Mỗi Ngày Một Chuyện
NƠI CỬA THẦN PHÙ - CAO MỴ NHÂN
NƠI CỬA THẦN PHÙ - CAO MỴ NHÂN
Mỗi
lần trong lòng tôi có điều gì nhuốm vẻ không như ý, có chút gì buồn vô cớ, thì
tôi lại nhớ câu thơ dân gian hay ca dao mà mẹ chồng tôi thường hát giọng Huế,
cả khi ru các cháu, lẫn những lúc không chi cả, bà thích thì hát chơi:
Đưa
nhau ra cửa Thần Phù
Khéo
tu thì nổi, vụng tu thì chìm
Tôi
bị 2 câu " rõ thật là thơ " này ám ảnh...không những chỉ thời gian
còn ở gia trang của dòng họ Dương Phú Vang, Thừa Thiên, mà cho tới bây giờ, đã
cả đời tôi chưa hề bước chân tới làng xưa của bên " xã tôi ".
Và
tôi đoan chắc " xã tôi ", tức đức lang quân của tôi, cũng chưa hề về
Phú Vang thăm quê bao giờ.
Lý
do rất đơn giản là tôi...được hạnh ngộ " xã tôi " ở Đà Nẵng . Rồi cứ
thế dắt dìu nhau từ Bến Hải vô tới Cà Mâu, làm ăn hoặc đi chơi hầu như 4/5 tổng
số tỉnh miền nam trước 30-4-1975.
Tất
nhiên trong cuộc sống, vui nhiều thì buồn cũng lắm, nhất là khi còn thanh xuân,
ai cũng thày lay, khoe mình đúng, bạn đời sai, mình phải, bạn trái vv...
Đôi
khi đúng sai đến phải thề thốt, kêu gọi Trời Đất Thánh Thần phân xử, cho thoả
lòng ngay thẳng, chính chuyên của mỗi người ...
Thì
lập tức mẹ chồng tôi lại khuyên chúng tôi ra cửa Thần Phù, cửa sông hay cửa
biển thiêng liêng kia, mà cũng như cái huyện Phú Vang nêu trên, cả đời chúng tôi
nào biết Thần Phù " toạ lạc " ở đâu.
Cũng
giống như là tượng mẹ bồng con, hay nàng Tô thị vọng phu. Trên quê hương Việt
Nam, có ít nhất 5,7 núi Vọng Phu kể từ Lạng Sơn vô tới đèo Cả, ở đây còn có tên
núi Đá Bia, gần Đại Lãnh.
Cửa
Thần Phù cũng tương tự núi Vọng Phu, là có ít nhất 2,3 cửa Thần Phù, mà chỉ vì
một câu thề độc, dân gian đã tạo ra mấy cửa Thần Phù thật trừu tượng.
Mẹ
chồng tôi bảo: Mục đích là cho bọn bay thề, nên có thể tìm thấy cửa Thần Phù
gần nhứt, thí dụ " bờ sông ngoài tê, hoặc cửa biển, chỗ mô mà nước chảy
thật xoáy, để kẻ đi thề sợ quá, phải khai thiệt ra đó mờ ".
"
Xã tôi " thích quá, làm bộ thách thức: " Đi, anh với Mỵ ra cửa sông
Hàn, dưới Trẹm Đà Nẵng, thề ".
Tôi
không biết " xã tôi " muốn thề gì, chứ tôi chán cái mớ đời đi, "
lúc mô ông cũng làm quyền với tui chớ " .
Mẹ
chồng tôi phì cười, " Bây ơi, thằng Bê nó hàm hồ chưa tề, chở con mô đi chơi chỗ bờ sông nớ, chừ
hắn đòi cùng vợ đi thề, tau nói cho mà biết, cửa Thần Phù ở mô tận Thanh Hoá,
Nghệ An, hay vô tới Quảng Bình lận, chớ phải chơi mô, đừng dại dột rỡn đùa
thánh thần nghe con.
Bỗng
cách đây không lâu lắm, khi tôi cộng tác với tuần san
"
Dân Ta " ở Houston Texas, có dịp gặp giáo sư nhà văn
Trần
Khánh Liễm, nguyên sĩ quan cấp tá QL/VNCH, tình cờ ông đề cập tới một chuyện
khác, nhưng lại kể rõ ràng 3 chữ
"
Cửa Thần Phù ", thế là tôi mừng quá, hỏi thăm giáo sư nhà văn Trần Khánh
Liễm ngay, và biết nơi đó, Cửa Thần Phù ở đâu.
Trước
khi đi vào chi tiết, tôi phải thưa ngay để quý vị yên tâm rằng: quê hương giáo
sư nhà văn Trần Khánh Liễm ở ngay trên phần đất có "Cửa Thần Phù VN".
Cuốn
vừa tự truyện, vừa mang tính chất biên khảo LÀNG TÔI TẠI CỬA THẦN PHÙ vừa được
ra mắt, phát hành ở Houston
Texas
thời gian này.
