Mỗi Ngày Một Chuyện
NHƯ SÓNG SÔNG GỢN BUỒN - CAO MỴ NHÂN
NHƯ SÓNG SÔNG GỢN BUỒN - CAO
MỴ NHÂN
" Thuỷ hoả thuyết " không mới mẻ gì , đối với
Đông y , nhưng muốn hệ thống hoá lý luận " Thuỷ
Hoả", phải đưa ra được những đồng thuận , hoặc những mâu thuẫn
của 2 " hành " đó .
Nghe thì có vẻ huyền ảo . Hai hành " nước lửa "
trên phương diện chẩn đoán và chữa trị , bác sĩ Trương Thìn , nguyên viện
trưởng viện Y Dược học Dân tộc " thành Hồ
" , đã nghiên cứu một cách chuyên biệt về " Thuỷ Hoả " ,
để viết nên cuốn " Học thuyết Thuỷ Hoả "
.
Cuốn sách trên có thể là không vừa ý quý vị đại phu VN sau
30-4-1975 ở đây đó , khi nền y dược học dân tộc được rộ
nở , quý cụ thuần Đông y như lương y lão bá Định Ninh ,
Trần Khiết , Nguyễn Trung Hoà vv...chẳng hạn .
Kinh Mạch Đông y là cả một sa bàn không biên giới , nó
khiến môn sinh không thực lòng thích nó , thì không thể lãnh hội
được .
Tôi rất i tờ về Đông y tổng quát , nhưng lại ngưỡng mộ "
học thuyết Thuỷ Hoả " của Bác sĩ Trương Thìn .
Bác sĩ Trương Thìn không đi kèm với 2 chữ Đông y trong bằng
cấp , vì nguyên ông học tây y .
Trước 30-4 -1975 , Bác sĩ Trương Thìn là y sĩ Trung uý của Quân Lực VNCH , phục
vụ tại Quân Khu 2 (. Pleiku ) .
Không biết ông có phải đi tù cải tạo như quý Bác sĩ quân y VNCH khác .
Nhưng khi tôi làm huấn luyện viên Dưỡng Sinh ở câu lạc Bộ Dưỡng sinh , thuộc
Viện y dược học Dân tộc , thì Bác sĩ Trương Thìn là Viện trưởng Viện y
dược học Dân tộc , cho tới ngày tôi ra đi tị nạn .
Sau một thời gian nữa , ông về làm phó giám đốc Sở Y tế "
thành Hồ " , rồi thất lộc cuối năm 2012 . Ở tuổi 72
.
Ông mang nhân dáng to , cao , bề xề .
Đau Tim nặng là vấn nạn của Bác sĩ Trương Thìn .
Nhưng ông lại có một thái độ Tâm thần trong cuộc sống vui vẻ , lạc
quan.
Thích Văn nghệ và dấn thân trong các sinh hoạt Văn nghệ như
ca nhạc , thơ. văn , vẽ . vv...
Bác sĩ Trương Thìn không thích đóng khung
những đam mê văn nghệ , mà hình như ông bỏ công đi tìm một ...lý
tưởng Đông y ... Nghe có vẻ to chuyện , nhưng thực sự ông nhìn Đông
y ...trẻ trung hơn quý đại phu lão lai .
Ấy vậy mà ông đã thực hiện ý định của ông : tổng hợp một nền Y
Võ Dưỡng Sinh , tức có thể dùng các môn võ thuật để chữa bệnh
.
Vào khoảng gần cuối thập niên 80 thế kỷ trước , một cuộc hội thảo
mấy ngày mà tôi quên mất , quy tụ một giàn võ sư chưởng các môn
phái như :
Vovinam , Judo, Aikido, Hồng gia quyền , Thái cực quyền , Thái cực kiếm
, Yoga , quyền , cước , thương, trượng, nguyệt đao , trường kiếm
vv..., tóm lại là tất cả những môn phái đó đang sinh hoạt ở Saigon Chợ Lớn .
..sau 1975 .
Tất nhiên khoa Dưỡng Sính mà tôi đang theo học , đang hành nghề , là ưu tiên vì
nó thuộc Viện Y Dược học dân tộc .
Sau này khi tôi đã xuất cảnh , thì nghe bạn thể dục dưỡng sinh cho hay ,
Bác sĩ Trương Thìn áp dụng Văn học nghệ thuật vào
cách chữa bệnh , như nghe ca nhạc , vẽ , viết lách ..., người bệnh có thể
thư giãn và vô tình qua được những cơn đau.
Một suy nghĩ mới là : Y Đức . Nhưng chưa "
tới bến " , ông đã ra đi ...
Qua sinh hoạt xã hội giúp tha nhân ngừa bệnh và phòng bệnh , tại câu lạc
bộ Dưỡng Sinh , hơn một lần tôi mời được mấy vị hoạ sĩ VNCH còn kẹt lại ,
tới dự một buổi triển lãm tranh của Bác sĩ Trương Thìn thời gian ông mới
...cầm cọ vẽ .
