Mỗi Ngày Một Chuyện
NOEL NGOÀI ĐƯỜNG SG - CAO MỴ NHÂN
NOEL NGOÀI ĐƯỜNG SG - CAO MỴ NHÂN
Có
một quãng thời gian vừa đủ cho người dân Saigon ngó lại những vết sẹo trừu
tượng trên gương mặt nhau, để thấy rằng dù giầu hay nghèo ở chế độ Cộng Hoà
trước 30-4-1975, tất cả đều chán ghét Cộng sản, đến thâm căn cố đế, chẳng còn
biết sợ là gì nữa.
Chẳng
lẽ lại nói rằng ai cũng có thể là Chí Phèo, không còn gì để mất, vì người ta đã
bị cướp hết rồi : chồng vợ, nhà ở, xe đi, việc làm vv...và cả cái
danh dự làm một người Tự Do đúng nghĩa, như thủa còn VNCH thoải mái, tiện nghi
...
Thế
nên trong 5 năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước, tức là các năm từ 1980- 1985,
dân Saigon phục hồi lại những gì vốn có .
Theo
thứ tự mà tôi ghi nhận được:
Những
người bị bức bách đi Kinh Tế Mới đã tự ý bỏ về lại đô thành Saigon Chợ Lớn xưa
.
Những
nhà mà csvn đánh tư sản, đốt phá chợ búa, cũng dập dềnh dọn hàng họ lại.
Những
thanh niên xung phong bị bịnh hay chán ngấy cuộc sống dập khuôn " Thép đã
tôi thế đấy " của Liên Sô, đã bỏ về nhờ vả gia đình, thí dụ Đinh Hoài Ngọc
là con trai cả của Thi sĩ Đinh Hùng, về ngồi sửa xe đạp ở ngõ chùa Kim Liên
Khánh Hội .
Những
thanh niên csvn đi chiến trường Tây nam ( Campuchia ) đã đào ngũ, không về bắc,
mà ở lại ngay Saigon đi khuân vác hay chạy xe thồ, tức xe ôm sau này .
Dù
vẫn bị công an csvn theo dõi, nhà nhà vẫn có người ra đi vượt biên dưới mọi
hình thức .
Các
người ở miền nam trước 30 -4-1975, đã tới được các nước Tự Do như Mỹ, Pháp, Úc,
Canada ...đã liên tiếp gởi quà và tiền về giúp gia đình ...
Bắt
đầu những trường hợp ra đi do thân nhân bảo lãnh ...
Nhìn
chung, Saigon như một nơi đón nhận mọi khách quá cảnh, chẳng ai còn tâm địa
muốn ở lại cái thành phố bị xốc ngược lên làm gì nữa .
Bấy
giờ tôi cũng đã từ nông trường trở về thành phố, để trực tiếp chăn dắt 4 đứa
con ở tuổi từ ấu tới thiếu niên, còn đi học tiểu và trung học, nghĩa là chúng
chưa đến tuổi đi làm, và cũng không thể làm gì khác ngoài đi học như tôi mong
muốn.
Quả
tình tôi chưa kiếm được việc làm, phải đi theo nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh, là phu
nhân Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, bán mấy thứ " đồ nhà " do quý nữ sĩ còn
khá giả, hay có quà của thân nhân từ ngoại quốc gởi về, để kiếm chút hoa hồng .
Riêng
tôi cũng có ý mong quà cáp từ " xã tôi" hay bạn bè thân tình gởi về
tiếp sức ...vươn lên hoàn cảnh sáng sủa hơn.
Sau
giai đoạn 5 năm nêu trên, thì tôi làm huấn luyện viên Dưỡng Sinh, có vẻ ổn định
một chút .
Như
vậy quý vị đã thấy phần nào cái xã hội còn đang ở trạng thái " hườm "
tức là quả chưa chín, nên mọi người còn chút hy vọng ở tương lai.
Vì
thế bắt đầu thời gian nêu trên, những dịp lễ lạc ở Saigon, là thiên hạ, giới
trẻ đổ ra đường đông đảo như đi hành hương, trẩy hội.
Từng
lớp, từng lớp xe honda, xe đạp, người người chen chúc nhau đi bộ chật nghẹt
những con đường về trung tâm thành phố .
