Mỗi Ngày Một Chuyện
NHỮNG TRANG ĐỜI - CAO MỴ NHÂN
NHỮNG TRANG ĐỜI
- CAO
MỴ NHÂN
Anh
vốn là nhà võ. Thì ai cũng biết thế rồi, bởi vì ai bước qua ngưỡng cửa HẢI
NGOẠI PHIẾM ĐÀM chẳng là nhà võ, còn là nhà chi đây?
Chúng
tôi, là quý ông trong đó có anh, ố la la, đã mỏi gối đứng ở sân chơi dành cho lính
từ thủa đăng đồ bấm phím viết tình ca, tới nay, e.. cũng trên thập kỷ. Thế mà vẫn yêu mạng
như yêu chính mình vậy
Thì
mạng là thân mình, chứ là chi. Không nghe các vị thầy bói, thường hay nói : "Thưa, đây là
cây bài bổn mạng..." để quý khách chăm chú theo dõi các dữ kiện trong cuộc
đời ...
Vẫn
chuyện nhà binh, nhà võ, thêm vào là nhà thơ, nhà báo ...vv ...nhà, tôi cứ buồn
cười mỗi lần nhớ lại chuyện ...hôm kia.
Ý
nói chuyện đã lâu rồi, khi tôi phải đọc thơ qua IPhone, để anh chép lại, rồi
đánh máy, rồi post lên báo mạng vv...là tôi muốn đề cao sự cố gắng của anh
trong chữ nghĩa bàng quang thiên hạ, mà tôi là người quấy rầy
nhiều nhất.
Giờ
đây tôi có thể trao đổi chút gì thơ ca, dẫu anh bộn bề công tác truyền thông.
Anh
thường ngắn gọn trong ngôn ngữ báo chí, nhất là báo mạng. Anh bảo làm "net"
không phải viết tràng giang tiểu thuyết. Nhất là làm báo thì phải càng thực tế,
nếu đọc một bản tin mà
đầy kịch tính, phải tưởng tượng thêm ra, thì phản tác dụng, mất tính cách
truyền thông mau chóng.
Trái
lại thơ, anh mỉm cười, thơ phải giả bộ mê hoặc một chút, mới có vẻ... thơ.
Đã
lạc vào thế giới của mình rồi, để coi anh quan niệm thơ thế nào. Vẫn là khi tôi
còn xài IPhone mà Chủ biên...tôi, chắc phải đặc biệt cho trường hợp tôi lắm,
mới cố xem như bình thường.
Quan
"Đồ Ngu" rất lịch sự, tránh cho tôi mắc cở vì "lạc hậu"
quá, quan đồ thản nhiên, chắc phải dấu tiếng thở dài: "Giai đoạn này, thì
cứ tạm xài cái IPhone vậy".
Anh
bắt đầu bị tôi hành... phương nam, như nhà thơ Nguyễn Bính xưa, là tôi ...khốn
khổ mỗi lần chuyển một bài thơ "nam tiến", vì tôi đang ở
hướng bắc, tôi đọc, rồi tôi ngẫm nghĩ xin sửa lại, rồi lại thay đổi chữ nghĩa, lỡ mà xài thơ cổ điển, chữ nghĩa chưa
chỉnh, câu cú chưa thông, thì ốt dột lắm.
Tôi
bắt đầu chuyển qua kiểu text , nhưng không thể text một bài thơ 3 hay 4 đoạn,
text chỉ dùng cho mỗi hẹn hò ở đời.
Tôi
cứ theo ...ngôn ngữ của anh, tìm ra từng chi tiết một, để gọi là "hoàn
chỉnh" cho bài viết của mình.
Người
Bắc có câu: "Làm đầy tớ người khôn, còn hơn làm thầy kẻ dại".
Anh
làm "thầy" tôi một thời gian chắc là khổ lắm, cái dại khờ, tửng tửng,
mát dây vì xử dụng email của tôi, mà bây giờ tôi ngó lại, thấy chết khiếp vì không
biết cách trình bầy nên bắt đầu và kết thúc thế nào cho đẹp ...
Dần
dần tôi hiểu được mỗi bài viết như một trang đời, không thể tự nó chấm dứt bừa
bãi, nhất là anh tồn cổ, cùng một lúc với canh tân, trong kỹ thuật xử thế của
anh.
