Truyện Ngắn & Phóng Sự
NGÔN NGỮ BẤT ĐỒNG
>Sáng 30 tháng Tư đen, đơn vị tui vẫn còn trên đường hành quân. Trước đó mấy ngày Phó ĐĐ Hoàng Cơ Minh chỉ thị tui khẩn cấp điều động DĐ-21 rời Cát Lái trực chỉ đến Côn Sơn chờ lênh mới. Tui hết sức bất mãn vì hơn 6 tuần qua phải vất vả lắm mới triệt thoái đơn vị an toàn 100% từ Qui Nhơn vào Cát Lái, nhưng tui vẫn thi hành lệnh hành quân nầy nghiêm túc.
Khi còn cách Côn Sơn chừng 30 Hải lý về hướng Nam, tui thấy rất nhiều Chiến hạm đủ cỡ đủ loại, một trong số Chiến hạm nầy là Trợ Chiến Hạm HQ-228 do Th/Tá HQ Nguyễn Hoàng Be (K12) làm HT, đã ưu ái cho gần 100 quân nhân và gia đình DĐ-21 "quá giang" từ Côn Sơn đến Subic bay, Philippines (có 30 nhân viên và thân nhân của họ không muốn rời VN, tui cấp 1 Yabuta để họ vào DĐ-36 đóng gần cửa Tranh Đề, 7 chiếc Yabuta còn lại tui cho đánh chìm tại chỗ, trước khi lên HQ-228) ...
>Gia đình tui đến trại tỵ nạn Fort Indian Town Gap (Pennsylvania, USA) đầu tháng 7 năm 1975, sau chừng 2 tháng thì được hội Từ thiện UNITED HIAS SERVICE bảo trợ xuất trại và định cư ở một thành phố nhỏ gần Philadelphia.
Sáng sớm ngày 1 tháng 9 năm 1975 tui dẫn đứa con trai 6 tuổi tên Nguyễn Trung đi hoc, sau chừng 10 phút chờ đợi, một cô giáo trẻ đến giới thiệu cô sẽ là cô giáo Lớp 1 của Trung. Sau vài câu chào hỏi, cô nắm tay Trung và nói "come with me" rồi dẫn nó đi ... Cả ngày hôm đó tui lo lắng bâng khâng vô cớ.
Cho đến 3 giờ chiều khi gặp lai Trung, thì tui mới rõ đó chính là nỗi lo "ngôn ngữ bất đồng". Việc đầu tiên khi gặp tui, Trung nói ngay "ba ơi, cô giáo nói cho con "ăn cơm và mì" (come with me) mà cả ngày con chẳng thấy cơm và mì đâu cả".
>Hôm sau tui kiếm được 1 việc làm nhẹ nhàng ngay tại chung cư mà gia đình đang tạm trú. Chung cư nầy có hơn 20 buildings đặt tên từ A đến Z, mỗi building có cả trăm đơn vị gia cư. Job của tui là sửa chửa mọi hư hỏng nhỏ nhặt "all around repair man" với lương $2.00/hr +1 apartment với 3 phòng ngủ free.
Từ hôm nay tui quyết định chấm dứt việc nhờ cậy hội từ thiện "UHIS". Làm việc ở đây được gần 2 năm thì tui được hảng dầu Halliburton Co., Duncan, Oklahoma mướn và sau hơn 10 năm làm ở Halliburton, tui xin qua hảng dầu FMC Corp., Orlando, FL và tiếp tục làm ở đây cho đến ngày nghỉ hưu năm 2006. Tui luôn luôn nhớ lời cha mẹ, thầy cô dạy: "Giấy rách phải giử lấy lề" nên chưa bao giờ để gia đình hưởng trợ cấp Welfare/Health care plans của chính phủ Mỹ ngày nào, kể từ khi xuất trại tỵ nạn Fort Indian Town Gap.
>Trở lại chuyện học hành của Trung, tui giải quyết vấn đề "ngôn ngữ bất đồng" như sau:
-Trung và các em của nó phải dùng tiếng Mỹ để nói chuyện (communicate) với nhau và tiếng Việt với bố mẹ.
-Bố mẹ dùng Việt ngữ để nói chuyện với nhau và với các con.
-Trung phải ráng làm sao 2 môn Toán và Anh Văn cho đươc điểm A. Còn các môn học khác điểm B, C, D, F gì cũng không bị bố mẹ trách phạt.
- Trường học thông báo sẽ có 1 trợ giáo viên (teacher aid) người VN giúp cho học sinh VN nào cần thông dịch viên. Tui trả lời chỉ muốn Trung học với giáo viên người Mỹ mà thôi, để Trung có thể phát âm đúng giọng Mỹ (English pronunciation), khi đàm thoại bằng Anh ngữ với bất cứ ai.
>Từ Lớp 1 đến 6 Trung thường gặp trở ngại nhỏ về ngôn ngữ bất đồng, riêng mônToán thì không. Từ các Lớp 7-8 thì Trung được kể là học sinh giỏi nhất trong lớp, nhất là môn Toán. Trong khi đang học Lớp 8, Trung đươc cô giáo cho lấy thử "ACT Test", Trung làm được 36 điểm Toán (perfect score) và 3 môn còn lại, điểm từ 32 đến 35.
Từ Lớp 9 đến 12 thì tất cả các môn học Trung đều làm được 100 điểm (perfect A).
Trung còn giúp dạy kèm nhiều hs cùng lớp và các em của nó, em Nguyễn Thành đã đạt kết quả còn tốt hơn cả Trung về môn Toán và Anh văn. Năm đang học Lớp 8, Thành lấy thử "SAT Test" và làm được 800 điểm Toán (perfect score) và 750 điểm Anh văn (ACT và SAT là 2 loại test hs lớp 12 phải lấy nếu muốn vào ĐH).
>Tui nói vòng vo Tam quốc như vậy để cả nhà fb thấy rằng chúng ta không cần phải cho con cháu học "Công Nghệ Tiếng Việt" tam giác méo, tròn, vuông, "VN đẹp nhất có tên bác Hồ" cái giải rút gì đó của Tiến Sĩ VC Hồ Ngọc Đại ...
Chúng ta chỉ cần cho con em học tiếng Việt như thời VNCH trước 75, hoặc ngôn ngữ của bất cứ một Quốc gia nào, có nền giáo dục trong sáng và nhân bản như Hoa Kỳ, Anh, Pháp ... thì chắc chắn con cháu chúng ta sau nầy sẽ trở nên người công dân tốt cho mọi xã hội.
>TB: Cả 2 em Trung và Thành chỉ có mức thông minh trung bình như hầu hết trẻ em VN, nhưng nhờ sống dưới chế độ Tư Bản có nền giáo dục miễn phí, tự do và nhân bản +sự hướng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo nên các em mới đạt được kết quả rất tốt về học vấn như trên (Từ đầu thập niên 1980 hầu như 99% con em của người Việt tỵ nạn ở Mỹ đều xếp hạng "Top 10%-1%" trong lớp, làm cho người Việt tỵ nạn VC sống ở chân Trời, góc Biển nào cũng được người dân bản xứ yêu mến, cảm phục
NGÔN NGỮ BẤT ĐỒNG
>Sáng 30 tháng Tư đen, đơn vị tui vẫn còn trên đường hành quân. Trước đó mấy ngày Phó ĐĐ Hoàng Cơ Minh chỉ thị tui khẩn cấp điều động DĐ-21 rời Cát Lái trực chỉ đến Côn Sơn chờ lênh mới. Tui hết sức bất mãn vì hơn 6 tuần qua phải vất vả lắm mới triệt thoái đơn vị an toàn 100% từ Qui Nhơn vào Cát Lái, nhưng tui vẫn thi hành lệnh hành quân nầy nghiêm túc.
Khi còn cách Côn Sơn chừng 30 Hải lý về hướng Nam, tui thấy rất nhiều Chiến hạm đủ cỡ đủ loại, một trong số Chiến hạm nầy là Trợ Chiến Hạm HQ-228 do Th/Tá HQ Nguyễn Hoàng Be (K12) làm HT, đã ưu ái cho gần 100 quân nhân và gia đình DĐ-21 "quá giang" từ Côn Sơn đến Subic bay, Philippines (có 30 nhân viên và thân nhân của họ không muốn rời VN, tui cấp 1 Yabuta để họ vào DĐ-36 đóng gần cửa Tranh Đề, 7 chiếc Yabuta còn lại tui cho đánh chìm tại chỗ, trước khi lên HQ-228) ...
>Gia đình tui đến trại tỵ nạn Fort Indian Town Gap (Pennsylvania, USA) đầu tháng 7 năm 1975, sau chừng 2 tháng thì được hội Từ thiện UNITED HIAS SERVICE bảo trợ xuất trại và định cư ở một thành phố nhỏ gần Philadelphia.
Sáng sớm ngày 1 tháng 9 năm 1975 tui dẫn đứa con trai 6 tuổi tên Nguyễn Trung đi hoc, sau chừng 10 phút chờ đợi, một cô giáo trẻ đến giới thiệu cô sẽ là cô giáo Lớp 1 của Trung. Sau vài câu chào hỏi, cô nắm tay Trung và nói "come with me" rồi dẫn nó đi ... Cả ngày hôm đó tui lo lắng bâng khâng vô cớ.
Cho đến 3 giờ chiều khi gặp lai Trung, thì tui mới rõ đó chính là nỗi lo "ngôn ngữ bất đồng". Việc đầu tiên khi gặp tui, Trung nói ngay "ba ơi, cô giáo nói cho con "ăn cơm và mì" (come with me) mà cả ngày con chẳng thấy cơm và mì đâu cả".
>Hôm sau tui kiếm được 1 việc làm nhẹ nhàng ngay tại chung cư mà gia đình đang tạm trú. Chung cư nầy có hơn 20 buildings đặt tên từ A đến Z, mỗi building có cả trăm đơn vị gia cư. Job của tui là sửa chửa mọi hư hỏng nhỏ nhặt "all around repair man" với lương $2.00/hr +1 apartment với 3 phòng ngủ free.
Từ hôm nay tui quyết định chấm dứt việc nhờ cậy hội từ thiện "UHIS". Làm việc ở đây được gần 2 năm thì tui được hảng dầu Halliburton Co., Duncan, Oklahoma mướn và sau hơn 10 năm làm ở Halliburton, tui xin qua hảng dầu FMC Corp., Orlando, FL và tiếp tục làm ở đây cho đến ngày nghỉ hưu năm 2006. Tui luôn luôn nhớ lời cha mẹ, thầy cô dạy: "Giấy rách phải giử lấy lề" nên chưa bao giờ để gia đình hưởng trợ cấp Welfare/Health care plans của chính phủ Mỹ ngày nào, kể từ khi xuất trại tỵ nạn Fort Indian Town Gap.
>Trở lại chuyện học hành của Trung, tui giải quyết vấn đề "ngôn ngữ bất đồng" như sau:
-Trung và các em của nó phải dùng tiếng Mỹ để nói chuyện (communicate) với nhau và tiếng Việt với bố mẹ.
-Bố mẹ dùng Việt ngữ để nói chuyện với nhau và với các con.
-Trung phải ráng làm sao 2 môn Toán và Anh Văn cho đươc điểm A. Còn các môn học khác điểm B, C, D, F gì cũng không bị bố mẹ trách phạt.
- Trường học thông báo sẽ có 1 trợ giáo viên (teacher aid) người VN giúp cho học sinh VN nào cần thông dịch viên. Tui trả lời chỉ muốn Trung học với giáo viên người Mỹ mà thôi, để Trung có thể phát âm đúng giọng Mỹ (English pronunciation), khi đàm thoại bằng Anh ngữ với bất cứ ai.
>Từ Lớp 1 đến 6 Trung thường gặp trở ngại nhỏ về ngôn ngữ bất đồng, riêng mônToán thì không. Từ các Lớp 7-8 thì Trung được kể là học sinh giỏi nhất trong lớp, nhất là môn Toán. Trong khi đang học Lớp 8, Trung đươc cô giáo cho lấy thử "ACT Test", Trung làm được 36 điểm Toán (perfect score) và 3 môn còn lại, điểm từ 32 đến 35.
Từ Lớp 9 đến 12 thì tất cả các môn học Trung đều làm được 100 điểm (perfect A).
Trung còn giúp dạy kèm nhiều hs cùng lớp và các em của nó, em Nguyễn Thành đã đạt kết quả còn tốt hơn cả Trung về môn Toán và Anh văn. Năm đang học Lớp 8, Thành lấy thử "SAT Test" và làm được 800 điểm Toán (perfect score) và 750 điểm Anh văn (ACT và SAT là 2 loại test hs lớp 12 phải lấy nếu muốn vào ĐH).
>Tui nói vòng vo Tam quốc như vậy để cả nhà fb thấy rằng chúng ta không cần phải cho con cháu học "Công Nghệ Tiếng Việt" tam giác méo, tròn, vuông, "VN đẹp nhất có tên bác Hồ" cái giải rút gì đó của Tiến Sĩ VC Hồ Ngọc Đại ...
Chúng ta chỉ cần cho con em học tiếng Việt như thời VNCH trước 75, hoặc ngôn ngữ của bất cứ một Quốc gia nào, có nền giáo dục trong sáng và nhân bản như Hoa Kỳ, Anh, Pháp ... thì chắc chắn con cháu chúng ta sau nầy sẽ trở nên người công dân tốt cho mọi xã hội.
>TB: Cả 2 em Trung và Thành chỉ có mức thông minh trung bình như hầu hết trẻ em VN, nhưng nhờ sống dưới chế độ Tư Bản có nền giáo dục miễn phí, tự do và nhân bản +sự hướng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo nên các em mới đạt được kết quả rất tốt về học vấn như trên (Từ đầu thập niên 1980 hầu như 99% con em của người Việt tỵ nạn ở Mỹ đều xếp hạng "Top 10%-1%" trong lớp, làm cho người Việt tỵ nạn VC sống ở chân Trời, góc Biển nào cũng được người dân bản xứ yêu mến, cảm phục