Thế
nên, vào dịp lễ Noel hằng năm ở thời gian trên ( 5 năm đầu thập niên 80 thế kỷ
trước ) là không thể nào phủ nhận cái sức người tràn ra đường như mưa lũ. Tràn
ra để đi chơi ngoài phố, chứ không để đi biểu tình hoan hô hay phản đối .
Trước
hết thanh niên nam nữ để dành bộ cánh mới tinh hay lạ mắt, mặc cho ngày Noel.
Tưởng ngày này còn vui hơn Tết nguyên đán nữa .
Sau
đó từng nhóm, từng nhóm kéo nhau ra đường ...
Những
con đường bao quanh, hoặc đi tới nhà thờ Đức Bà, Nha Bưu Điện thành phố , bùng
binh trước mặt nhà thờ lớn.
Những
con đường đi tới nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Kỳ Đồng .
Tất nhiên các nhà thờ khác cũng đầy đủ
giáo dân thân thuộc họ đạo liên hệ, đi xem lễ.
Có
một điều ngạc nhiên, là ngoại trừ quý vị dân Chúa , còn tất cả chỉ muốn ra
đường, có thể hò hét, cười rỡn vv...một cách tự nhiên, không phải e dè, ngán
ngẩm như những ngày thường trong năm phải trông chừng công an kiếm chuyện.
Dòng
người đi bộ túm năm tụm ba hân hoan ...
Ít
nhất đi chơi Noel cũng phải có 2 ngưởi, thủ thỉ chuyện gần xa...
Xe
honda, xe đạp thì kể như giao thoa thành những khối kẹt khổng lồ, người trên xe
cũng chẳng cần phải mau chóng gỡ những mối xe tắc nghẽn, vì mục đích là chỉ ra
đường ...
Từ
những buổi chiều tối Noel đó, tôi suy ra, CSVN chỉ có nguồn tài nguyên duy
nhất, không bị bạo quyền chia nhau tham nhũng, là " Mỏ người ".
Rồi
chính họ, bạo quyền cộng sản VN đã khai thác " mỏ người " thành những
luồng xuất khẩu lao động một cách không bao giờ bị thua lỗ.
Những
hồi chông nhà thờ ở khắp nơi trong và quanh Saigon vang lên cao vời, thanh thoát
...
Chúa
đến mang cho loài người niềm vui trong sáng, nguồn hạnh phúc chan hoà, nỗi hân
hoan tuyệt diệu...
Dân
Chúa ở lại nhà thờ rước lễ.
Trước
giờ Lễ Nửa Đêm thì những người " trẩy hội Noel " đã lục tục trở lại
những con đường quen thuộc để về nhà ...
Tại
mỗi nhà, và tuỳ theo cách nghĩ về Noel, những bữa ăn ....lại tưng bừng trong
không khí yêu thương kính mừng ngày Chúa đến .
Với
khung cảnh ấy, người dân vừa thoát cơn sợ hãi đổi đời. Bạo quyền còn một chút
" tôn thờ vô sản", có cái vẻ khiêm tốn vì mặc cảm kém cỏi nghèo hèn
...
Khác
với những năm sau này, và nhất là gần đây, chúng, bạo quyền XHCN đã mặc sức thi
đua nghề nào, ngành nấy đi lên bằng những con đường ngắn đầy tội ác cộng phỉ,
đẩy dân lành, phần đông là những người thuộc chế độ cũ, phải thất cơ lỡ vận bế
tắc, tuyệt vọng ...
Chúng,
bạo quyền, và những giới chức liên hệ tới sinh hoạt chúng, mở ra một kỷ nguyên
ươn hèn, thụ hưởng, tạo nên thứ giai cấp mới trong xã hội VN là tư sản đỏ, hay
đế chế bóc lột công khai, chia nhau bán nước, để vơ vét tiền của làm giầu, như
tư bản thứ thiệt .
Mấy
năm gần đây, chúng lợi dụng Noel để ăn chơi trác táng, chúng tiêu xài hoang phí
bằng những gì dựa trên danh nghĩa nhân dân...