Anh
bảo: Thơ mới, thơ cũ gì đó, vẫn không ngoài nội dung phải rõ ràng, thế nên với
một khách tang bồng, thì anh thích đọc những vần thơ trong bài Nhớ Rừng của Thế
Lữ, cái hào khí còn đọng trong tâm huyết một nhà võ dẫu ở không gian nào, thí
dụ:
...Nay
ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét
những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối
Hoa
chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
Giải
nước đen giả suối, chẳng thông dòng
...Có
biết chăng trong những ngày ngao ngán
Ta
đang theo giấc mộng ngàn to lớn
Để
hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi
cánh rừng ghê gớm của ta ơi...
(Nhớ Rừng -
Thế Lữ - 1936)
Bài
thơ Nhớ Rừng này trong văn học sử ghi rằng: Ngắm con hổ trong vườn Bách Thú Hà
Nội, thi sĩ Thế Lữ đã viết để tặng nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, năm
1936.
Ý
muốn diễn tả sự
bức bách của một người bị tước đoạt cái chí khí vốn có: hổ thì phải ở rừng, chứ
không phải hạn chế oai linh trong vườn bách thú, bách thảo chật hẹp, giả dối
cảnh sơn lâm nhàm chán giữa thành phố xa hoa ...
Tâm
sự này, suy nghĩ này ...không phải chỉ riêng anh, một chiến sĩ VNCH đang bị lưu
đày trong nước, hay đang phải lưu vong khắp chốn trên thế giới, mà tất cả
...phe ta y vậy.
Đồng
thời, nỗi ưu tư gậm nhấm tâm tư tình cảm những ai đã bị cướp sạch lý tưởng xây
dựng một VN Tự Do, ấp ủ hoài bão Quốc gia chân chính .
Tôi
định kể cho anh nghe là, vẫn trong nhân dáng thi sĩ văn nhân cấp tiến, mà quý
ông Tự Lực Văn Đoàn xưa chia bùi xẻ ngọt đấu tranh qua hình thức trí thức tiểu
tư sản, tưởng như hình ảnh đám bong bóng xà phòng, bay lên rồi vỡ tan ...
Nhà
văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, đầu tầu của văn đoàn Tự Lực ấy, cô đơn với nỗi
chết ngày 7-7-1963, ở Saigon.
Còn
thi sĩ Thế Lữ sau thời gian gọi là đổi đời 30-4-1975, ông đã già thực sự, nhưng
có cuộc sống riêng tư thơ mộng, khác hẳn tư tưởng suy ngẫm về một con hổ bị
" gậm một khối căm hờn trong cũi sắt " từ năm 1936, mà 1975 chắc quá
rõ điều:
...Khinh
lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương
mắt bé riễu oai linh rừng thẳm ... (Thế Lữ)
Chẳng
lẽ lại nói rằng: cái lũ người kia là lũ người rừng, họ đích thực từ Trường Sơn
ra phố thị miền nam, còn thi sĩ lớn bậc nhất thế kỷ 20, trở thành nhân vật
"hổ kiểng đô hội" quên bẵng cả một thời vàng son Hà thành thanh lịch
trước ngày 2-9-1945.
Ôi,
anh bảo là "Mỗi ngày Một chuyện" tương đối bình dân học vụ được rồi, thơ ca kiểu vè, thanh thoát thì sưu tầm
ca dao dân tộc, đủ để bay bổng tâm hồn văn hiến của VN.
Có
thông cảm quý huynh đệ chi binh, phải gậm nhấm nỗi buồn vì muốn tìm lại bóng
mình, e cũng có ít nhiều thay đổi trong phương tiện hạn chế bởi thời gian và cả
không gian nữa ...
Thế
nên tìm đến sân chơi dành cho lính VNCH, cũng là lý do có những phút giây
thoải mái, thân thương và quen thuộc thủa nào, để bớt cô đơn trong nỗi nhớ ...
