Mỗi Ngày Một Chuyện
"NGƯỜI XƯA" của TRẦN ĐÌNH KHẢI - Bùi Bảo Trúc
Đó là cuốn sách tôi chưa bao giờ có dịp cầm lên. Nó ra đời năm 1956. Mãi 60 năm sau tôi mới có nó trong tay.
Đó là cuốn sách tôi chưa bao giờ có dịp cầm lên. Nó ra đời năm 1956. Mãi 60 năm sau tôi mới có nó trong tay.
Đó là cuốn sách tôi chưa bao giờ có dịp cầm lên. Nó ra đời năm 1956. Mãi 60 năm sau tôi mới có nó trong tay.
Chỉ cần nhìn qua tấm
bìa, tôi cũng biết ngay là nó do nhà xuất bản Tự Do (nhật báo Tự Do của Phạm
Việt Tuyền) ấn hành. Nó cùng có một cách trình bầy với hai mầu vàng và cam như
những cuốn "Hoàng Lê Nhất Thống Chí", "Liêu Trai Chí Dị", "Trước Vành Móng Ngựa"...
(cũng do Cơ Sở Báo Chí và Xuất Bản Tự Do cho ra đời) hồi những năm 50 và 60.
Cuốn sách nhan đề "Người Xưa" của Trần Đình Khải, giải thưởng Văn Chương 1957.
Vậy tại sao chỉ mới
gần đây tôi mới thấy nó? Lý do là khi nó ra đời thì tôi còn quá nhỏ, và khi lớn
thêm vài ba tuổi thì nó đã tuyệt bản.
Theo chỗ tôi biết,
hiện nay ở Mỹ chắc chỉ có hai cuốn: một của gia đình tác giả và một cuốn khác
gia đình tác giả mới mua được qua craig list cách đây không lâu.
Gia đình tác giả giữ
được một cuốn thì cũng dễ hiểu. Bỏ nước ra đi, người ta có thể bỏ lại nhiều thứ
trong lúc hốt hoảng, nhưng cuốn sách của người cha viết, món quà còn để lại cho
con cháu, thì không thể bỏ lại. Cuốn mua lại được qua craig list thì thân thế
của nó chắc ly kì hơn nhiều. Biết đâu nó lại chẳng từ trong tủ sách của một sinh
viên du học được gia đình từ Việt Nam gửi sang cho đọc trong những năm xa nhà
như chính tôi cũng đã nhận được những cuốn sách như thế hồi đó. Những cuốn sách
của Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, Bình Nguyên Lộc, Nhật Tiến... mà tôi có hồi ấy và
nay lưu lạc đi những đâu, qua tay những ai, đang nằm trong một tủ sách nào, tôi
không thể tưởng tượng, hay nhớ ra nổi.
Cuốn "Người Xưa" của
Trần Đình Khải chắc cũng có một cuộc đời truân chuyên không kém. Người cuối cùng
có nó quyết định không giữ nó nữa. Nhưng thay vì để cho nó giã từ thế giới này ở
một hố rác, một cái landfill nào đó đang càng ngày càng đầy và càng khó kiếm,
ông (hay bà) quyết định đem bán trên craig list. Việc đem bán nó trên craig list
là một việc làm rất đáng quí. Quăng nó đi thì dễ quá. Nhưng đem bán nó, ông/bà
đã cho cuốn sách đó một đời sống mới.
Trần Đình Khải, cụ
Khải, là một nhà giáo. Tôi nghĩ cụ là một người rất cô đơn. Cụ làm một công việc
rất một mình. Như Nguyễn Đình Chiểu "trước đèn đọc truyện Tây Minh". Chắc chắn
khi cụ ngồi viết cuốn "Người Xưa", cụ không có ai để tâm sự. Những người con của
cụ còn quá nhỏ. Người bạn đời thì còn bận tay bao nhiêu là chuyện khác trong đời
sống hàng ngày. Bên đèn một bóng, tác giả viết cho những người khác thì đúng
hơn.
