Kinh Đời
NHẬN THỨC!
Tham lam của cải thế gian này, biết bao nhiêu cho đủ, bao nhiêu cho thỏa cái lòng tham của mình.
Quan niệm sống ở đời tùy theo nhân sinh quan của mỗi người. Tuy nhiên quan niệm sống 1 cuộc sống đơn giản là quan niệm có lẽ đúng và làm cho con người hạnh phúc nhất. Tham lam của cải thế gian này, biết bao nhiêu cho đủ, bao nhiêu cho thỏa cái lòng tham của mình.
Copy from FB Toan Vu
NHẬN THỨC!
• Năm 2006, Tony đi Hà Lan học về nông nghiệp. Từ thứ 2 đến thứ 6, Tony ở trong ký túc xá, cuối tuần Tony xin ra ở homestay với gia đình ông Rob và bà Iris, khoảng trên 70 tuổi, cựu giáo sư ĐH. Khi về hưu, ông bà mua nhà ở một ngôi làng cách Amsterdam 2h lái xe chứ không ở thủ đô nữa.
Thôn quê Hà Lan đẹp như tranh, có những mương nước, thảm cỏ xanh tươi, những cây thông cây tùng vươn cao, phía dưới bao giờ cũng có hoa. Người dân ở đây, cứ rảnh rỗi tí xíu là ra cắt xét bớt cỏ, nhặt lá rụng gom lại. Cứ sáng thứ 7 là Tony đi về ở nhà ông bà, đạp xe đi mua bí ngô, bắp cải, táo… của nông dân đem bán phía trước nhà, rồi về nấu nướng dọn dẹp nhà cửa, phụ ông làm rượu phụ bà làm sữa chua...
Có lần, Tony thấy trong vườn nhiều chim quá, nên định bụng sẽ làm ông bà bất ngờ. Từ 10h sáng đến 4h chiều sáng thứ 7 hôm đó, Tony tìm mọi ngóc ngách, cửa hàng, lên mạng search, hỏi thăm…khắp Amsterdam nhưng “bird cage” (cái lồng chim) là một từ không ai hiểu, gần tối mới bắt xe bus về nhà ông bà. Bà Iris hỏi sáng giờ mày đi đâu mà trông mệt mỏi vậy, Tony mới kể lại sự tình.
Nghe xong, ông Rob nhìn Tony như 1 thực thể lạ ngoài hành tinh, còn bà Iris xua tay khí thế. Mày và tao, không ai muốn ở tù, không ai muốn bị giam cầm cả, đúng không. Con chim sinh ra có đôi cánh, nó phải tự do bay lượn. Mày bắt nó nhốt vô có 1 khoảng không gian bé tẹo, có cho nó ăn nó uống cao lương mỹ vị gì, cái lồng có đẹp cách mấy cũng có ý nghĩa gì với nó. Tony cãi, nói đó là thú vui của người phong lưu châu Á, bậc vua chúa ngày xưa còn bắt cả hổ cả voi trên rừng về nuôi trong vườn thượng uyển, bắt gái đẹp về nhốt đầy trong cung, cái gì mình cũng SỞ HỮU hết, thích lắm. Các cụ hưu trí hay tổ chức “thi chim”, mỗi ông 1 cái lồng mang ra, ngày ngày uống trà ngắm nghía, nghe tiếng nó hót.
Ông Rob nói sao quan điểm gì ích kỷ vậy, giam hãm 1 vật thể khác để lấy làm vui sao. Tao ở đây cũng thích nghe chim hót, nên 2 vợ chồng tao đi siêu thị, việc đầu tiên là ghé quầy mua hạt kê. Cứ mỗi buổi sáng, dù trời lạnh thế nào, ông bà cũng dậy sớm, quấn khăn đi ra trước nhà, trên mấy cái cây có mấy túi vải. Ông bà sẽ đổ hạt kê vào đó. Cầm ly cà phê ngồi trong nhà nhìn ra, thấy chim nó ăn vui mắt lắm, rồi tiếng líu lo gọi nhau.
