Mỗi Ngày Một Chuyện
NGƯỜI XƯA - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI XƯA - CAO MỴ NHÂN
Với 100 năm, tức một thế kỷ, trong đại gia đinh nhà ai, có sự hiện diện của "4 đời liên tục", thì gọi là tứ đại đồng đường.
Các cụ xưa còn hãnh diện "khoe" với lân bang, bằng hữu là: gia đình tôi, tức gia đình người nói lúc đó, 4 đời sống chung dưới một mái nhà , ân chung một mâm hằng ngày đấy.
Tôi cứ nghĩ về đại tộc của cụ cố tổ họ Cao ...tôi, mà lại dấu nụ cười.
Vào đầu thập niên 80 thế kỷ trước, tôi đã đi ...trốn dòng họ, chỉ vì tôi vừa từ trại tù cải tạo về ít lâu, cụ ...bác họ Cao, với danh xưng rất hợp lệ, là vị lão trượng Cao Bá Thao, đã hiện diện ở Saigon.
Lão trượng Cao Bá Thao, bút danh trên diễn đàn Thao Thao (1909 - 1994), từ lâu ở Hà Nội, mấy thế hệ trước, ai cũng biết cụ là hậu duệ của thi sĩ tài tử đa cùng phú Cao Bá Quát.
Nhà thơ tài hoa Cao Bá Quát trong Văn học sử cận đại ghi tuổi cụ: 1810 - 1855, tức là khi cụ mất, mới có 45 tuổi thôi.
Trong gia phả dòng họ Cao của cụ Cao Bá Thao, cụ cố tổ Cao Bá Quát ở tuổi: 1809 - 1865, tức nhà thơ tài hoa ấy hưởng dương 56 tuổi.
Có thể đã có gia phả thì phải đúng hơn bên ngoài dòng họ.
Tuy nhiên, dẫu có sai biệt 11 năm, cũng không thêm hay bớt văn tài cụ. Và trong bài này, cũng không có ý giới thiệu tiểu sử cùng tác phẩm, kể cả những giai thoại cùng công danh, hoạn nạn, mà cuối cùng là cái án tử hình cùng 2 con trai của thi sĩ lỗi lạc Cao Bá Quát do triều Nguyễn hành xử.
Vẫn trong khuôn khổ "Mỗi ngày một chuyện" , Tôi kể quý vị nghe, cũng xem như kỷ niệm về dòng họ Cao mà tôi ...đứng ngoài khuôn viên làng Phú Thị , Gia Lâm ngắm về.
Khi cụ thi, văn, kịch tác gia, nhà báo Cao Bá Thao từ Hà Nội vô Saigon gặp gỡ quý bằng hữu bốn phương của cụ, cụ ở tuổi vừa ngoài bảy chục (# 73 tuổi).
Quý cụ văn thơ đồng thời với nhà thơ mới, chuyên làm thơ 8 chữ, là các cụ Bùi Khánh Đản,Trình Xuyên, Linh Điểu, Nguyễn Vạn An vv...lại toàn xướng hoạ thơ luật Đường.
Thế nên, tôi được mời tới, để dự trù là người giới thiệu những bài thơ nêu trên, ca tụng tri âm bốn bể qua thơ xướng hoạ. Tất nhiên quý cụ cũng mời mấy nghệ sĩ diễn ngâm quen thuộc ở Saigon nữa.
Cụ Linh Điểu luôn luôn hoà nhã, cụ nói:
Cô Cao Mỵ Nhân gắng tới dự bữa cơm thân mật ở nhà chúng tôi nhé. Chúng tôi đãi anh Cao Bá Thao ở Hà Nội vào đấy. Cô đến gặp người nhà ...luôn thể.
Tôi sợ quá, cả đời tôi đã thấy người nhà bao giờ, ngày rời đất Bắc vô Nam, ba tôi có hề nói chi về dòng họ đâu. Bây giờ ba tôi mãn phần năm 1976, khi tức uất lên, vì lần thứ 2 gặp lại Cộng sản, ba tôi bằng tuổi cụ Cao Bá Thao, sinh năm 1909, nhưng đã mất ở tuổi 67.
Ba tôi vốn làm việc ở Phi trường Gia Lâm, Hà Nội, có 2 căn nhà và 1 thửa đất chưa làm nhà, thì bỏ hết, di cư năm 1954.
