Mỗi Ngày Một Chuyện
NGƯỜI VẼ TRANH LỤA - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI VẼ TRANH LỤA - CAO MỴ
NHÂN
Không có một ngành nghề nào, không có cái ...riêng tư của nó, ngành nghề mà tôi
muốn nói .
Nhưng, khổ một nỗi là có những ngành nghề mình muốn ...nói quá, mà nói không
được, vì mình không thuộc ngành nghề đó ...
Nhất là với một ngành nghề chuyên biệt, đối với tôi nghề đó ...cao cấp
hẳn, khó tìm được một ngõ ngách để luồn vô ngành nghề nêu trên, khó như
người đi mò kim dưới đáy biển vậy : nghề vẽ tranh lụa.
Tất nhiên, đi tìm xuất xứ và tiến trình " Tranh lụa VN " thì có cả
trăm chương lưu trữ, một lượt với tên tuổi các hoạ sĩ vẽ " Lụa ", nói
cho mới mẻ .
Trước ngày qua Mỹ, anh chị nhà văn Duy Lam rủ tôi đến thăm một nhà tranh lụa
đúng nghĩa, nếu tôi nhớ không lầm, thì đó là tư thất của hoạ sĩ Nguyễn Thi, ở
đường Ngô Tùng Châu, Gia Định thì phải .
Hoạ sĩ Nguyễn Thi chuyên vẽ tranh lụa .
Một người đàn ông Huế thầm lặng, trầm tư đã thấy ...quạnh hiu rồi, mà còn vẽ
thứ tranh...hư ảo, tuyệt lộ vô thanh, thì thật cô lẻ điệp trùng ...
Song may mắn thay, bên cạnh người hoạ sĩ vẽ lụa trường kỳ đó, có người mẫu linh
hoạt, rộn rã tiếng cười, đã góp khá nhiều thành quả tốt đẹp cho sự nghiệp
" Tranh lụa " của ông, giai nhân đó chính là ái thê của hoạ sĩ
Nguyễn Thi vậy .
Có lẽ hoạ sĩ tranh lụa ấy, cũng là một chiến hữu HO .
Sao Nguyễn Thi không hề nói gì với chúng tôi, trước khi nhà văn Duy Lam tức
Trung tá Nguyễn Kim Tuấn lên đường sang Hoa Kỳ, đầu thập niên 90 thế kỷ trước
.
Tới lượt tôi cũng sắp lên đường sau đó ít lâu, hoạ sĩ Nguyễn Thi có tới nhà
tôi, trao một mảnh giấy nhỏ ghi tên ...lính của ông, vì nghĩ rằng tôi có thể
chuyển tới một nhân vật chức sắc trong đơn vị ông .
Đó là một bệnh chung của phe ta khi chưa tới Mỹ, cứ tưởng rằng những người đi
trước sẽ rất lo lắng, chăm sóc cho người đến sau.
Song tôi đã chẳng làm được gì giúp ông, bởi vì nhân vật mà chúng tôi tưởng có
thể bấm nút cho danh sách hiện lên tên mình, thì thật ... ngỡ ngàng ...
Tôi không quên, nhưng tôi chẳng biết làm gì hơn, cái mối tơ vò rối tung cho bất
cứ ai thời buổi đó . ..HO nếu đã nộp đơn ra đi, thì cứ chờ tới lượt rời đất
nước, cứ việc bét mắt đợi chờ bạn hứa...
Một thời gian sau, chắc phải cả mấy năm, tôi bỗng nhận được điện thoại, giọng
Huế, ở bên kia đầu giây :
" Nguyễn Thi " ôi người hoạ sĩ tranh lụa đã tới xứ sở Hoa Kỳ .
Vv...
Bấy giờ tôi đã ra được 1 cuốn truyện và 1 tập thơ rồi . Nhưng tập "
thơ Mỵ 2 " đó, nhà văn Duy Lam cắt một bông hồng trắng rồi chụp lại, làm
hình bìa...
Tôi thấy đẹp quá mà bạn văn cứ bảo là " thủ công ", nên 2 tập thơ
tiếp theo, nhà văn Duy Lam đề nghị để hoạ sĩ tranh lụa Nguyễn Thi vẽ bìa và phụ
bản .
Người hoạ sĩ lúc nào cũng thầm lặng và trầm tư, chẳng đợi tôi " kể khổ
than nghèo ", Nguyễn Thi chỉ hỏi tôi nội dung 2 tập thơ viết gì .
Lập tức ông vẽ hình một thiếu nữ mặc áo dài mầu xanh Trưng Vương của chúng tôi,
rồi tạo cho bức tranh mờ đi theo sóng thời gian...
Khách yêu thơ, chuộng nét vẽ mơ hồ, lụa mà, đã rất ngưỡng mộ hoạ phẩm này
.
