Mỗi Ngày Một Chuyện
NƠI MẶT TRỜI ẨM ƯỚT - CAO MỴ NHÂN
NƠI MẶT TRỜI ẨM ƯỚT - CAO MỴ NHÂN
Lần thứ hai tôi đến Tiệp Khắc, mùa thu năm 2003, khi ông xã tôi vừa về hưu ít lâu.
Ông xã tôi trong bản tử vi có cái cung " Thiên di " sáng chói, nên hay tìm dịp chuyển dịch, hay rong chơi, nên tâm tư tình cảm thật phong phú.
Nghe tôi kể chuyện cách đó 9 năm, tức là năm 1994 , tôi đến Tiệp Khắc dự đại hội Văn Bút Thế Giới, ở Prana, có đi chơi một nơi rất đẹp là Karlovy Vary , không xa thủ đô Praha của xứ sở Tiệp, phong cảnh mơ màng như thủa ...hồng hoang vậy ...
Ông xã tôi bảo tôi biết gì về cái thủa hồng hoang ấy, có phải tôi muốn nói Tiệp Khắc thời còn Chủ nghĩa xã hội, là thời kỳ đất nước Tiệp đỏ kè, vừa thoát khỏi học thuyết Karl Marx đó không ?
Định đi chơi mà đem học thuyết ra làm gì cho mất thì giờ, chúng tôi chọn ngay mùa thu năm ấy, 2003 , để cho tôi thấy lại đúng cái khung cảnh tôi đã đi qua, cho ông xã tôi thấy bầu trời dịu dàng toàn sương với khói ở Tiệp Khắc.
Tất nhiên khởi sự từ Praha, theo đoàn du lịch về một hướng xa xôi nào, hai bên đường sương mờ phủ kín cánh đồng, tôi cũng chẳng biết dân Tiệp trồng những thứ rau đậu gì.
Mặt trời cứ như một quả bóng bay mầu trắng nhạt, bập bềnh trong sương, khi ở trên cao, lúc lại xà xuống thấp sát với đường chân mây mờ ảo ...
Độ một tiếng sau, thì mặt trời hừng lên, nhưng không đỏ thắm như ở các nơi không khí ấm, mà in trên trời sương như một chấm son trên nền giấy trắng cũ vàng ố ...
Xe đã đậu lại ở một tụ điểm ...du lịch. Trời bớt ảm đạm hơn ...mọi người tự xếp thành đoàn không dài lắm, bắt đầu vô một dãy nhà dài, bốn bề vách kíến trong veo ...
Ngay nơi cửa toà nhà vách kiến, là nơi bán tặng phẩm đã đành, mà điều quan trọng có vẻ mặc nhiên phải thế, chúng tôi mua mỗi người một cái ấm " dẹp " nhỏ hơn bàn tay, có quai cầm và vòi ấm thật xinh xắn ...
Giữa nhà kiến, là một hồ nước dài, được thiết lập song song với 2 vách dài của phòng ốc.
Hàng chục vòi nước nhỏ có khoá vặn kiểu robinet , nước ấm, gọi là nguồn nước nóng, khoáng, nguyên chất thiên nhiên, tinh khiết để du khách thưởng thức nước suối trong lành ...bằng cái ấm "dẹp " nêu trên.
Du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, họ thường dùng 2 ngôn ngữ : Anh và Pháp .
Du khách địa phương thường là những đôi nam nữ rất trẻ, họ vừa nhâm nhi những ngụm nước ấm, vừa thì thầm, như hát tình ca ...
Một lúc lâu sau, chúng tôi đi bộ ngang một khu rừng cây thưa, lá vàng kim nhũ, giống như một vạt đồi thấp thì đúng hơn, tôi đùa là khu rừng đô thị, vì nơi ấy nhiều cây xào xạc lá rơi, nhưng rất sạch ...
Trên một cột đá vuông, năm xưa thấy bức tượng bán thân Triết gia vô sản Karl Marx, năm nay có thể nào, đoàn đi theo hướng khác.
Nhưng tôi vẫn thấy những ngôi nhà nhỏ lắp kiến, có những tấm hình vẽ lên kiến cửa, là tượng ảnh Chúa, Đức Mẹ, hay Thiên thần ...
Một nhà hàng trong số nhiều nhà hàng ăn rất tây, lặng lẽ nhưng không buồn bã, sang trọng nhưng thân thiết ngay từ lúc khách bước chân vô cửa, như là người nhà ở xa về.
Mỗi người có thể kêu từng đĩa riêng, hay ăn chung như tiệc, và nơi đâu thì cách ăn cũng giống nhau, chỉ khác kiểu nấu và lối phục vụ.
Ông xã tôi thích những phim truyện Bohemia, nên cứ đùa là đường mòn của dân du mục thời thượng và trung cổ .
Thật ra, để hình thành một nước Tiệp Khắc ( Prague)
có tới mấy sắc dân, tan hợp cũng nhiều lần, trong suốt thế kỷ 20 vừa qua , kể từ 1918 được tuyên bố chủ quyền, tới 1990, mới thoát khỏi chế độ Cộng sản .
Trong khoảng thời gian 1918-1990, Tiệp Khắc ba chìm bảy nổi, nhiều kiểu chính thể lắm, năm 1994, chúng tôi được thấy Tiệp Khắc bình thường như bất cứ quốc gia nhỏ bẻ nào muốn được sống yên lành, Tiệp Khắc mở cửa cho thế giới tới du lịch đất nước thơ mộng .
Trong những cảnh đẹp của thành phố Praha như : Quảng trường , đồng hồ ma, những cửa hàng pha lê trong suốt, có một cảnh ...tuyệt vời nhất, là đi bộ trên cầu bắc ngang sông " Danube " .
Và trên một chiếc cầu, gọi là " Cầu Tình " thì có những nghệ sĩ dân gian chơi đàn phong cầm, vừa vui nhộn, vừa ảo não .
Rất nhiều người miền Bắc VN qua tạm cư ở Tiệp Khắc bằng nhiều cách như đi học , lao động vv...rồi sinh cơ lập nghiệp ở Tiệp Khắc.
Họ sống cạnh nhau để nương tựa là chính, vìdân tình với đất nước Tiệp có nét buồn cổ tích, đẹp thì có đẹp, nhưng sống động kiểu truyền thuyết.
Nhà cửa trên đồi lẫn với khói sương miên man, một lịch sử không thuần nhất, thì khó ca tụng non sông tổ quốc ..,
Rời khỏi phần đất Trung Đông, mà Châu Âu gọi là Đông Âu , nơi mặt trời lúc nào cũng ẩm ướt , đường xá chỗ nào cũng chênh vênh, Karlovy Vary , khó có dịp gặp lại, vì tôi chẳng thích những nỗi buồn ...vạn cổ ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NƠI MẶT TRỜI ẨM ƯỚT - CAO MỴ NHÂN
NƠI MẶT TRỜI ẨM ƯỚT - CAO MỴ NHÂN
Lần thứ hai tôi đến Tiệp Khắc, mùa thu năm 2003, khi ông xã tôi vừa về hưu ít lâu.
Ông xã tôi trong bản tử vi có cái cung " Thiên di " sáng chói, nên hay tìm dịp chuyển dịch, hay rong chơi, nên tâm tư tình cảm thật phong phú.
Nghe tôi kể chuyện cách đó 9 năm, tức là năm 1994 , tôi đến Tiệp Khắc dự đại hội Văn Bút Thế Giới, ở Prana, có đi chơi một nơi rất đẹp là Karlovy Vary , không xa thủ đô Praha của xứ sở Tiệp, phong cảnh mơ màng như thủa ...hồng hoang vậy ...
Ông xã tôi bảo tôi biết gì về cái thủa hồng hoang ấy, có phải tôi muốn nói Tiệp Khắc thời còn Chủ nghĩa xã hội, là thời kỳ đất nước Tiệp đỏ kè, vừa thoát khỏi học thuyết Karl Marx đó không ?
Định đi chơi mà đem học thuyết ra làm gì cho mất thì giờ, chúng tôi chọn ngay mùa thu năm ấy, 2003 , để cho tôi thấy lại đúng cái khung cảnh tôi đã đi qua, cho ông xã tôi thấy bầu trời dịu dàng toàn sương với khói ở Tiệp Khắc.
Tất nhiên khởi sự từ Praha, theo đoàn du lịch về một hướng xa xôi nào, hai bên đường sương mờ phủ kín cánh đồng, tôi cũng chẳng biết dân Tiệp trồng những thứ rau đậu gì.
Mặt trời cứ như một quả bóng bay mầu trắng nhạt, bập bềnh trong sương, khi ở trên cao, lúc lại xà xuống thấp sát với đường chân mây mờ ảo ...
Độ một tiếng sau, thì mặt trời hừng lên, nhưng không đỏ thắm như ở các nơi không khí ấm, mà in trên trời sương như một chấm son trên nền giấy trắng cũ vàng ố ...