Tiếng
chuông nhà thờ vương chút bâng khuâng, những người lành ngay cầu xin Chúa cứu
rỗi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NOEL NGOÀI ĐƯỜNG SG - CAO MỴ NHÂN
NOEL NGOÀI ĐƯỜNG SG - CAO MỴ NHÂN
Có
một quãng thời gian vừa đủ cho người dân Saigon ngó lại những vết sẹo trừu
tượng trên gương mặt nhau, để thấy rằng dù giầu hay nghèo ở chế độ Cộng Hoà
trước 30-4-1975, tất cả đều chán ghét Cộng sản, đến thâm căn cố đế, chẳng còn
biết sợ là gì nữa.
Chẳng
lẽ lại nói rằng ai cũng có thể là Chí Phèo, không còn gì để mất, vì người ta đã
bị cướp hết rồi : chồng vợ, nhà ở, xe đi, việc làm vv...và cả cái
danh dự làm một người Tự Do đúng nghĩa, như thủa còn VNCH thoải mái, tiện nghi
...
Thế
nên trong 5 năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước, tức là các năm từ 1980- 1985,
dân Saigon phục hồi lại những gì vốn có .
Theo
thứ tự mà tôi ghi nhận được:
Những
người bị bức bách đi Kinh Tế Mới đã tự ý bỏ về lại đô thành Saigon Chợ Lớn xưa
.
Những
nhà mà csvn đánh tư sản, đốt phá chợ búa, cũng dập dềnh dọn hàng họ lại.
Những
thanh niên xung phong bị bịnh hay chán ngấy cuộc sống dập khuôn " Thép đã
tôi thế đấy " của Liên Sô, đã bỏ về nhờ vả gia đình, thí dụ Đinh Hoài Ngọc
là con trai cả của Thi sĩ Đinh Hùng, về ngồi sửa xe đạp ở ngõ chùa Kim Liên
Khánh Hội .
Những
thanh niên csvn đi chiến trường Tây nam ( Campuchia ) đã đào ngũ, không về bắc,
mà ở lại ngay Saigon đi khuân vác hay chạy xe thồ, tức xe ôm sau này .
Dù
vẫn bị công an csvn theo dõi, nhà nhà vẫn có người ra đi vượt biên dưới mọi
hình thức .
Các
người ở miền nam trước 30 -4-1975, đã tới được các nước Tự Do như Mỹ, Pháp, Úc,
Canada ...đã liên tiếp gởi quà và tiền về giúp gia đình ...
Bắt
đầu những trường hợp ra đi do thân nhân bảo lãnh ...
Nhìn
chung, Saigon như một nơi đón nhận mọi khách quá cảnh, chẳng ai còn tâm địa
muốn ở lại cái thành phố bị xốc ngược lên làm gì nữa .
Bấy
giờ tôi cũng đã từ nông trường trở về thành phố, để trực tiếp chăn dắt 4 đứa
con ở tuổi từ ấu tới thiếu niên, còn đi học tiểu và trung học, nghĩa là chúng
chưa đến tuổi đi làm, và cũng không thể làm gì khác ngoài đi học như tôi mong
muốn.
Quả
tình tôi chưa kiếm được việc làm, phải đi theo nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh, là phu
nhân Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, bán mấy thứ " đồ nhà " do quý nữ sĩ còn
khá giả, hay có quà của thân nhân từ ngoại quốc gởi về, để kiếm chút hoa hồng .
Riêng
tôi cũng có ý mong quà cáp từ " xã tôi" hay bạn bè thân tình gởi về
tiếp sức ...vươn lên hoàn cảnh sáng sủa hơn.
Sau
giai đoạn 5 năm nêu trên, thì tôi làm huấn luyện viên Dưỡng Sinh, có vẻ ổn định
một chút .
Như
vậy quý vị đã thấy phần nào cái xã hội còn đang ở trạng thái " hườm "
tức là quả chưa chín, nên mọi người còn chút hy vọng ở tương lai.
Vì
thế bắt đầu thời gian nêu trên, những dịp lễ lạc ở Saigon, là thiên hạ, giới
trẻ đổ ra đường đông đảo như đi hành hương, trẩy hội.
Từng
lớp, từng lớp xe honda, xe đạp, người người chen chúc nhau đi bộ chật nghẹt
những con đường về trung tâm thành phố .
