Truyện Ngắn & Phóng Sự

NGƯỜI NAM DI CƯ 1954 - NGUYÊN QUÂN

Bây giờ tôi xin kể gia đình tôi trong giai đoạn 1939 đến 1945

NGƯỜI  NAM  DI  CƯ  1954 - NGUYÊN QUÂN

  • canhdong-lua
  •       Chắc bạn mới trông qua cái tựa bài thì cho là phi lý, nhưng xin hãy kiên nhẫn mà nghe tôi kể đây : tính ra gia phả nhà tôi, kể từ đời ông cao, ông cố, ông nội và khoảng một nửa phần đời của cha tôi thì thuộc hàng khá giả, nhất là đời ông nội tôi, tài sản cụ có trên ba trăm mẫu ruộng với lại chức tước Chánh Tổng của cụ thì khó ai bì kịp. Lúc nhỏ cha tôi được cụ gởi lên CầnThơ ăn học rồi sau đó lại lên Sài Gòn học tiếp để thi bằng Thành Chung (Diplôme d' Etude Primaire Supérieurs năm 1922). Đáng lý thì ông còn được học lên nữa nhưng hè năm đó bà nội không được khỏe mạnh mà thường xuyên đau yếu bệnh hoạn, vả lại cha tôi lại còn có 3 cô em gái còn nhỏ nữa cho nên ông cụ muốn cha tôi nghỉ học, về nhà phụ cụ coi sóc trong ngoài cho gia đình. Chuyện đầu tiên là cụ chọn một cô con gái thuộc gia đình danh giá và tính ra cũng môn đăng hộ đối so với gia đình cụ để cưới cho cha tôi. Tất nhiên cha mẹ tôi sống rất hạnh phúc, nhưng việc coi sóc ruộng điền đã làm ông hơi nhàm chán vì là quá ư nhàn rỗi đối với một con người năng động như ông, ông nội biết thế chứ nên bảo ông ứng cử vào chức ông Xã trong ban hương chức hội tề ở làng cho vui vậy. Cái chức ông Xã là nhỏ nhứt so với các vị như : Ông Cả, ông Chủ, hương Quản, hương Hào, hương Kiểm, hương Thân, hương Sư, hương Chánh v.v....nhưng ông Xã lại là quan trọng hơn cả, là vì vị nầy phải có trình độ học vấn kha khá nghĩa là phải thông thạo chữ quốc ngữ tức là chữ hiện chúng ta đang dùng và phải thật rành về các phép toán : cộng trừ nhơn chia, chứ không có cái vụ dùng bàn toán của Tàu mà khẩy lạch cạch được. Lý do là công việc của ông Xã phải thu thuế trong làng xã rồi giao lên huyện, lên phủ hoặc tỉnh và thường xuyên phải chứng nhận những thứ giấy tờ quan trọng như bán đất, chuyển nhượng, tranh tụng của dân trong làng v.v...tất cả loại giấy tờ đó bắt buộc phải có chữ ký và con dấu từ ông Xã, mới chuyển lên trên được. Rồi những lần ký tên và đóng dấu thì bên nguyên đơn phải trả một khoảng lệ phí ít nhiều tùy theo chuyện, vì vậy ông Xã mới có tiền chi ra cho việc công trong làng, trong xã. Thời nầy tôi muốn nói là khoảng 1938 trở về trước, đất nước tạm gọi là thanh bình, lặng yên tiếng súng và đâu đã ra đó : miền Nam là xứ thuộc địa, miền Bắc là xứ bảo hộ và miền Trung vẫn là đất tự trị của triều đình Huế. Nhờ cái chức ông Xã làm cha tôi thấy vui lên vì đã làm được nhiều việc có ý nghĩa để giúp đỡ cho người dân trong làng. Ông đã dùng tiền của gia đình để cất một dãy lớp học bằng lá cho con em trong làng được học gần nhà, rồi đích thân ông và mướn thêm một vài ông giáo nữa đứng ra dạy học, có như vậy lũ trẻ không còn vất vã đi bằng xuồng ghe đến chợ xã Thiện Mỹ cách đó vài cây số. Và ông cũng hiến tặng cho làng dăm ba công đất thổ để làm sân banh chơi thể thao, giải trí cho giới thanh niên và cho ngay chính ông, tránh cho họ quá nhàn rỗi sau vụ mùa. Vùng tôi làm ruộng mỗi năm có một mùa, nhưng thu hoạch rất cao vì là loại ruộng bùn, rồi sau mùa vụ thì : " Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè " đã gây ít nhiều phiền toái cho xóm riềng, thì sân banh nầy đã giúp tránh được phần nào những điều đáng tiếc đó.
         
  •       Bây giờ tôi xin kể gia đình tôi trong giai đoạn 1939 đến 1945, phần nầy tôi viết hơi có tính cách chánh trị một chút và đây không phải là quan điểm của tôi mà tôi chỉ nhớ lại những gì tôi đã đọc từ bài viết của Luật sư : P.K.Vinh hay Tiến-sĩ : N.L.Tưởng v.v.., còn chuyện gia đình tôi thì được nghe mẹ và các anh chị lớn thuật lại, bởi vì lúc đó tôi còn là hạt cát trong móng chân của cha tôi. Giai đoạn nầy là thế giới sửa soạn chiến tranh và đã xảy ra đệ nhị thế chiến. Miền Bắc vì là xứ bảo hộ nên Pháp không đóng quân nhiều nơi đây nên miền Bắc coi như cái nôi của cách mạng, bao nhiêu đảng phái chánh trị hay lực lượng võ trang tự vệ của Công Giáo vùng Bùi Chu và Phát Diệm cũng phát xuất từ nơi nầy. Hai đảng phái chánh trị lớn phải kể là : đảng Việt Minh Cộng Sản (VM-CS) và đảng của người Quốc Gia (QG) bao gồm VN Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng và lực lượng võ trang tự vệ của các Tôn Giáo : Công Giáo, Cao Đài và Hòa Hảo. Lối làm chánh trị của Cộng Sản thì thật gian manh, họ dùng những tên vô loại thất học kiểu Chí Phèo để làm cán bộ hạ tầng mục đích của họ là đào sâu, chia rẽ hận thù giai cấp trong xã hội, họ đã tạo bao nhiêu là cuộc đấu tố là để tận diệt 3 giai cấp: địa, trí, hào (địa chủ, trí thức và phú hào tức là giới trung nông). Biết bao người bị giết oan nhưng họ luôn hưởng lợi là nhờ kết nạp được bọn bày tôi dốt nát nhưng trung thành nầy. Còn người Quốc Gia làm chánh trị theo đường lối có qui định, luôn thật thà và nhân đạo, đảng viên thì chọn lựa phải là thành phần có học thức mới được vào, vì thế mà người Quốc Gia đã bỏ lỡ nhiều cơ hội giành thắng lợi. Điển hình là ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp, Nhật luôn có cảm tình với người QG vì có nhiều người QG du học tại Nhật như là con cháu của cụ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và nhiều người nữa. Thế mà cuối cùng vẫn bị VM-CS cướp lấy chính quyền ngày 19 tháng 8 năm 1945. Rồi một lần khác, khi Nhật thua trận, Đồng Minh chỉ định cho quân đội Tưởng Giới Thạch vào giải giới quân Nhật, đó là dịp tốt cho người QG, thế mà VM-CS lại dùng vàng bạc tóm thu từ dân chúng, đem đút lót cho 2 tướng Lư Hán và Tiêu Văn để có được mớ vũ khí đó. Đảng VM-CS biết người QG hận mình lắm nên mới đề nghị nên lập một chánh phủ liên hiệp để chống Pháp, đây cũng là cái tròng mới mà VM-CS bày ra, kết quả một nửa số người QG gia nhập chính phủ nầy còn một nửa số người cực đoan còn lại thì quyết liệt chống đối.
  •       Chỉ sau 21 ngày VM-CS cướp chánh quyền thì quân Pháp đã vào lại SàiGòn thay thế quân Anh thì đây chính là lúc người dân Nam Bộ bày tỏ lòng yêu nước : nào là thành phần Thanh Niên yêu nước, trong đó có cha tôi, một phần lớn của đảng Đại Việt và lực lượng võ trang 2 tôn giáo là Cao Đài và Hòa Hảo, họ quyết một lòng đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cỏi nhưng than ơi với vũ khí thô sơ làm sao chống lại được loại súng đạn tối tân của quân Pháp, máu của người Nam Việt đã đổ và đổ nhiều, hãy nghe một thi sĩ đã khóc :

  •        “Đây phương Nam, đây quê hương thống khổ
            Đây sa trường, đây nấm mộ trời Nam"
  • Còn đau đớn hơn thế nữa :

  •        "Vì Cách Mạng nên bao người đã chết.
              Ôi sử Việt viết hằng câu oanh liệt.
              Mà giấy (là) xương, mực (là) huyết viết nên dòng".

