Mỗi Ngày Một Chuyện
NGƯỜI KỂ LẠI - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI KỂ LẠI - CAO MỴ NHÂN
Bỗng mình quên nhiều
quá, mà lại nhớ những điều vô ích nhất, còn giờ ăn giấc ngủ thì bỏ qua.
Như vậy mình không ăn,
không ngủ à? Làm sao sống được?
Thế mà các cụ ta vẫn
quên ăn quên ngủ như thường, mà vẫn sống... không như thường đấy chứ. Điều
không như thường là không giống những hiện tượng chung chung của mọi người
thôi, chẳng phải ...phá phách gì cuộc đời, nên chưa xác định bịnh thật thế nào,
có thể nói là "dở hơi".
Cái điều không bình
thường không phải chỉ ở cấp thấp thôi đâu, có khi ở cấp cao thật cao.
Cách đây nhiều năm,
thủa bà cố vấn Ngô Đình Nhu mới độ 70 tuổi, bà cư ngụ tại một nơi ở bình
thường bên Pháp.
Người bạn làm phóng
viên chiến trường của tôi, tình cờ xin được hỏi thăm bà, cũng không định để làm
gì, chỉ sẵn dịp được hạnh ngộ thì hỏi thăm thôi.
Bạn kể lại thế này:
"Ở tuổi già thế (mới 70) mà nơi ở của bà Nhu gọn gàng không thể tưởng
được, giống như sinh hoạt của một nhà giáo bảo thủ, chỗ nào cũng ngay
ngắn, nhìn vào đâu cũng thấy sự trầm mặc".
Tôi bật cười hỏi ông
ta: "ông có nói thật không, tôi nghĩ ông chẳng có cơ hội gặp bà ấy chứ?"
Ông ta bật cười:
"Bà nghĩ nhân thân tôi không đủ tư cách hạnh ngộ bà Ngô Đình Nhu à?"
Không phải vì tột đỉnh
danh vọng, quyền cao chức trọng của bà Nhu đâu, nói đúng ra cũng là dĩ vãng hết
rồi, tất nhiên tôi, là ông phóng viên chiến trường bạn tôi, tình cờ hôm ấy đi
theo một vị tướng VNCH xưa, từ thời cụ Diệm cơ, tìm đến thăm bà.
Bà Nhu tiếp rất niềm
nở, nhưng trong khuôn khổ, ít nhất cái tư cách bên ngoài, bà vẫn tự giới hạn bà
trong giao tế đấy.
Rồi điều ông, là phóng
viên chiến trường bạn tôi, phỏng vấn bà Nhu những gì đâu.
Trước nhất bà có một
Đức Tin đáng trọng lắm, vào lẽ huyền vi của trời đất, những mâu thuẫn cuộc đời
bà vẫn tin là sự thử thách to lớn của Thượng Đế, mà bất cứ ai cũng cần nhận
định và gánh vác một cách... định mệnh.
Tôi chẳng hiểu ông
định nói gì, tôi rất kém suy nghĩ về triết học, nhất là nếu phải chứng minh
những nhân quả hay vân vân khác ...
Người phóng viên ngày
xưa, khi "công nương Ngô Đình Lệ Thuỷ" con gái bà Nhu chưa ở tuổi
thiếu nữ, bà đã biến cô con gái thành một nhân vật chính trị, theo bà từ suy
nghĩ đến phong cách.
Phóng viên chiến
trường tôi quen bấy giờ mê si cái vóc dáng cô bé này, qua bộ y phục thanh nữ
Cộng Hoà đang tập bắn ở đâu đó.
Có thể nói là làm sao
mà bạn phóng viên tôi có thể với tới được, nhưng yêu thích thì cứ yêu thích
thôi.
Khi gặp người phóng
viên đương nêu, tôi mới ra trường vài tháng, có dịp nói chuyện qua lại, anh ta
bấy giờ còn trẻ, cứ rút bóp ra, khoe cái hình cô bé Ngô Đình Lệ Thuỷ mặc bộ đồ
xanh Cộng Hoà trên sân bắn ở Saigon.