Đồng thời còn một số nhà cửa ruộng vườn, ở làng Sở Thượng, huyện Thanh Trì, ngoại Ô Hà Nội, cũng trao hết giấy tờ nhà đất cho họ hàng.
Căn nhà cuối cùng ở Hải phòng, khi di cư, là cứ để nguyên đồ đạc, rồi khoá lại, để lúc lên đường không bị cản bước ...sông hồ.
Giá năm 1982 đó, ba tôi còn sống, thì hoạ may tôi còn hỏi thăm được chút nào về làng Phú Thị, Gia Lâm, mới dám đi gặp vị nghệ sĩ lão thành Cao Bá Thao, bút danh Thao Thao chứ.
Nên tôi xin kiếu không đến thăm quý cụ đang thả hồn theo dòng văn, thơ hết sức óng ả, diễm kiều của thi, kịch sĩ Thao Thao, tên tuổi lừng danh với các tác phẩm gồm 6 cuốn thơ, 3 kịch thơ, mà 2 vở kịch thơ ...hào sảng ,đánh động vào tâm tư tình cảm những người yêu nước chân chính thời thượng bán thế kỷ 20 vừa qua là:
Quán Biên Thuỳ
Người mù dạo trúc
Khi đề cập tới 4 thế hệ trong giới hạn 100 năm, ý tôi muốn nói là vị cố tổ Cao Bá Quát sinh năm 1809, nhà thơ Thao Thao sinh sau thi sĩ Cao Bá Quát đúng 100 năm 1909.
Như vậy nếu gia giảm thời gian, thì cụ Cao Bá Thao là đời thứ 5 của tiền nhân Cao Bá Quát. Nhưng nếu tính theo thế hệ 35 năm một kiếp, thì thi sĩ Thao Thao ở đời thứ 3.
Do đó, vị trưởng lão Cao Bá Thao thiết lập gia phả xem như khá đầy đủ.
Tới bây giờ thì dòng họ Cao Chu Thần được hơn 200 năm. Để kết thúc, tôi xin chép lại bài thơ tinh xảo, lão luyện nhất của cố tổ họ Cao, thi sĩ Cao Bá Quát:
?
Bảo mã tây phong huếch hoác lai
Huênh hoang nhân sự khác đề hồi
Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai
Xuân nhật bất văn sương lộp bộp
Thiên thu chi kiến vũ bài nhài
Khù khờ thi tứ đa nhân thức
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài
Cao Bá Quát
Có nghĩa là:
Gió tây đưa ngựa quý "huếch hoác" về
Người cũng "huênh hoang" đi theo vào
Giữa vườn chim oanh hót "khề khà"
Ngoài đồng hoa đào bắt đầu nở "lấm tấm"
Ngày xuân sương không rơi "lộp bộp"
Trời thu nhìn thấy mưa bay "bài nhài"
Ý thơ nhiều ý "khù khờ"
Vậy mà còn "khệnh khạng" hỏi người văn hay, chữ tốt.
Riêng 2 câu thứ 3 và 4 là của vua Tự Đức.
Nguyên chỉ vì trong một buổi bình thơ, vua Tự Đức đắc ý nói với các quan là: vua vừa nằm mộng thấy 2 câu thơ (3+4) dẫn thượng, Các quan tấm tắc khen hay.
Thì, thi sĩ Cao Bá Quát lại tâu rằng: Chính ông đã từng nghe 2 câu thơ đó ở trong một bài thơ, ông xin phép đọc toàn bài, như nêu trên.
Nhưng sự thực Cao Bá Quát mới nghĩ ra vậy.
Sự kiện càng khiến vua Tự Đức, rất ngại cái tài ứng phó thi ca mẫn tiệp của nhà thơ nghĩ và viết nhanh như vậy.
Mặc dầu vua Tự Đức không ưa cái ngông của Cao Bá Quát, nhưng vua vẫn nể trọng văn tài của Cao Bá Quát và Nguyễn Văn Siêu, mới thốt:
Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán
Thơ đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường
Chỉ sơ xuất một ly là đi một dặm, cố tổ họ Cao ...tôi, văn tài quá, nên chữ nghĩa chứa chan, tác giả đã không kềm được dòng thác tinh hoa, đã trọn đời sống vì chữ nghĩa, và chết cũng vì chữ nghĩa ...