           Rồi sau cái ngày toàn quốc kháng chiến 19 tháng12 năm 1946, Võ Nguyên Giáp ra lệnh rút vào chiến khu để bảo toàn lực lượng. Bấy giờ Cha tôi đã chính thức rời nhà, vào bưng kháng chiến. Nhà cha mẹ tôi là nhà lầu 2 tầng rộng lớn, xây bằng gạch ngói, suông đuột không có balcon, đó cũng là mẫu nhà của các ông điền chủ miền tây thuở xưa, đặc biệt nữa : ở phía dưới có loại cửa gì thì tầng trên cũng có cửa sổ giống vậy, mục đích là dùng tầng trên để cố thủ, chống lại bọn giặc cướp. Người ở tầng trên sẽ ném gạch, đá, vỏ chai xuống cộng thêm cây súng hỏa mai (tiền thân của loại súng shot gun) mà chỉ các ông điền chủ mới có điều kiện mua được. Với lối phòng thủ như vậy giặc cướp khoảng từ 10 đến 20 người thì không thể nào vào nhà được. Nhưng cũng vì quá kiên cố nên VM đã quy tụ trên 200 nông dân đến đập phá ngôi nhà nầy, với lý do tiêu thổ kháng chiến, sợ Tây đến lấy đóng bót. Rồi kế đến VM bảo mẹ tôi giao nộp tất cả các sổ sách, giấy tờ, khế ước ký giữa điền chủ và tá điền về những khoảng mướn ruộng, để mùa tới VM trực tiếp thu huê lợi, gọi là góp phần nuôi quân. Cha mẹ tôi có trên 200 mẫu ruộng bao gồm : 120 mẫu do ông nội chia cho, sở dĩ ông được nhiều hơn các cô tôi vì ông là con trai phải lo phần phụng dưỡng cha mẹ và thờ phượng tổ tiên, và cộng thêm gần 100 mẫu của hồi môn bên mẹ tôi, quê của bà ở Trà Lây thuộc xã Bố Thảo. VM còn đòi hỏi đóng góp thêm vàng bạc nữa để giúp quân đội mua thêm vũ khí, mẹ tôi cũng phải nộp thêm một ít vàng nữa mới được yên với họ. Nói nào ngay sau đó họ có trả lại mẹ tôi khoảng gần 10 mẫu ruộng nếu canh tác thì cũng tạm đủ lúa gạo cho gia đình ăn trong năm.
           Lúc có lệnh rút vào chiến khu, thì có rất nhiều thanh niên trí thức và lao động kéo theo vào, họ là những ông đốc học, giáo sư dạy trung học, giáo viên, các vị làm việc ở tòa bố chính, tòa án, sở dây thép v.v... Còn giới lao động là thợ thuyền, công nhân. Nói cho đúng là rất có thể họ biết VM là CS nhưng hiện tại họ không quan tâm nhiều về vấn đề nầy, họ chỉ suy luận một cách đơn giản : Tỷ như một gã hàng xóm say xỉn hung tợn tự nhiên cầm dao xông vào nhà mình định chém bố của mình, thì anh em mình cho dù hàng ngày có hục hặc với nhau, đôi khi không vừa ý nhau nhưng đứng trước nguy cơ như vậy, bắt buộc mình phải chung sức bảo vệ ông bố chớ. Vì vậy họ dựa vào VM cứ tưởng chừng bám được cái phao hay một điểm tựa để vững vàng chiến đấu đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi nước, điều đó mới thật sự là hoài bão, là lý tưởng của họ. VM thì cũng không vừa gì, khi tính chuyện bành trướng thế lực vào trong Nam thì Cục Bộ chánh trị của họ đã điều nghiên rất kỷ về vùng đất phương Nam như : con người, tánh tình và niềm tin v.v....họ kết luận : Người dân Nam bộ hiền lành, chất phác, cả tin nhưng nếu bị
    lừa phỉnh một lần, thì không có lần thứ hai đâu đó. Lại nữa họ tuy ít học, nghèo khó nhưng họ rất quý trọng người có học, họ nghĩ chỉ có những người nầy mới dẫn dắt họ có cuộc sống tốt đẹp sau nầy. Để tranh giành thế lực với lực lượng võ trang của 2 tôn giáo lớn thì VM phải để lại ở Bắc bộ cái bọn răng đen, đầu gấu, mã tấu trên lưng. Cán bộ vào Nam phải thuộc loại răng trắng nếu được thì bịt luôn vài chiếc răng vàng càng tốt, không vắt lưng mã tấu, ngay cả dao gâm cũng phải bộc nhung dấu phía trong người, bỏ đi cái màn đấu tố để tiêu diệt 3 thành phần: Địa, trí, hào như họ đã làm ở 2 miền bắc và trung. Chính vì thế, giới trí thức cũng phải lầm mới theo họ đông như nói ở trên.
           Vì có rất nhiều người theo, nên VM phải cải tổ lại cơ cấu, thành phần trí thức cũng được trưng dụng vào những chức vụ về hành chánh, xã hội, y tế, giáo dục v.v...những chức vụ quan trọng vẫn là người của VM nắm giữ như : Thành ủy, tỉnh ủy hay huyện ủy v.v... Chữ "ủy" tức là bí thư, là ủy viên chánh trị tức là cố vấn chỉ đạo, chỉ dành cho những người trong đảng hoặc có tuổi đảng cao, còn những chức như : Chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện, chủ tịch xã nghe thì cũng kêu lắm nhưng thực chất chỉ là cấp thừa hành mà thôi, ngay cha tôi cũng được chỉ định làm chủ tịch phó huyện Mỹ Tú tức là quận Thuận Hòa tỉnh Sóc Trăng sau nầy...
           Gia đình tôi, anh em của tôi giờ phải chia hai, xẻ ba nhóm. Cha mẹ tôi sanh tất cả 7 người con gồm 5 trai và 2 gái, tôi là nhỏ nhất. Anh Hai và chị Ba giờ đã lập gia đình (Anh Hai trong nam tức là anh Cả ngoài bắc, người trong nam úy kỵ chữ "cả" vì trong làng có ông Cả tức là cụ tiên chỉ ngoài bắc). Anh Tư, anh Năm tản cư ra thành ở với các cô tôi, học nghề kiếm sống, anh nầy học nghề may, anh kia học nghề y tá. Anh thứ sáu thì theo cha tôi để tiếp tục học lên trung học ở chiến khu vì anh mới 12,13 tuổi thôi. Còn lại mẹ tôi, chị thứ bảy, chị nuôi tên Lựu và tôi, mẹ quyết dời nhà gần vùng cha tôi làm việc vì vùng nầy ở xa tầm súng 'cannon' của Pháp. Việc cất một căn nhà lá ở nơi mênh mông rừng chàm, bạt ngàn dừa nước thì rất dễ và cũng tránh tiếng ăn không ngồi rồi, là điều tối kỵ người dân ở vùng VM kiểm soát, nên mẹ tôi buôn bán nhỏ những thứ nhu yếu phẩm mà người miệt vườn cần đến là : đường, muối, nước mắm, vài loại đậu khấu và thuốc rẫy vấn giấy hút v.v...Bây giờ tôi có thể nói về tôi mà không sợ ai ghét cả vì lúc đó tôi mới 5, 6 tuổi thôi, tha hồ tự tung tự tác. Bởi không có bạn bè cùng lứa tuổi ở gần đó, tôi phải lủi thủi chơi một mình, ngày ngày lặn hụp dưới ao, dưới mương, da đen cùi cụi mốc cời, thân thể đóng đầy rong rêu mãi đến chiều mới được chị Lựu tắm cho. Và cái khổ nhất của đứa trẻ ở vùng quê là thiếu thốn quà bánh mà tôi lại là đứa khoái ăn ngọt, tôi nhớ có lần tôi lén mẹ tôi cắn miếng thuốc đánh răng, ôi sao thấy ngon quá giống như cắn thỏi chocolat, xin nhắc quí bạn nhớ vào thời đó, thuốc đánh răng chưa được vô tube như Perlon hay Hynos sau nầy mà lúc đó thuốc đánh răng được làm thành thỏi cứng tròn và dẹp như cái bánh 'cookie', muốn dùng là phải nhỏ vài giọt nước cho mềm ra rồi dùng bàn chải quết lấy thuốc. Mẹ tôi biết tôi lén ăn thuốc đánh răng, bà không hề rày la mà bà chỉ dạy là không được ăn như vậy nữa, có thể bị tiêu chảy mà chết