Đó
cũng là một trong nhiều yếu tố khác,, khiến anh sát cánh cùng Chủ biên ...tôi,
âm thầm trên chiến mạng, nối dài đời binh lửa chưa phai trong tiềm thức và cả
ngoài cuộc đời ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NHỮNG TRANG ĐỜI - CAO MỴ NHÂN
NHỮNG TRANG ĐỜI
- CAO
MỴ NHÂN
Anh
vốn là nhà võ. Thì ai cũng biết thế rồi, bởi vì ai bước qua ngưỡng cửa HẢI
NGOẠI PHIẾM ĐÀM chẳng là nhà võ, còn là nhà chi đây?
Chúng
tôi, là quý ông trong đó có anh, ố la la, đã mỏi gối đứng ở sân chơi dành cho lính
từ thủa đăng đồ bấm phím viết tình ca, tới nay, e.. cũng trên thập kỷ. Thế mà vẫn yêu mạng
như yêu chính mình vậy
Thì
mạng là thân mình, chứ là chi. Không nghe các vị thầy bói, thường hay nói : "Thưa, đây là
cây bài bổn mạng..." để quý khách chăm chú theo dõi các dữ kiện trong cuộc
đời ...
Vẫn
chuyện nhà binh, nhà võ, thêm vào là nhà thơ, nhà báo ...vv ...nhà, tôi cứ buồn
cười mỗi lần nhớ lại chuyện ...hôm kia.
Ý
nói chuyện đã lâu rồi, khi tôi phải đọc thơ qua IPhone, để anh chép lại, rồi
đánh máy, rồi post lên báo mạng vv...là tôi muốn đề cao sự cố gắng của anh
trong chữ nghĩa bàng quang thiên hạ, mà tôi là người quấy rầy
nhiều nhất.
Giờ
đây tôi có thể trao đổi chút gì thơ ca, dẫu anh bộn bề công tác truyền thông.
Anh
thường ngắn gọn trong ngôn ngữ báo chí, nhất là báo mạng. Anh bảo làm "net"
không phải viết tràng giang tiểu thuyết. Nhất là làm báo thì phải càng thực tế,
nếu đọc một bản tin mà
đầy kịch tính, phải tưởng tượng thêm ra, thì phản tác dụng, mất tính cách
truyền thông mau chóng.
Trái
lại thơ, anh mỉm cười, thơ phải giả bộ mê hoặc một chút, mới có vẻ... thơ.
Đã
lạc vào thế giới của mình rồi, để coi anh quan niệm thơ thế nào. Vẫn là khi tôi
còn xài IPhone mà Chủ biên...tôi, chắc phải đặc biệt cho trường hợp tôi lắm,
mới cố xem như bình thường.
Quan
"Đồ Ngu" rất lịch sự, tránh cho tôi mắc cở vì "lạc hậu"
quá, quan đồ thản nhiên, chắc phải dấu tiếng thở dài: "Giai đoạn này, thì
cứ tạm xài cái IPhone vậy".
Anh
bắt đầu bị tôi hành... phương nam, như nhà thơ Nguyễn Bính xưa, là tôi ...khốn
khổ mỗi lần chuyển một bài thơ "nam tiến", vì tôi đang ở
hướng bắc, tôi đọc, rồi tôi ngẫm nghĩ xin sửa lại, rồi lại thay đổi chữ nghĩa, lỡ mà xài thơ cổ điển, chữ nghĩa chưa
chỉnh, câu cú chưa thông, thì ốt dột lắm.
Tôi
bắt đầu chuyển qua kiểu text , nhưng không thể text một bài thơ 3 hay 4 đoạn,
text chỉ dùng cho mỗi hẹn hò ở đời.
Tôi
cứ theo ...ngôn ngữ của anh, tìm ra từng chi tiết một, để gọi là "hoàn
chỉnh" cho bài viết của mình.
Người
Bắc có câu: "Làm đầy tớ người khôn, còn hơn làm thầy kẻ dại".
Anh
làm "thầy" tôi một thời gian chắc là khổ lắm, cái dại khờ, tửng tửng,
mát dây vì xử dụng email của tôi, mà bây giờ tôi ngó lại, thấy chết khiếp vì không
biết cách trình bầy nên bắt đầu và kết thúc thế nào cho đẹp ...
Dần
dần tôi hiểu được mỗi bài viết như một trang đời, không thể tự nó chấm dứt bừa
bãi, nhất là anh tồn cổ, cùng một lúc với canh tân, trong kỹ thuật xử thế của
anh.