Khi viết cuốn "Người
Xưa" chắc cụ ngẫm nghĩ nhiều về câu của Khổng Tử trong sách Luận Ngữ : "Ôn cố
nhi tri tân".
Nhắc lại chuyện cũ để
biết những chuyện mới. Chuyện cũ không phải là những chuyện không còn giá trị
nữa, chỉ đáng quăng đi, bỏ đi, mà trái lại vẫn còn nguyên giá trị tuy đã cũ,
nhưng những chuyện đó vẫn còn có thể cho chúng ta những bài học quí giá về kinh
nghiệm, về cách ứng xử của người xưa mà trong rất nhiều trường hợp, người viết,
cụ Khải, muốn truyền lại những chuyện ấy lại cho các thế hệ không còn có được
khả năng đọc trực tiếp từ nguyên bản, đó là chưa nói những chuyện ấy lại rải rác
trong rất nhiều cổ thư mà không bao nhiêu người may mắn có được trong tay.
Tác giả chắc chắn
phải là người đã hiếm hoi khó kiếm được (những người thông thạo chữ Hán) khi bắt
đầu sự nghiệp tác thuật của cụ. Đó là đầu thập niên 40 khi cụ cho xuất bản ba
tác phẩm "Những Người Đi Ngược Dòng" (1941), "Lã Thị Xuân Thu" (1942), "Phương
Pháp Học Chữ Hán" (1943). Tất cả nay đã đều tuyệt bản.
Cuốn "Người Xưa" là
một tác phẩm gồm một số được xếp vào loại bình dịch. Người viết đem những câu
truyện cổ của Trung Hoa ra dịch sang Việt ngữ rồi bàn thêm cho những câu truyện
ấy. Một số bài khác là những bài khảo luận. Ngoại trừ một bài đưa ra một cái
nhìn, một cách phê phán mới về một nhân vật trong Kiều của Nguyễn Du, còn tất cả
những bài mà tác giả Trần Đình Khải đều lấy từ những túi khôn của Trung Hoa.
Tác giả sưu tầm một
số truyện của Tư Mã Thiên, Chiến Quốc Sách, Tả Khâu Văn, Đông Lai Bác Nghị tả
truyện...
Tất cả đều được chú
thích khá rõ. Phần bình luận gần như tất cả đều là của Trần Đình Khải. Thêm vào
đó là vài ba bài bình luận của Đông Lai Tiên Sinh cũng được dịch và chú thích
kỹ.
Trong Thiên 7, thiên
"Thuật Nhi" của "Luận Ngữ", Khổng Tử nói với học trò rằng ngài chỉ làm công việc
kể lại những điều đạo lý mà ngài nghe được rồi truyền lại cho các môn sinh chứ
ngài thì không sáng tác ra điều gì cả (thuật nhi bất tác). Những điều mà ngài
dậy cho học trò, theo ngài, đều là những điều người xưa để lại. Câu nói của ngài
vừa đúng như thuyết chính danh mà ngài xướng xuất, lại vừa khiêm tốn. Thế nên
chắc cũng sẽ có người không hoàn toàn đồng ý với hai chữ "tác giả" mà tôi (có
một chút ngại ngần) đặt trước tên của cụ Khải. Rõ ràng là cụ không sáng tác. Cụ
chỉ đem những truyện cũ dịch từ nguyên bản sang tiếng Việt và đưa thêm vào những
lời bình của cụ. Đó là những đóng góp của cụ. Nhưng chính vì những đóng góp đó,
phần bình chú của cụ, mà tôi thấy không cần phải ngại ngần khi coi cụ là tác giả
của cuốn "Người Xưa" mà tôi đang có trong tay.
Cuốn sách mở ra, đưa
người đọc vào những không gian tưởng như đã hoàn toàn biến mất và không bao giờ
còn nữa, thứ không gian như khi đọc "Vang Bóng Một Thời" của Nguyễn Tuân, khi
đọc "Cổ Học Tinh Hoa" của Nguyễn Văn Ngọc, khi đọc "Thuật Xử Thế Của Người Đời
Xưa" của Nguyễn Duy Cần...