Nể tình quen biết , mấy hoạ sĩ đi ...chơi hơn là đi coi thử hoạ sĩ
Bác sĩ vẽ gì , vẽ thế nào .
Tôi còn nhớ nét mặt của hoạ sĩ nổi tiếng Đằng Giao , ông nhìn tôi nghiêm
trang , khiến tôi cứ nén một cơn cười , vì biết hoạ sĩ Đằng Giao
đang mong cho tàn cuộc triển lãm nơi phòng hội của Viện Y Dược học dân tộc cho
rồi .
Nhưng đồng thời , tôi cũng nhớ dung nhan vị Bác sĩ viện trưởng , ông cũng đang
chịu đựng , mà chịu đựng cách khác , thường ai mới tự động bước vào bộ
môn nghệ thuật nào , cũng mong gia đình nghệ thuật đó ,mở rộng vòng tay
đón nhận mình .
Rồi ông làm thơ , viết nhạc , hát nữa .
Bác sĩ Trương Thìn đa tài , nên ông cứ muốn tìm một khung
trời đặc biệt nào , để giãi bày khả năng đa dạng của ông .
Tôi thường ngạc nhiên mỗi lần nghe ông " ký xuất " một ngôn từ , lời
lẽ mênh mang như sóng sông gợn buồn , tôi hỏi tại sao Bác sĩ không viết những
điều đó để lại cho...đời .
Ông bảo : từ xưa rồi , người ta cứ lặp lại lời của nhau thôi , tôi cũng
chỉ là người lập lại mới nhất , rồi sẽ có người khác nữa ,
nhắc những câu tôi đang nói .
Quả là thế , hèn chi nhà văn Nguyễn Trọng Hoàn , Chủ biên ...tôi , không
chịu để một cái tên gọi là " bất biến " , đến nỗi thời
gian mới hạnh ngộ , trong lòng tôi cứ mang cảm giác bâng khuâng :
" chẳng lẽ ở đời vạn sự phù du đến thế sao " .
Thành , theo tôi , một người lỡ yêu đời đến tuyệt đối , tôi cảm thấy
" tiếc nuối " cho những vị giữ quan niệm : không có
gì đáng quan tâm , kể cả bản thể này , rất mơ hồ như vũ trụ mông lung kia
.
Hư huyễn quá, chao ôi , cả " hơi thở "
của chúng ta , khi kết thúc hành trình cuộc đời , cũng bỏ lại . Thì
cái tên, hay lời nói nêu trên ...cũng chỉ là thấp thoáng ...
Dẫu có như nước , như lửa ...trong cuộc đời , cũng vẫn là ...thấp thoáng ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NHƯ SÓNG SÔNG GỢN BUỒN - CAO MỴ NHÂN
NHƯ SÓNG SÔNG GỢN BUỒN - CAO
MỴ NHÂN
" Thuỷ hoả thuyết " không mới mẻ gì , đối với
Đông y , nhưng muốn hệ thống hoá lý luận " Thuỷ
Hoả", phải đưa ra được những đồng thuận , hoặc những mâu thuẫn
của 2 " hành " đó .
Nghe thì có vẻ huyền ảo . Hai hành " nước lửa "
trên phương diện chẩn đoán và chữa trị , bác sĩ Trương Thìn , nguyên viện
trưởng viện Y Dược học Dân tộc " thành Hồ
" , đã nghiên cứu một cách chuyên biệt về " Thuỷ Hoả " ,
để viết nên cuốn " Học thuyết Thuỷ Hoả "
.
Cuốn sách trên có thể là không vừa ý quý vị đại phu VN sau
30-4-1975 ở đây đó , khi nền y dược học dân tộc được rộ
nở , quý cụ thuần Đông y như lương y lão bá Định Ninh ,
Trần Khiết , Nguyễn Trung Hoà vv...chẳng hạn .
Kinh Mạch Đông y là cả một sa bàn không biên giới , nó
khiến môn sinh không thực lòng thích nó , thì không thể lãnh hội
được .
Tôi rất i tờ về Đông y tổng quát , nhưng lại ngưỡng mộ "
học thuyết Thuỷ Hoả " của Bác sĩ Trương Thìn .
Bác sĩ Trương Thìn không đi kèm với 2 chữ Đông y trong bằng
cấp , vì nguyên ông học tây y .
Trước 30-4 -1975 , Bác sĩ Trương Thìn là y sĩ Trung uý của Quân Lực VNCH , phục
vụ tại Quân Khu 2 (. Pleiku ) .
Không biết ông có phải đi tù cải tạo như quý Bác sĩ quân y VNCH khác .
Nhưng khi tôi làm huấn luyện viên Dưỡng Sinh ở câu lạc Bộ Dưỡng sinh , thuộc
Viện y dược học Dân tộc , thì Bác sĩ Trương Thìn là Viện trưởng Viện y
dược học Dân tộc , cho tới ngày tôi ra đi tị nạn .
Sau một thời gian nữa , ông về làm phó giám đốc Sở Y tế "
thành Hồ " , rồi thất lộc cuối năm 2012 . Ở tuổi 72
.
Ông mang nhân dáng to , cao , bề xề .
