Mỗi Ngày Một Chuyện
NỖI NHỚ - CAO MỴ NHÂN
NỖI NHỚ - CAO MỴ NHÂN
Không phải cứ Nhớ là nhớ đâu, có nhiều kiểu Nhớ lắm, và cũng nhiều cách Nhớ lắm.
Thôi thế được rồi, đề cập qua về chữ Nhớ nếu trong bài vở viết lách, hay nỗi Nhớ âm ỉ trong lòng bất cứ ai đang nhớ nhung...
Bất cứ ai đang khổ vì một điều không thấy, không gặp lại những gì từ trừu tượng đến hiện thực.
Những quen thuộc bỗng trống vắng, từ vật thể đến nhân dáng ...
Những sự việc đó còn thấy được dẫu cận kề hay đã hoặc đang xa xôi, cách trở.
Nhưng lỡ ra, nỗi nhớ nó không hình dáng, không diễn tả được, mà cứ tăng lên theo kích thước cao, sâu, xa vv...
Thì quả là nan giải cho các bậc đại phu tân tiến .
Bởi vì quý đại phu văn minh, tân tiến, là chỉ có thuốc men hay ...mổ xẻ nỗi nhớ, sự nhớ ...
Để rồi đành liệt người mang nỗi nhớ, sự nhớ kia, chỉ là trạng thái tâm thần trong cuộc sống, thậm chí còn cho là bị tâm thần, nôm na thì lại bảo cuồng điên, si dại ...
Tác giả "nhạc sang" Cung Tiến trong tuyệt phẩm
"Hoài cảm" cũng xác nhận đôi khi Nhớ đến cuồng điên chứ phải ...chơi đâu:
... "Lòng cuồng điên vì nhớ ..."
(Hoài cảm Cung Tiến)
Thì rõ ràng cái sự nhớ, nỗi nhớ đó, nó mãnh liệt đến phát cuồng, phát điên lên đó thôi.
Tuy nhiên, nếu nhớ cái đồng hồ, nhớ xơi tô phở, nhớ một bài thơ, một giọng hát ...thì dễ quá...
Khách nhớ cứ việc đi tìm cái đồng hồ nào đó, mà khách để quên ở đâu...
Tô phở thì đi mua về hay tới tiệm ăn thẳng một lèo, nếu vẫn thèm thuồng, thì kêu thêm tô phở thứ hai.
Bài thơ vẫn trải trước mặt, thì cố học thuộc lòng, hay bài thơ đã mất thì đi tìm.
Còn giọng hát là phải qua trung gian rồi, phải nghe từ băng nhạc, đĩa hát, hay nhờ chính giọng hát của người mình muốn nghe ở đâu đó cất lên, tạm OK chứ gì.
Tất cả các nỗi nhớ, sự nhớ đều có thể đáp ứng được. Nhưng có một nỗi nhớ trầm kha, vừa hữu hình, vừa vô hình. ..mà không thể kiếm tìm được nơi thế gian này. Đó là người mang nỗi nhớ đã vào thiên thu cách biệt.
Nhớ ơi, sao khổ thế?
Vậy thì, đừng nhớ có hơn không.
Nhưng " Nhớ " lại là một " phạm trù " tâm lý ...tuyệt vời lắm đấy, nỗi nhớ, sự nhớ nó quan trọng và...trầm trọng biết bao ...
Cứ tưởng tượng một người không biết nhớ, hay không chịu nhớ thử xem, người ấy sẽ vô tư ư ? Lầm rồi, người ấy sẽ ngô nghê thì có. Và đó mới là nhuốm chút tâm thần đấy.
Nhưng, nghĩ lại, nhớ quá, không nhớ, đều đi tới tâm thần ...Tâm thần là một trạng thái, không phải bịnh .
Thành, trạng thái nào cũng chỉ nên tương đối thôi, vì cổ nhân đã dạy rồi : " Thái quá bất cập " là vậy.
Khi một người biết nhớ nhung, thương cảm, thì khó liệt họ vào hạng...vô cảm, vô tâm, vô tình, dẫu cho có vô hại đối với mình đi nữa.
Tới đây phải mở một dấu ngoặc, như cách viết trong một bài văn...lớn, mặc dầu đang chỉ là " Tám " mỗi ngày một chuyện .
Rằng người bạn tâm tình của ...tôi, mà tôi cứ mạn phép bốn phương đào lý, tôn phong danh xưng là vị thần xúc cảm trong " cõi người ta " lâu nay cũng của ...tôi.