Mỗi truyện là mỗi
kinh nghiệm của người xưa được tác giả kéo lại gần hơn cho người đọc. Những cách
ứng xử đang càng ngày càng ít gặp trong thế giới đang trải qua những đổi thay
đầy những biến động của ngày nay. Những cách ứng xử ấy có thể không còn thích
hợp cho thế giới hiện đại nữa nhưng chúng lại mở ra cho thấy các vấn đề của xã
hội và lịch sử, đạo đức và triết lý được người xưa giải quyết như thế nào. Ôn
lại chuyện cũ cũng là cách để biết những chuyện mới. Những chuyện trong "Cổ Học
Tinh Hoa" cũng đi kèm những lời bình nhưng không chi tiết bằng những lời bình
của "Người Xưa". Phần bình dịch có 20 bài; phần khảo luận có 4 bài. Phần lời
bình có một vài trường hợp còn dài hơn cả chính truyện vì thế, lời bình đào được
sâu hơn so với phần bình của "Cổ Học Tinh Hoa". Đây là một cuốn sách nên đọc một
cách từ từ cho đủ thời gian ngấm như lời khuyên của Nguyễn Hiến Lê khi đọc những
loại sách như cuốn "Người Xưa".
Tôi nghĩ cuốn sách
tuyệt bản này cần phải được in lại để những điều tác giả viết xuống truyền đạt
lại cho hậu thế không còn ngủ yên trong những trang giấy cũ đang sắp sửa mục nát
theo thời gian.
"Di tử kim mãn doanh
bất như giáo nhất kinh": để lại cho con một thùng đầy vàng không bằng dậy cho
con một cuốn sách.
Xin mạn phép sửa một
chữ để thành "di tử kim mãn doanh bất như "trứ" nhất kinh" nghĩa là để lại cho
con một thùng vàng không bằng viết một cuốn sách để lại cho con.
Mong cuốn sách của cụ
sớm được gia đình cho in lại ở nước Mỹ.
http://thuguibanta.blogspot.com/
http://thuguibanta.blogspot.com/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
"NGƯỜI XƯA" của TRẦN ĐÌNH KHẢI - Bùi Bảo Trúc
Đó là cuốn sách tôi chưa bao giờ có dịp cầm lên. Nó ra đời năm 1956. Mãi 60 năm sau tôi mới có nó trong tay.
Đó là cuốn sách tôi chưa bao giờ có dịp cầm lên. Nó ra đời năm 1956. Mãi 60 năm sau tôi mới có nó trong tay.
Chỉ cần nhìn qua tấm
bìa, tôi cũng biết ngay là nó do nhà xuất bản Tự Do (nhật báo Tự Do của Phạm
Việt Tuyền) ấn hành. Nó cùng có một cách trình bầy với hai mầu vàng và cam như
những cuốn "Hoàng Lê Nhất Thống Chí", "Liêu Trai Chí Dị", "Trước Vành Móng Ngựa"...
(cũng do Cơ Sở Báo Chí và Xuất Bản Tự Do cho ra đời) hồi những năm 50 và 60.
Cuốn sách nhan đề "Người Xưa" của Trần Đình Khải, giải thưởng Văn Chương 1957.
Vậy tại sao chỉ mới
gần đây tôi mới thấy nó? Lý do là khi nó ra đời thì tôi còn quá nhỏ, và khi lớn
thêm vài ba tuổi thì nó đã tuyệt bản.
Theo chỗ tôi biết,
hiện nay ở Mỹ chắc chỉ có hai cuốn: một của gia đình tác giả và một cuốn khác
gia đình tác giả mới mua được qua craig list cách đây không lâu.