Tính tôi cũng hay bông
lơn, tôi bảo anh ta, phóng viên chiến trường hãy bắt chước Gregory Peck trong
Roman Holiday, gặp công chúa rồi cũng được cô ta Audrey Hepburn yêu tít mù đó
thôi.
Tất nhiên là chuyện
cũng chả đi tới đâu.
Phóng viên chiến
trường lòng chùng xuống hẳn, ông ta, chuyện vãn thời nay, phóng viên cũng đã
già, ông ta cười thật hiu hắt:
Tôi bỗng cảm thương bà
Ngô Đình Nhu, tôi có hỏi một câu: " vậy chớ bà có buồn không? "
Bà ấy ngó tôi thật
lâu, đoạn lắc đầu một cách lơ đãng, trả lời rõ ràng: "Không, không, tại
sao hỏi thế, tôi đang rất bận".
Nghĩa là bận thì không
thể buồn hay những chi tiết khác được. Sau bà nói bổ túc thêm: "sự thực
thì không có thời gian buồn nữa, phải quên đi nhiều để chỉ nhớ những cần thiết
tốt hơn."
Té ra thời gian đó bà
đang hình thành cuốn hồi ký, mà năm ngoái đã tung ra thị trường cuốn hồi ký của
bà Ngô Đình Nhu rồi đấy.
Nhưng ông cũng phải
nhìn ra, bà ấy đang vui hay buồn chứ?
Tất nhiên là vậy, tôi
biết chắc bà ấy buồn, mà buồn thăm thẳm nữa kìa.
Khi rời khỏi căn
phòng, đã ra tới ngoài đường, tôi vẫn nghe mài mại câu nói bình dị của madame
Nhu: "Hình như tôi cũng quên nhiều, nhưng điều nhớ nhất của tôi, là chưa làm
rõ được chân ý chính đáng của mình, hãy đợi hồi ký".
À, tôi định nói rằng:
tôi rất thích những người phụ nữ có dáng dấp quyền lực một cách trí thức, bà
Ngô Đình Nhu thực sự đi vào lịch sử sau này, một cách đúng là nhân vật lịch sử
đấy.
Thì tôi cũng nghĩ như
ông, là phong cách của người ...lịch sử, họ đã nghĩ đúng cái hiện trạng lúc họ
hiện diện, đồng thời có suy nghĩ trước khi phát ngôn chứ ...tào lao sao
được.
Ban nãy lúc chúng ta
mới nói chuyện, bà bảo ai nhớ ai quên gì vậy ?
Tôi nói tôi bây giờ
hay quên quá xá đó mà.
Thì có sao đâu, tới
tuổi quên thì phải quên bớt đi chứ. À, bà nói giờ ăn giấc ngủ bây giờ bà hay
quên phải không?
Bà có biết madame Nhu
đã từng quên mấy ngày ăn, như kiểu tuyệt thực mà không phải tuyệt thực đâu, bà
ấy tự quên bẵng đi những bữa ăn, hay là ngủ không cần đúng giấc vậy.
Tức là bà ấy không
quan tâm đến các sinh hoạt hàng ngày, không bị ảnh hưởng bởi cơm ăn, áo mặc
trong lúc bà ta có đủ điều kiện chứ gì?
Thực ra không phải chỉ
bà cố vấn Ngô Đình Nhu mới quên ăn, quên ngủ đâu, các cụ ở VN và ở ngay đây
này, có nhiều vị cũng có tha thiết nhớ ăn uống ra sao đâu.
Người bạn phóng viên
chiến trường tâm sự:
"Quen với
bom rơi đạn nổ, nhiều lúc tôi quên cả tháng ngày trước mặt, nên, nếu không có
cái mốc 30-4 hằng năm ở đây, những lễ lạc, hội hè, nhắc cho chúng ta nhớ
...nhân thân ta, tại sao có mặt nơi này.
Nên thật quả tôi phục
quý vị tị nạn, lưu vong từ mấy chục năm nay, đã luôn luôn nhớ từng ngày tháng
tha hương, dẫu có thể là không bao giờ về VN nữa .