Khi mặt trời lên, chúng sẽ bay đi, sống cuộc đời tự do chao liệng. Rồi sáng hôm sau, chúng sẽ về. Trẻ em ở phương Tây từ bé đã nhìn thấy cách sống như vậy từ ông bà cha mẹ, nên rất yêu thiên nhiên, chim muông, cây cỏ…và hình thành lòng bác ái và văn minh. Người ham sở hữu sẽ dẫn đến lòng tham. Lòng tham thì tỷ lệ nghịch với sự tử tế.
Nhân cách = 1 / lòng tham.
Ai tham lam thì dù giỏi giang cỡ nào cũng sẽ đánh mất trí khôn vì chạy theo sở hữu hết đất rồi lại nhà, thêm mãi không bao giờ biết đủ. Tham lam tỷ lệ thuận với sự sợ mất. Càng tham càng sợ mất nên càng cố giữ. Càng cố giữ thì càng lo lắng nhiều.
Lòng tham = sợ mất = cố giữ = lo lắng.
Người văn minh họ mua 1 cái nhà nhỏ đủ để ở, tiền nếu có thì đầu tư để có thành tựu gì đó GIÚP NGƯỜI. Người có tài thì mở nhà máy xí nghiệp cho người ta cơ hội việc làm, không có tài thì đóng góp vô quỹ từ thiện.
Sở hữu nhà đất xe cộ, kể cả vợ chồng con cái, khi vượt quá số lượng 1, khiến con người mãi mãi khổ đau (theo công thức toán học trên, ví dụ 2 vợ là bắt đầu rắc rối, 2 con trở lên là phải chia sẻ yêu thương và tài sản để lại khiến chúng nó sẽ mâu thuẫn nhau trong việc giành thừa kế, nhất là khi đã lập gia đình riêng. Hoàng tử công chúa ngày xưa chết chủ yếu là do anh em giết, chứ không phải giặc, những ông vua càng đông vợ và đông con càng rắc rối nhức đầu, ngoài đời chúng ta cũng vậy, ông nào ham nhiều vợ nhiều bồ nhiều con thì càng khổ tâm. Có thể một số bạn chưa hiểu đoạn này vì....khá lạ và khó).
Tony nghe xong, nhận thức được vấn đề liền (người thông minh là thấy 1 cái gì đó hợp lý, lập tức nhận thức thay đổi thậm chí 180 độ so với quan điểm ngày hôm qua), tự thấy thẹn thùng xấu hổ. Nghĩ đến những cái bể nuôi cá nhỏ ở nhà, những lồng chim của các cụ tổ hưu và cả những cung phi mỹ nữ heo hắt một đời trong lầu son gác tía của các hoàng đế Á châu mà bất giác buông tiếng thở dài.
Ông Rob nói thôi đừng buồn. Tao đọc sách nhiều nên tao biết.
Ngày xưa phương Đông có 3 văn hóa lớn là Ba Tư, Trung Hoa và Ấn Độ. Nước nào gần địa lý với các nước đó đều bị ảnh hưởng. Nước mày nằm cạnh Trung Hoa thì ảnh hưởng văn hóa của họ, có gì lạ đâu. Có điều, lịch của người Trung Hoa cổ là lịch mặt trăng, tức âm lịch, tính theo chu kỳ mặt trăng quay quanh quả đất, để làm nông nghiệp quy mô nhỏ. Vì mặt trăng có sức hút tạo thủy triều, tạo con nước lớn ròng cày bừa đổ ải.
Tụi tao phương Tây theo dương lịch, tức chu kỳ trái đất quay quanh mặt trời. Tụi tao tính chính xác hơn, 4 năm thì sai 1 ngày, nên phải bù vô vào ngày 29/2. Còn tụi mày, tính theo mặt trăng, thì sai số lớn, bù vô cả tháng, gọi là tháng nhuận. Ánh sáng mặt trời thì rõ còn mặt trăng thì yếu ớt, nhìn mọi thứ ảo ảo mờ mờ.