Thế
nên, vào dịp lễ Noel hằng năm ở thời gian trên ( 5 năm đầu thập niên 80 thế kỷ
trước ) là không thể nào phủ nhận cái sức người tràn ra đường như mưa lũ. Tràn
ra để đi chơi ngoài phố, chứ không để đi biểu tình hoan hô hay phản đối .
Trước
hết thanh niên nam nữ để dành bộ cánh mới tinh hay lạ mắt, mặc cho ngày Noel.
Tưởng ngày này còn vui hơn Tết nguyên đán nữa .
Sau
đó từng nhóm, từng nhóm kéo nhau ra đường ...
Những
con đường bao quanh, hoặc đi tới nhà thờ Đức Bà, Nha Bưu Điện thành phố , bùng
binh trước mặt nhà thờ lớn.
Những
con đường đi tới nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Kỳ Đồng .
Tất nhiên các nhà thờ khác cũng đầy đủ
giáo dân thân thuộc họ đạo liên hệ, đi xem lễ.
Có
một điều ngạc nhiên, là ngoại trừ quý vị dân Chúa , còn tất cả chỉ muốn ra
đường, có thể hò hét, cười rỡn vv...một cách tự nhiên, không phải e dè, ngán
ngẩm như những ngày thường trong năm phải trông chừng công an kiếm chuyện.
Dòng
người đi bộ túm năm tụm ba hân hoan ...
Ít
nhất đi chơi Noel cũng phải có 2 ngưởi, thủ thỉ chuyện gần xa...
Xe
honda, xe đạp thì kể như giao thoa thành những khối kẹt khổng lồ, người trên xe
cũng chẳng cần phải mau chóng gỡ những mối xe tắc nghẽn, vì mục đích là chỉ ra
đường ...
Từ
những buổi chiều tối Noel đó, tôi suy ra, CSVN chỉ có nguồn tài nguyên duy
nhất, không bị bạo quyền chia nhau tham nhũng, là " Mỏ người ".
Rồi
chính họ, bạo quyền cộng sản VN đã khai thác " mỏ người " thành những
luồng xuất khẩu lao động một cách không bao giờ bị thua lỗ.
Những
hồi chông nhà thờ ở khắp nơi trong và quanh Saigon vang lên cao vời, thanh thoát
...
Chúa
đến mang cho loài người niềm vui trong sáng, nguồn hạnh phúc chan hoà, nỗi hân
hoan tuyệt diệu...
Dân
Chúa ở lại nhà thờ rước lễ.
Trước
giờ Lễ Nửa Đêm thì những người " trẩy hội Noel " đã lục tục trở lại
những con đường quen thuộc để về nhà ...
Tại
mỗi nhà, và tuỳ theo cách nghĩ về Noel, những bữa ăn ....lại tưng bừng trong
không khí yêu thương kính mừng ngày Chúa đến .
Với
khung cảnh ấy, người dân vừa thoát cơn sợ hãi đổi đời. Bạo quyền còn một chút
" tôn thờ vô sản", có cái vẻ khiêm tốn vì mặc cảm kém cỏi nghèo hèn
...
Khác
với những năm sau này, và nhất là gần đây, chúng, bạo quyền XHCN đã mặc sức thi
đua nghề nào, ngành nấy đi lên bằng những con đường ngắn đầy tội ác cộng phỉ,
đẩy dân lành, phần đông là những người thuộc chế độ cũ, phải thất cơ lỡ vận bế
tắc, tuyệt vọng ...
Chúng,
bạo quyền, và những giới chức liên hệ tới sinh hoạt chúng, mở ra một kỷ nguyên
ươn hèn, thụ hưởng, tạo nên thứ giai cấp mới trong xã hội VN là tư sản đỏ, hay
đế chế bóc lột công khai, chia nhau bán nước, để vơ vét tiền của làm giầu, như
tư bản thứ thiệt .
Mấy
năm gần đây, chúng lợi dụng Noel để ăn chơi trác táng, chúng tiêu xài hoang phí
bằng những gì dựa trên danh nghĩa nhân dân...
Tiếng
chuông nhà thờ vương chút bâng khuâng, những người lành ngay cầu xin Chúa cứu
rỗi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)