Cà Kê Dê Ngỗng

NHÀ THƯƠNG

Bởi trước 1975 ở Sài Gòn dù các bảng tên đều ghi là Bệnh viện, nhưng dân Sài Gòn vẫn gọi là nhà thương.


Bây giờ mà ngồi nói chuyện với ai đó, hoặc đọc đoạn văn của ai đó mà gọi bệnh viện là nhà thương thì chắc chắn rằng ai đó chánh hiệu con nai vàng là dân Sài Gòn trước 75. Chắc chắn là như thế. 

Bởi trước 1975 ở Sài Gòn dù các bảng tên đều ghi là Bệnh viện, nhưng dân Sài Gòn vẫn gọi là nhà thương. Bởi theo quan niệm của họ đây là nơi nhà chữa trị cho người thương tật bịnh hoạn, là nơi xoa dịu nỗi đau, giúp họ khỏi bệnh tật.
Người miền Nam trước 1975 gắn liền nhà thương với tình thương, là nơi thể hiện tình cảm của những người làm ngành y tế với bệnh nhân, là nơi các soeur Công giáo hi sinh trọn đời để chăm sóc và thương yêu từng bệnh nhân, là nơi các bác sĩ, y tá hết lòng cứu chữa bệnh nhân với tình thương và trách nhiệm. Nên họ gọi bệnh viện là nhà thương, tiếng gọi bao hàm nhiều tình thân và nhân bản.

Sài Gòn thời đó có nhiều bệnh viện công do nhà nước quản lý như nhà thương Chợ Rẫy, nhà thương Chợ Quán, Bình Dân, Nguyễn Văn Học, Từ Dũ, Hùng Vương hay nhà thương Hồng Bàng, Vì Dân...Bệnh nhân vào chữa trị ở các bệnh viện này đều được miễn phí hoàn toàn, nên còn gọi là nhà thương thí. Mang danh nhà thương thí nhưng y bác dĩ vẫn tận tâm, chữa trị đến nơi đến chốn.

Đương nhiên ở nhà thương thí thì điều kiện sinh hoạt không được tốt như những nhà thương tư. Nhưng không bao giờ có cảnh ba bốn người một giường hay điều kiện vệ sinh quá nhếch nhác như một số bệnh viện bây giờ. Cũng không có cảnh phải phong bì bồi dưỡng từ y công, y tá đến bác sĩ như bây giờ.

Thuở đó Sài Gòn cũng có nhiều bệnh viện tư dành cho người có tiền như bệnh viện Đồn Đất (Grall của Pháp) hay các bệnh viện của bang hội người Hoa như Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sùng Chính…mở ra nhiều ở Sài Gòn. Nhiều nhà sinh tư nhân thì gọi là nhà bảo sanh, cũng là nơi giúp các sản phụ khi sinh nở. Ở nhiều nhà bảo sanh có các bà mụ là y tá lâu năm, tay nghề còn giỏi hơn bác sĩ

Thế nhưng, nằm nhà thương tư thì sạch sẽ, thoáng mát nhưng nếu gặp biến cố hay ca khó, bệnh nhân cũng đều phải chở vào nhà thương công, bởi mang danh là nhà thương thí nhưng ở đó đều quy tụ bác sĩ giỏi và các sinh viên y khoa ưu tú nội trú ở đấy.  Họ giỏi về chuyên môn và đối xử với bệnh nhân bằng y đức. Sanh con so hay khó sinh thì phải vào nhà thương Từ Dũ, Hùng Vương, lao phổi thì phải vào bệnh viện lao Hồng Bàng.

Cả một thời gian dài mấy chục năm, chưa bao giờ có cảnh người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế mà chỉ có một thái độ kính phục, trân trọng và biết ơn.

Thời thế đổi thay, chẳng còn ai gọi bệnh viện là nhà thương nữa. Gọi thế thành châm biếm. Bởi bây giờ chốn ấy chẳng còn tình thương, không còn là nơi để sẻ chia những đau đớn của người bệnh nữa. Giờ bệnh viện là chốn kinh doanh, có nơi tiền phòng đắt như khách sạn bốn năm sao. Vào nhập viện dù đang cấp cứu sắp chết thì cũng phải đóng tiền mới có người đến khám. Mọi sinh hoạt đều phải trả tiền, từ miếng nước cho đến giấy chùi cầu, từ ngọn đèn cho đến bông băng. Chẳng còn phân biệt công tư, chỗ nào cũng phải có tiền mới chữa. Giờ mang bệnh thì giàu có không nói làm chi, chứ khá sẽ xuống nghèo, nghèo xuống mạt và chẳng còn chi để sống, bán vợ đợ con, bán hết đất hết vườn hết ruộng hết nhà vì bệnh. Tiếc cái nhà thương thí biết bao nhiêu.

Cái tên nhà thương thí đã trở thành dĩ vãng.

Bỗng dưng nhớ tiếng nhà thương tha thiết và tiếc một thời gọi thân thương nhà thương thay cho bệnh viện.

27.6.2018
DODUYNGOC
VS chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NHÀ THƯƠNG

Bởi trước 1975 ở Sài Gòn dù các bảng tên đều ghi là Bệnh viện, nhưng dân Sài Gòn vẫn gọi là nhà thương.