đấy, muốn ăn ngọt thì mẹ làm bánh cho ăn. Bánh thì ăn 4,5 ngày cũng hết đến lúc thèm ngọt nữa thì sao, lần nầy tôi thấy mẹ tôi thường phơi thuốc tể ngoài sân vì sợ để lâu trong nhà bị ẩm mốc, chắc quí vị cũng biết thuốc tể của Tàu mà, nguyên liệu chánh là cơm nguội quết nhuyễn, trộn với mật ong và một vài loại rễ hay lá cây gì đó. Không biết là trị được bệnh gì không nhưng tôi thấy mẹ tôi sau khi nhai nuốt một viên rồi chiêu liền một ngụm trà nóng thì bữa trưa bà ăn ít đi một chén cơm, như vậy là chắc trị được bệnh đói, còn tôi lén chôm một viên bỏ vào mồm thì tạm thời dứt được chứng thèm ngọt, dần dần thì mẹ tôi cũng biết chuyện nầy, bà dấu kỷ đi và đền bù tôi một thùng bánh khác cũng chính bà và 2 chị làm cho tôi. Cách nhà chừng 3, 4 công đất là nhà anh Quýt, anh nầy lớn hơn tôi chừng 5, 7 tuổi, nhà anh có một cây ổi lộn kiếp (tức là ổi hoang, cây do chim phóng uế hạt ổi mà mọc lên...Sở dĩ tôi thường đóng mở ngoặc đơn để giải thích là vì tôi người miền Hậu Giang, mà bạn đọc nhiều khi là người miền khác, sợ quý vị đó không hiểu tôi nói cái gì) Trái ổi không lớn lắm, độ bằng trái banh golf và tròn lẵn như trái chanh, khi ổi chín, da chuyển qua màu trắng ngà, bên trong ruột đỏ lòm trông thật hấp dẫn, anh ấy thường hái cho tôi vài trái, ngược lại tôi cũng lén bốc một nắm thuốc rẫy của mẹ trao cho anh vì anh nầy biết hút thuốc rồi, chuyện nầy thì mẹ tôi chưa biết. Anh Quýt còn cho tôi cưỡi trâu với anh nữa, chắc anh biết tôi rất khoái cái vụ nầy.
           Mùa xuân năm 1952, tôi cũng được 7 tuổi và trong một chuyến về thăm gia đình, Cha tôi đã nói chuyện với mẹ tôi là cuộc chiến sẽ chấm dứt không bao lâu nữa, thằng Út thì cũng quá tuổi vào trường vậy mình ('mình' là tiếng vợ chồng gọi nhau khi các con đã lớn, chứ không xưng gọi là anh em như lúc ban đầu) đem các con ra thành đi, rồi tôi sẽ ra sau, đoàn tụ lại gia đình. Thế là mẹ tôi dẫn cả gia đình luôn cả anh Sáu nữa ra nhà các cô tôi tá túc, riêng chị Lựu thì trở lại quê làm những việc mẹ tôi căn dặn. Nếu viết về chị Lựu thì phải viết rất dài, tạm thời các bạn hiểu đây là con nuôi của cha mẹ tôi, chị không đẹp lắm hơi lớn người, da không đen nhưng cũng không trắng, môi hơi dầy và răng trắng và to, mũi hơi hếch, tóc của chị rất nhiều, khi chị búi lên to bằng trái dừa khô lột vỏ. Nhưng có một điều không nhắc tới là thật thiếu xót khi viết về chị là tánh nết chị rất dễ thương, hiền hậu, hiếu thảo với cha mẹ và hết lòng tận tụy với tất cả anh chị em, nhất là chị Bảy và tôi. Chính tôi lớn lên trong vòng tay thương yêu của chị, lúc nhỏ thì được ẩm bồng, thay tả, mớm cơm, tắm rửa và giặt giũ, nói chung là tôi còn nợ chị nhiều lắm. Việc của chị trở về quê là lo bán heo, gà vịt, đường, muối, thuốc rẫy v.v...và mua về thành nào : cá khô, cá mắm , nếp tẻ để gia đình "tử thủ" trong giai đoạn khó khăn khi mới dọn về tỉnh thành (SócTrăng). Chuyện đầu tiên là mẹ tôi bán sạch mọi tư trang mà bà có để mua căn nhà lá nhỏ trong hẻm có chỗ cho gia đình tá túc, bước kế tiếp là bà sang một cái lều ở tại chợ để bà bán thuốc lá, thuốc rê, thuốc Gò Vấp, cau khô, trầu xấy khô, tập giấy, bút mực v.v...nuôi sống gia đình. Còn tôi thì được mẹ làm khai sinh mới, nhỏ đi 1 tuổi mới được vào trường nhà nước học lớp năm. Hai anh Tư và Năm đã được các cô tôi cưới vợ cho mấy năm trước rồi, hôm lễ cưới mẹ tôi có đến, còn cha tôi thì không thể có mặt chắc các bạn đã hiểu. Anh Sáu thì phụ mẹ tôi buôn bán và học bán thời gian để một vài năm nữa thi lấy bằng Trung Học Đệ nhất cấp. Chị Bảy ở nhà lo cơm nước lúc chị Lựu đi vắng. Chị Lựu nhờ có khuôn mặt nữa chợ nữa quê nên chuyện về quê thăm cha thì không khó khăn gì với chị cả.
           Từ tháng 3 năm 1954, người ta mới thật sự biết đâu là điểm và đâu là diện của chiến thuật VM. Mặt trận Điện Biên Phủ kéo dài gần 2 tháng, phía Pháp có 20 ngàn quân nhưng thiệt hại gần 3 phần 4, bắt buộc viên Tư lệnh De Castrie của Pháp phải đầu hàng, kéo theo Hiệp Định Genève 20 tháng 7 chia đôi đất nước. Người dân 2 miền có 3 tháng chọn lựa nơi cư trú mới. Tập kết ra Bắc thì chỉ có người trong đảng, bộ đội chính qui của VM. Ngược lại vào Nam thì ngoài thành phần người QG, quân đội, hơn một triệu người dân di cư và lối một vạn người rời bỏ bưng biền để về thành, trong đó có cha tôi mà tôi gọi đùa là "Người Nam di cư năm 1954". Chuyện ông ra thành cũng là khá cực vì với chức vụ của ông thì tên tuổi đã có trong "sổ bìa đen" của Deuxième Bureau của Pháp (Cơ quan phòng nhì của Pháp, nói tới cơ quan nầy làm người ta phải sởn da gà). Và cũng may khi ông quyết định trở về thành, thì đúng lúc chị Lựu lại xuất hiện theo chu kỳ đi thăm và tiếp tế lương thực cho cha, ông liền viết cho mẹ tôi một lá thơ dặn dò những chuyện mẹ phải làm là báo phòng nhì Pháp : Ngày giờ đó và địa điểm đó ông ra đầu thú, nhờ Công An đến đón ông.  Mẹ tôi mừng lắm, làm đúng lời ông chỉ bảo, rồi ngày đó : Công An gồm 3 người trang bị đến tận răng chở mẹ tôi và tôi đi đón ông trên chiếc Jeep mui trần, hạ luôn kiến chắn gió xuống và khi đến điểm hẹn thì thấy cha tôi đang vẫy cờ trắng đầu hàng (thật ra là nhánh cây cột chiếc khăn bàn trắng). Công An hỏi có phải chồng của bà không? Mẹ tôi xác nhận đúng. Họ mời cha tôi lên xe và khóa cổ tay ông lại, cho xe chạy nhanh về tỉnh để điều tra tiếp…
