Mỗi Ngày Một Chuyện
NHỚ VỀ ĐÀ NẴNG - CAO MỴ NHÂN
NHỚ VỀ ĐÀ NẴNG - CAO MỴ NHÂN
Vầng trăng đó to quá , tròn vành vạnh , mầu vàng rực rỡ , mọc ở bên sông Hàn Đà Nẵng .
Trăng 16 nên không chê được , từ sắc diện đến dáng hình , cứ lồ lộ giữa không gian , vào mùa hạ , nên trời mây quang đãng .
Nhìn lên trời chỉ thấy một mầu xanh thẫm , cùng rải rác một vài ánh sao ...
Trăng lên đã đứng đối diện mặt sông , lòng sông sáng rỡ như ...ban ngày .
Xe chúng tôi đã rời cư xá Trưng Nữ Vương ra đường , chạy tới đường bờ sông , nên phải ngang qua cổ viện Chàm , trường Trung học Sao Mai , và nhất là ngang qua một cây đa xà , cũng lớn dưới vầng trăng đang sáng tỏ trên trời .
Đó là hình ảnh của những đêm trăng tròn nơi cái thành phố mà tôi đã trưởng thành ở đấy : Tourane , hay Đà Nẵng .
Tuy trước 30 - 4 - 1975 , quê hương đang chìm trong khói lửa chiến tranh , đại tộc KaKi đang luôn luôn đặt trong tình trạng báo động . ..giặc giã lộng hành .
Nhưng xe đã đậu lại bên đường , nhập vào đoàn xe của các gia đình quân nhân khác , đậu thành hàng dài sát lề đường , để hóng gió mát mùa hè ở bên sông .
Chúng tôi chơi ở bờ hè bên kia toà thị chính .
Khách đi câu giải trí , cũng đã tề tựu đông đủ bạn làng câu .
Bạn làng câu có khi đi câu một mình , có khi đi cùng gia đình , vì đó là một hình thức thư giãn cuối tuần , chứ chẳng phải vì lợi lộc vài ba con cá .
Gần toà thị chính là dãy khách sạn lớn từ thời tây để lại , nên cuốn hút du khách ngoại quốc .
Vì ở đó có phòng ăn lớn , nên du khách ăn ở tại chỗ , sáng đón mặt trời lên , chiều ngó mặt trời lặn trên dòng sông Hàn êm ả , thơ mộng .
Nếu người vốn trữ tình , lãng mạn ...thì Đà Nẵng là nơi đáp ứng đầy đủ , từ không gian mát mẻ đến phương tiện sinh hoạt dư dả nhất miền Trung .
Thời quân đồng minh còn hiện diện ở miền Nam , Đà Nẵng được kể là thành phố lớn thứ 2 sau đô thành Saigon Chợ lớn .
Không phải tôi trưởng thành ở miền địa đầu giới tuyến , mà ca tụng Đà Nẵng là một thành phố chiến lược căn bản đến nỗi nó , Đà Nẵng hơn hẳn Cam Ranh , và hơn cả Hải phòng sau này .
Lý do : Đà Nẵng có sân bay cấp Quốc tế , có hải cảng cũng cấp Quốc tế , là nơi giao lưu đường bộ giữa Bắc Nam và có thể cả 2 nước láng giềng phía tây là Laos và Campuchia .
Xem như Đà Nẵng là một cửa ngõ, có thể tiến sâu vào Đông Nam Á Châu .
Vì thế , sau cuộc đổi đời , Bên Cướp Cuộc đã mở rộng đường số 9 , từ Đông Hà sang tới Savanakhet Nam Lào .
Chưa kể thời chiến tranh của riêng đất nước Lào , một số dân chúng Lào đã vượt Trường Sơn , qua tới núi rừng Tiên Phước thuộc Quảng Tín , cách Đà Nẵng # 60 Km .
Trở lại hình thái đất đai , Đà Nẵng có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên , không cần tô vẽ thêm .
Trên nửa lố cửa biển , tính từ chân đèo Hải Vân vô thành phố , rồi ra căn cứ vùng 1 duyên hải , theo thứ tự là Nam Ô , Thanh Bình , Non Nước , Mỹ Thị , Mỹ Khê , Sơn Trà và cửa biển danh tiếng Tiên Sa .
Khách làng câu có mặt khắp nơi , không chỉ dừng lại ở bờ sông Đà Nẵng , mà bay nhẩy tới các bờ biển nêu trên , có đi xa nhất là Nam Ô , Non Nước , hay Tiên Sa , vẫn có thể trở về trong vài tiếng đồng hồ .
Tôi xa Đà Nẵng kể từ 29/3/1975 , nơi tôi đã quen thuộc từng ...tấc đất địa phương , kể từ những thói quen dân dã , tới những mơ ước riêng tư ở thành phố này .
Nếu tôi đã có một quê hương nào đó , rất mơ hồ trong ký ức , thì Đà Nẵng là quê hương thứ hai rõ nét nhất và rất hiện thực trên hành trình cuộc đời tôi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NHỚ VỀ ĐÀ NẴNG - CAO MỴ NHÂN
NHỚ VỀ ĐÀ NẴNG - CAO MỴ NHÂN
Vầng trăng đó to quá , tròn vành vạnh , mầu vàng rực rỡ , mọc ở bên sông Hàn Đà Nẵng .
Trăng 16 nên không chê được , từ sắc diện đến dáng hình , cứ lồ lộ giữa không gian , vào mùa hạ , nên trời mây quang đãng .
Nhìn lên trời chỉ thấy một mầu xanh thẫm , cùng rải rác một vài ánh sao ...
Trăng lên đã đứng đối diện mặt sông , lòng sông sáng rỡ như ...ban ngày .
Xe chúng tôi đã rời cư xá Trưng Nữ Vương ra đường , chạy tới đường bờ sông , nên phải ngang qua cổ viện Chàm , trường Trung học Sao Mai , và nhất là ngang qua một cây đa xà , cũng lớn dưới vầng trăng đang sáng tỏ trên trời .
Đó là hình ảnh của những đêm trăng tròn nơi cái thành phố mà tôi đã trưởng thành ở đấy : Tourane , hay Đà Nẵng .
Tuy trước 30 - 4 - 1975 , quê hương đang chìm trong khói lửa chiến tranh , đại tộc KaKi đang luôn luôn đặt trong tình trạng báo động . ..giặc giã lộng hành .
Nhưng xe đã đậu lại bên đường , nhập vào đoàn xe của các gia đình quân nhân khác , đậu thành hàng dài sát lề đường , để hóng gió mát mùa hè ở bên sông .
Chúng tôi chơi ở bờ hè bên kia toà thị chính .
Khách đi câu giải trí , cũng đã tề tựu đông đủ bạn làng câu .
Bạn làng câu có khi đi câu một mình , có khi đi cùng gia đình , vì đó là một hình thức thư giãn cuối tuần , chứ chẳng phải vì lợi lộc vài ba con cá .
Gần toà thị chính là dãy khách sạn lớn từ thời tây để lại , nên cuốn hút du khách ngoại quốc .
Vì ở đó có phòng ăn lớn , nên du khách ăn ở tại chỗ , sáng đón mặt trời lên , chiều ngó mặt trời lặn trên dòng sông Hàn êm ả , thơ mộng .
Nếu người vốn trữ tình , lãng mạn ...thì Đà Nẵng là nơi đáp ứng đầy đủ , từ không gian mát mẻ đến phương tiện sinh hoạt dư dả nhất miền Trung .
Thời quân đồng minh còn hiện diện ở miền Nam , Đà Nẵng được kể là thành phố lớn thứ 2 sau đô thành Saigon Chợ lớn .
Không phải tôi trưởng thành ở miền địa đầu giới tuyến , mà ca tụng Đà Nẵng là một thành phố chiến lược căn bản đến nỗi nó , Đà Nẵng hơn hẳn Cam Ranh , và hơn cả Hải phòng sau này .
Lý do : Đà Nẵng có sân bay cấp Quốc tế , có hải cảng cũng cấp Quốc tế , là nơi giao lưu đường bộ giữa Bắc Nam và có thể cả 2 nước láng giềng phía tây là Laos và Campuchia .
Xem như Đà Nẵng là một cửa ngõ, có thể tiến sâu vào Đông Nam Á Châu .
Vì thế , sau cuộc đổi đời , Bên Cướp Cuộc đã mở rộng đường số 9 , từ Đông Hà sang tới Savanakhet Nam Lào .
Chưa kể thời chiến tranh của riêng đất nước Lào , một số dân chúng Lào đã vượt Trường Sơn , qua tới núi rừng Tiên Phước thuộc Quảng Tín , cách Đà Nẵng # 60 Km .
Trở lại hình thái đất đai , Đà Nẵng có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên , không cần tô vẽ thêm .
Trên nửa lố cửa biển , tính từ chân đèo Hải Vân vô thành phố , rồi ra căn cứ vùng 1 duyên hải , theo thứ tự là Nam Ô , Thanh Bình , Non Nước , Mỹ Thị , Mỹ Khê , Sơn Trà và cửa biển danh tiếng Tiên Sa .
Khách làng câu có mặt khắp nơi , không chỉ dừng lại ở bờ sông Đà Nẵng , mà bay nhẩy tới các bờ biển nêu trên , có đi xa nhất là Nam Ô , Non Nước , hay Tiên Sa , vẫn có thể trở về trong vài tiếng đồng hồ .
Tôi xa Đà Nẵng kể từ 29/3/1975 , nơi tôi đã quen thuộc từng ...tấc đất địa phương , kể từ những thói quen dân dã , tới những mơ ước riêng tư ở thành phố này .
Nếu tôi đã có một quê hương nào đó , rất mơ hồ trong ký ức , thì Đà Nẵng là quê hương thứ hai rõ nét nhất và rất hiện thực trên hành trình cuộc đời tôi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)