Nhận ra vấn đề này, hơn 150 năm trước, người Nhật quyết định từ bỏ lối nghĩ Á Châu với thuyết Thoát Á Luận (lý luận thoát Á) nên họ mới có mọi thứ của ngày hôm nay, mới là dân tộc da vàng duy nhất trong khối G7. NHIỀU TRÍ THỨC CAO CẤP CỦA NHẬT SỐNG TỐI GIẢN (minimalism), CHUNG CƯ NHỎ THẬT NHỎ, NHÀ 2 NGƯỜI THÌ 2 CÁI BÁT, 2 ĐÔI ĐŨA, 2 CÁI GỐI, VÀI BA BỘ ĐỒ...DÙ HỌ CÓ TRIỆU ĐÔ LA, NHƯNG ĐỀU DI CHÚC LÀ CHẾT SẼ CHUYỂN VÔ QUỸ TỪ THIỆN. Người Nhật ít tham nhũng (tham lam), chỉ có ham làm bởi vì muốn khẳng định giá trị bản thân chứ không phải vì ham tiền.
Ngay cả ở Trung Quốc bây giờ, nhiều trí thức cũng đã thoát văn hóa cũ, người tiến bộ ở đó vẫn theo văn minh phương Tây, nơi mà hạnh phúc mỗi cá nhân được ưu tiên hàng đầu, nghĩ về người trước khi nghĩ về mình, không còn ham sở hữu vật chất tầm thường nữa (hạnh phúc mỗi cá nhân không phải chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, 2 khái niệm này khác). Và cộng sinh, win-win, để cùng nhau hạnh phúc. Giàu, phải nghĩ lớn để làm giàu, nhưng để tạo ra công ăn việc làm cho người ta và thành tựu để đời, chứ không phải cho hưởng thụ cá nhân và gia đình mình.
Tony ơi, sau này mày về nước, mày cố gắng đừng lấy của thiên nhiên, có sinh con thì 1-2 đứa là đủ, đừng phá rừng đừng đào hầm mỏ, đừng ngăn sông làm thủy điện, đừng bắt chim trời về nhốt trong lồng, đừng làm giàu bằng cách mua qua bán lại đất đai nhà cửa, nó cũng giống như đánh bài thôi, tiền từ người này qua người khác chứ không tạo giá trị thật sự cho xã hội. Mày hãy làm giàu bằng sản xuất ra cái gì đi, làm giàu bằng đầu óc, bằng trí tuệ, bằng nghĩ ra những cái mới mẻ sáng tạo, có thành tựu…
Chưa có quốc gia kinh tế phát triển nào, xã hội phồn vinh nào dựa trên nền tảng là bất động sản và tài nguyên thiên nhiên cả. Với mỗi cá nhân, phải sống thật văn minh, phải dốc hết trái tim với người khác, với thiên nhiên, với cuộc đời.
Tony ngồi nghe mà thấm từng chữ. Thời gian du học, có lẽ trải nghiệm homestay (ở nhà người bản địa) là cái mình học nhiều nhất, chứ không phải kiến thức. Vì kiến thức thì ở Việt Nam cũng học được, nhưng trải nghiệm văn hóa, trải nghiệm văn minh phương Tây…thì phải tiếp xúc, sống chung với họ mới có. Điều đó giải thích vì sao nhiều bạn du học về nhưng không khá hơn mấy, vì cách học của các bạn sai, cứ tưởng ra nước ngoài chăm chăm học chữ như kiểu cũ ở mình, và thế là có cái bằng giỏi. Nhưng không làm việc tốt được, nhận thức không thay đổi mấy, không thể trở thành người trí thức.
Trí, là phải thức (Người trí thức không phải là người học nhiều hay bằng cấp cao, mà là người có nhận thức và hiểu biết sâu sắc về xã hội, tâm thế luôn học hỏi và thay đổi, sẵn sàng buông bỏ những nhận thức cũ kỹ lạc hậu, áp dụng những quan điểm mới vào cuộc sống của mình. Đó là định nghĩa về một trí thức).
(Lượm lặt trên mạng)
@ Trần Thái Hưng AH chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
NHẬN THỨC!