          Hơn 2 tháng cha tôi cứ ra vào cơ quan phòng nhì của Pháp, trung bình mỗi tuần một vài lần, có khi sáng đi chiều về, có lần bị giữ qua đêm và cái khổ nhất là bị bà con, bạn bè xa lánh, họ coi như ông là thứ cùi hủi đáng sợ nên tránh xa chăng. Cha tôi hiểu điều đó chứ : sự thật là họ không ghét bỏ gì ông, cái họ sợ là tiếp xúc ông thì rất có thể gặp rắc rối với tụi Phòng nhì của Tây thôi…. Thế rồi mọi chuyện cũng qua, tình thế buộc ông sống trong cảnh cơm nhà quà chợ, ông cũng muốn phụ mẹ tôi buôn bán lắm chứ, để có đồng vô đồng ra nuôi sống gia đình, mẹ tôi thì cũng giống như bao nhiêu người đàn bà hiểu biết khác, có đời nào để chồng mình làm những chuyện không xứng đáng như vậy đâu. Có lần ông nhìn thấy mớ thuốc vụn (thuốc lá bị đứt, bị rụng ra khỏi bánh thuốc, bà thường vét lấy ra, để hộc chứa thuốc trông bắt mắt hơn), ông hỏi bà làm gì với thuốc vụn nầy. Bà trả lời : chỉ cho khách hàng hoặc bỏ thôi. Ông nghĩ cách thử trộn từ thuốc rê vụn (thuốc nầy có vị lạt) với thuốc vụn Gò Vấp (vị rất gắt) rồi vấn thành điếu mà bán, ông cũng sáng chế ra lá cờ bằng giấy dầu để vấn thuốc cho khéo giống như điếu thuốc được vấn ở nhà máy. Cũng 20 điếu, ông ràng bằng cọng dây thung và được trưng bày ở tủ kiến cùng các loại thuốc thơm khác. Ông bày cho bà giới thiệu với khách hàng bằng cách tặng vài điếu cho giới lao động để hút thử, giới nầy thường mua loại Bastos đỏ hay Bastos xanh tương đối rẻ tiền. Bó thuốc nầy chỉ bán nửa giá so với gói thuốc Bastos đỏ. Kết quả lúc đầu bà bán được vài bó mỗi ngày lần lần bà bán lên 10 bó, thuốc vụn thì đâu có nhiều như vậy, cuối cùng bà phải xổ thuốc tốt từ trong bánh nguyên ra để vấn bán. Nếu cứ bán trên 10 bó mỗi ngày thì cha tôi làm không kịp nữa, rồi những người trong gia đình nếu rãnh thì phụ ông vấn thuốc, lúc đầu mọi người làm không khéo như ông nhưng rồi dần dần ai cũng làm được. Cái vụ vấn thuốc bán nầy rất lời chưa kể làm đầu óc giảm căng thẳng nên ông cảm thấy yêu đời trở lại, từ đó bữa cơm chiều là lúc gia đình bên nhau có được rau cá thịt nhiều hơn, tươm tất hơn.
           Mãi đến năm 1956, gia đình tôi mới có chiều hướng thăng tiến. Trước nhất là chị Bảy có được một gia đình người tàu lai đến cưới chị cho con trai của họ, kế đến anh Sáu thi đậu bằng Trung học Đệ Nhất Cấp, cha mẹ tôi mừng lắm. Rồi đầu năm 1957, Bộ Nông Nghiệp thời Đệ nhất Cộng Hòa gởi cho cha tôi một bức thư mời ông đi làm Trưởng Ty Cải Cách Điền Địa ở tỉnh Bạc Liêu, ông có vẻ hãnh diện lời mời nầy nhưng không muốn nhận lời. Với họ ông viết một thư phúc đáp : đại ý ông nói rất cám ơn Bộ Nông Nghiệp đã nhã ý mời ông làm Trưởng Ty nhưng ông không dám nhận vì đã lớn tuổi rồi (trên năm mươi) lại mang trong người chứng bệnh sốt rét kinh niên nên không đủ sức khỏe để đảm đương chức vụ đó. Với gia đình thì ông tỏ thật : ông rất yêu quý gia đình, ông không muốn sống rời gia đình lần nữa trong tuổi xế chiều của ông. Và thêm một việc tốt nữa trong năm nầy là Chánh Phủ đã đền bù cho gia đình tôi một khoảng tiền khi lệnh truất hửu được ban hành là : Mỗi điền chủ chỉ giữ tối đa 100 mẫu, còn hơn nữa thì chánh phủ truất hữu, đem phân phát cho nông dân. Như vậy gia đình tôi đã mất toi 120 mẫu ruộng mà chỉ nhận một ít tiền đủ nâng cấp căn nhà lá, vách lá, nền đất lên thành căn nhà : mái lộp 'tôle', vách gạch mặt trước và 3 vách ván chung quanh, nền lót gạch tàu viền kẻ bằng ciment. Căn nhà nầy mẹ tôi vẫn giữ vậy cho đến ngày bà mất năm 1987...Cho dù trong lần truất hữu kỳ 2 năm 1970 của thời Đệ nhị Cộng Hòa (Luật người cày có ruộng) số tiền đền bù tương đối khá hơn nhiều, lên tới vài chục triệu và sẽ được chánh phủ trả trong 7 năm. Anh chị em tôi muốn mẹ hãy đập căn nhà nầy xuống rồi xây một căn nhà gạch cũng 2 tầng như lúc xưa cha mẹ đã sống, nhưng mẹ khăng khăng không chịu và nói bà muốn giữ lại những dấu vết những ngày tháng sau cùng của cha tôi trong căn nhà nầy. Thế là anh chị em chúng tôi đành phải chịu ...
  •        Người đời thường nói "mẹ hát, con vổ tay" vậy thì chuyện tôi viết đoản văn nầy để tỏ lòng kính mến đến người cha của mình thì có chi gọi là quá đáng đâu hén. Có lẽ ông hấp thụ quá kỷ cái đạo lý của dân tộc Việt hay còn gọi là Việt Đạo, luôn được truyền giáo bằng tiếng ru hời của mẹ từ lúc còn nằm nôi, hay những câu ca dao, tục ngữ được thầy cô uốn nắn dòng chữ bằng que tre dát mỏng, chấm mực tàu viết lên mẫu giấy màu được cắt nhỏ bề ngang và rộng chiều dài, xong bảo học trò dán lên vách lớp học của những lớp vở lòng. Điều nầy chứng tỏ chúng ta đã được học đạo lý trước khi học chữ, thật đúng câu "Tiên học Lễ, Hậu học Văn". Để nói về tình yêu giống nòi, dân tộc ta có những câu "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng" hoặc "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Đến khi nói tới tình yêu quê hương, tổ quốc, hoặc nói đến nhớ công đức các bậc tiền nhân mở nước và dựng nước để có VN ngày nay, thì có những câu "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng" hoặc "Ăn cây nào thì rào cây đó". Bây giờ lướt nhanh qua cuộc đời cha tôi, vào đầu thập niên 1920 với cắp bằng ông có, nếu ông chịu làm việc cho Tây thì chức vụ đầu tiên cũng là thầy thông, ông phán : vinh thân phì da, tối champagne sáng sữa bò, rồi từ từ còn thăng tiến hơn thế nữa... nhưng ông không làm vậy, lại lui về quê sống hòa mình cùng người dân thôn xóm. Đến lúc ông ba mươi tuổi, đã có vài đứa con thì được ông nội tôi chia gia tài cho ông, tuổi còn trẻ mà có tài sản lớn như vậy thì nhiều người hay vướng vào đường ăn chơi trác táng, còn ông thì không, vẫn giữ nguyên tình trạng một vợ, một chồng nuôi nấng và dạy dỗ đàn con. Tháng 9 năm 1945, Pháp trở lại Đông Dương, đây cái xốc quá lớn cho ông cũng như bạn bè của ông, với họ thì cái câu tục ngữ "ăn cây nào thì rào cây đó" đúng là phương châm hành động lúc nầy. Cái cây nói đây chính là cây lúa, cho chúng ta những hạt gạo trắng ngần để thổi thành cơm nuôi sống dân tộc Việt, thế là ông và những người cùng thế hệ quyết làm cái rào để ngăn cản cái bọn thực dân đế quốc xâm lược, ông đã vào chiến khu kháng chiến trong 9 năm (1945-1954). Tháng 7 năm 1954, Pháp thua trận rồi cuộc chiến chấm dứt, ông trở về thành làm một công dân bình thường của nước Việt Nam Tự Do, Dân Chủ.
           Tôi là con trai ông, trong người tôi đã mang cái 'gene' của ông, tôi cũng ở trong quân ngũ 9 năm (1966-1975), đã cùng các bạn tôi ngày ngày tung cánh sắt quyết bảo vệ biên thùy và quê hương, quyết không để bọn giặc đỏ phương bắc còn được hổ trợ bởi khối Liên Sô và Trung Cộng, đang trực chờ xâm chiếm. Cuộc chiến nầy còn có tên gọi thật mỹ miều nữa là "Cuộc chiến ý thức hệ". Nếu điều đó cho là đúng đi, thì người bạn cùng ý thức hệ với chúng ta cũng là đồng minh của chúng ta, sao lại đi đêm với phe địch để được tiếng "Rút lui trong danh dự" chứ, đã bỏ mặc chúng ta giữa lúc cường độ giao tranh cực kỳ cam go, khốc liệt, mất còn. Thì than ôi, thử hỏi chuyện gì sẽ xảy ra đây... ?