Tôi dành in bìa cho tập thơ tên : "Áo Mầu Xanh " .
Bức vẽ thứ hai là hình một sư nữ, cũng phải mơ hồ cho có vẻ " hồn
bướm mơ tiên ", làm bìa cho tập thơ
" Đưa Người Tình Đi Tu ".
Cùng với 2 hoạ phẩm này, hoạ sĩ Nguyễn Thi còn tặng tôi bức lụa mềm mại,
mang tên " Sông Trăng " làm phụ bản trong tập thơ sau .
Cả 2 bức tranh lụa trên bìa 2 cuốn thơ của tôi : Áo Mầu Xanh và Đưa Người Tình
Đi Tu, cùng phụ bán Sông Trăng, đều do hoạ sĩ tranh lụa Nguyễn Thi vẽ trong
thời điểm đầu Thiên niên kỷ mới .
Người vẽ " tranh lụa " mang hình ảnh người ngậm ngải vô rừng
thiêng, đi tìm trầm ...kiên nhẫn giặt đi, tô lại bức tranh của mình, cho tới
khi nào thật vừa ý, mới dừng bút vẽ .
Do đó, cũng có lúc tôi ngại ngùng, là hoạ sĩ đắm chìm trong mầu sắc, cho dù bởi
...nghiệp dĩ, tôi vẫn phải biết ơn cái tài hoa vốn sẵn của ông.
Nhưng, lần thứ hai, tôi không có tin tức của ông bà hoạ sĩ ấy nữa ...
Thủa đó gia đình hoạ sĩ Nguyễn Thi cư trú ở San Diego, tôi đã nhiều lần thăm
hỏi và kiếm tìm Nguyễn Thi cùng gia đình ông, đều không có một chút tin tức
.
Nơi thế giới mầu sắc rất thanh vắng, tịch mịch, như một bức tranh " tĩnh
vật " khổng lồ, người cầm cọ còn bâng khuâng trước cảnh trí bao la , muốn
thu hẹp vào gang tấc ...
Huống hồ người ...thưởng lãm tranh trên đường, chợt dừng bước, ngắm mây xa lãng
đãng cuối chân trời, biết đâu giông bão, biết đâu bình yên, chỉ thấy những nét
đan thanh còn đọng lại tới muôn đời, nơi những bức tranh thầm lặng đó ...
CAO MỴ NHÂN
(HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NGƯỜI VẼ TRANH LỤA - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI VẼ TRANH LỤA - CAO MỴ
NHÂN
Không có một ngành nghề nào, không có cái ...riêng tư của nó, ngành nghề mà tôi
muốn nói .
Nhưng, khổ một nỗi là có những ngành nghề mình muốn ...nói quá, mà nói không
được, vì mình không thuộc ngành nghề đó ...
Nhất là với một ngành nghề chuyên biệt, đối với tôi nghề đó ...cao cấp
hẳn, khó tìm được một ngõ ngách để luồn vô ngành nghề nêu trên, khó như
người đi mò kim dưới đáy biển vậy : nghề vẽ tranh lụa.
Tất nhiên, đi tìm xuất xứ và tiến trình " Tranh lụa VN " thì có cả
trăm chương lưu trữ, một lượt với tên tuổi các hoạ sĩ vẽ " Lụa ", nói
cho mới mẻ .
Trước ngày qua Mỹ, anh chị nhà văn Duy Lam rủ tôi đến thăm một nhà tranh lụa
đúng nghĩa, nếu tôi nhớ không lầm, thì đó là tư thất của hoạ sĩ Nguyễn Thi, ở
đường Ngô Tùng Châu, Gia Định thì phải .
Hoạ sĩ Nguyễn Thi chuyên vẽ tranh lụa .
Một người đàn ông Huế thầm lặng, trầm tư đã thấy ...quạnh hiu rồi, mà còn vẽ
thứ tranh...hư ảo, tuyệt lộ vô thanh, thì thật cô lẻ điệp trùng ...
Song may mắn thay, bên cạnh người hoạ sĩ vẽ lụa trường kỳ đó, có người mẫu linh
hoạt, rộn rã tiếng cười, đã góp khá nhiều thành quả tốt đẹp cho sự nghiệp
" Tranh lụa " của ông, giai nhân đó chính là ái thê của hoạ sĩ
Nguyễn Thi vậy .
Có lẽ hoạ sĩ tranh lụa ấy, cũng là một chiến hữu HO .
Sao Nguyễn Thi không hề nói gì với chúng tôi, trước khi nhà văn Duy Lam tức
Trung tá Nguyễn Kim Tuấn lên đường sang Hoa Kỳ, đầu thập niên 90 thế kỷ trước
.
Tới lượt tôi cũng sắp lên đường sau đó ít lâu, hoạ sĩ Nguyễn Thi có tới nhà
tôi, trao một mảnh giấy nhỏ ghi tên ...lính của ông, vì nghĩ rằng tôi có thể
chuyển tới một nhân vật chức sắc trong đơn vị ông .
Đó là một bệnh chung của phe ta khi chưa tới Mỹ, cứ tưởng rằng những người đi
trước sẽ rất lo lắng, chăm sóc cho người đến sau.
Song tôi đã chẳng làm được gì giúp ông, bởi vì nhân vật mà chúng tôi tưởng có
thể bấm nút cho danh sách hiện lên tên mình, thì thật ... ngỡ ngàng ...
Tôi không quên, nhưng tôi chẳng biết làm gì hơn, cái mối tơ vò rối tung cho bất
cứ ai thời buổi đó . ..HO nếu đã nộp đơn ra đi, thì cứ chờ tới lượt rời đất
nước, cứ việc bét mắt đợi chờ bạn hứa...
Một thời gian sau, chắc phải cả mấy năm, tôi bỗng nhận được điện thoại, giọng
Huế, ở bên kia đầu giây :
" Nguyễn Thi " ôi người hoạ sĩ tranh lụa đã tới xứ sở Hoa Kỳ .
Vv...
Bấy giờ tôi đã ra được 1 cuốn truyện và 1 tập thơ rồi . Nhưng tập "
thơ Mỵ 2 " đó, nhà văn Duy Lam cắt một bông hồng trắng rồi chụp lại, làm
hình bìa...
Tôi thấy đẹp quá mà bạn văn cứ bảo là " thủ công ", nên 2 tập thơ
tiếp theo, nhà văn Duy Lam đề nghị để hoạ sĩ tranh lụa Nguyễn Thi vẽ bìa và phụ
bản .
Người hoạ sĩ lúc nào cũng thầm lặng và trầm tư, chẳng đợi tôi " kể khổ
than nghèo ", Nguyễn Thi chỉ hỏi tôi nội dung 2 tập thơ viết gì .
Lập tức ông vẽ hình một thiếu nữ mặc áo dài mầu xanh Trưng Vương của chúng tôi,
rồi tạo cho bức tranh mờ đi theo sóng thời gian...
Khách yêu thơ, chuộng nét vẽ mơ hồ, lụa mà, đã rất ngưỡng mộ hoạ phẩm này
.
Tôi dành in bìa cho tập thơ tên : "Áo Mầu Xanh " .
Bức vẽ thứ hai là hình một sư nữ, cũng phải mơ hồ cho có vẻ " hồn
bướm mơ tiên ", làm bìa cho tập thơ
" Đưa Người Tình Đi Tu ".
Cùng với 2 hoạ phẩm này, hoạ sĩ Nguyễn Thi còn tặng tôi bức lụa mềm mại,
mang tên " Sông Trăng " làm phụ bản trong tập thơ sau .
Cả 2 bức tranh lụa trên bìa 2 cuốn thơ của tôi : Áo Mầu Xanh và Đưa Người Tình
Đi Tu, cùng phụ bán Sông Trăng, đều do hoạ sĩ tranh lụa Nguyễn Thi vẽ trong
thời điểm đầu Thiên niên kỷ mới .
Người vẽ " tranh lụa " mang hình ảnh người ngậm ngải vô rừng
thiêng, đi tìm trầm ...kiên nhẫn giặt đi, tô lại bức tranh của mình, cho tới
khi nào thật vừa ý, mới dừng bút vẽ .
Do đó, cũng có lúc tôi ngại ngùng, là hoạ sĩ đắm chìm trong mầu sắc, cho dù bởi
...nghiệp dĩ, tôi vẫn phải biết ơn cái tài hoa vốn sẵn của ông.
Nhưng, lần thứ hai, tôi không có tin tức của ông bà hoạ sĩ ấy nữa ...
Thủa đó gia đình hoạ sĩ Nguyễn Thi cư trú ở San Diego, tôi đã nhiều lần thăm
hỏi và kiếm tìm Nguyễn Thi cùng gia đình ông, đều không có một chút tin tức
.
Nơi thế giới mầu sắc rất thanh vắng, tịch mịch, như một bức tranh " tĩnh
vật " khổng lồ, người cầm cọ còn bâng khuâng trước cảnh trí bao la , muốn
thu hẹp vào gang tấc ...
Huống hồ người ...thưởng lãm tranh trên đường, chợt dừng bước, ngắm mây xa lãng
đãng cuối chân trời, biết đâu giông bão, biết đâu bình yên, chỉ thấy những nét
đan thanh còn đọng lại tới muôn đời, nơi những bức tranh thầm lặng đó ...
CAO MỴ NHÂN
(HNPD)