Này bà, cái khoảng thời
gian 12 năm từ đệ I qua đệ II Cộng Hoà, tức từ 1963 tới 1975 đó, bà có nghĩ là
chúng ta mất mát lớn không?
Tôi ngẫm nghĩ, gật gật
cái đầu, phóng viên chiến trường nhìn ra xa vắng nói: "Tôi thấy bà Nhu
hôm đó cười nhạt nhưng không cay đắng, bà bảo là khó lắm mới tìm ra một chân lý
đúng. Thôi, quên nó đi nhưng phải nhớ trước mắt ta đang sống thế nào, ta phải
làm gì, nếu thực các ông... yêu nước."
Sao hôm nay ông nói
với tôi chuyện này? Ông có biết là "nhân vật anh" của tôi đã dịch
cuốn Hồi Ký của bà Ngô Đình Nhu trong hơn một tháng trời, có phổ biến trên điện
báo "Giai phẩm Lá Cải" của nhà văn Nguyễn Trọng Hoàn năm trước khi
tôi gặp ông ta, "nhân vật anh", ông này cũng mê chính trị như ông
vậy.
Phóng viên chiến trường
ngẫm nghĩ rồi trả lời: Thế "nhân vật...anh" của bà, có khi nào nói
điều nhớ hay quên của một người ...mê chính trị không?
Ôi, ông ấy dại gì mà
nói cho tôi hay những điều không cần thiết.
Ông ấy , "nhân
vật anh" thường cười sau mỗi lần đàm thoại: "hãy quên hết đi, để chỉ
nhớ thơ thôi " dù ông ta không làm thơ, còn tôi hay thắc mắc quá, nên
không phù hợp với các nhân vật làm chính trị.
Phóng viên chiến
trường nháy mắt: "nếu không làm chính ...chị được, thì làm
chính...em (!) cũng vẫn nhiều quyền lực, tôi hỏi thực bà có thích madame Nhu
không?
Chẳng cần suy nghĩ,
tôi gật đầu: "Thích chứ".
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NGƯỜI KỂ LẠI - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI KỂ LẠI - CAO MỴ NHÂN
Bỗng mình quên nhiều
quá, mà lại nhớ những điều vô ích nhất, còn giờ ăn giấc ngủ thì bỏ qua.
Như vậy mình không ăn,
không ngủ à? Làm sao sống được?
Thế mà các cụ ta vẫn
quên ăn quên ngủ như thường, mà vẫn sống... không như thường đấy chứ. Điều
không như thường là không giống những hiện tượng chung chung của mọi người
thôi, chẳng phải ...phá phách gì cuộc đời, nên chưa xác định bịnh thật thế nào,
có thể nói là "dở hơi".
Cái điều không bình
thường không phải chỉ ở cấp thấp thôi đâu, có khi ở cấp cao thật cao.
Cách đây nhiều năm,
thủa bà cố vấn Ngô Đình Nhu mới độ 70 tuổi, bà cư ngụ tại một nơi ở bình
thường bên Pháp.
Người bạn làm phóng
viên chiến trường của tôi, tình cờ xin được hỏi thăm bà, cũng không định để làm
gì, chỉ sẵn dịp được hạnh ngộ thì hỏi thăm thôi.
Bạn kể lại thế này:
"Ở tuổi già thế (mới 70) mà nơi ở của bà Nhu gọn gàng không thể tưởng
được, giống như sinh hoạt của một nhà giáo bảo thủ, chỗ nào cũng ngay
ngắn, nhìn vào đâu cũng thấy sự trầm mặc".
Tôi bật cười hỏi ông
ta: "ông có nói thật không, tôi nghĩ ông chẳng có cơ hội gặp bà ấy chứ?"
Ông ta bật cười:
"Bà nghĩ nhân thân tôi không đủ tư cách hạnh ngộ bà Ngô Đình Nhu à?"