Xe đã đậu lại ở một tụ điểm ...du lịch. Trời bớt ảm đạm hơn ...mọi người tự xếp thành đoàn không dài lắm, bắt đầu vô một dãy nhà dài, bốn bề vách kíến trong veo ...
Ngay nơi cửa toà nhà vách kiến, là nơi bán tặng phẩm đã đành, mà điều quan trọng có vẻ mặc nhiên phải thế, chúng tôi mua mỗi người một cái ấm " dẹp " nhỏ hơn bàn tay, có quai cầm và vòi ấm thật xinh xắn ...
Giữa nhà kiến, là một hồ nước dài, được thiết lập song song với 2 vách dài của phòng ốc.
Hàng chục vòi nước nhỏ có khoá vặn kiểu robinet , nước ấm, gọi là nguồn nước nóng, khoáng, nguyên chất thiên nhiên, tinh khiết để du khách thưởng thức nước suối trong lành ...bằng cái ấm "dẹp " nêu trên.
Du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, họ thường dùng 2 ngôn ngữ : Anh và Pháp .
Du khách địa phương thường là những đôi nam nữ rất trẻ, họ vừa nhâm nhi những ngụm nước ấm, vừa thì thầm, như hát tình ca ...
Một lúc lâu sau, chúng tôi đi bộ ngang một khu rừng cây thưa, lá vàng kim nhũ, giống như một vạt đồi thấp thì đúng hơn, tôi đùa là khu rừng đô thị, vì nơi ấy nhiều cây xào xạc lá rơi, nhưng rất sạch ...
Trên một cột đá vuông, năm xưa thấy bức tượng bán thân Triết gia vô sản Karl Marx, năm nay có thể nào, đoàn đi theo hướng khác.
Nhưng tôi vẫn thấy những ngôi nhà nhỏ lắp kiến, có những tấm hình vẽ lên kiến cửa, là tượng ảnh Chúa, Đức Mẹ, hay Thiên thần ...
Một nhà hàng trong số nhiều nhà hàng ăn rất tây, lặng lẽ nhưng không buồn bã, sang trọng nhưng thân thiết ngay từ lúc khách bước chân vô cửa, như là người nhà ở xa về.
Mỗi người có thể kêu từng đĩa riêng, hay ăn chung như tiệc, và nơi đâu thì cách ăn cũng giống nhau, chỉ khác kiểu nấu và lối phục vụ.
Ông xã tôi thích những phim truyện Bohemia, nên cứ đùa là đường mòn của dân du mục thời thượng và trung cổ .
Thật ra, để hình thành một nước Tiệp Khắc ( Prague)
có tới mấy sắc dân, tan hợp cũng nhiều lần, trong suốt thế kỷ 20 vừa qua , kể từ 1918 được tuyên bố chủ quyền, tới 1990, mới thoát khỏi chế độ Cộng sản .
Trong khoảng thời gian 1918-1990, Tiệp Khắc ba chìm bảy nổi, nhiều kiểu chính thể lắm, năm 1994, chúng tôi được thấy Tiệp Khắc bình thường như bất cứ quốc gia nhỏ bẻ nào muốn được sống yên lành, Tiệp Khắc mở cửa cho thế giới tới du lịch đất nước thơ mộng .
Trong những cảnh đẹp của thành phố Praha như : Quảng trường , đồng hồ ma, những cửa hàng pha lê trong suốt, có một cảnh ...tuyệt vời nhất, là đi bộ trên cầu bắc ngang sông " Danube " .
Và trên một chiếc cầu, gọi là " Cầu Tình " thì có những nghệ sĩ dân gian chơi đàn phong cầm, vừa vui nhộn, vừa ảo não .
Rất nhiều người miền Bắc VN qua tạm cư ở Tiệp Khắc bằng nhiều cách như đi học , lao động vv...rồi sinh cơ lập nghiệp ở Tiệp Khắc.
Họ sống cạnh nhau để nương tựa là chính, vìdân tình với đất nước Tiệp có nét buồn cổ tích, đẹp thì có đẹp, nhưng sống động kiểu truyền thuyết.
Nhà cửa trên đồi lẫn với khói sương miên man, một lịch sử không thuần nhất, thì khó ca tụng non sông tổ quốc ..,
Rời khỏi phần đất Trung Đông, mà Châu Âu gọi là Đông Âu , nơi mặt trời lúc nào cũng ẩm ướt , đường xá chỗ nào cũng chênh vênh, Karlovy Vary , khó có dịp gặp lại, vì tôi chẳng thích những nỗi buồn ...vạn cổ ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)