Đau Tim nặng là vấn nạn của Bác sĩ Trương Thìn .
Nhưng ông lại có một thái độ Tâm thần trong cuộc sống vui vẻ , lạc
quan.
Thích Văn nghệ và dấn thân trong các sinh hoạt Văn nghệ như
ca nhạc , thơ. văn , vẽ . vv...
Bác sĩ Trương Thìn không thích đóng khung
những đam mê văn nghệ , mà hình như ông bỏ công đi tìm một ...lý
tưởng Đông y ... Nghe có vẻ to chuyện , nhưng thực sự ông nhìn Đông
y ...trẻ trung hơn quý đại phu lão lai .
Ấy vậy mà ông đã thực hiện ý định của ông : tổng hợp một nền Y
Võ Dưỡng Sinh , tức có thể dùng các môn võ thuật để chữa bệnh
.
Vào khoảng gần cuối thập niên 80 thế kỷ trước , một cuộc hội thảo
mấy ngày mà tôi quên mất , quy tụ một giàn võ sư chưởng các môn
phái như :
Vovinam , Judo, Aikido, Hồng gia quyền , Thái cực quyền , Thái cực kiếm
, Yoga , quyền , cước , thương, trượng, nguyệt đao , trường kiếm
vv..., tóm lại là tất cả những môn phái đó đang sinh hoạt ở Saigon Chợ Lớn .
..sau 1975 .
Tất nhiên khoa Dưỡng Sính mà tôi đang theo học , đang hành nghề , là ưu tiên vì
nó thuộc Viện Y Dược học dân tộc .
Sau này khi tôi đã xuất cảnh , thì nghe bạn thể dục dưỡng sinh cho hay ,
Bác sĩ Trương Thìn áp dụng Văn học nghệ thuật vào
cách chữa bệnh , như nghe ca nhạc , vẽ , viết lách ..., người bệnh có thể
thư giãn và vô tình qua được những cơn đau.
Một suy nghĩ mới là : Y Đức . Nhưng chưa "
tới bến " , ông đã ra đi ...
Qua sinh hoạt xã hội giúp tha nhân ngừa bệnh và phòng bệnh , tại câu lạc
bộ Dưỡng Sinh , hơn một lần tôi mời được mấy vị hoạ sĩ VNCH còn kẹt lại ,
tới dự một buổi triển lãm tranh của Bác sĩ Trương Thìn thời gian ông mới
...cầm cọ vẽ .
Nể tình quen biết , mấy hoạ sĩ đi ...chơi hơn là đi coi thử hoạ sĩ
Bác sĩ vẽ gì , vẽ thế nào .
Tôi còn nhớ nét mặt của hoạ sĩ nổi tiếng Đằng Giao , ông nhìn tôi nghiêm
trang , khiến tôi cứ nén một cơn cười , vì biết hoạ sĩ Đằng Giao
đang mong cho tàn cuộc triển lãm nơi phòng hội của Viện Y Dược học dân tộc cho
rồi .
Nhưng đồng thời , tôi cũng nhớ dung nhan vị Bác sĩ viện trưởng , ông cũng đang
chịu đựng , mà chịu đựng cách khác , thường ai mới tự động bước vào bộ
môn nghệ thuật nào , cũng mong gia đình nghệ thuật đó ,mở rộng vòng tay
đón nhận mình .
Rồi ông làm thơ , viết nhạc , hát nữa .
Bác sĩ Trương Thìn đa tài , nên ông cứ muốn tìm một khung
trời đặc biệt nào , để giãi bày khả năng đa dạng của ông .
Tôi thường ngạc nhiên mỗi lần nghe ông " ký xuất " một ngôn từ , lời
lẽ mênh mang như sóng sông gợn buồn , tôi hỏi tại sao Bác sĩ không viết những
điều đó để lại cho...đời .
Ông bảo : từ xưa rồi , người ta cứ lặp lại lời của nhau thôi , tôi cũng
chỉ là người lập lại mới nhất , rồi sẽ có người khác nữa ,
nhắc những câu tôi đang nói .
Quả là thế , hèn chi nhà văn Nguyễn Trọng Hoàn , Chủ biên ...tôi , không
chịu để một cái tên gọi là " bất biến " , đến nỗi thời
gian mới hạnh ngộ , trong lòng tôi cứ mang cảm giác bâng khuâng :
" chẳng lẽ ở đời vạn sự phù du đến thế sao " .
Thành , theo tôi , một người lỡ yêu đời đến tuyệt đối , tôi cảm thấy
" tiếc nuối " cho những vị giữ quan niệm : không có
gì đáng quan tâm , kể cả bản thể này , rất mơ hồ như vũ trụ mông lung kia
.
Hư huyễn quá, chao ôi , cả " hơi thở "
của chúng ta , khi kết thúc hành trình cuộc đời , cũng bỏ lại . Thì
cái tên, hay lời nói nêu trên ...cũng chỉ là thấp thoáng ...
Dẫu có như nước , như lửa ...trong cuộc đời , cũng vẫn là ...thấp thoáng ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)