Anh
bảo: Thơ mới, thơ cũ gì đó, vẫn không ngoài nội dung phải rõ ràng, thế nên với
một khách tang bồng, thì anh thích đọc những vần thơ trong bài Nhớ Rừng của Thế
Lữ, cái hào khí còn đọng trong tâm huyết một nhà võ dẫu ở không gian nào, thí
dụ:
...Nay
ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét
những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối
Hoa
chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
Giải
nước đen giả suối, chẳng thông dòng
...Có
biết chăng trong những ngày ngao ngán
Ta
đang theo giấc mộng ngàn to lớn
Để
hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi
cánh rừng ghê gớm của ta ơi...
(Nhớ Rừng -
Thế Lữ - 1936)
Bài
thơ Nhớ Rừng này trong văn học sử ghi rằng: Ngắm con hổ trong vườn Bách Thú Hà
Nội, thi sĩ Thế Lữ đã viết để tặng nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, năm
1936.
Ý
muốn diễn tả sự
bức bách của một người bị tước đoạt cái chí khí vốn có: hổ thì phải ở rừng, chứ
không phải hạn chế oai linh trong vườn bách thú, bách thảo chật hẹp, giả dối
cảnh sơn lâm nhàm chán giữa thành phố xa hoa ...
Tâm
sự này, suy nghĩ này ...không phải chỉ riêng anh, một chiến sĩ VNCH đang bị lưu
đày trong nước, hay đang phải lưu vong khắp chốn trên thế giới, mà tất cả
...phe ta y vậy.
Đồng
thời, nỗi ưu tư gậm nhấm tâm tư tình cảm những ai đã bị cướp sạch lý tưởng xây
dựng một VN Tự Do, ấp ủ hoài bão Quốc gia chân chính .
Tôi
định kể cho anh nghe là, vẫn trong nhân dáng thi sĩ văn nhân cấp tiến, mà quý
ông Tự Lực Văn Đoàn xưa chia bùi xẻ ngọt đấu tranh qua hình thức trí thức tiểu
tư sản, tưởng như hình ảnh đám bong bóng xà phòng, bay lên rồi vỡ tan ...
Nhà
văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, đầu tầu của văn đoàn Tự Lực ấy, cô đơn với nỗi
chết ngày 7-7-1963, ở Saigon.
Còn
thi sĩ Thế Lữ sau thời gian gọi là đổi đời 30-4-1975, ông đã già thực sự, nhưng
có cuộc sống riêng tư thơ mộng, khác hẳn tư tưởng suy ngẫm về một con hổ bị
" gậm một khối căm hờn trong cũi sắt " từ năm 1936, mà 1975 chắc quá
rõ điều:
...Khinh
lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương
mắt bé riễu oai linh rừng thẳm ... (Thế Lữ)
Chẳng
lẽ lại nói rằng: cái lũ người kia là lũ người rừng, họ đích thực từ Trường Sơn
ra phố thị miền nam, còn thi sĩ lớn bậc nhất thế kỷ 20, trở thành nhân vật
"hổ kiểng đô hội" quên bẵng cả một thời vàng son Hà thành thanh lịch
trước ngày 2-9-1945.
Ôi,
anh bảo là "Mỗi ngày Một chuyện" tương đối bình dân học vụ được rồi, thơ ca kiểu vè, thanh thoát thì sưu tầm
ca dao dân tộc, đủ để bay bổng tâm hồn văn hiến của VN.
Có
thông cảm quý huynh đệ chi binh, phải gậm nhấm nỗi buồn vì muốn tìm lại bóng
mình, e cũng có ít nhiều thay đổi trong phương tiện hạn chế bởi thời gian và cả
không gian nữa ...
Thế
nên tìm đến sân chơi dành cho lính VNCH, cũng là lý do có những phút giây
thoải mái, thân thương và quen thuộc thủa nào, để bớt cô đơn trong nỗi nhớ ...
Đó
cũng là một trong nhiều yếu tố khác,, khiến anh sát cánh cùng Chủ biên ...tôi,
âm thầm trên chiến mạng, nối dài đời binh lửa chưa phai trong tiềm thức và cả
ngoài cuộc đời ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)