Gia đình tác giả giữ
được một cuốn thì cũng dễ hiểu. Bỏ nước ra đi, người ta có thể bỏ lại nhiều thứ
trong lúc hốt hoảng, nhưng cuốn sách của người cha viết, món quà còn để lại cho
con cháu, thì không thể bỏ lại. Cuốn mua lại được qua craig list thì thân thế
của nó chắc ly kì hơn nhiều. Biết đâu nó lại chẳng từ trong tủ sách của một sinh
viên du học được gia đình từ Việt Nam gửi sang cho đọc trong những năm xa nhà
như chính tôi cũng đã nhận được những cuốn sách như thế hồi đó. Những cuốn sách
của Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, Bình Nguyên Lộc, Nhật Tiến... mà tôi có hồi ấy và
nay lưu lạc đi những đâu, qua tay những ai, đang nằm trong một tủ sách nào, tôi
không thể tưởng tượng, hay nhớ ra nổi.
Cuốn "Người Xưa" của
Trần Đình Khải chắc cũng có một cuộc đời truân chuyên không kém. Người cuối cùng
có nó quyết định không giữ nó nữa. Nhưng thay vì để cho nó giã từ thế giới này ở
một hố rác, một cái landfill nào đó đang càng ngày càng đầy và càng khó kiếm,
ông (hay bà) quyết định đem bán trên craig list. Việc đem bán nó trên craig list
là một việc làm rất đáng quí. Quăng nó đi thì dễ quá. Nhưng đem bán nó, ông/bà
đã cho cuốn sách đó một đời sống mới.
Trần Đình Khải, cụ
Khải, là một nhà giáo. Tôi nghĩ cụ là một người rất cô đơn. Cụ làm một công việc
rất một mình. Như Nguyễn Đình Chiểu "trước đèn đọc truyện Tây Minh". Chắc chắn
khi cụ ngồi viết cuốn "Người Xưa", cụ không có ai để tâm sự. Những người con của
cụ còn quá nhỏ. Người bạn đời thì còn bận tay bao nhiêu là chuyện khác trong đời
sống hàng ngày. Bên đèn một bóng, tác giả viết cho những người khác thì đúng
hơn.
Khi viết cuốn "Người
Xưa" chắc cụ ngẫm nghĩ nhiều về câu của Khổng Tử trong sách Luận Ngữ : "Ôn cố
nhi tri tân".
Nhắc lại chuyện cũ để
biết những chuyện mới. Chuyện cũ không phải là những chuyện không còn giá trị
nữa, chỉ đáng quăng đi, bỏ đi, mà trái lại vẫn còn nguyên giá trị tuy đã cũ,
nhưng những chuyện đó vẫn còn có thể cho chúng ta những bài học quí giá về kinh
nghiệm, về cách ứng xử của người xưa mà trong rất nhiều trường hợp, người viết,
cụ Khải, muốn truyền lại những chuyện ấy lại cho các thế hệ không còn có được
khả năng đọc trực tiếp từ nguyên bản, đó là chưa nói những chuyện ấy lại rải rác
trong rất nhiều cổ thư mà không bao nhiêu người may mắn có được trong tay.
Tác giả chắc chắn
phải là người đã hiếm hoi khó kiếm được (những người thông thạo chữ Hán) khi bắt
đầu sự nghiệp tác thuật của cụ. Đó là đầu thập niên 40 khi cụ cho xuất bản ba
tác phẩm "Những Người Đi Ngược Dòng" (1941), "Lã Thị Xuân Thu" (1942), "Phương
Pháp Học Chữ Hán" (1943). Tất cả nay đã đều tuyệt bản.
Cuốn "Người Xưa" là
một tác phẩm gồm một số được xếp vào loại bình dịch. Người viết đem những câu
truyện cổ của Trung Hoa ra dịch sang Việt ngữ rồi bàn thêm cho những câu truyện
ấy. Một số bài khác là những bài khảo luận. Ngoại trừ một bài đưa ra một cái
nhìn, một cách phê phán mới về một nhân vật trong Kiều của Nguyễn Du, còn tất cả
những bài mà tác giả Trần Đình Khải đều lấy từ những túi khôn của Trung Hoa.
Tác giả sưu tầm một
số truyện của Tư Mã Thiên, Chiến Quốc Sách, Tả Khâu Văn, Đông Lai Bác Nghị tả
truyện...