Vị thần này rất ngoại lệ, nếu không muốn nói tới chữ biệt lệ, vì ổng không bao giờ thích cái sự nhớ, nỗi nhớ ...trời ơi của tôi, mỗi lần tôi giận ổng như nhạc sĩ Cung Tiến giận ai trong Hoài Cảm : " lòng cuồng điên vì nhớ"
Thì lập tức vị thần xúc cảm biến thành...mẫn cảm luôn, ông ta cứ việc ...ù lì như tượng đá vô tư, coi thử tôi chịu đựng sự nhớ, nỗi nhớ tới bao giờ tự đổi thành sự quên, nỗi quên ...một cách normal ...heart rate, chẳng có gì đáng ngại cả .
Thế nên, xem ra chỉ có cách " luyện đan " tự chữa cho nỗi nhớ, sự nhớ giảm khuây...là khôn ngoan nhất đấy .
Ấy là tạm xếp sầu tư, cảm luỵ , không cần hay ...hổng thèm nhớ nữa coi nào.
Lại kêu cứ bình thường hoá mọi chuyện ở trên đời này, dù cho có : " từ đây mãi mãi không thấy nhau, từ đây mãi mãi không thấy nhau ..." chăng nữa .
Song le, có một sự nhớ, nỗi nhớ mà buộc lòng chớ quên với bất cứ ai, như trong cái chất giọng nhạc viết về một bông hồng cho bất cứ ai, đang còn một tổ quốc để nhớ ( mượn ý nhạc Phạm Thế Mỹ ) .
Tức nói rõ ra rằng thì là bất cứ ai trong quý vị và chúng tôi, vẫn luôn luôn nhớ đến mỏi mòn, nhớ đến kiệt lực thân xác : " ta là ai " ( who am I ).
Để không băn khoăn một cách trí thức, hay bâng khuâng kiểu tiểu tư sản, đôi lúc mơ mơ hồ hồ ...đi tìm nguồn cội của mình .
" Nhớ ơi là nhớ ! "
Có khi mở miệng thốt ra lời vậy, mà trong lòng thì rỗng tuếch, điều này hoá giải được nỗi cuồng điên vì nhớ đấy quý vị ạ .
Tôi cũng xin qua ý nghĩ này , dừng lời " tấu xảo " về sự nhớ, nỗi nhớ bâng quơ hôm nay .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NỖI NHỚ - CAO MỴ NHÂN
NỖI NHỚ - CAO MỴ NHÂN
Không phải cứ Nhớ là nhớ đâu, có nhiều kiểu Nhớ lắm, và cũng nhiều cách Nhớ lắm.
Thôi thế được rồi, đề cập qua về chữ Nhớ nếu trong bài vở viết lách, hay nỗi Nhớ âm ỉ trong lòng bất cứ ai đang nhớ nhung...
Bất cứ ai đang khổ vì một điều không thấy, không gặp lại những gì từ trừu tượng đến hiện thực.
Những quen thuộc bỗng trống vắng, từ vật thể đến nhân dáng ...
Những sự việc đó còn thấy được dẫu cận kề hay đã hoặc đang xa xôi, cách trở.
Nhưng lỡ ra, nỗi nhớ nó không hình dáng, không diễn tả được, mà cứ tăng lên theo kích thước cao, sâu, xa vv...
Thì quả là nan giải cho các bậc đại phu tân tiến .
Bởi vì quý đại phu văn minh, tân tiến, là chỉ có thuốc men hay ...mổ xẻ nỗi nhớ, sự nhớ ...
Để rồi đành liệt người mang nỗi nhớ, sự nhớ kia, chỉ là trạng thái tâm thần trong cuộc sống, thậm chí còn cho là bị tâm thần, nôm na thì lại bảo cuồng điên, si dại ...
Tác giả "nhạc sang" Cung Tiến trong tuyệt phẩm
"Hoài cảm" cũng xác nhận đôi khi Nhớ đến cuồng điên chứ phải ...chơi đâu:
... "Lòng cuồng điên vì nhớ ..."
(Hoài cảm Cung Tiến)
Thì rõ ràng cái sự nhớ, nỗi nhớ đó, nó mãnh liệt đến phát cuồng, phát điên lên đó thôi.
Tuy nhiên, nếu nhớ cái đồng hồ, nhớ xơi tô phở, nhớ một bài thơ, một giọng hát ...thì dễ quá...