                                                                      Nguyên Quân 225

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NGƯỜI NAM DI CƯ 1954 - NGUYÊN QUÂN

Bây giờ tôi xin kể gia đình tôi trong giai đoạn 1939 đến 1945

NGƯỜI  NAM  DI  CƯ  1954 - NGUYÊN QUÂN

  • canhdong-lua
  •       Chắc bạn mới trông qua cái tựa bài thì cho là phi lý, nhưng xin hãy kiên nhẫn mà nghe tôi kể đây : tính ra gia phả nhà tôi, kể từ đời ông cao, ông cố, ông nội và khoảng một nửa phần đời của cha tôi thì thuộc hàng khá giả, nhất là đời ông nội tôi, tài sản cụ có trên ba trăm mẫu ruộng với lại chức tước Chánh Tổng của cụ thì khó ai bì kịp. Lúc nhỏ cha tôi được cụ gởi lên CầnThơ ăn học rồi sau đó lại lên Sài Gòn học tiếp để thi bằng Thành Chung (Diplôme d' Etude Primaire Supérieurs năm 1922). Đáng lý thì ông còn được học lên nữa nhưng hè năm đó bà nội không được khỏe mạnh mà thường xuyên đau yếu bệnh hoạn, vả lại cha tôi lại còn có 3 cô em gái còn nhỏ nữa cho nên ông cụ muốn cha tôi nghỉ học, về nhà phụ cụ coi sóc trong ngoài cho gia đình. Chuyện đầu tiên là cụ chọn một cô con gái thuộc gia đình danh giá và tính ra cũng môn đăng hộ đối so với gia đình cụ để cưới cho cha tôi. Tất nhiên cha mẹ tôi sống rất hạnh phúc, nhưng việc coi sóc ruộng điền đã làm ông hơi nhàm chán vì là quá ư nhàn rỗi đối với một con người năng động như ông, ông nội biết thế chứ nên bảo ông ứng cử vào chức ông Xã trong ban hương chức hội tề ở làng cho vui vậy. Cái chức ông Xã là nhỏ nhứt so với các vị như : Ông Cả, ông Chủ, hương Quản, hương Hào, hương Kiểm, hương Thân, hương Sư, hương Chánh v.v....nhưng ông Xã lại là quan trọng hơn cả, là vì vị nầy phải có trình độ học vấn kha khá nghĩa là phải thông thạo chữ quốc ngữ tức là chữ hiện chúng ta đang dùng và phải thật rành về các phép toán : cộng trừ nhơn chia, chứ không có cái vụ dùng bàn toán của Tàu mà khẩy lạch cạch được. Lý do là công việc của ông Xã phải thu thuế trong làng xã rồi giao lên huyện, lên phủ hoặc tỉnh và thường xuyên phải chứng nhận những thứ giấy tờ quan trọng như bán đất, chuyển nhượng, tranh tụng của dân trong làng v.v...tất cả loại giấy tờ đó bắt buộc phải có chữ ký và con dấu từ ông Xã, mới chuyển lên trên được. Rồi những lần ký tên và đóng dấu thì bên nguyên đơn phải trả một khoảng lệ phí ít nhiều tùy theo chuyện, vì vậy ông Xã mới có tiền chi ra cho việc công trong làng, trong xã. Thời nầy tôi muốn nói là khoảng 1938 trở về trước, đất nước tạm gọi là thanh bình, lặng yên tiếng súng và đâu đã ra đó : miền Nam là xứ thuộc địa, miền Bắc là xứ bảo hộ và miền Trung vẫn là đất tự trị của triều đình Huế. Nhờ cái chức ông Xã làm cha tôi thấy vui lên vì đã làm được nhiều việc có ý nghĩa để giúp đỡ cho người dân trong làng. Ông đã dùng tiền của gia đình để cất một dãy lớp học bằng lá cho con em trong làng được học gần nhà, rồi đích thân ông và mướn thêm một vài ông giáo nữa đứng ra dạy học, có như vậy lũ trẻ không còn vất vã đi bằng xuồng ghe đến chợ xã Thiện Mỹ cách đó vài cây số. Và ông cũng hiến tặng cho làng dăm ba công đất thổ để làm sân banh chơi thể thao, giải trí cho giới thanh niên và cho ngay chính ông, tránh cho họ quá nhàn rỗi sau vụ mùa. Vùng tôi làm ruộng mỗi năm có một mùa, nhưng thu hoạch rất cao vì là loại ruộng bùn, rồi sau mùa vụ thì : " Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè " đã gây ít nhiều phiền toái cho xóm riềng, thì sân banh nầy đã giúp tránh được phần nào những điều đáng tiếc đó.
         
  •       Bây giờ tôi xin kể gia đình tôi trong giai đoạn 1939 đến 1945, phần nầy tôi viết hơi có tính cách chánh trị một chút và đây không phải là quan điểm của tôi mà tôi chỉ nhớ lại những gì tôi đã đọc từ bài viết của Luật sư : P.K.Vinh hay Tiến-sĩ : N.L.Tưởng v.v.., còn chuyện gia đình tôi thì được nghe mẹ và các anh chị lớn thuật lại, bởi vì lúc đó tôi còn là hạt cát trong móng chân của cha tôi. Giai đoạn nầy là thế giới sửa soạn chiến tranh và đã xảy ra đệ nhị thế chiến. Miền Bắc vì là xứ bảo hộ nên Pháp không đóng quân nhiều nơi đây nên miền Bắc coi như cái nôi của cách mạng, bao nhiêu đảng phái chánh trị hay lực lượng võ trang tự vệ của Công Giáo vùng Bùi Chu và Phát Diệm cũng phát xuất từ nơi nầy. Hai đảng phái chánh trị lớn phải kể là : đảng Việt Minh Cộng Sản (VM-CS) và đảng của người Quốc Gia (QG) bao gồm VN Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng và lực lượng võ trang tự vệ của các Tôn Giáo : Công Giáo, Cao Đài và Hòa Hảo. Lối làm chánh trị của Cộng Sản thì thật gian manh, họ dùng những tên vô loại thất học kiểu Chí Phèo để làm cán bộ hạ tầng mục đích của họ là đào sâu, chia rẽ hận thù giai cấp trong xã hội, họ đã tạo bao nhiêu là cuộc đấu tố là để tận diệt 3 giai cấp: địa, trí, hào (địa chủ, trí thức và phú hào tức là giới trung nông). Biết bao người bị giết oan nhưng họ luôn hưởng lợi là nhờ kết nạp được bọn bày tôi dốt nát nhưng trung thành nầy. Còn người Quốc Gia làm chánh trị theo đường lối có qui định, luôn thật thà và nhân đạo, đảng viên thì chọn lựa phải là thành phần có học thức mới được vào, vì thế mà người Quốc Gia đã bỏ lỡ nhiều cơ hội giành thắng lợi. Điển hình là ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp, Nhật luôn có cảm tình với người QG vì có nhiều người QG du học tại Nhật như là con cháu của cụ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và nhiều người nữa. Thế mà cuối cùng vẫn bị VM-CS cướp lấy chính quyền ngày 19 tháng 8 năm 1945. Rồi một lần khác, khi Nhật thua trận, Đồng Minh chỉ định cho quân đội Tưởng Giới Thạch vào giải giới quân Nhật, đó là dịp tốt cho người QG, thế mà VM-CS lại dùng vàng bạc tóm thu từ dân chúng, đem đút lót cho 2 tướng Lư Hán và Tiêu Văn để có được mớ vũ khí đó. Đảng VM-CS biết người QG hận mình lắm nên mới đề nghị nên lập một chánh phủ liên hiệp để chống Pháp, đây cũng là cái tròng mới mà VM-CS bày ra, kết quả một nửa số người QG gia nhập chính phủ nầy còn một nửa số người cực đoan còn lại thì quyết liệt chống đối.
  •       Chỉ sau 21 ngày VM-CS cướp chánh quyền thì quân Pháp đã vào lại SàiGòn thay thế quân Anh thì đây chính là lúc người dân Nam Bộ bày tỏ lòng yêu nước : nào là thành phần Thanh Niên yêu nước, trong đó có cha tôi, một phần lớn của đảng Đại Việt và lực lượng võ trang 2 tôn giáo là Cao Đài và Hòa Hảo, họ quyết một lòng đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cỏi nhưng than ơi với vũ khí thô sơ làm sao chống lại được loại súng đạn tối tân của quân Pháp, máu của người Nam Việt đã đổ và đổ nhiều, hãy nghe một thi sĩ đã khóc :

  •        “Đây phương Nam, đây quê hương thống khổ
            Đây sa trường, đây nấm mộ trời Nam"
  • Còn đau đớn hơn thế nữa :

  •        "Vì Cách Mạng nên bao người đã chết.
              Ôi sử Việt viết hằng câu oanh liệt.
              Mà giấy (là) xương, mực (là) huyết viết nên dòng".