Tham lam của cải thế gian này, biết bao nhiêu cho đủ, bao nhiêu cho thỏa cái lòng tham của mình.
Quan niệm sống ở đời tùy theo nhân sinh quan của mỗi người. Tuy nhiên quan niệm sống 1 cuộc sống đơn giản là quan niệm có lẽ đúng và làm cho con người hạnh phúc nhất. Tham lam của cải thế gian này, biết bao nhiêu cho đủ, bao nhiêu cho thỏa cái lòng tham của mình.
Copy from FB Toan Vu
NHẬN THỨC!
• Năm 2006, Tony đi Hà Lan học về nông nghiệp. Từ thứ 2 đến thứ 6, Tony ở trong ký túc xá, cuối tuần Tony xin ra ở homestay với gia đình ông Rob và bà Iris, khoảng trên 70 tuổi, cựu giáo sư ĐH. Khi về hưu, ông bà mua nhà ở một ngôi làng cách Amsterdam 2h lái xe chứ không ở thủ đô nữa.
Thôn quê Hà Lan đẹp như tranh, có những mương nước, thảm cỏ xanh tươi, những cây thông cây tùng vươn cao, phía dưới bao giờ cũng có hoa. Người dân ở đây, cứ rảnh rỗi tí xíu là ra cắt xét bớt cỏ, nhặt lá rụng gom lại. Cứ sáng thứ 7 là Tony đi về ở nhà ông bà, đạp xe đi mua bí ngô, bắp cải, táo… của nông dân đem bán phía trước nhà, rồi về nấu nướng dọn dẹp nhà cửa, phụ ông làm rượu phụ bà làm sữa chua...
Có lần, Tony thấy trong vườn nhiều chim quá, nên định bụng sẽ làm ông bà bất ngờ. Từ 10h sáng đến 4h chiều sáng thứ 7 hôm đó, Tony tìm mọi ngóc ngách, cửa hàng, lên mạng search, hỏi thăm…khắp Amsterdam nhưng “bird cage” (cái lồng chim) là một từ không ai hiểu, gần tối mới bắt xe bus về nhà ông bà. Bà Iris hỏi sáng giờ mày đi đâu mà trông mệt mỏi vậy, Tony mới kể lại sự tình.
Nghe xong, ông Rob nhìn Tony như 1 thực thể lạ ngoài hành tinh, còn bà Iris xua tay khí thế. Mày và tao, không ai muốn ở tù, không ai muốn bị giam cầm cả, đúng không. Con chim sinh ra có đôi cánh, nó phải tự do bay lượn. Mày bắt nó nhốt vô có 1 khoảng không gian bé tẹo, có cho nó ăn nó uống cao lương mỹ vị gì, cái lồng có đẹp cách mấy cũng có ý nghĩa gì với nó. Tony cãi, nói đó là thú vui của người phong lưu châu Á, bậc vua chúa ngày xưa còn bắt cả hổ cả voi trên rừng về nuôi trong vườn thượng uyển, bắt gái đẹp về nhốt đầy trong cung, cái gì mình cũng SỞ HỮU hết, thích lắm. Các cụ hưu trí hay tổ chức “thi chim”, mỗi ông 1 cái lồng mang ra, ngày ngày uống trà ngắm nghía, nghe tiếng nó hót.
Ông Rob nói sao quan điểm gì ích kỷ vậy, giam hãm 1 vật thể khác để lấy làm vui sao. Tao ở đây cũng thích nghe chim hót, nên 2 vợ chồng tao đi siêu thị, việc đầu tiên là ghé quầy mua hạt kê. Cứ mỗi buổi sáng, dù trời lạnh thế nào, ông bà cũng dậy sớm, quấn khăn đi ra trước nhà, trên mấy cái cây có mấy túi vải. Ông bà sẽ đổ hạt kê vào đó. Cầm ly cà phê ngồi trong nhà nhìn ra, thấy chim nó ăn vui mắt lắm, rồi tiếng líu lo gọi nhau.
