Mỗi Ngày Một Chuyện
NGƯỜI ĐI - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI
ĐI - CAO MỴ NHÂN
Người đi ...buồn quá , cả trong 2 bối cảnh sinh ly lẫn tử biệt .
Người đi , ừ nhỉ , người đi thực ... ( Thâm Tâm )
Đó là hình ảnh của sinh ly , người đó đi tìm ...cái hoài bão đã ấp ủ .
Người đi ...một nửa hồn tôi mất ...( Hàn Mặc Tử ) Hình ảnh
người đi này cũng trong sinh ly , nhưng có vẻ trầm trọng hơn , vì người
đi đó , làm một nửa hồn thi sĩ Hàn Mặc Tử đau thương quá đỗi , như hụt hẫng ,
chết lịm , muộn phiền ...
" Đi rồi ! " , chiều mùng một Tết Nguyên Đán ( 1982.
)
Nữ sĩ Tôn nữ Hỷ Khương đứng ngoài thềm nhà tôi ở khu nhà thờ Ba Chuông Phú
Nhuận , vừa ho khan , vừa nghẹn ngào : " Đi rồi . .."
Ai đi thế ? chị tới thông báo cho tôi : nữ sĩ Tuệ Mai , ái nữ thi ông Á
Nam Trần Tuấn Khải đã ra đi về cõi vĩnh hằng . Trường hợp này gọi là tử biệt
.
Trong cõi ta bà , có rất nhiều cảnh tử biệt , sinh ly , mà thường xuyên nhất ,
là trong đại tộc KaKi của chúng tôi .Với một triệu quân nhân các cấp , ứng
chiến từ Bến Hải đến Cà Mâu , làm sao tránh được sinh ly tử biệt chứ .
Đi hành quân , kích giặc , tai nạn , tai hoạ ...vv .
Biết bao gia đình binh sĩ , tử sĩ vừa thấy chồng , cha đó , quý chinh phu đã
" giã nhà đeo bức chiến bào " rong ruổi ở biên phương , có khi
...không về nữa ...
Người đi ... Dù tử biệt hay sinh ly đều để cho " Người ở lại " , mà
nói văn hoa , là " Kẻ ở " phải ôm trọn nỗi buồn sâu thẳm , dằng dặc
:
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn ...( Đoàn Thị Điểm )
Chẳng cứ ở đông phương , mà tây phương cũng ngàn vạn nỗi buồn kẻ ở ,
người đi ...,
Nhà Triết học Ý Edmond De Amicis ( 1846 -1908 )viêt trong cuốn
Grand coeurs , dịch giả Hà Mai Anh dịch toàn bộ cuốn sách , với tựa sách là Tâm
Hồn Cao Thượng . ..có nhiều cảnh "kẻ ở người đi " thấp thoáng
Ngay từ hồi còn học tiểu học , xem đi xem lại cuốn truyện nêu trên , tôi không
nhớ hết các chuyện trong đó , nhưng tôi lại chẳng bao giờ quên được câu :
" Ôi , cảnh biệt ly sao mà buồn vậy ..."
Câu nói rất đơn giản , nhưng phải thấy được chiếc khăn tay vẫy theo con tầu sắp
nhổ neo , rồi tầu rời ra khơi , rồi cũng chính chiếc khăn tay đó đã úp lên mặt
cô gái vừa tiễn người đi xa ...
Người ấy có thể sẽ về , hay không về nữa , dù cô và khách tình quân ấy vẫn cùng
trên cõi đời này .
Nhưng mà , từ đây mãi mãi không thấy nhau , từ đây mãi mãi không thấy
nhau...Guillaume Apollinaire
( 1880 -1918 ) cũng như bất cứ ai si tình trên thế giới, đều phải chấp nhận
cuộc chia tay đợi chờ ...
Không hiểu sao quý vị " kẻ ở, người đi " không
" kéo không gian lại gần " , để chẳng phải rơi nước mắt .
Nhưng nếu trường hợp tử biệt , thì rõ ràng ranh giới hoá sinh , là một tuyến
lửa hoả diệm sơn , chỉ có san xẻ tình sầu ngăn cách , bằng dòng dung nham nóng
cả ...triệu độ ( ! ) , e mới chấm dứt được cảnh tiếc thương đòi đoạn
...
Chuyện kẻ ở người đi , không phải chỉ dành cho đôi uyên ương liền cánh phải
chia lìa , như các trường hợp tôi nêu trên , mà có đầy rẫy quanh ta...
phải quan san cách trở ...
Cha , mẹ , con cháu , anh chị em , bạn bè , chiến hữu vv ...làm sao có
thể ở mãi bên nhau chứ .
Do đó , rất " cảm thông " nỗi đau khổ , buồn phiền , dân tộc ta
đã chia xẻ tình yêu thương qua các hoàn cảnh như sau :
Cha mẹ già phải khóc con còn thanh xuân ...
Đôi bên chồng vợ phải chia lìa khi còn nồng mặn ...
Trẻ thơ bị mất cha , mẹ . ..lúc tuổi còn nhỏ dại ...
Nhìn vào " bảng hiệu " đau buồn trên , thì quý vị bạn tâm tình , bạn
đường , vv bạn khác ...lỡ có phải chia tay , hay thậm chí bị phản bội
vv...cũng không đến nỗi bứt rứt xót xa , khổ lụy bằng ...
Thế nhưng , quý thi sĩ lại cứ dồn hầu hết đau buồn , sầu tư vào những cảnh dở
dang tình lỡ ...
Vì thế cho nên , tôi không lấy làm lạ , hôm qua đi chia buồn với đại gia đình
vị " phu nhân " một đấng quan quyền thời đệ nhất Cộng Hoà
ở Peek , các tiểu gia đình con cái đã thành đạt , lần lượt lên chụp hình trước
cỗ sự vị phu nhân đó , có những nụ cười hồn nhiên .
Sự kiện lại mở qua trang " Lễ tang " từ lâu đời , ấy là :
Trường hợp người mãn phần đã thọ , con cháu đã lớn , đâu còn thơ dại bơ vơ...
Đã trên tám chục tuổi , mệnh chung cũng được liệt kê vào danh sách " Hồng
tang " , tức là tang vui ...
Ôi , kể sao cho xiết chuyện đường trường nhân thế ...
Tôi lại nhớ vị Bác sĩ luôn luôn quan tâm đến những gì gọi là văn hoá VN , ông
sinh hoạt xã hội thật cô đơn , 10 năm diện bích vì buồn chán , rồi suôi tay ...
Bác sĩ Hoàng Văn Đức , cũng rất nghệ sĩ : là thi sĩ Hoàng Vũ Đức Vân , tác giả
những bài thơ luân lưu trong bằng hữu bốn phương , bài thơ cuối cùng thi sĩ Bác
sĩ gởi cho tôi , nói là : đi xa đất , để gần trời ...
Chắc đất đây là Trái Đất , trời đây là đấng Thượng Đế tối cao , tối đại vậy .
" Người đi , ừ nhỉ người đi thực ..." ( Thâm Tâm ) chắc chắn
rồi , không còn hồ nghi , tưởng tượng nữa , với bất cứ ai , những " kẻ ở
" thường nhìn theo những đám mây nhẹ nhàng bay về vô tận ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Click vào để nghe
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NGƯỜI ĐI - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI
ĐI - CAO MỴ NHÂN
Người đi ...buồn quá , cả trong 2 bối cảnh sinh ly lẫn tử biệt .
Người đi , ừ nhỉ , người đi thực ... ( Thâm Tâm )
Đó là hình ảnh của sinh ly , người đó đi tìm ...cái hoài bão đã ấp ủ .
Người đi ...một nửa hồn tôi mất ...( Hàn Mặc Tử ) Hình ảnh
người đi này cũng trong sinh ly , nhưng có vẻ trầm trọng hơn , vì người
đi đó , làm một nửa hồn thi sĩ Hàn Mặc Tử đau thương quá đỗi , như hụt hẫng ,
chết lịm , muộn phiền ...
" Đi rồi ! " , chiều mùng một Tết Nguyên Đán ( 1982.
)
Nữ sĩ Tôn nữ Hỷ Khương đứng ngoài thềm nhà tôi ở khu nhà thờ Ba Chuông Phú
Nhuận , vừa ho khan , vừa nghẹn ngào : " Đi rồi . .."
Ai đi thế ? chị tới thông báo cho tôi : nữ sĩ Tuệ Mai , ái nữ thi ông Á
Nam Trần Tuấn Khải đã ra đi về cõi vĩnh hằng . Trường hợp này gọi là tử biệt
.
Trong cõi ta bà , có rất nhiều cảnh tử biệt , sinh ly , mà thường xuyên nhất ,
là trong đại tộc KaKi của chúng tôi .Với một triệu quân nhân các cấp , ứng
chiến từ Bến Hải đến Cà Mâu , làm sao tránh được sinh ly tử biệt chứ .
Đi hành quân , kích giặc , tai nạn , tai hoạ ...vv .
Biết bao gia đình binh sĩ , tử sĩ vừa thấy chồng , cha đó , quý chinh phu đã
" giã nhà đeo bức chiến bào " rong ruổi ở biên phương , có khi
...không về nữa ...
Người đi ... Dù tử biệt hay sinh ly đều để cho " Người ở lại " , mà
nói văn hoa , là " Kẻ ở " phải ôm trọn nỗi buồn sâu thẳm , dằng dặc
:
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn ...( Đoàn Thị Điểm )
Chẳng cứ ở đông phương , mà tây phương cũng ngàn vạn nỗi buồn kẻ ở ,
người đi ...,
Nhà Triết học Ý Edmond De Amicis ( 1846 -1908 )viêt trong cuốn
Grand coeurs , dịch giả Hà Mai Anh dịch toàn bộ cuốn sách , với tựa sách là Tâm
Hồn Cao Thượng . ..có nhiều cảnh "kẻ ở người đi " thấp thoáng
Ngay từ hồi còn học tiểu học , xem đi xem lại cuốn truyện nêu trên , tôi không
nhớ hết các chuyện trong đó , nhưng tôi lại chẳng bao giờ quên được câu :
" Ôi , cảnh biệt ly sao mà buồn vậy ..."
Câu nói rất đơn giản , nhưng phải thấy được chiếc khăn tay vẫy theo con tầu sắp
nhổ neo , rồi tầu rời ra khơi , rồi cũng chính chiếc khăn tay đó đã úp lên mặt
cô gái vừa tiễn người đi xa ...
Người ấy có thể sẽ về , hay không về nữa , dù cô và khách tình quân ấy vẫn cùng
trên cõi đời này .
Nhưng mà , từ đây mãi mãi không thấy nhau , từ đây mãi mãi không thấy
nhau...Guillaume Apollinaire
( 1880 -1918 ) cũng như bất cứ ai si tình trên thế giới, đều phải chấp nhận
cuộc chia tay đợi chờ ...
Không hiểu sao quý vị " kẻ ở, người đi " không
" kéo không gian lại gần " , để chẳng phải rơi nước mắt .
Nhưng nếu trường hợp tử biệt , thì rõ ràng ranh giới hoá sinh , là một tuyến
lửa hoả diệm sơn , chỉ có san xẻ tình sầu ngăn cách , bằng dòng dung nham nóng
cả ...triệu độ ( ! ) , e mới chấm dứt được cảnh tiếc thương đòi đoạn
...
Chuyện kẻ ở người đi , không phải chỉ dành cho đôi uyên ương liền cánh phải
chia lìa , như các trường hợp tôi nêu trên , mà có đầy rẫy quanh ta...
phải quan san cách trở ...
Cha , mẹ , con cháu , anh chị em , bạn bè , chiến hữu vv ...làm sao có
thể ở mãi bên nhau chứ .
Do đó , rất " cảm thông " nỗi đau khổ , buồn phiền , dân tộc ta
đã chia xẻ tình yêu thương qua các hoàn cảnh như sau :
Cha mẹ già phải khóc con còn thanh xuân ...
Đôi bên chồng vợ phải chia lìa khi còn nồng mặn ...
Trẻ thơ bị mất cha , mẹ . ..lúc tuổi còn nhỏ dại ...
Nhìn vào " bảng hiệu " đau buồn trên , thì quý vị bạn tâm tình , bạn
đường , vv bạn khác ...lỡ có phải chia tay , hay thậm chí bị phản bội
vv...cũng không đến nỗi bứt rứt xót xa , khổ lụy bằng ...
Thế nhưng , quý thi sĩ lại cứ dồn hầu hết đau buồn , sầu tư vào những cảnh dở
dang tình lỡ ...
Vì thế cho nên , tôi không lấy làm lạ , hôm qua đi chia buồn với đại gia đình
vị " phu nhân " một đấng quan quyền thời đệ nhất Cộng Hoà
ở Peek , các tiểu gia đình con cái đã thành đạt , lần lượt lên chụp hình trước
cỗ sự vị phu nhân đó , có những nụ cười hồn nhiên .
Sự kiện lại mở qua trang " Lễ tang " từ lâu đời , ấy là :
Trường hợp người mãn phần đã thọ , con cháu đã lớn , đâu còn thơ dại bơ vơ...
Đã trên tám chục tuổi , mệnh chung cũng được liệt kê vào danh sách " Hồng
tang " , tức là tang vui ...
Ôi , kể sao cho xiết chuyện đường trường nhân thế ...
Tôi lại nhớ vị Bác sĩ luôn luôn quan tâm đến những gì gọi là văn hoá VN , ông
sinh hoạt xã hội thật cô đơn , 10 năm diện bích vì buồn chán , rồi suôi tay ...
Bác sĩ Hoàng Văn Đức , cũng rất nghệ sĩ : là thi sĩ Hoàng Vũ Đức Vân , tác giả
những bài thơ luân lưu trong bằng hữu bốn phương , bài thơ cuối cùng thi sĩ Bác
sĩ gởi cho tôi , nói là : đi xa đất , để gần trời ...
Chắc đất đây là Trái Đất , trời đây là đấng Thượng Đế tối cao , tối đại vậy .
" Người đi , ừ nhỉ người đi thực ..." ( Thâm Tâm ) chắc chắn
rồi , không còn hồ nghi , tưởng tượng nữa , với bất cứ ai , những " kẻ ở
" thường nhìn theo những đám mây nhẹ nhàng bay về vô tận ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Click vào để nghe