Nhân Vật
NHÂN VIỆC "BẦU KIÊN", NHỚ CHUYỆN: "ĐẠI GIA" CHỈ CÓ MỖI TIỀN...
Đào Tuấn - Ở Cần Thơ, vừa xảy ra câu chuyện dị hợm khi một cô dâu bị nhà chồng - một "đại gia nước đá" - hủy hôn, trả về nhà cha mẹ đẻ, vì cho rằng cô “mất trinh” và đóng clip sex.
Một tình tiết rất đáng chú ý là "đại gia" này, mặc kệ việc cô dâu uống thuốc ngủ tự tự, vẫn sẵn sàng cho các… nữ phóng viên xem clip sex để…đối chiếu.
Và sau khi hủy hôn, đại gia này lập tức…đòi hồi môn - thứ mà ông, từng ra vẻ hào phóng, đã cho con dâu.
Mới biết làm "đại gia" bây giờ quá dễ, khi chỉ cần có tiền, hoặc nổ là mình có tiền.
Nhưng có tiền, không có nghĩa là có thể chà đạp lên tất cả. Và giàu, không có nghĩa là có văn hóa.
Cũng là câu chuyện tiền và văn hóa, ở TP. Hồ Chí Minh vừa xảy ra một sự hy hữu: Giám đốc Sở Nội vụ cùng với đoàn công tác vừa bị “giam lỏng” ở Trường ĐH Hùng Vương, phải nhờ Công an giải cứu.
Theo tường thuật của báo chí, “có một số người không biết là ai xông vào đánh Phó Hiệu trưởng tại chỗ làm náo loạn cuộc họp”.
Hùng Vương là Trường ĐH do người giàu nhất Việt Nam năm 2007, Cử nhân "tam ngành" (Hàng Hải, Quản trị kinh doanh, Luật học), "đại gia" Đặng Thành Tâm, là Chủ tịch HĐQT.
Hiệu trưởng - ông Lê Văn Lý, đương nhiên cũng là một Tiến sĩ.
Sự vụ bắt nhốt, "thượng cẳng chân hạ cẳng tay" diễn ra khi “Đoàn Công tác” của TP xuống triển khai quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Đặng Thành Tâm và ông Lê Văn Lý, để kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân có liên quan đến vụ việc mất đoàn kết, mâu thuẫn nội bộ kéo dài giữa HĐQT và Ban Giám hiệu Nhà trường…
Còn nhớ, trong Đại hội thường niên lần thứ nhất, người ta mắt tròn mắt dẹt khi nghe nhắc đến danh xưng “nhà đầu tư bất vụ lợi”.
Bấy giờ - ông Tâm, đứng trên bục cao, cam kết hết mình hỗ trợ, đầu tư nhằm góp phần đưa Hùng Vương thành một "Trung tâm đào tạo chất lượng, uy tín".
Uy tín thì chưa thấy đâu, nhưng với vụ “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” này, uy tín của ngôi trường thì đúng là đã “kiếm củi 3 năm thiêu một giờ”.
Và có học vị, có thanh danh, chưa chắc các nhà giáo dục đã thôi đối xử với nhau bằng cách ứng xử ngoài chợ.
Nhà đầu tư “tiền đè chết người” Đặng Thành Tâm có vụ lợi hay không?. Có lẽ, chính ông cũng đã có câu trả lời.
Nói đến chuyện “tiền đè chết người”, không thể không nhắc đến bầu Kiên với siêu xe, siêu biệt thự, siêu ngân hàng.
Nhắc đến bầu Kiên không thể không nhắc đến việc ông đối xử “siêu cạn tình ráo máng” với Thành Trung - một cầu thủ trẻ đã đóng góp rất nhiều cho CLB Hòa Phát trước đây.
Trước khi VFF đưa ra phán quyết trả lại công bằng cho Thành Trung, ông Kiên lạnh lùng nhắc đi nhắc lại: “Cháu phải thực hiện đúng những gì đã cam kết”.
Nhưng chính ông, khi gây ra cuộc chiến bản quyền truyền hình, đã không hề thực hiện những cam kết của “ông bố” VFF.
Bầu Kiên đã thua lấm lưng trắng bụng trong cả hai cuộc chiến pháp lý, với Thành Trung, và với AVG.
Đôi khi không thể tin nổi những điều các "đại gia" nổ trên báo.
Bởi những việc họ làm, bất chấp thanh danh, mới là những điều thể hiện hết “chân giá trị” của họ - Những người có vẻ chỉ có tiền...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
VÀI NÉT VỀ NGUYỄN ĐỨC KIÊN
Từ năm 1981-1985 học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalka Maté , ngành thông tin liên lạc quân sự. Từ năm 1985-1993 là cán bộ Tổng Công ty Dệt May VN.