           Rồi sau cái ngày toàn quốc kháng chiến 19 tháng12 năm 1946, Võ Nguyên Giáp ra lệnh rút vào chiến khu để bảo toàn lực lượng. Bấy giờ Cha tôi đã chính thức rời nhà, vào bưng kháng chiến. Nhà cha mẹ tôi là nhà lầu 2 tầng rộng lớn, xây bằng gạch ngói, suông đuột không có balcon, đó cũng là mẫu nhà của các ông điền chủ miền tây thuở xưa, đặc biệt nữa : ở phía dưới có loại cửa gì thì tầng trên cũng có cửa sổ giống vậy, mục đích là dùng tầng trên để cố thủ, chống lại bọn giặc cướp. Người ở tầng trên sẽ ném gạch, đá, vỏ chai xuống cộng thêm cây súng hỏa mai (tiền thân của loại súng shot gun) mà chỉ các ông điền chủ mới có điều kiện mua được. Với lối phòng thủ như vậy giặc cướp khoảng từ 10 đến 20 người thì không thể nào vào nhà được. Nhưng cũng vì quá kiên cố nên VM đã quy tụ trên 200 nông dân đến đập phá ngôi nhà nầy, với lý do tiêu thổ kháng chiến, sợ Tây đến lấy đóng bót. Rồi kế đến VM bảo mẹ tôi giao nộp tất cả các sổ sách, giấy tờ, khế ước ký giữa điền chủ và tá điền về những khoảng mướn ruộng, để mùa tới VM trực tiếp thu huê lợi, gọi là góp phần nuôi quân. Cha mẹ tôi có trên 200 mẫu ruộng bao gồm : 120 mẫu do ông nội chia cho, sở dĩ ông được nhiều hơn các cô tôi vì ông là con trai phải lo phần phụng dưỡng cha mẹ và thờ phượng tổ tiên, và cộng thêm gần 100 mẫu của hồi môn bên mẹ tôi, quê của bà ở Trà Lây thuộc xã Bố Thảo. VM còn đòi hỏi đóng góp thêm vàng bạc nữa để giúp quân đội mua thêm vũ khí, mẹ tôi cũng phải nộp thêm một ít vàng nữa mới được yên với họ. Nói nào ngay sau đó họ có trả lại mẹ tôi khoảng gần 10 mẫu ruộng nếu canh tác thì cũng tạm đủ lúa gạo cho gia đình ăn trong năm.
           Lúc có lệnh rút vào chiến khu, thì có rất nhiều thanh niên trí thức và lao động kéo theo vào, họ là những ông đốc học, giáo sư dạy trung học, giáo viên, các vị làm việc ở tòa bố chính, tòa án, sở dây thép v.v... Còn giới lao động là thợ thuyền, công nhân. Nói cho đúng là rất có thể họ biết VM là CS nhưng hiện tại họ không quan tâm nhiều về vấn đề nầy, họ chỉ suy luận một cách đơn giản : Tỷ như một gã hàng xóm say xỉn hung tợn tự nhiên cầm dao xông vào nhà mình định chém bố của mình, thì anh em mình cho dù hàng ngày có hục hặc với nhau, đôi khi không vừa ý nhau nhưng đứng trước nguy cơ như vậy, bắt buộc mình phải chung sức bảo vệ ông bố chớ. Vì vậy họ dựa vào VM cứ tưởng chừng bám được cái phao hay một điểm tựa để vững vàng chiến đấu đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi nước, điều đó mới thật sự là hoài bão, là lý tưởng của họ. VM thì cũng không vừa gì, khi tính chuyện bành trướng thế lực vào trong Nam thì Cục Bộ chánh trị của họ đã điều nghiên rất kỷ về vùng đất phương Nam như : con người, tánh tình và niềm tin v.v....họ kết luận : Người dân Nam bộ hiền lành, chất phác, cả tin nhưng nếu bị
    lừa phỉnh một lần, thì không có lần thứ hai đâu đó. Lại nữa họ tuy ít học, nghèo khó nhưng họ rất quý trọng người có học, họ nghĩ chỉ có những người nầy mới dẫn dắt họ có cuộc sống tốt đẹp sau nầy. Để tranh giành thế lực với lực lượng võ trang của 2 tôn giáo lớn thì VM phải để lại ở Bắc bộ cái bọn răng đen, đầu gấu, mã tấu trên lưng. Cán bộ vào Nam phải thuộc loại răng trắng nếu được thì bịt luôn vài chiếc răng vàng càng tốt, không vắt lưng mã tấu, ngay cả dao gâm cũng phải bộc nhung dấu phía trong người, bỏ đi cái màn đấu tố để tiêu diệt 3 thành phần: Địa, trí, hào như họ đã làm ở 2 miền bắc và trung. Chính vì thế, giới trí thức cũng phải lầm mới theo họ đông như nói ở trên.
           Vì có rất nhiều người theo, nên VM phải cải tổ lại cơ cấu, thành phần trí thức cũng được trưng dụng vào những chức vụ về hành chánh, xã hội, y tế, giáo dục v.v...những chức vụ quan trọng vẫn là người của VM nắm giữ như : Thành ủy, tỉnh ủy hay huyện ủy v.v... Chữ "ủy" tức là bí thư, là ủy viên chánh trị tức là cố vấn chỉ đạo, chỉ dành cho những người trong đảng hoặc có tuổi đảng cao, còn những chức như : Chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện, chủ tịch xã nghe thì cũng kêu lắm nhưng thực chất chỉ là cấp thừa hành mà thôi, ngay cha tôi cũng được chỉ định làm chủ tịch phó huyện Mỹ Tú tức là quận Thuận Hòa tỉnh Sóc Trăng sau nầy...
           Gia đình tôi, anh em của tôi giờ phải chia hai, xẻ ba nhóm. Cha mẹ tôi sanh tất cả 7 người con gồm 5 trai và 2 gái, tôi là nhỏ nhất. Anh Hai và chị Ba giờ đã lập gia đình (Anh Hai trong nam tức là anh Cả ngoài bắc, người trong nam úy kỵ chữ "cả" vì trong làng có ông Cả tức là cụ tiên chỉ ngoài bắc). Anh Tư, anh Năm tản cư ra thành ở với các cô tôi, học nghề kiếm sống, anh nầy học nghề may, anh kia học nghề y tá. Anh thứ sáu thì theo cha tôi để tiếp tục học lên trung học ở chiến khu vì anh mới 12,13 tuổi thôi. Còn lại mẹ tôi, chị thứ bảy, chị nuôi tên Lựu và tôi, mẹ quyết dời nhà gần vùng cha tôi làm việc vì vùng nầy ở xa tầm súng 'cannon' của Pháp. Việc cất một căn nhà lá ở nơi mênh mông rừng chàm, bạt ngàn dừa nước thì rất dễ và cũng tránh tiếng ăn không ngồi rồi, là điều tối kỵ người dân ở vùng VM kiểm soát, nên mẹ tôi buôn bán nhỏ những thứ nhu yếu phẩm mà người miệt vườn cần đến là : đường, muối, nước mắm, vài loại đậu khấu và thuốc rẫy vấn giấy hút v.v...Bây giờ tôi có thể nói về tôi mà không sợ ai ghét cả vì lúc đó tôi mới 5, 6 tuổi thôi, tha hồ tự tung tự tác. Bởi không có bạn bè cùng lứa tuổi ở gần đó, tôi phải lủi thủi chơi một mình, ngày ngày lặn hụp dưới ao, dưới mương, da đen cùi cụi mốc cời, thân thể đóng đầy rong rêu mãi đến chiều mới được chị Lựu tắm cho. Và cái khổ nhất của đứa trẻ ở vùng quê là thiếu thốn quà bánh mà tôi lại là đứa khoái ăn ngọt, tôi nhớ có lần tôi lén mẹ tôi cắn miếng thuốc đánh răng, ôi sao thấy ngon quá giống như cắn thỏi chocolat, xin nhắc quí bạn nhớ vào thời đó, thuốc đánh răng chưa được vô tube như Perlon hay Hynos sau nầy mà lúc đó thuốc đánh răng được làm thành thỏi cứng tròn và dẹp như cái bánh 'cookie', muốn dùng là phải nhỏ vài giọt nước cho mềm ra rồi dùng bàn chải quết lấy thuốc. Mẹ tôi biết tôi lén ăn thuốc đánh răng, bà không hề rày la mà bà chỉ dạy là không được ăn như vậy nữa, có thể bị tiêu chảy mà chết đấy, muốn ăn ngọt thì mẹ làm bánh cho ăn. Bánh