Trong
cuốn sách nêu trên, " Làng Tôi Tại Cửa Thần Phù ", với tính chất xác
thực gần như 100% , vì là chuyện kể của một người đã được sinh ra và lớn lên ở
vùng cửa Thần Phù ấy, thì vấn đề chỉ còn là: quý vị đọc sách đó, Làng Tôi Ở Cửa
Thần Phù, đầy đủ rồi, nếu muốn biết thêm, chỉ cần hỏi tác giả là biết tận tường
ngay.
Làng
Tôi Ở Cửa Thần Phù, còn có các hình ảnh và bản đồ tìm kiếm sông núi, phố phường
vv...cùng 2 câu thơ dân gian đúng nhất, như vầy :
Lênh
đênh qua cửa Thần Phù
Khéo
tu (chèo) thì nổi, vụng tu thì chìm...
Chỉ
với lời khuyên của dân làng từ cổ đại là: cửa Thần Phù nước sâu, sóng cả ...lỡ
có đi thuyền bè qua đó, thì phải chèo giỏi mới qua sóng gió được.
Tuy
nhiên, cho dù là lời khuyên bảo thực tế đấy, phải vững tay chèo, phải giỏi việc
chèo chống mới không bị sóng nước lật chìm. Nhưng vẫn tin vào mệnh số, phải có
lòng tu thân, tích đức ...Thánh thần mới giúp thuyền nhân vượt qua an toàn.
Như
vậy Thần Phù là địa danh một cửa biển danh tiếng bậc nhất duyên hải hình chữ S
của non nước VN, nó, cửa Thần Phù ở giữa lằn ranh 2 tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá
.
Quanh
đó còn có chuyện thần thoại người An Tiêm với quả dưa đỏ, từ thời vua Hùng
Vương thứ 17, ghi truyền thuyết lại cho tới bây giờ.
Khi
nhận được cuốn LÀNG TÔI TẠI CỬA THẦN PHÙ do giáo sư, nhà văn, quan tá gởi tặng,
tôi mừng quá, mở ngay chương " Cửa Thần Phù " đọc mải miết ...
Cửa
Thần Phù quả có thật trong cuộc sống quý vị và chúng tôi trên quê hương VN.
Cửa
Thần Phù vừa mang giá trị thực tiễn, vừa kín đáo mở ra một học thuyết, một chân
lý sống đạo đức giữa người với người trọng đạo yêu đời ...
Người
dân Việt sống với nhau giữa đất trời hoa mộng, thanh cao, mà vẫn nhiệt tình nối
kết, nếu không thì việc gì phải đi tìm sóng nước hiểm nguy để thề thốt lòng
ngay thẳng của mình ...ôi cũng vô cùng thần thoại...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NƠI CỬA THẦN PHÙ - CAO MỴ NHÂN
NƠI CỬA THẦN PHÙ - CAO MỴ NHÂN
Mỗi
lần trong lòng tôi có điều gì nhuốm vẻ không như ý, có chút gì buồn vô cớ, thì
tôi lại nhớ câu thơ dân gian hay ca dao mà mẹ chồng tôi thường hát giọng Huế,
cả khi ru các cháu, lẫn những lúc không chi cả, bà thích thì hát chơi:
Đưa
nhau ra cửa Thần Phù
Khéo
tu thì nổi, vụng tu thì chìm
Tôi
bị 2 câu " rõ thật là thơ " này ám ảnh...không những chỉ thời gian
còn ở gia trang của dòng họ Dương Phú Vang, Thừa Thiên, mà cho tới bây giờ, đã
cả đời tôi chưa hề bước chân tới làng xưa của bên " xã tôi ".
Và
tôi đoan chắc " xã tôi ", tức đức lang quân của tôi, cũng chưa hề về
Phú Vang thăm quê bao giờ.
Lý
do rất đơn giản là tôi...được hạnh ngộ " xã tôi " ở Đà Nẵng . Rồi cứ
thế dắt dìu nhau từ Bến Hải vô tới Cà Mâu, làm ăn hoặc đi chơi hầu như 4/5 tổng
số tỉnh miền nam trước 30-4-1975.
Tất
nhiên trong cuộc sống, vui nhiều thì buồn cũng lắm, nhất là khi còn thanh xuân,
ai cũng thày lay, khoe mình đúng, bạn đời sai, mình phải, bạn trái vv...
Đôi
khi đúng sai đến phải thề thốt, kêu gọi Trời Đất Thánh Thần phân xử, cho thoả
lòng ngay thẳng, chính chuyên của mỗi người ...
Thì
lập tức mẹ chồng tôi lại khuyên chúng tôi ra cửa Thần Phù, cửa sông hay cửa
biển thiêng liêng kia, mà cũng như cái huyện Phú Vang nêu trên, cả đời chúng tôi
nào biết Thần Phù " toạ lạc " ở đâu.
Cũng
giống như là tượng mẹ bồng con, hay nàng Tô thị vọng phu. Trên quê hương Việt
Nam, có ít nhất 5,7 núi Vọng Phu kể từ Lạng Sơn vô tới đèo Cả, ở đây còn có tên
núi Đá Bia, gần Đại Lãnh.
Cửa
Thần Phù cũng tương tự núi Vọng Phu, là có ít nhất 2,3 cửa Thần Phù, mà chỉ vì
một câu thề độc, dân gian đã tạo ra mấy cửa Thần Phù thật trừu tượng.
Mẹ
chồng tôi bảo: Mục đích là cho bọn bay thề, nên có thể tìm thấy cửa Thần Phù
gần nhứt, thí dụ " bờ sông ngoài tê, hoặc cửa biển, chỗ mô mà nước chảy
thật xoáy, để kẻ đi thề sợ quá, phải khai thiệt ra đó mờ ".
"
Xã tôi " thích quá, làm bộ thách thức: " Đi, anh với Mỵ ra cửa sông
Hàn, dưới Trẹm Đà Nẵng, thề ".
Tôi
không biết " xã tôi " muốn thề gì, chứ tôi chán cái mớ đời đi, "
lúc mô ông cũng làm quyền với tui chớ " .
Mẹ
chồng tôi phì cười, " Bây ơi, thằng Bê nó hàm hồ chưa tề, chở con mô đi chơi chỗ bờ sông nớ, chừ
hắn đòi cùng vợ đi thề, tau nói cho mà biết, cửa Thần Phù ở mô tận Thanh Hoá,
Nghệ An, hay vô tới Quảng Bình lận, chớ phải chơi mô, đừng dại dột rỡn đùa
thánh thần nghe con.
Bỗng
cách đây không lâu lắm, khi tôi cộng tác với tuần san
"
Dân Ta " ở Houston Texas, có dịp gặp giáo sư nhà văn
Trần
Khánh Liễm, nguyên sĩ quan cấp tá QL/VNCH, tình cờ ông đề cập tới một chuyện
khác, nhưng lại kể rõ ràng 3 chữ
"
Cửa Thần Phù ", thế là tôi mừng quá, hỏi thăm giáo sư nhà văn Trần Khánh
Liễm ngay, và biết nơi đó, Cửa Thần Phù ở đâu.
Trước
khi đi vào chi tiết, tôi phải thưa ngay để quý vị yên tâm rằng: quê hương giáo
sư nhà văn Trần Khánh Liễm ở ngay trên phần đất có "Cửa Thần Phù VN".
Cuốn
vừa tự truyện, vừa mang tính chất biên khảo LÀNG TÔI TẠI CỬA THẦN PHÙ vừa được
ra mắt, phát hành ở Houston
Texas
thời gian này.
Trong
cuốn sách nêu trên, " Làng Tôi Tại Cửa Thần Phù ", với tính chất xác
thực gần như 100% , vì là chuyện kể của một người đã được sinh ra và lớn lên ở
vùng cửa Thần Phù ấy, thì vấn đề chỉ còn là: quý vị đọc sách đó, Làng Tôi Ở Cửa
Thần Phù, đầy đủ rồi, nếu muốn biết thêm, chỉ cần hỏi tác giả là biết tận tường
ngay.
Làng
Tôi Ở Cửa Thần Phù, còn có các hình ảnh và bản đồ tìm kiếm sông núi, phố phường
vv...cùng 2 câu thơ dân gian đúng nhất, như vầy :
Lênh
đênh qua cửa Thần Phù
Khéo
tu (chèo) thì nổi, vụng tu thì chìm...
Chỉ
với lời khuyên của dân làng từ cổ đại là: cửa Thần Phù nước sâu, sóng cả ...lỡ
có đi thuyền bè qua đó, thì phải chèo giỏi mới qua sóng gió được.
Tuy
nhiên, cho dù là lời khuyên bảo thực tế đấy, phải vững tay chèo, phải giỏi việc
chèo chống mới không bị sóng nước lật chìm. Nhưng vẫn tin vào mệnh số, phải có
lòng tu thân, tích đức ...Thánh thần mới giúp thuyền nhân vượt qua an toàn.
Như
vậy Thần Phù là địa danh một cửa biển danh tiếng bậc nhất duyên hải hình chữ S
của non nước VN, nó, cửa Thần Phù ở giữa lằn ranh 2 tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá
.
Quanh
đó còn có chuyện thần thoại người An Tiêm với quả dưa đỏ, từ thời vua Hùng
Vương thứ 17, ghi truyền thuyết lại cho tới bây giờ.
Khi
nhận được cuốn LÀNG TÔI TẠI CỬA THẦN PHÙ do giáo sư, nhà văn, quan tá gởi tặng,
tôi mừng quá, mở ngay chương " Cửa Thần Phù " đọc mải miết ...
Cửa
Thần Phù quả có thật trong cuộc sống quý vị và chúng tôi trên quê hương VN.
Cửa
Thần Phù vừa mang giá trị thực tiễn, vừa kín đáo mở ra một học thuyết, một chân
lý sống đạo đức giữa người với người trọng đạo yêu đời ...
Người
dân Việt sống với nhau giữa đất trời hoa mộng, thanh cao, mà vẫn nhiệt tình nối
kết, nếu không thì việc gì phải đi tìm sóng nước hiểm nguy để thề thốt lòng
ngay thẳng của mình ...ôi cũng vô cùng thần thoại...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)