Bây giờ mà ngồi nói chuyện với ai đó, hoặc đọc đoạn văn của ai đó mà gọi bệnh viện là nhà thương thì chắc chắn rằng ai đó chánh hiệu con nai vàng là dân Sài Gòn trước 75. Chắc chắn là như thế. 

Bởi trước 1975 ở Sài Gòn dù các bảng tên đều ghi là Bệnh viện, nhưng dân Sài Gòn vẫn gọi là nhà thương. Bởi theo quan niệm của họ đây là nơi nhà chữa trị cho người thương tật bịnh hoạn, là nơi xoa dịu nỗi đau, giúp họ khỏi bệnh tật.
Người miền Nam trước 1975 gắn liền nhà thương với tình thương, là nơi thể hiện tình cảm của những người làm ngành y tế với bệnh nhân, là nơi các soeur Công giáo hi sinh trọn đời để chăm sóc và thương yêu từng bệnh nhân, là nơi các bác sĩ, y tá hết lòng cứu chữa bệnh nhân với tình thương và trách nhiệm. Nên họ gọi bệnh viện là nhà thương, tiếng gọi bao hàm nhiều tình thân và nhân bản.

Sài Gòn thời đó có nhiều bệnh viện công do nhà nước quản lý như nhà thương Chợ Rẫy, nhà thương Chợ Quán, Bình Dân, Nguyễn Văn Học, Từ Dũ, Hùng Vương hay nhà thương Hồng Bàng, Vì Dân...Bệnh nhân vào chữa trị ở các bệnh viện này đều được miễn phí hoàn toàn, nên còn gọi là nhà thương thí. Mang danh nhà thương thí nhưng y bác dĩ vẫn tận tâm, chữa trị đến nơi đến chốn.

Đương nhiên ở nhà thương thí thì điều kiện sinh hoạt không được tốt như những nhà thương tư. Nhưng không bao giờ có cảnh ba bốn người một giường hay điều kiện vệ sinh quá nhếch nhác như một số bệnh viện bây giờ. Cũng không có cảnh phải phong bì bồi dưỡng từ y công, y tá đến bác sĩ như bây giờ.

Thuở đó Sài Gòn cũng có nhiều bệnh viện tư dành cho người có tiền như bệnh viện Đồn Đất (Grall của Pháp) hay các bệnh viện của bang hội người Hoa như Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sùng Chính…mở ra nhiều ở Sài Gòn. Nhiều nhà sinh tư nhân thì gọi là nhà bảo sanh, cũng là nơi giúp các sản phụ khi sinh nở. Ở nhiều nhà bảo sanh có các bà mụ là y tá lâu năm, tay nghề còn giỏi hơn bác sĩ

Thế nhưng, nằm nhà thương tư thì sạch sẽ, thoáng mát nhưng nếu gặp biến cố hay ca khó, bệnh nhân cũng đều phải chở vào nhà thương công, bởi mang danh là nhà thương thí nhưng ở đó đều quy tụ bác sĩ giỏi và các sinh viên y khoa ưu tú nội trú ở đấy.  Họ giỏi về chuyên môn và đối xử với bệnh nhân bằng y đức. Sanh con so hay khó sinh thì phải vào nhà thương Từ Dũ, Hùng Vương, lao phổi thì phải vào bệnh viện lao Hồng Bàng.

Cả một thời gian dài mấy chục năm, chưa bao giờ có cảnh người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế mà chỉ có một thái độ kính phục, trân trọng và biết ơn.

Thời thế đổi thay, chẳng còn ai gọi bệnh viện là nhà thương nữa. Gọi thế thành châm biếm. Bởi bây giờ chốn ấy chẳng còn tình thương, không còn là nơi để sẻ chia những đau đớn của người bệnh nữa. Giờ bệnh viện là chốn kinh doanh, có nơi tiền phòng đắt như khách sạn bốn năm sao. Vào nhập viện dù đang cấp cứu sắp chết thì cũng phải đóng tiền mới có người đến khám. Mọi sinh hoạt đều phải trả tiền, từ miếng nước cho đến giấy chùi cầu, từ ngọn đèn cho đến bông băng. Chẳng còn phân biệt công tư, chỗ nào cũng phải có tiền mới chữa. Giờ mang bệnh thì giàu có không nói làm chi, chứ khá sẽ xuống nghèo, nghèo xuống mạt và chẳng còn chi để sống, bán vợ đợ con, bán hết đất hết vườn hết ruộng hết nhà vì bệnh. Tiếc cái nhà thương thí biết bao nhiêu.

Cái tên nhà thương thí đã trở thành dĩ vãng.

Bỗng dưng nhớ tiếng nhà thương tha thiết và tiếc một thời gọi thân thương nhà thương thay cho bệnh viện.

27.6.2018
DODUYNGOC
VS chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :Tin Tức ngày 07 tháng 03 -2025:

tờ bao nay co phải anh em voi SBTN ?

Xem Thêm

Đề bài :Tin Tức ngày 18 - 02 -2025:

tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .

Xem Thêm

Đề bài :Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.

Xem Thêm

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm