - CAO MỴ
NHÂN
Bỗng mình tìm ra một
ngôi nhà mà cách đây 50 năm mình đã gặp. Mình thẫn thờ rồi phát sửng sốt luôn.
Chẳng có lý nào ông Trời lại tinh vi đến thế !
Ô hay, ông Trời thì
phải tinh vi mới sanh ra vạn vật được chớ, qua kính viễn vọng, mình thấy anh
đang nín cười với bộ mặt dễ thương, à quên, dễ ...ghét chứ. Nụ cười của anh vừa
khôi hài, vừa xem thường mình quá!
Trời ơi Thượng Đế,
ngài đã sanh ra ôn, rồi còn sanh ra tui làm chi rứa?
Sự im lặng tuyệt đối,
khiến mình nghe được chính hơi thở dồn dập của mình, vì tức hay vì ...nhớ anh
quá vậy?
Chu choa, răng rứa,
tức thì cứ việc tức, việc gì phải nhớ với thương. Nhưng quả tình mình có nhớ
anh thực mới là...khổ cho mình nè.
Hôm vừa rồi, ra mắt
sách Nhịp Tim Thơ ở San Jose, có tới mấy người hỏi mình: "Này chuyện tình
đó có thật không hở, hay tưởng tượng thôi mà làm được thơ tình vậy?"
Nghe nhà báo Cao
Ánh Nguyệt, chủ nhiệm kiêm chủ bút tuần báo Phụ Nữ Cali giới thiệu tác phầm
"Nhịp Tim Thơ", bạn nói rằng đọc Nhịp Tim Thơ mà nếu chưa gặp tác
giả, thì tưởng thơ của một "thiếu nữ 20 tuổi".
Lại phải "chu
choa" lần nữa, tưởng tượng là cái chắc rồi, nhưng phải...như thiệt
vậy.
Muốn làm được như
thiệt, cũng phải có chút gì thiệt chớ, huống chi người làm thơ lại giữ bao
nhiêu kỷ niệm để đời.
Vì có điều gì
phải dấu diếm người thân, kẻ thích, đến phải nói câu: "Sống thì giữ, chết
mang đi" đâu.
Anh cũng biết lý lịch
mình sáng như ban ngày miền nhiệt đới xưa, mình vui thì cứ vui, còn anh im lặng
thì cứ im lặng.
Câu chuyện mình định
kể là, trong ngôi nhà mình thấy lại sau 50 năm, tưởng là nó, ngôi nhà đó đã rơi
vào quên lãng, nơi một cái hốc nào trên trái đất, cả đời không có một dấu
chân.
Trong ngôi nhà cứ gọi
là 50 năm đó, chỉ có 2 người, lúc đó chẳng biết tóc còn xanh như suối biếc, hay
đã trắng tựa mây trời.
Nhưng sao chỉ có một
giọng nói của người nữ. Còn người kia thường lên núi bâng khuâng...
Nếu tình cờ có ai đi ngang
ngôi nhà "50 năm" đó, sẽ nghe được tiếng hát xôn xao của giọng nữ,
hoà với tiếng sáo rất xa xôi vọng về, có lẽ là của người nam kia.
Ngôi nhà đó ở sau lưng
khu nội trú của dòng tu Nữ Tử Bác Ái, ngó qua bên đường là nhà thờ Domaine de
Marie Đà Lạt.
Nay mình thấy lại ngôi
nhà phảng phất ngôi nhà
"50 năm" xưa.
Thay vì ở núi, nó lại ở biển Rancho Palos Verdes.
Đêm ấy mình phải ở
lại, vì ông chủ ôm cây đàn vĩ cầm ngủ luôn từ lúc 4 giờ chiều, bà vợ vốn hồi
trẻ là một ca sĩ, nên bà cứ hát bên cạnh ông chồng từ trước khi ông chồng tắt
lịm tiếng đàn réo rắt...
Thật khổ cho mình,
bỗng bị chộn rộn mấy ngày về sự việc kỳ dị đó.
Do mục sư X giới
thiệu, mình chả biết ông bà chủ nhà ấy bao nhiêu tuổi, còn mình thì sắp ngũ
thập "tri thiên mệnh", có lẽ năm đó ông bà chủ nhà người nào cũng sắp
gấp rưỡi tuổi mình.
Khi bộ ba chiếc xe 911
tới, để chở ông chủ nhà đi, 6 người mặc đồ cảnh sát mầu đen, trong số đó có một
bác sĩ, họ hỏi người nhà có ai đi theo vô Hospital không?
Mình nhìn bà chủ nhà
đang sợ hãi, mình còn sợ hãi gấp đôi bà, tại sao mình không ra xe bus chuyến
cuối ngày, bây giờ thì chẳng làm sao ra khỏi nhà này, trễ xe, chẳng làm sao nhờ
được ai có xe đưa về phố thị.
Cái nhà đã ma quái,
lại ở giữa một khung cảnh tĩnh lặng.
Sợ đến nỗi vầng trăng
trung tuần tròn vành vạnh thế, mà nhìn như méo. Tiếng sóng ngoài khơi dồn về
chân núi nghe rõ mồn một...
Người phụ nữ cao niên,
chủ nhà lặng lẽ, bà ta không khóc, tất nhiên không hát nữa. Buổi chiều bà ấy
hát nhiều quá, khiến cái đàn vĩ cầm theo không kịp, người nhạc công mệt phờ,
nằm vật ra, hai tay vẫn còn ôm cây đàn, và âm thầm từ giã cõi đời...
Tôi không muốn nhắc
chuyện này, hai mươi năm hơn, tôi bị ám ảnh bởi đôi mắt hết sức ngơ ngác, rồi
sợ hãi tột độ của bà chủ nhà cứ như dính sau đầu tôi.
Sáng hôm sau, người
con trai ông bà từ Arizona đã có mặt, anh ta chở bà mẹ đến bệnh viện nào đó để
làm thủ tục tang lễ cho cha.
Tôi đã kịp thời phone
mục sư X, mục sư tới đón tôi về, thay vì tôi phải đi 2 chuyến bus như thường
ngày.
Tất nhiên tôi không
thể tiếp tục việc chăm sóc sức khỏe cho bà đó nữa.
Buổi cuối đi bộ xuống
bờ cát mỏng ven chân núi, ngày sau cùng, tôi thả chân xuống mặt nước lạnh ...
Không nghĩ ngợi gì cả,
rất vô tư, tôi hát thầm mấy câu trong bài hát" Nha Trang Ngày Về."
của nhạc sĩ Phạm Duy:
Nha Trang biển đầy,
tình yêu không có đây
Tôi như là con ốc bơ
vơ nằm trên cát
Chui sâu vào thân xác lưu
đày ...
Dã tràng ơi, sao lấp
cho vơi sầu này ...
(Nha Trang Ngày Về. Phạm Duy)
Anh không rắc rối như
mình, anh sẽ không hỏi một câu gì, trái với mọi người khi nghe mình kể chuyện
luẩn quẩn về hai ngôi nhà nêu trên, đều chung một thắc mắc:
- Tại sao tôi không làm việc
khác, mà làm cái việc đầy phức tạp thế, chẳng có một chút thảnh thơi, dù
nhìn công việc như ...chơi, nhưng làm kỹ, chăm sóc người già, người bịnh
thì cực lắm, là đương nhiên vậy rồi.
- Về sau bà Rancho Palos Verdes
sống thế nào?
Bà chủ việc tôi làm
thủa tôi tới Mỹ, sau 20 năm, đã thật già vì trước kia, lúc tôi lui
tới đó, bà khoảng 60, nhìn như mới ngoài bốn chục tuổi thôi.
Vẫn ở chỗ cũ, cái rặng
núi mầu xanh biếc, dưới chân là đại dương bát ngát...
Tiếng vĩ cầm lạc lõng
buổi trưa...tôi ngần ngừ hỏi ai đàn vậy ? Bà gật đầu: "Violin" của
người cháu họ, không hay, nên bà không hát được nữa.
Sự thực bà đã hết hơi,
không thể cất tiếng lên trước sóng trùng dương Rancho Palos Verdes, làm sao có
thể hát chứ?
Tiếng sáo ngày xưa trên
đồi Domaine de Marie Dalat chắc chắn đã tắt từ lâu rồi, 50 năm.
Cách đây mấy năm tôi
đã về Đalat, trở lại vùng đồi thân quen xưa, đi đúng con đường cũ, nhưng không
còn một dấu vết của nửa thế kỷ trước...
Anh trầm ngâm: "Hình
như có một nỗi buồn sâu thẳm, mà chúng ta không thể giải thích được, phải đọc
thánh thư, hay là cầu nguyện..."
Nước mắt tôi đã dâng
tràn, tôi không muốn nhìn thấy những ngôi nhà như hai ngôi nhà trên, tôi chỉ
muốn ở trong một căn nhà bé nhỏ, tĩnh lặng giữa thành phố ồn ào, hay là giữa
chợ đời náo nhiệt quanh năm ...
Bởi anh là nhà võ, chỉ
cố tiếng súng, tiếng pháo...không phải tiếng sáo, tiếng đàn ...Nên, ...
Những âm thanh sinh
động, kéo giật tôi về dĩ vãng, cũng đã im từ 42 năm nay, tôi vẫn ở bên anh
trong nỗi nhớ khắc khoải, muộn phiền, anh thầm lặng nghe nỗi buồn vời vợi, mông
mênh...trước mặt, tôi đành ...nín thinh, lang thang làm thơ ...
CAO MỴ NHÂN
(HNPD)