thì ăn 4,5 ngày cũng hết đến lúc thèm ngọt nữa thì sao, lần nầy tôi thấy mẹ tôi thường phơi thuốc tể ngoài sân vì sợ để lâu trong nhà bị ẩm mốc, chắc quí vị cũng biết thuốc tể của Tàu mà, nguyên liệu chánh là cơm nguội quết nhuyễn, trộn với mật ong và một vài loại rễ hay lá cây gì đó. Không biết là trị được bệnh gì không nhưng tôi thấy mẹ tôi sau khi nhai nuốt một viên rồi chiêu liền một ngụm trà nóng thì bữa trưa bà ăn ít đi một chén cơm, như vậy là chắc trị được bệnh đói, còn tôi lén chôm một viên bỏ vào mồm thì tạm thời dứt được chứng thèm ngọt, dần dần thì mẹ tôi cũng biết chuyện nầy, bà dấu kỷ đi và đền bù tôi một thùng bánh khác cũng chính bà và 2 chị làm cho tôi. Cách nhà chừng 3, 4 công đất là nhà anh Quýt, anh nầy lớn hơn tôi chừng 5, 7 tuổi, nhà anh có một cây ổi lộn kiếp (tức là ổi hoang, cây do chim phóng uế hạt ổi mà mọc lên...Sở dĩ tôi thường đóng mở ngoặc đơn để giải thích là vì tôi người miền Hậu Giang, mà bạn đọc nhiều khi là người miền khác, sợ quý vị đó không hiểu tôi nói cái gì) Trái ổi không lớn lắm, độ bằng trái banh golf và tròn lẵn như trái chanh, khi ổi chín, da chuyển qua màu trắng ngà, bên trong ruột đỏ lòm trông thật hấp dẫn, anh ấy thường hái cho tôi vài trái, ngược lại tôi cũng lén bốc một nắm thuốc rẫy của mẹ trao cho anh vì anh nầy biết hút thuốc rồi, chuyện nầy thì mẹ tôi chưa biết. Anh Quýt còn cho tôi cưỡi trâu với anh nữa, chắc anh biết tôi rất khoái cái vụ nầy.
           Mùa xuân năm 1952, tôi cũng được 7 tuổi và trong một chuyến về thăm gia đình, Cha tôi đã nói chuyện với mẹ tôi là cuộc chiến sẽ chấm dứt không bao lâu nữa, thằng Út thì cũng quá tuổi vào trường vậy mình ('mình' là tiếng vợ chồng gọi nhau khi các con đã lớn, chứ không xưng gọi là anh em như lúc ban đầu) đem các con ra thành đi, rồi tôi sẽ ra sau, đoàn tụ lại gia đình. Thế là mẹ tôi dẫn cả gia đình luôn cả anh Sáu nữa ra nhà các cô tôi tá túc, riêng chị Lựu thì trở lại quê làm những việc mẹ tôi căn dặn. Nếu viết về chị Lựu thì phải viết rất dài, tạm thời các bạn hiểu đây là con nuôi của cha mẹ tôi, chị không đẹp lắm hơi lớn người, da không đen nhưng cũng không trắng, môi hơi dầy và răng trắng và to, mũi hơi hếch, tóc của chị rất nhiều, khi chị búi lên to bằng trái dừa khô lột vỏ. Nhưng có một điều không nhắc tới là thật thiếu xót khi viết về chị là tánh nết chị rất dễ thương, hiền hậu, hiếu thảo với cha mẹ và hết lòng tận tụy với tất cả anh chị em, nhất là chị Bảy và tôi. Chính tôi lớn lên trong vòng tay thương yêu của chị, lúc nhỏ thì được ẩm bồng, thay tả, mớm cơm, tắm rửa và giặt giũ, nói chung là tôi còn nợ chị nhiều lắm. Việc của chị trở về quê là lo bán heo, gà vịt, đường, muối, thuốc rẫy v.v...và mua về thành nào : cá khô, cá mắm , nếp tẻ để gia đình "tử thủ" trong giai đoạn khó khăn khi mới dọn về tỉnh thành (SócTrăng). Chuyện đầu tiên là mẹ tôi bán sạch mọi tư trang mà bà có để mua căn nhà lá nhỏ trong hẻm có chỗ cho gia đình tá túc, bước kế tiếp là bà sang một cái lều ở tại chợ để bà bán thuốc lá, thuốc rê, thuốc Gò Vấp, cau khô, trầu xấy khô, tập giấy, bút mực v.v...nuôi sống gia đình. Còn tôi thì được mẹ làm khai sinh mới, nhỏ đi 1 tuổi mới được vào trường nhà nước học lớp năm. Hai anh Tư và Năm đã được các cô tôi cưới vợ cho mấy năm trước rồi, hôm lễ cưới mẹ tôi có đến, còn cha tôi thì không thể có mặt chắc các bạn đã hiểu. Anh Sáu thì phụ mẹ tôi buôn bán và học bán thời gian để một vài năm nữa thi lấy bằng Trung Học Đệ nhất cấp. Chị Bảy ở nhà lo cơm nước lúc chị Lựu đi vắng. Chị Lựu nhờ có khuôn mặt nữa chợ nữa quê nên chuyện về quê thăm cha thì không khó khăn gì với chị cả.
           Từ tháng 3 năm 1954, người ta mới thật sự biết đâu là điểm và đâu là diện của chiến thuật VM. Mặt trận Điện Biên Phủ kéo dài gần 2 tháng, phía Pháp có 20 ngàn quân nhưng thiệt hại gần 3 phần 4, bắt buộc viên Tư lệnh De Castrie của Pháp phải đầu hàng, kéo theo Hiệp Định Genève 20 tháng 7 chia đôi đất nước. Người dân 2 miền có 3 tháng chọn lựa nơi cư trú mới. Tập kết ra Bắc thì chỉ có người trong đảng, bộ đội chính qui của VM. Ngược lại vào Nam thì ngoài thành phần người QG, quân đội, hơn một triệu người dân di cư và lối một vạn người rời bỏ bưng biền để về thành, trong đó có cha tôi mà tôi gọi đùa là "Người Nam di cư năm 1954". Chuyện ông ra thành cũng là khá cực vì với chức vụ của ông thì tên tuổi đã có trong "sổ bìa đen" của Deuxième Bureau của Pháp (Cơ quan phòng nhì của Pháp, nói tới cơ quan nầy làm người ta phải sởn da gà). Và cũng may khi ông quyết định trở về thành, thì đúng lúc chị Lựu lại xuất hiện theo chu kỳ đi thăm và tiếp tế lương thực cho cha, ông liền viết cho mẹ tôi một lá thơ dặn dò những chuyện mẹ phải làm là báo phòng nhì Pháp : Ngày giờ đó và địa điểm đó ông ra đầu thú, nhờ Công An đến đón ông.  Mẹ tôi mừng lắm, làm đúng lời ông chỉ bảo, rồi ngày đó : Công An gồm 3 người trang bị đến tận răng chở mẹ tôi và tôi đi đón ông trên chiếc Jeep mui trần, hạ luôn kiến chắn gió xuống và khi đến điểm hẹn thì thấy cha tôi đang vẫy cờ trắng đầu hàng (thật ra là nhánh cây cột chiếc khăn bàn trắng). Công An hỏi có phải chồng của bà không? Mẹ tôi xác nhận đúng. Họ mời cha tôi lên xe và khóa cổ tay ông lại, cho xe chạy nhanh về tỉnh để điều tra tiếp…
          Hơn 2 tháng cha tôi cứ ra vào cơ quan phòng nhì của Pháp, trung bình mỗi tuần một vài lần, có khi sáng đi chiều về, có lần bị giữ qua đêm và cái khổ nhất là bị bà con, bạn bè xa lánh, họ coi như ông là thứ cùi hủi đáng sợ nên tránh xa chăng. Cha tôi hiểu điều đó chứ : sự thật là họ không ghét bỏ gì ông, cái họ sợ là tiếp xúc ông thì rất có thể gặp rắc rối với tụi Phòng nhì của Tây thôi…. Thế rồi mọi chuyện cũng qua, tình thế buộc ông sống trong cảnh cơm nhà quà chợ, ông cũng muốn phụ mẹ tôi buôn bán lắm chứ, để có đồng vô đồng ra nuôi sống gia đình, mẹ tôi thì cũng giống như bao nhiêu người đàn bà hiểu biết khác, có đời nào để chồng mình làm những chuyện không xứng đáng như vậy đâu. Có lần ông nhìn thấy mớ thuốc vụn (thuốc lá bị đứt, bị rụng ra khỏi bánh thuốc, bà thường vét lấy ra, để hộc chứa thuốc trông bắt mắt hơn), ông hỏi bà làm gì với thuốc vụn nầy. Bà trả lời : chỉ cho khách hàng