Tất cả đều được chú
thích khá rõ. Phần bình luận gần như tất cả đều là của Trần Đình Khải. Thêm vào
đó là vài ba bài bình luận của Đông Lai Tiên Sinh cũng được dịch và chú thích
kỹ.
Trong Thiên 7, thiên
"Thuật Nhi" của "Luận Ngữ", Khổng Tử nói với học trò rằng ngài chỉ làm công việc
kể lại những điều đạo lý mà ngài nghe được rồi truyền lại cho các môn sinh chứ
ngài thì không sáng tác ra điều gì cả (thuật nhi bất tác). Những điều mà ngài
dậy cho học trò, theo ngài, đều là những điều người xưa để lại. Câu nói của ngài
vừa đúng như thuyết chính danh mà ngài xướng xuất, lại vừa khiêm tốn. Thế nên
chắc cũng sẽ có người không hoàn toàn đồng ý với hai chữ "tác giả" mà tôi (có
một chút ngại ngần) đặt trước tên của cụ Khải. Rõ ràng là cụ không sáng tác. Cụ
chỉ đem những truyện cũ dịch từ nguyên bản sang tiếng Việt và đưa thêm vào những
lời bình của cụ. Đó là những đóng góp của cụ. Nhưng chính vì những đóng góp đó,
phần bình chú của cụ, mà tôi thấy không cần phải ngại ngần khi coi cụ là tác giả
của cuốn "Người Xưa" mà tôi đang có trong tay.
Cuốn sách mở ra, đưa
người đọc vào những không gian tưởng như đã hoàn toàn biến mất và không bao giờ
còn nữa, thứ không gian như khi đọc "Vang Bóng Một Thời" của Nguyễn Tuân, khi
đọc "Cổ Học Tinh Hoa" của Nguyễn Văn Ngọc, khi đọc "Thuật Xử Thế Của Người Đời
Xưa" của Nguyễn Duy Cần...
Mỗi truyện là mỗi
kinh nghiệm của người xưa được tác giả kéo lại gần hơn cho người đọc. Những cách
ứng xử đang càng ngày càng ít gặp trong thế giới đang trải qua những đổi thay
đầy những biến động của ngày nay. Những cách ứng xử ấy có thể không còn thích
hợp cho thế giới hiện đại nữa nhưng chúng lại mở ra cho thấy các vấn đề của xã
hội và lịch sử, đạo đức và triết lý được người xưa giải quyết như thế nào. Ôn
lại chuyện cũ cũng là cách để biết những chuyện mới. Những chuyện trong "Cổ Học
Tinh Hoa" cũng đi kèm những lời bình nhưng không chi tiết bằng những lời bình
của "Người Xưa". Phần bình dịch có 20 bài; phần khảo luận có 4 bài. Phần lời
bình có một vài trường hợp còn dài hơn cả chính truyện vì thế, lời bình đào được
sâu hơn so với phần bình của "Cổ Học Tinh Hoa". Đây là một cuốn sách nên đọc một
cách từ từ cho đủ thời gian ngấm như lời khuyên của Nguyễn Hiến Lê khi đọc những
loại sách như cuốn "Người Xưa".
Tôi nghĩ cuốn sách
tuyệt bản này cần phải được in lại để những điều tác giả viết xuống truyền đạt
lại cho hậu thế không còn ngủ yên trong những trang giấy cũ đang sắp sửa mục nát
theo thời gian.
"Di tử kim mãn doanh
bất như giáo nhất kinh": để lại cho con một thùng đầy vàng không bằng dậy cho
con một cuốn sách.
Xin mạn phép sửa một
chữ để thành "di tử kim mãn doanh bất như "trứ" nhất kinh" nghĩa là để lại cho
con một thùng vàng không bằng viết một cuốn sách để lại cho con.
Mong cuốn sách của cụ
sớm được gia đình cho in lại ở nước Mỹ.
http://thuguibanta.blogspot.com/
http://thuguibanta.blogspot.com/