Khi mặt trời lên, chúng sẽ bay đi, sống cuộc đời tự do chao liệng. Rồi sáng hôm sau, chúng sẽ về. Trẻ em ở phương Tây từ bé đã nhìn thấy cách sống như vậy từ ông bà cha mẹ, nên rất yêu thiên nhiên, chim muông, cây cỏ…và hình thành lòng bác ái và văn minh. Người ham sở hữu sẽ dẫn đến lòng tham. Lòng tham thì tỷ lệ nghịch với sự tử tế.
Nhân cách = 1 / lòng tham.
Ai tham lam thì dù giỏi giang cỡ nào cũng sẽ đánh mất trí khôn vì chạy theo sở hữu hết đất rồi lại nhà, thêm mãi không bao giờ biết đủ. Tham lam tỷ lệ thuận với sự sợ mất. Càng tham càng sợ mất nên càng cố giữ. Càng cố giữ thì càng lo lắng nhiều.
Lòng tham = sợ mất = cố giữ = lo lắng.
Người văn minh họ mua 1 cái nhà nhỏ đủ để ở, tiền nếu có thì đầu tư để có thành tựu gì đó GIÚP NGƯỜI. Người có tài thì mở nhà máy xí nghiệp cho người ta cơ hội việc làm, không có tài thì đóng góp vô quỹ từ thiện.
Sở hữu nhà đất xe cộ, kể cả vợ chồng con cái, khi vượt quá số lượng 1, khiến con người mãi mãi khổ đau (theo công thức toán học trên, ví dụ 2 vợ là bắt đầu rắc rối, 2 con trở lên là phải chia sẻ yêu thương và tài sản để lại khiến chúng nó sẽ mâu thuẫn nhau trong việc giành thừa kế, nhất là khi đã lập gia đình riêng. Hoàng tử công chúa ngày xưa chết chủ yếu là do anh em giết, chứ không phải giặc, những ông vua càng đông vợ và đông con càng rắc rối nhức đầu, ngoài đời chúng ta cũng vậy, ông nào ham nhiều vợ nhiều bồ nhiều con thì càng khổ tâm. Có thể một số bạn chưa hiểu đoạn này vì....khá lạ và khó).
Tony nghe xong, nhận thức được vấn đề liền (người thông minh là thấy 1 cái gì đó hợp lý, lập tức nhận thức thay đổi thậm chí 180 độ so với quan điểm ngày hôm qua), tự thấy thẹn thùng xấu hổ. Nghĩ đến những cái bể nuôi cá nhỏ ở nhà, những lồng chim của các cụ tổ hưu và cả những cung phi mỹ nữ heo hắt một đời trong lầu son gác tía của các hoàng đế Á châu mà bất giác buông tiếng thở dài.
Ông Rob nói thôi đừng buồn. Tao đọc sách nhiều nên tao biết.
Ngày xưa phương Đông có 3 văn hóa lớn là Ba Tư, Trung Hoa và Ấn Độ. Nước nào gần địa lý với các nước đó đều bị ảnh hưởng. Nước mày nằm cạnh Trung Hoa thì ảnh hưởng văn hóa của họ, có gì lạ đâu. Có điều, lịch của người Trung Hoa cổ là lịch mặt trăng, tức âm lịch, tính theo chu kỳ mặt trăng quay quanh quả đất, để làm nông nghiệp quy mô nhỏ. Vì mặt trăng có sức hút tạo thủy triều, tạo con nước lớn ròng cày bừa đổ ải.
Tụi tao phương Tây theo dương lịch, tức chu kỳ trái đất quay quanh mặt trời. Tụi tao tính chính xác hơn, 4 năm thì sai 1 ngày, nên phải bù vô vào ngày 29/2. Còn tụi mày, tính theo mặt trăng, thì sai số lớn, bù vô cả tháng, gọi là tháng nhuận. Ánh sáng mặt trời thì rõ còn mặt trăng thì yếu ớt, nhìn mọi thứ ảo ảo mờ mờ.