Tôi xin được phép là một hậu sinh, chỉ nhắc đến thơ cụ, không dám bàn qua các lãnh vực khác của người xưa ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NGƯỜI XƯA - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI XƯA - CAO MỴ NHÂN
Với 100 năm, tức một thế kỷ, trong đại gia đinh nhà ai, có sự hiện diện của "4 đời liên tục", thì gọi là tứ đại đồng đường.
Các cụ xưa còn hãnh diện "khoe" với lân bang, bằng hữu là: gia đình tôi, tức gia đình người nói lúc đó, 4 đời sống chung dưới một mái nhà , ân chung một mâm hằng ngày đấy.
Tôi cứ nghĩ về đại tộc của cụ cố tổ họ Cao ...tôi, mà lại dấu nụ cười.
Vào đầu thập niên 80 thế kỷ trước, tôi đã đi ...trốn dòng họ, chỉ vì tôi vừa từ trại tù cải tạo về ít lâu, cụ ...bác họ Cao, với danh xưng rất hợp lệ, là vị lão trượng Cao Bá Thao, đã hiện diện ở Saigon.
Lão trượng Cao Bá Thao, bút danh trên diễn đàn Thao Thao (1909 - 1994), từ lâu ở Hà Nội, mấy thế hệ trước, ai cũng biết cụ là hậu duệ của thi sĩ tài tử đa cùng phú Cao Bá Quát.
Nhà thơ tài hoa Cao Bá Quát trong Văn học sử cận đại ghi tuổi cụ: 1810 - 1855, tức là khi cụ mất, mới có 45 tuổi thôi.
Trong gia phả dòng họ Cao của cụ Cao Bá Thao, cụ cố tổ Cao Bá Quát ở tuổi: 1809 - 1865, tức nhà thơ tài hoa ấy hưởng dương 56 tuổi.
Có thể đã có gia phả thì phải đúng hơn bên ngoài dòng họ.
Tuy nhiên, dẫu có sai biệt 11 năm, cũng không thêm hay bớt văn tài cụ. Và trong bài này, cũng không có ý giới thiệu tiểu sử cùng tác phẩm, kể cả những giai thoại cùng công danh, hoạn nạn, mà cuối cùng là cái án tử hình cùng 2 con trai của thi sĩ lỗi lạc Cao Bá Quát do triều Nguyễn hành xử.
Vẫn trong khuôn khổ "Mỗi ngày một chuyện" , Tôi kể quý vị nghe, cũng xem như kỷ niệm về dòng họ Cao mà tôi ...đứng ngoài khuôn viên làng Phú Thị , Gia Lâm ngắm về.
Khi cụ thi, văn, kịch tác gia, nhà báo Cao Bá Thao từ Hà Nội vô Saigon gặp gỡ quý bằng hữu bốn phương của cụ, cụ ở tuổi vừa ngoài bảy chục (# 73 tuổi).
Quý cụ văn thơ đồng thời với nhà thơ mới, chuyên làm thơ 8 chữ, là các cụ Bùi Khánh Đản,Trình Xuyên, Linh Điểu, Nguyễn Vạn An vv...lại toàn xướng hoạ thơ luật Đường.
Thế nên, tôi được mời tới, để dự trù là người giới thiệu những bài thơ nêu trên, ca tụng tri âm bốn bể qua thơ xướng hoạ. Tất nhiên quý cụ cũng mời mấy nghệ sĩ diễn ngâm quen thuộc ở Saigon nữa.
Cụ Linh Điểu luôn luôn hoà nhã, cụ nói:
Cô Cao Mỵ Nhân gắng tới dự bữa cơm thân mật ở nhà chúng tôi nhé. Chúng tôi đãi anh Cao Bá Thao ở Hà Nội vào đấy. Cô đến gặp người nhà ...luôn thể.
Tôi sợ quá, cả đời tôi đã thấy người nhà bao giờ, ngày rời đất Bắc vô Nam, ba tôi có hề nói chi về dòng họ đâu. Bây giờ ba tôi mãn phần năm 1976, khi tức uất lên, vì lần thứ 2 gặp lại Cộng sản, ba tôi bằng tuổi cụ Cao Bá Thao, sinh năm 1909, nhưng đã mất ở tuổi 67.
Ba tôi vốn làm việc ở Phi trường Gia Lâm, Hà Nội, có 2 căn nhà và 1 thửa đất chưa làm nhà, thì bỏ hết, di cư năm 1954.
Đồng thời còn một số nhà cửa ruộng vườn, ở làng Sở Thượng, huyện Thanh Trì, ngoại Ô Hà Nội, cũng trao hết giấy tờ nhà đất cho họ hàng.
Căn nhà cuối cùng ở Hải phòng, khi di cư, là cứ để nguyên đồ đạc, rồi khoá lại, để lúc lên đường không bị cản bước ...sông hồ.
Giá năm 1982 đó, ba tôi còn sống, thì hoạ may tôi còn hỏi thăm được chút nào về làng Phú Thị, Gia Lâm, mới dám đi gặp vị nghệ sĩ lão thành Cao Bá Thao, bút danh Thao Thao chứ.
Nên tôi xin kiếu không đến thăm quý cụ đang thả hồn theo dòng văn, thơ hết sức óng ả, diễm kiều của thi, kịch sĩ Thao Thao, tên tuổi lừng danh với các tác phẩm gồm 6 cuốn thơ, 3 kịch thơ, mà 2 vở kịch thơ ...hào sảng ,đánh động vào tâm tư tình cảm những người yêu nước chân chính thời thượng bán thế kỷ 20 vừa qua là:
Quán Biên Thuỳ
Người mù dạo trúc
Khi đề cập tới 4 thế hệ trong giới hạn 100 năm, ý tôi muốn nói là vị cố tổ Cao Bá Quát sinh năm 1809, nhà thơ Thao Thao sinh sau thi sĩ Cao Bá Quát đúng 100 năm 1909.
Như vậy nếu gia giảm thời gian, thì cụ Cao Bá Thao là đời thứ 5 của tiền nhân Cao Bá Quát. Nhưng nếu tính theo thế hệ 35 năm một kiếp, thì thi sĩ Thao Thao ở đời thứ 3.
Do đó, vị trưởng lão Cao Bá Thao thiết lập gia phả xem như khá đầy đủ.
Tới bây giờ thì dòng họ Cao Chu Thần được hơn 200 năm. Để kết thúc, tôi xin chép lại bài thơ tinh xảo, lão luyện nhất của cố tổ họ Cao, thi sĩ Cao Bá Quát:
?
Bảo mã tây phong huếch hoác lai
Huênh hoang nhân sự khác đề hồi
Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai
Xuân nhật bất văn sương lộp bộp
Thiên thu chi kiến vũ bài nhài
Khù khờ thi tứ đa nhân thức
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài
Cao Bá Quát
Có nghĩa là:
Gió tây đưa ngựa quý "huếch hoác" về
Người cũng "huênh hoang" đi theo vào
Giữa vườn chim oanh hót "khề khà"
Ngoài đồng hoa đào bắt đầu nở "lấm tấm"
Ngày xuân sương không rơi "lộp bộp"
Trời thu nhìn thấy mưa bay "bài nhài"
Ý thơ nhiều ý "khù khờ"
Vậy mà còn "khệnh khạng" hỏi người văn hay, chữ tốt.
Riêng 2 câu thứ 3 và 4 là của vua Tự Đức.
Nguyên chỉ vì trong một buổi bình thơ, vua Tự Đức đắc ý nói với các quan là: vua vừa nằm mộng thấy 2 câu thơ (3+4) dẫn thượng, Các quan tấm tắc khen hay.
Thì, thi sĩ Cao Bá Quát lại tâu rằng: Chính ông đã từng nghe 2 câu thơ đó ở trong một bài thơ, ông xin phép đọc toàn bài, như nêu trên.
Nhưng sự thực Cao Bá Quát mới nghĩ ra vậy.
Sự kiện càng khiến vua Tự Đức, rất ngại cái tài ứng phó thi ca mẫn tiệp của nhà thơ nghĩ và viết nhanh như vậy.
Mặc dầu vua Tự Đức không ưa cái ngông của Cao Bá Quát, nhưng vua vẫn nể trọng văn tài của Cao Bá Quát và Nguyễn Văn Siêu, mới thốt:
Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán
Thơ đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường
Chỉ sơ xuất một ly là đi một dặm, cố tổ họ Cao ...tôi, văn tài quá, nên chữ nghĩa chứa chan, tác giả đã không kềm được dòng thác tinh hoa, đã trọn đời sống vì chữ nghĩa, và chết cũng vì chữ nghĩa ...
Tôi xin được phép là một hậu sinh, chỉ nhắc đến thơ cụ, không dám bàn qua các lãnh vực khác của người xưa ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)