Không phải vì tột đỉnh
danh vọng, quyền cao chức trọng của bà Nhu đâu, nói đúng ra cũng là dĩ vãng hết
rồi, tất nhiên tôi, là ông phóng viên chiến trường bạn tôi, tình cờ hôm ấy đi
theo một vị tướng VNCH xưa, từ thời cụ Diệm cơ, tìm đến thăm bà.
Bà Nhu tiếp rất niềm
nở, nhưng trong khuôn khổ, ít nhất cái tư cách bên ngoài, bà vẫn tự giới hạn bà
trong giao tế đấy.
Rồi điều ông, là phóng
viên chiến trường bạn tôi, phỏng vấn bà Nhu những gì đâu.
Trước nhất bà có một
Đức Tin đáng trọng lắm, vào lẽ huyền vi của trời đất, những mâu thuẫn cuộc đời
bà vẫn tin là sự thử thách to lớn của Thượng Đế, mà bất cứ ai cũng cần nhận
định và gánh vác một cách... định mệnh.
Tôi chẳng hiểu ông
định nói gì, tôi rất kém suy nghĩ về triết học, nhất là nếu phải chứng minh
những nhân quả hay vân vân khác ...
Người phóng viên ngày
xưa, khi "công nương Ngô Đình Lệ Thuỷ" con gái bà Nhu chưa ở tuổi
thiếu nữ, bà đã biến cô con gái thành một nhân vật chính trị, theo bà từ suy
nghĩ đến phong cách.
Phóng viên chiến
trường tôi quen bấy giờ mê si cái vóc dáng cô bé này, qua bộ y phục thanh nữ
Cộng Hoà đang tập bắn ở đâu đó.
Có thể nói là làm sao
mà bạn phóng viên tôi có thể với tới được, nhưng yêu thích thì cứ yêu thích
thôi.
Khi gặp người phóng
viên đương nêu, tôi mới ra trường vài tháng, có dịp nói chuyện qua lại, anh ta
bấy giờ còn trẻ, cứ rút bóp ra, khoe cái hình cô bé Ngô Đình Lệ Thuỷ mặc bộ đồ
xanh Cộng Hoà trên sân bắn ở Saigon.
Tính tôi cũng hay bông
lơn, tôi bảo anh ta, phóng viên chiến trường hãy bắt chước Gregory Peck trong
Roman Holiday, gặp công chúa rồi cũng được cô ta Audrey Hepburn yêu tít mù đó
thôi.
Tất nhiên là chuyện
cũng chả đi tới đâu.
Phóng viên chiến
trường lòng chùng xuống hẳn, ông ta, chuyện vãn thời nay, phóng viên cũng đã
già, ông ta cười thật hiu hắt:
Tôi bỗng cảm thương bà
Ngô Đình Nhu, tôi có hỏi một câu: " vậy chớ bà có buồn không? "
Bà ấy ngó tôi thật
lâu, đoạn lắc đầu một cách lơ đãng, trả lời rõ ràng: "Không, không, tại
sao hỏi thế, tôi đang rất bận".
Nghĩa là bận thì không
thể buồn hay những chi tiết khác được. Sau bà nói bổ túc thêm: "sự thực
thì không có thời gian buồn nữa, phải quên đi nhiều để chỉ nhớ những cần thiết
tốt hơn."
Té ra thời gian đó bà
đang hình thành cuốn hồi ký, mà năm ngoái đã tung ra thị trường cuốn hồi ký của
bà Ngô Đình Nhu rồi đấy.
Nhưng ông cũng phải
nhìn ra, bà ấy đang vui hay buồn chứ?
Tất nhiên là vậy, tôi
biết chắc bà ấy buồn, mà buồn thăm thẳm nữa kìa.
Khi rời khỏi căn
phòng, đã ra tới ngoài đường, tôi vẫn nghe mài mại câu nói bình dị của madame
Nhu: "Hình như tôi cũng quên nhiều, nhưng điều nhớ nhất của tôi, là chưa làm
rõ được chân ý chính đáng của mình, hãy đợi hồi ký".
À, tôi định nói rằng:
tôi rất thích những người phụ nữ có dáng dấp quyền lực một cách trí thức, bà
Ngô Đình Nhu thực sự đi vào lịch sử sau này, một cách đúng là nhân vật lịch sử
đấy.