Năm 1994, cùng các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang xây dựng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), sau đó là Phó chủ tịch Hội Đồng Quản Trị trước khi chuyển thành Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.
Tài chính
Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng Nguyễn Đức Kiên và 3 em của ông nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB.
Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên – nắm giữ 4,11%.
Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á, Techcombank
Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…
Ông đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.
Trong lĩnh vực du lịch, Nguyễn Đức Kiên Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh. Công ty Thiên Minh đầu năm nay được biết đến nhiều với thương vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria.
Theo báo cáo thường niên năm 2010 của Ngân hàng ACB thì hiện nay ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu.
Công ty này thành lập năm 2009, có trụ sở chính tại số 57B Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Bóng đá
Giai đoạn cuối năm 2011, ông Nguyễn Đức Kiên có hàng loạt những phát biểu, hành động gây cách mạng cho bóng đá Việt Nam.
Ông Kiên là người khởi xướng sự thành lập của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Ông Kiên cũng được biết đến trong cuộc tranh chấp bản quyền truyền hình với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty Cổ phần viễn thông và truyền thông An Viên (AVG). Ông Kiên đã tự ý cho các đài truyền hình vào sân tác nghiệp tự do.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thanh tra bản hợp đồng giữa VFF và AVG.
Ngày 16/2, thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố kết luận bản hợp đồng này hợp pháp, dẫn tới thất bại của VPF và ông Kiên.
Tuy vậy, ngày 20 tháng 4 năm 2012, ông tuyên bố VPF đã có được bản quyền truyền hình từ tay AVG.
Ông là Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB.
Mới đây nhất là bài phát biểu về cách tổ chức của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam, ông nêu ra ý kiến thành lập giải bóng đá mang tên Super Liga với các câu lạc bộ hàng đầu Việt Nam.
Ông cũng là người đi đầu trong việc cải tổ lại ban tổ chức và bộ máy lãnh đạo bóng đá VN, cụ thể là ở V-League với những tiêu cưc ở vị trí trọng tài.
Bài phát biểu táo bạo của ông tại hội nghị tổng kết mùa giải đã đi vào lịch sử của bóng đá VN khi chưa có ông ‘bầu’ nào dám lên tiếng phản bác lại VFF. Bài phát biểu của ông đã nhận được sự đồng tình từ các lãnh đạo, chủ tịch các đội bóng tại V-League và đông đảo người hâm mộ bóng đá Việt Nam..
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
NHÂN VIỆC "BẦU KIÊN", NHỚ CHUYỆN: "ĐẠI GIA" CHỈ CÓ MỖI TIỀN...
Đào Tuấn - Ở Cần Thơ, vừa xảy ra câu chuyện dị hợm khi một cô dâu bị nhà chồng - một "đại gia nước đá" - hủy hôn, trả về nhà cha mẹ đẻ, vì cho rằng cô “mất trinh” và đóng clip sex.
Một tình tiết rất đáng chú ý là "đại gia" này, mặc kệ việc cô dâu uống thuốc ngủ tự tự, vẫn sẵn sàng cho các… nữ phóng viên xem clip sex để…đối chiếu.
Và sau khi hủy hôn, đại gia này lập tức…đòi hồi môn - thứ mà ông, từng ra vẻ hào phóng, đã cho con dâu.
Mới biết làm "đại gia" bây giờ quá dễ, khi chỉ cần có tiền, hoặc nổ là mình có tiền.
Nhưng có tiền, không có nghĩa là có thể chà đạp lên tất cả. Và giàu, không có nghĩa là có văn hóa.
Cũng là câu chuyện tiền và văn hóa, ở TP. Hồ Chí Minh vừa xảy ra một sự hy hữu: Giám đốc Sở Nội vụ cùng với đoàn công tác vừa bị “giam lỏng” ở Trường ĐH Hùng Vương, phải nhờ Công an giải cứu.
Theo tường thuật của báo chí, “có một số người không biết là ai xông vào đánh Phó Hiệu trưởng tại chỗ làm náo loạn cuộc họp”.
Hùng Vương là Trường ĐH do người giàu nhất Việt Nam năm 2007, Cử nhân "tam ngành" (Hàng Hải, Quản trị kinh doanh, Luật học), "đại gia" Đặng Thành Tâm, là Chủ tịch HĐQT.
Hiệu trưởng - ông Lê Văn Lý, đương nhiên cũng là một Tiến sĩ.
Sự vụ bắt nhốt, "thượng cẳng chân hạ cẳng tay" diễn ra khi “Đoàn Công tác” của TP xuống triển khai quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Đặng Thành Tâm và ông Lê Văn Lý, để kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân có liên quan đến vụ việc mất đoàn kết, mâu thuẫn nội bộ kéo dài giữa HĐQT và Ban Giám hiệu Nhà trường…
Còn nhớ, trong Đại hội thường niên lần thứ nhất, người ta mắt tròn mắt dẹt khi nghe nhắc đến danh xưng “nhà đầu tư bất vụ lợi”.
Bấy giờ - ông Tâm, đứng trên bục cao, cam kết hết mình hỗ trợ, đầu tư nhằm góp phần đưa Hùng Vương thành một "Trung tâm đào tạo chất lượng, uy tín".
Uy tín thì chưa thấy đâu, nhưng với vụ “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” này, uy tín của ngôi trường thì đúng là đã “kiếm củi 3 năm thiêu một giờ”.
Và có học vị, có thanh danh, chưa chắc các nhà giáo dục đã thôi đối xử với nhau bằng cách ứng xử ngoài chợ.
Nhà đầu tư “tiền đè chết người” Đặng Thành Tâm có vụ lợi hay không?. Có lẽ, chính ông cũng đã có câu trả lời.
Nói đến chuyện “tiền đè chết người”, không thể không nhắc đến bầu Kiên với siêu xe, siêu biệt thự, siêu ngân hàng.
Nhắc đến bầu Kiên không thể không nhắc đến việc ông đối xử “siêu cạn tình ráo máng” với Thành Trung - một cầu thủ trẻ đã đóng góp rất nhiều cho CLB Hòa Phát trước đây.
Trước khi VFF đưa ra phán quyết trả lại công bằng cho Thành Trung, ông Kiên lạnh lùng nhắc đi nhắc lại: “Cháu phải thực hiện đúng những gì đã cam kết”.
Nhưng chính ông, khi gây ra cuộc chiến bản quyền truyền hình, đã không hề thực hiện những cam kết của “ông bố” VFF.
Bầu Kiên đã thua lấm lưng trắng bụng trong cả hai cuộc chiến pháp lý, với Thành Trung, và với AVG.
Đôi khi không thể tin nổi những điều các "đại gia" nổ trên báo.
Bởi những việc họ làm, bất chấp thanh danh, mới là những điều thể hiện hết “chân giá trị” của họ - Những người có vẻ chỉ có tiền...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
VÀI NÉT VỀ NGUYỄN ĐỨC KIÊN
Từ năm 1981-1985 học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalka Maté , ngành thông tin liên lạc quân sự. Từ năm 1985-1993 là cán bộ Tổng Công ty Dệt May VN.
Năm 1994, cùng các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang xây dựng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), sau đó là Phó chủ tịch Hội Đồng Quản Trị trước khi chuyển thành Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.
Tài chính
Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng Nguyễn Đức Kiên và 3 em của ông nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB.
Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên – nắm giữ 4,11%.
Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á, Techcombank
Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…
Ông đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.
Trong lĩnh vực du lịch, Nguyễn Đức Kiên Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh. Công ty Thiên Minh đầu năm nay được biết đến nhiều với thương vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria.
Theo báo cáo thường niên năm 2010 của Ngân hàng ACB thì hiện nay ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu.
Công ty này thành lập năm 2009, có trụ sở chính tại số 57B Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Bóng đá
Giai đoạn cuối năm 2011, ông Nguyễn Đức Kiên có hàng loạt những phát biểu, hành động gây cách mạng cho bóng đá Việt Nam.
Ông Kiên là người khởi xướng sự thành lập của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Ông Kiên cũng được biết đến trong cuộc tranh chấp bản quyền truyền hình với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty Cổ phần viễn thông và truyền thông An Viên (AVG). Ông Kiên đã tự ý cho các đài truyền hình vào sân tác nghiệp tự do.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thanh tra bản hợp đồng giữa VFF và AVG.
Ngày 16/2, thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố kết luận bản hợp đồng này hợp pháp, dẫn tới thất bại của VPF và ông Kiên.
Tuy vậy, ngày 20 tháng 4 năm 2012, ông tuyên bố VPF đã có được bản quyền truyền hình từ tay AVG.
Ông là Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB.
Mới đây nhất là bài phát biểu về cách tổ chức của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam, ông nêu ra ý kiến thành lập giải bóng đá mang tên Super Liga với các câu lạc bộ hàng đầu Việt Nam.
Ông cũng là người đi đầu trong việc cải tổ lại ban tổ chức và bộ máy lãnh đạo bóng đá VN, cụ thể là ở V-League với những tiêu cưc ở vị trí trọng tài.
Bài phát biểu táo bạo của ông tại hội nghị tổng kết mùa giải đã đi vào lịch sử của bóng đá VN khi chưa có ông ‘bầu’ nào dám lên tiếng phản bác lại VFF. Bài phát biểu của ông đã nhận được sự đồng tình từ các lãnh đạo, chủ tịch các đội bóng tại V-League và đông đảo người hâm mộ bóng đá Việt Nam..