hoặc bỏ thôi. Ông nghĩ cách thử trộn từ thuốc rê vụn (thuốc nầy có vị lạt) với thuốc vụn Gò Vấp (vị rất gắt) rồi vấn thành điếu mà bán, ông cũng sáng chế ra lá cờ bằng giấy dầu để vấn thuốc cho khéo giống như điếu thuốc được vấn ở nhà máy. Cũng 20 điếu, ông ràng bằng cọng dây thung và được trưng bày ở tủ kiến cùng các loại thuốc thơm khác. Ông bày cho bà giới thiệu với khách hàng bằng cách tặng vài điếu cho giới lao động để hút thử, giới nầy thường mua loại Bastos đỏ hay Bastos xanh tương đối rẻ tiền. Bó thuốc nầy chỉ bán nửa giá so với gói thuốc Bastos đỏ. Kết quả lúc đầu bà bán được vài bó mỗi ngày lần lần bà bán lên 10 bó, thuốc vụn thì đâu có nhiều như vậy, cuối cùng bà phải xổ thuốc tốt từ trong bánh nguyên ra để vấn bán. Nếu cứ bán trên 10 bó mỗi ngày thì cha tôi làm không kịp nữa, rồi những người trong gia đình nếu rãnh thì phụ ông vấn thuốc, lúc đầu mọi người làm không khéo như ông nhưng rồi dần dần ai cũng làm được. Cái vụ vấn thuốc bán nầy rất lời chưa kể làm đầu óc giảm căng thẳng nên ông cảm thấy yêu đời trở lại, từ đó bữa cơm chiều là lúc gia đình bên nhau có được rau cá thịt nhiều hơn, tươm tất hơn.
           Mãi đến năm 1956, gia đình tôi mới có chiều hướng thăng tiến. Trước nhất là chị Bảy có được một gia đình người tàu lai đến cưới chị cho con trai của họ, kế đến anh Sáu thi đậu bằng Trung học Đệ Nhất Cấp, cha mẹ tôi mừng lắm. Rồi đầu năm 1957, Bộ Nông Nghiệp thời Đệ nhất Cộng Hòa gởi cho cha tôi một bức thư mời ông đi làm Trưởng Ty Cải Cách Điền Địa ở tỉnh Bạc Liêu, ông có vẻ hãnh diện lời mời nầy nhưng không muốn nhận lời. Với họ ông viết một thư phúc đáp : đại ý ông nói rất cám ơn Bộ Nông Nghiệp đã nhã ý mời ông làm Trưởng Ty nhưng ông không dám nhận vì đã lớn tuổi rồi (trên năm mươi) lại mang trong người chứng bệnh sốt rét kinh niên nên không đủ sức khỏe để đảm đương chức vụ đó. Với gia đình thì ông tỏ thật : ông rất yêu quý gia đình, ông không muốn sống rời gia đình lần nữa trong tuổi xế chiều của ông. Và thêm một việc tốt nữa trong năm nầy là Chánh Phủ đã đền bù cho gia đình tôi một khoảng tiền khi lệnh truất hửu được ban hành là : Mỗi điền chủ chỉ giữ tối đa 100 mẫu, còn hơn nữa thì chánh phủ truất hữu, đem phân phát cho nông dân. Như vậy gia đình tôi đã mất toi 120 mẫu ruộng mà chỉ nhận một ít tiền đủ nâng cấp căn nhà lá, vách lá, nền đất lên thành căn nhà : mái lộp 'tôle', vách gạch mặt trước và 3 vách ván chung quanh, nền lót gạch tàu viền kẻ bằng ciment. Căn nhà nầy mẹ tôi vẫn giữ vậy cho đến ngày bà mất năm 1987...Cho dù trong lần truất hữu kỳ 2 năm 1970 của thời Đệ nhị Cộng Hòa (Luật người cày có ruộng) số tiền đền bù tương đối khá hơn nhiều, lên tới vài chục triệu và sẽ được chánh phủ trả trong 7 năm. Anh chị em tôi muốn mẹ hãy đập căn nhà nầy xuống rồi xây một căn nhà gạch cũng 2 tầng như lúc xưa cha mẹ đã sống, nhưng mẹ khăng khăng không chịu và nói bà muốn giữ lại những dấu vết những ngày tháng sau cùng của cha tôi trong căn nhà nầy. Thế là anh chị em chúng tôi đành phải chịu ...
  •        Người đời thường nói "mẹ hát, con vổ tay" vậy thì chuyện tôi viết đoản văn nầy để tỏ lòng kính mến đến người cha của mình thì có chi gọi là quá đáng đâu hén. Có lẽ ông hấp thụ quá kỷ cái đạo lý của dân tộc Việt hay còn gọi là Việt Đạo, luôn được truyền giáo bằng tiếng ru hời của mẹ từ lúc còn nằm nôi, hay những câu ca dao, tục ngữ được thầy cô uốn nắn dòng chữ bằng que tre dát mỏng, chấm mực tàu viết lên mẫu giấy màu được cắt nhỏ bề ngang và rộng chiều dài, xong bảo học trò dán lên vách lớp học của những lớp vở lòng. Điều nầy chứng tỏ chúng ta đã được học đạo lý trước khi học chữ, thật đúng câu "Tiên học Lễ, Hậu học Văn". Để nói về tình yêu giống nòi, dân tộc ta có những câu "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng" hoặc "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Đến khi nói tới tình yêu quê hương, tổ quốc, hoặc nói đến nhớ công đức các bậc tiền nhân mở nước và dựng nước để có VN ngày nay, thì có những câu "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng" hoặc "Ăn cây nào thì rào cây đó". Bây giờ lướt nhanh qua cuộc đời cha tôi, vào đầu thập niên 1920 với cắp bằng ông có, nếu ông chịu làm việc cho Tây thì chức vụ đầu tiên cũng là thầy thông, ông phán : vinh thân phì da, tối champagne sáng sữa bò, rồi từ từ còn thăng tiến hơn thế nữa... nhưng ông không làm vậy, lại lui về quê sống hòa mình cùng người dân thôn xóm. Đến lúc ông ba mươi tuổi, đã có vài đứa con thì được ông nội tôi chia gia tài cho ông, tuổi còn trẻ mà có tài sản lớn như vậy thì nhiều người hay vướng vào đường ăn chơi trác táng, còn ông thì không, vẫn giữ nguyên tình trạng một vợ, một chồng nuôi nấng và dạy dỗ đàn con. Tháng 9 năm 1945, Pháp trở lại Đông Dương, đây cái xốc quá lớn cho ông cũng như bạn bè của ông, với họ thì cái câu tục ngữ "ăn cây nào thì rào cây đó" đúng là phương châm hành động lúc nầy. Cái cây nói đây chính là cây lúa, cho chúng ta những hạt gạo trắng ngần để thổi thành cơm nuôi sống dân tộc Việt, thế là ông và những người cùng thế hệ quyết làm cái rào để ngăn cản cái bọn thực dân đế quốc xâm lược, ông đã vào chiến khu kháng chiến trong 9 năm (1945-1954). Tháng 7 năm 1954, Pháp thua trận rồi cuộc chiến chấm dứt, ông trở về thành làm một công dân bình thường của nước Việt Nam Tự Do, Dân Chủ.
           Tôi là con trai ông, trong người tôi đã mang cái 'gene' của ông, tôi cũng ở trong quân ngũ 9 năm (1966-1975), đã cùng các bạn tôi ngày ngày tung cánh sắt quyết bảo vệ biên thùy và quê hương, quyết không để bọn giặc đỏ phương bắc còn được hổ trợ bởi khối Liên Sô và Trung Cộng, đang trực chờ xâm chiếm. Cuộc chiến nầy còn có tên gọi thật mỹ miều nữa là "Cuộc chiến ý thức hệ". Nếu điều đó cho là đúng đi, thì người bạn cùng ý thức hệ với chúng ta cũng là đồng minh của chúng ta, sao lại đi đêm với phe địch để được tiếng "Rút lui trong danh dự" chứ, đã bỏ mặc chúng ta giữa lúc cường độ giao tranh cực kỳ cam go, khốc liệt, mất còn. Thì than ôi, thử hỏi chuyện gì sẽ xảy ra đây... ?

                                                                      Nguyên Quân 225

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm