Mỗi Ngày Một Chuyện
NHƯ MỘT CÁI LÀNG - CAO MỴ NHÂN
NHƯ MỘT CÁI LÀNG - CAO MỴ NHÂN
Khu
phố tôi ở đây 17 năm vẫn như vậy, mặc dầu chỉ có 2 nhà hàng xóm nhà tôi là đổi
chủ vài ba lần, còn thì toàn bộ nhà nào nhà nấy vẫn y gia chủ thủa đương thì
...nghĩa là quý vị chủ nhân các ngôi nhà nơi đây không hề thay đổi ...
Nói
một cách khác, các nhà thuộc khu này đã biến 2 đoạn đường 149 St và GERKIN Ave
cắt nhau thành một góc vuông như nhiều lần tôi đã diễn tả, và nhà tôi là gần
cuối đường giao thoa của 2 dọc phố nêu trên.
Nhà
cửa, cây cối bên đường phức tạp thế, ý tôi muốn nói là không có khoảng trống
rộng như sân chơi trẻ em, hay công viên người lớn, để có chỗ dừng chân cho
khách trên đường gió bụi như các phố lớn khác...nghỉ ngơi...
Thế
mà anh vẫn đều đều " trực thăng vận " như ngày xưa trước 30-4-1975,
chuyển máy quay phim đi rà soát xem tôi đang làm thơ, hay lăn quay ra ngủ sau
cái cửa sổ rộng bên vách trái nhà, ngó thẳng xuống hướng nam thân kính hằng
ngày ...thay cho lời thăm hỏi suông tình...
Tới
một giai đoạn nào đó, người ta ở đời thấy rõ được chân lý sống, vị cha xứ vừa
giảng một lời Chúa trong Kinh Thánh, liên hệ tới thánh lễ cuối cùng cho cô con
gái bà bạn tôi, rằng cô ấy đã sống đủ, tất nhiên đơn cử những việc làm của cô
có ích lợi với gia đình và xã hội chung quanh thế nào .
Đó
là thời gian tôi cũng mới tới khu phố này, tính ra bà bạn tôi đã phải sống một
mình 17 năm, nếu cô con gái bà bạn tôi còn tại thế, thì cô cũng quanh tuổi nửa
trăm năm.
Thương
Ca làm việc ở một cơ quan thuộc Quốc Phòng Mỹ, chuyên nghiệp là kỹ sư "
tuyển việc và trả lương " cho nhân viên, mà tôi không biết kêu là chức vụ gì .
Nhìn
sơ thì Thương Ca có số thu nhập khá và ổn định. Cô đã bảo lãnh cho mẹ cô là bà
bạn tôi, qua đoàn tụ với cô được chưa đầy 2 năm, thì từ giã mẹ đi về hướng mặt
trời sáng rỡ ...
Nơi
có nhiều người đi trước, đang đợi chờ hưởng nhan Thiên Chúa ...
Bà
bạn tôi ở cách tôi vài ngã tư đèn xanh đỏ, tới Mỹ đã sắp cổ lai hy, mà kiên
quyết học lái xe, trong lúc tôi còn chưa hoa giáp, mà cứ lỳ ra nhờ bạn chuyên
chở đi đó đi đây, hay bắt con cho quá giang lai rai.
Sau
khi bà bạn tôi lo xong việc buồn khổ nêu trên, thì bà quyết định không ở nơi
vùng này nữa, bà dọn xuống khu chợ VN, có cộng đồng người Việt tha hương đông
đảo, để ít ra là thấp thoáng tin tưởng có thể nhờ vả ... đồng bào, cho đỡ quạnh
hiu...
Bà
bạn tôi đã mua được căn mobile homes, đã được hưởng tiền già vì lý do không còn
ai để nương tựa nữa ...Bà tự lái xe trong thành phố, lăn xả vào Hội Người Già,
để chuẩn bị tương lai, hậu sự .
Có
nhiều người buột miệng hỏi : " Sao bà không về lại VN, bên đó còn có họ
hàng chòm xóm ?
"
Bà
cười mà không biết có thực sự vô tư không, đoạn trả lời :
"
Hãy dòm tui đi, có phải tui đang có nhà ở, có xe đi, có chòm xóm quanh đây, và
nhất là, tôi có cả cái " account ", tiền sở và tiền bảo hiểm con
Thương Ca để lại. Tôi đã khai kỹ để không nhận tiền già, mong sống yên lành ít
lâu, chớ còn làm giầu cho ai nữa " .
Tôi
tôn trọng nỗi khổ tâm, khổ hạnh của bà, bà bạn tôi ngó tôi cười thân mật :
" Chúa xếp đặt cả rồi, ớ hoàn cảnh nào cũng nên vui vẻ vâng lời Chúa, là
thế nào cũng được ...trời ngó lại, như dân ta thường suy nghĩ dó..."
Bà
bạn tôi đã chạy xe đường trong từ Santa Ana, theo thẳng một lèo con đường mang
tên Rosecrans, lên tới thành phố Hawthorne, cách đây gần 20 năm bà đã ở.
Thấy
tôi không thay đổi bất cứ một chi tiết nào trong ngôi nhà của con trai tôi, và
nơi khu phố, cứ nín lặng như có vẻ đợi chờ hơn là rời bỏ ...
Bà bạn tôi hỏi thăm vài ba nhà hàng xóm
mà tôi hay kể cho bà nghe...Tôi vui vẻ trả lời ...
Rằng
chỉ có mấy vị chủ nhà quanh đó mãn phần vì quá già, mấy cậu sinh viên học sinh
trước kia còn đá banh trước cửa nhà tôi ...nay, tất cả đã lớn hết.
Đám
trẻ đó học hành tấn tới, đã ra trường, có cô cậu lập gia đình, kể cả 2 con trai
tôi lúc đó còn chưa có tổ ấm riêng, nay đâu vào đấy hết rồi .
Bà
bạn tôi nhắc đến ông bà Nhật Bản ở giữa phố, với đứa cháu gái 14 tuổi, con bé
cứ đi xe đạp vô sân nhà tôi, hỏi 2 con trai tôi là sao nhà tôi không đi chào cả
xóm như khi ông bà Nhật nội nó đã để mấy buổi chỉ đi thăm xã giao ngày mới đến
khu phố lặng lẽ này .
Tôi
cười : " Nay con nhỏ đó đã ngoài ba chục tuổi, lấy chồng, có 2 đứa con đi
học rồi nữa .
Chúng
tôi đứng thật lâu ở ngoài sân trước. Thời gian như một bức tranh, đang mờ nhạt
từng phần, hình như bà bạn tôi và tôi là hai hình vẽ trong số đông hơn các nhân
vật hiện diện nơi tranh ...
Bà
bạn tôi có cách nhìn rất hoàn hảo, nhưng vẫn có thể sơ xuất chứ. Bà hỏi tôi một
câu mà đã có sẵn câu trả lời, ấy là :
"
Này Cao Mỵ Nhân tính ở luôn nơi thôn làng này hả ? "
Còn
đi đâu yên ổn hơn nhỉ, tất cả đã ổn định tới mức tối đa. Cũng như các nhà kia,
là mọi thành viên trong nhà, chỉ có sẹt qua sẹt lại những chỗ ngồi vốn có sẵn
lâu rồi thôi, có đi đâu là đi chơi xa, gần, rồi về .
Ôi
, được ổn cố, bình yên là điều mong ước vậy ...
Với
tôi, quả khu phố trước mặt, trong đó có nhà tôi đây, là cái làng đầy đủ cho một
hoàn cảnh bình thường, cho tất cả những ai thích sống an phận vậy ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NHƯ MỘT CÁI LÀNG - CAO MỴ NHÂN
NHƯ MỘT CÁI LÀNG - CAO MỴ NHÂN
Khu
phố tôi ở đây 17 năm vẫn như vậy, mặc dầu chỉ có 2 nhà hàng xóm nhà tôi là đổi
chủ vài ba lần, còn thì toàn bộ nhà nào nhà nấy vẫn y gia chủ thủa đương thì
...nghĩa là quý vị chủ nhân các ngôi nhà nơi đây không hề thay đổi ...
Nói
một cách khác, các nhà thuộc khu này đã biến 2 đoạn đường 149 St và GERKIN Ave
cắt nhau thành một góc vuông như nhiều lần tôi đã diễn tả, và nhà tôi là gần
cuối đường giao thoa của 2 dọc phố nêu trên.
Nhà
cửa, cây cối bên đường phức tạp thế, ý tôi muốn nói là không có khoảng trống
rộng như sân chơi trẻ em, hay công viên người lớn, để có chỗ dừng chân cho
khách trên đường gió bụi như các phố lớn khác...nghỉ ngơi...
Thế
mà anh vẫn đều đều " trực thăng vận " như ngày xưa trước 30-4-1975,
chuyển máy quay phim đi rà soát xem tôi đang làm thơ, hay lăn quay ra ngủ sau
cái cửa sổ rộng bên vách trái nhà, ngó thẳng xuống hướng nam thân kính hằng
ngày ...thay cho lời thăm hỏi suông tình...
Tới
một giai đoạn nào đó, người ta ở đời thấy rõ được chân lý sống, vị cha xứ vừa
giảng một lời Chúa trong Kinh Thánh, liên hệ tới thánh lễ cuối cùng cho cô con
gái bà bạn tôi, rằng cô ấy đã sống đủ, tất nhiên đơn cử những việc làm của cô
có ích lợi với gia đình và xã hội chung quanh thế nào .
Đó
là thời gian tôi cũng mới tới khu phố này, tính ra bà bạn tôi đã phải sống một
mình 17 năm, nếu cô con gái bà bạn tôi còn tại thế, thì cô cũng quanh tuổi nửa
trăm năm.
Thương
Ca làm việc ở một cơ quan thuộc Quốc Phòng Mỹ, chuyên nghiệp là kỹ sư "
tuyển việc và trả lương " cho nhân viên, mà tôi không biết kêu là chức vụ gì .
Nhìn
sơ thì Thương Ca có số thu nhập khá và ổn định. Cô đã bảo lãnh cho mẹ cô là bà
bạn tôi, qua đoàn tụ với cô được chưa đầy 2 năm, thì từ giã mẹ đi về hướng mặt
trời sáng rỡ ...
Nơi
có nhiều người đi trước, đang đợi chờ hưởng nhan Thiên Chúa ...
Bà
bạn tôi ở cách tôi vài ngã tư đèn xanh đỏ, tới Mỹ đã sắp cổ lai hy, mà kiên
quyết học lái xe, trong lúc tôi còn chưa hoa giáp, mà cứ lỳ ra nhờ bạn chuyên
chở đi đó đi đây, hay bắt con cho quá giang lai rai.
Sau
khi bà bạn tôi lo xong việc buồn khổ nêu trên, thì bà quyết định không ở nơi
vùng này nữa, bà dọn xuống khu chợ VN, có cộng đồng người Việt tha hương đông
đảo, để ít ra là thấp thoáng tin tưởng có thể nhờ vả ... đồng bào, cho đỡ quạnh
hiu...
Bà
bạn tôi đã mua được căn mobile homes, đã được hưởng tiền già vì lý do không còn
ai để nương tựa nữa ...Bà tự lái xe trong thành phố, lăn xả vào Hội Người Già,
để chuẩn bị tương lai, hậu sự .
Có
nhiều người buột miệng hỏi : " Sao bà không về lại VN, bên đó còn có họ
hàng chòm xóm ?
"
Bà
cười mà không biết có thực sự vô tư không, đoạn trả lời :
"
Hãy dòm tui đi, có phải tui đang có nhà ở, có xe đi, có chòm xóm quanh đây, và
nhất là, tôi có cả cái " account ", tiền sở và tiền bảo hiểm con
Thương Ca để lại. Tôi đã khai kỹ để không nhận tiền già, mong sống yên lành ít
lâu, chớ còn làm giầu cho ai nữa " .
Tôi
tôn trọng nỗi khổ tâm, khổ hạnh của bà, bà bạn tôi ngó tôi cười thân mật :
" Chúa xếp đặt cả rồi, ớ hoàn cảnh nào cũng nên vui vẻ vâng lời Chúa, là
thế nào cũng được ...trời ngó lại, như dân ta thường suy nghĩ dó..."
Bà
bạn tôi đã chạy xe đường trong từ Santa Ana, theo thẳng một lèo con đường mang
tên Rosecrans, lên tới thành phố Hawthorne, cách đây gần 20 năm bà đã ở.
Thấy
tôi không thay đổi bất cứ một chi tiết nào trong ngôi nhà của con trai tôi, và
nơi khu phố, cứ nín lặng như có vẻ đợi chờ hơn là rời bỏ ...
Bà bạn tôi hỏi thăm vài ba nhà hàng xóm
mà tôi hay kể cho bà nghe...Tôi vui vẻ trả lời ...
Rằng
chỉ có mấy vị chủ nhà quanh đó mãn phần vì quá già, mấy cậu sinh viên học sinh
trước kia còn đá banh trước cửa nhà tôi ...nay, tất cả đã lớn hết.
Đám
trẻ đó học hành tấn tới, đã ra trường, có cô cậu lập gia đình, kể cả 2 con trai
tôi lúc đó còn chưa có tổ ấm riêng, nay đâu vào đấy hết rồi .
Bà
bạn tôi nhắc đến ông bà Nhật Bản ở giữa phố, với đứa cháu gái 14 tuổi, con bé
cứ đi xe đạp vô sân nhà tôi, hỏi 2 con trai tôi là sao nhà tôi không đi chào cả
xóm như khi ông bà Nhật nội nó đã để mấy buổi chỉ đi thăm xã giao ngày mới đến
khu phố lặng lẽ này .
Tôi
cười : " Nay con nhỏ đó đã ngoài ba chục tuổi, lấy chồng, có 2 đứa con đi
học rồi nữa .
Chúng
tôi đứng thật lâu ở ngoài sân trước. Thời gian như một bức tranh, đang mờ nhạt
từng phần, hình như bà bạn tôi và tôi là hai hình vẽ trong số đông hơn các nhân
vật hiện diện nơi tranh ...
Bà
bạn tôi có cách nhìn rất hoàn hảo, nhưng vẫn có thể sơ xuất chứ. Bà hỏi tôi một
câu mà đã có sẵn câu trả lời, ấy là :
"
Này Cao Mỵ Nhân tính ở luôn nơi thôn làng này hả ? "
Còn
đi đâu yên ổn hơn nhỉ, tất cả đã ổn định tới mức tối đa. Cũng như các nhà kia,
là mọi thành viên trong nhà, chỉ có sẹt qua sẹt lại những chỗ ngồi vốn có sẵn
lâu rồi thôi, có đi đâu là đi chơi xa, gần, rồi về .
Ôi
, được ổn cố, bình yên là điều mong ước vậy ...
Với
tôi, quả khu phố trước mặt, trong đó có nhà tôi đây, là cái làng đầy đủ cho một
hoàn cảnh bình thường, cho tất cả những ai thích sống an phận vậy ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)