Nhận ra vấn đề này, hơn 150 năm trước, người Nhật quyết định từ bỏ lối nghĩ Á Châu với thuyết Thoát Á Luận (lý luận thoát Á) nên họ mới có mọi thứ của ngày hôm nay, mới là dân tộc da vàng duy nhất trong khối G7. NHIỀU TRÍ THỨC CAO CẤP CỦA NHẬT SỐNG TỐI GIẢN (minimalism), CHUNG CƯ NHỎ THẬT NHỎ, NHÀ 2 NGƯỜI THÌ 2 CÁI BÁT, 2 ĐÔI ĐŨA, 2 CÁI GỐI, VÀI BA BỘ ĐỒ...DÙ HỌ CÓ TRIỆU ĐÔ LA, NHƯNG ĐỀU DI CHÚC LÀ CHẾT SẼ CHUYỂN VÔ QUỸ TỪ THIỆN. Người Nhật ít tham nhũng (tham lam), chỉ có ham làm bởi vì muốn khẳng định giá trị bản thân chứ không phải vì ham tiền.
Ngay cả ở Trung Quốc bây giờ, nhiều trí thức cũng đã thoát văn hóa cũ, người tiến bộ ở đó vẫn theo văn minh phương Tây, nơi mà hạnh phúc mỗi cá nhân được ưu tiên hàng đầu, nghĩ về người trước khi nghĩ về mình, không còn ham sở hữu vật chất tầm thường nữa (hạnh phúc mỗi cá nhân không phải chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, 2 khái niệm này khác). Và cộng sinh, win-win, để cùng nhau hạnh phúc. Giàu, phải nghĩ lớn để làm giàu, nhưng để tạo ra công ăn việc làm cho người ta và thành tựu để đời, chứ không phải cho hưởng thụ cá nhân và gia đình mình.
Tony ơi, sau này mày về nước, mày cố gắng đừng lấy của thiên nhiên, có sinh con thì 1-2 đứa là đủ, đừng phá rừng đừng đào hầm mỏ, đừng ngăn sông làm thủy điện, đừng bắt chim trời về nhốt trong lồng, đừng làm giàu bằng cách mua qua bán lại đất đai nhà cửa, nó cũng giống như đánh bài thôi, tiền từ người này qua người khác chứ không tạo giá trị thật sự cho xã hội. Mày hãy làm giàu bằng sản xuất ra cái gì đi, làm giàu bằng đầu óc, bằng trí tuệ, bằng nghĩ ra những cái mới mẻ sáng tạo, có thành tựu…
Chưa có quốc gia kinh tế phát triển nào, xã hội phồn vinh nào dựa trên nền tảng là bất động sản và tài nguyên thiên nhiên cả. Với mỗi cá nhân, phải sống thật văn minh, phải dốc hết trái tim với người khác, với thiên nhiên, với cuộc đời.
Tony ngồi nghe mà thấm từng chữ. Thời gian du học, có lẽ trải nghiệm homestay (ở nhà người bản địa) là cái mình học nhiều nhất, chứ không phải kiến thức. Vì kiến thức thì ở Việt Nam cũng học được, nhưng trải nghiệm văn hóa, trải nghiệm văn minh phương Tây…thì phải tiếp xúc, sống chung với họ mới có. Điều đó giải thích vì sao nhiều bạn du học về nhưng không khá hơn mấy, vì cách học của các bạn sai, cứ tưởng ra nước ngoài chăm chăm học chữ như kiểu cũ ở mình, và thế là có cái bằng giỏi. Nhưng không làm việc tốt được, nhận thức không thay đổi mấy, không thể trở thành người trí thức.
Trí, là phải thức (Người trí thức không phải là người học nhiều hay bằng cấp cao, mà là người có nhận thức và hiểu biết sâu sắc về xã hội, tâm thế luôn học hỏi và thay đổi, sẵn sàng buông bỏ những nhận thức cũ kỹ lạc hậu, áp dụng những quan điểm mới vào cuộc sống của mình. Đó là định nghĩa về một trí thức).
(Lượm lặt trên mạng)
@ Trần Thái Hưng AH chuyen