Thì tôi cũng nghĩ như
ông, là phong cách của người ...lịch sử, họ đã nghĩ đúng cái hiện trạng lúc họ
hiện diện, đồng thời có suy nghĩ trước khi phát ngôn chứ ...tào lao sao
được.
Ban nãy lúc chúng ta
mới nói chuyện, bà bảo ai nhớ ai quên gì vậy ?
Tôi nói tôi bây giờ
hay quên quá xá đó mà.
Thì có sao đâu, tới
tuổi quên thì phải quên bớt đi chứ. À, bà nói giờ ăn giấc ngủ bây giờ bà hay
quên phải không?
Bà có biết madame Nhu
đã từng quên mấy ngày ăn, như kiểu tuyệt thực mà không phải tuyệt thực đâu, bà
ấy tự quên bẵng đi những bữa ăn, hay là ngủ không cần đúng giấc vậy.
Tức là bà ấy không
quan tâm đến các sinh hoạt hàng ngày, không bị ảnh hưởng bởi cơm ăn, áo mặc
trong lúc bà ta có đủ điều kiện chứ gì?
Thực ra không phải chỉ
bà cố vấn Ngô Đình Nhu mới quên ăn, quên ngủ đâu, các cụ ở VN và ở ngay đây
này, có nhiều vị cũng có tha thiết nhớ ăn uống ra sao đâu.
Người bạn phóng viên
chiến trường tâm sự:
"Quen với
bom rơi đạn nổ, nhiều lúc tôi quên cả tháng ngày trước mặt, nên, nếu không có
cái mốc 30-4 hằng năm ở đây, những lễ lạc, hội hè, nhắc cho chúng ta nhớ
...nhân thân ta, tại sao có mặt nơi này.
Nên thật quả tôi phục
quý vị tị nạn, lưu vong từ mấy chục năm nay, đã luôn luôn nhớ từng ngày tháng
tha hương, dẫu có thể là không bao giờ về VN nữa .
Này bà, cái khoảng thời
gian 12 năm từ đệ I qua đệ II Cộng Hoà, tức từ 1963 tới 1975 đó, bà có nghĩ là
chúng ta mất mát lớn không?
Tôi ngẫm nghĩ, gật gật
cái đầu, phóng viên chiến trường nhìn ra xa vắng nói: "Tôi thấy bà Nhu
hôm đó cười nhạt nhưng không cay đắng, bà bảo là khó lắm mới tìm ra một chân lý
đúng. Thôi, quên nó đi nhưng phải nhớ trước mắt ta đang sống thế nào, ta phải
làm gì, nếu thực các ông... yêu nước."
Sao hôm nay ông nói
với tôi chuyện này? Ông có biết là "nhân vật anh" của tôi đã dịch
cuốn Hồi Ký của bà Ngô Đình Nhu trong hơn một tháng trời, có phổ biến trên điện
báo "Giai phẩm Lá Cải" của nhà văn Nguyễn Trọng Hoàn năm trước khi
tôi gặp ông ta, "nhân vật anh", ông này cũng mê chính trị như ông
vậy.
Phóng viên chiến trường
ngẫm nghĩ rồi trả lời: Thế "nhân vật...anh" của bà, có khi nào nói
điều nhớ hay quên của một người ...mê chính trị không?
Ôi, ông ấy dại gì mà
nói cho tôi hay những điều không cần thiết.
Ông ấy , "nhân
vật anh" thường cười sau mỗi lần đàm thoại: "hãy quên hết đi, để chỉ
nhớ thơ thôi " dù ông ta không làm thơ, còn tôi hay thắc mắc quá, nên
không phù hợp với các nhân vật làm chính trị.
Phóng viên chiến
trường nháy mắt: "nếu không làm chính ...chị được, thì làm
chính...em (!) cũng vẫn nhiều quyền lực, tôi hỏi thực bà có thích madame Nhu
không?
Chẳng cần suy nghĩ,
tôi gật đầu: "Thích chứ".
CAO MỴ NHÂN (HNPD)