Khách nhớ cứ việc đi tìm cái đồng hồ nào đó, mà khách để quên ở đâu...
Tô phở thì đi mua về hay tới tiệm ăn thẳng một lèo, nếu vẫn thèm thuồng, thì kêu thêm tô phở thứ hai.
Bài thơ vẫn trải trước mặt, thì cố học thuộc lòng, hay bài thơ đã mất thì đi tìm.
Còn giọng hát là phải qua trung gian rồi, phải nghe từ băng nhạc, đĩa hát, hay nhờ chính giọng hát của người mình muốn nghe ở đâu đó cất lên, tạm OK chứ gì.
Tất cả các nỗi nhớ, sự nhớ đều có thể đáp ứng được. Nhưng có một nỗi nhớ trầm kha, vừa hữu hình, vừa vô hình. ..mà không thể kiếm tìm được nơi thế gian này. Đó là người mang nỗi nhớ đã vào thiên thu cách biệt.
Nhớ ơi, sao khổ thế?
Vậy thì, đừng nhớ có hơn không.
Nhưng " Nhớ " lại là một " phạm trù " tâm lý ...tuyệt vời lắm đấy, nỗi nhớ, sự nhớ nó quan trọng và...trầm trọng biết bao ...
Cứ tưởng tượng một người không biết nhớ, hay không chịu nhớ thử xem, người ấy sẽ vô tư ư ? Lầm rồi, người ấy sẽ ngô nghê thì có. Và đó mới là nhuốm chút tâm thần đấy.
Nhưng, nghĩ lại, nhớ quá, không nhớ, đều đi tới tâm thần ...Tâm thần là một trạng thái, không phải bịnh .
Thành, trạng thái nào cũng chỉ nên tương đối thôi, vì cổ nhân đã dạy rồi : " Thái quá bất cập " là vậy.
Khi một người biết nhớ nhung, thương cảm, thì khó liệt họ vào hạng...vô cảm, vô tâm, vô tình, dẫu cho có vô hại đối với mình đi nữa.
Tới đây phải mở một dấu ngoặc, như cách viết trong một bài văn...lớn, mặc dầu đang chỉ là " Tám " mỗi ngày một chuyện .
Rằng người bạn tâm tình của ...tôi, mà tôi cứ mạn phép bốn phương đào lý, tôn phong danh xưng là vị thần xúc cảm trong " cõi người ta " lâu nay cũng của ...tôi.
Vị thần này rất ngoại lệ, nếu không muốn nói tới chữ biệt lệ, vì ổng không bao giờ thích cái sự nhớ, nỗi nhớ ...trời ơi của tôi, mỗi lần tôi giận ổng như nhạc sĩ Cung Tiến giận ai trong Hoài Cảm : " lòng cuồng điên vì nhớ"
Thì lập tức vị thần xúc cảm biến thành...mẫn cảm luôn, ông ta cứ việc ...ù lì như tượng đá vô tư, coi thử tôi chịu đựng sự nhớ, nỗi nhớ tới bao giờ tự đổi thành sự quên, nỗi quên ...một cách normal ...heart rate, chẳng có gì đáng ngại cả .
Thế nên, xem ra chỉ có cách " luyện đan " tự chữa cho nỗi nhớ, sự nhớ giảm khuây...là khôn ngoan nhất đấy .
Ấy là tạm xếp sầu tư, cảm luỵ , không cần hay ...hổng thèm nhớ nữa coi nào.
Lại kêu cứ bình thường hoá mọi chuyện ở trên đời này, dù cho có : " từ đây mãi mãi không thấy nhau, từ đây mãi mãi không thấy nhau ..." chăng nữa .
Song le, có một sự nhớ, nỗi nhớ mà buộc lòng chớ quên với bất cứ ai, như trong cái chất giọng nhạc viết về một bông hồng cho bất cứ ai, đang còn một tổ quốc để nhớ ( mượn ý nhạc Phạm Thế Mỹ ) .
Tức nói rõ ra rằng thì là bất cứ ai trong quý vị và chúng tôi, vẫn luôn luôn nhớ đến mỏi mòn, nhớ đến kiệt lực thân xác : " ta là ai " ( who am I ).
Để không băn khoăn một cách trí thức, hay bâng khuâng kiểu tiểu tư sản, đôi lúc mơ mơ hồ hồ ...đi tìm nguồn cội của mình .
" Nhớ ơi là nhớ ! "
Có khi mở miệng thốt ra lời vậy, mà trong lòng thì rỗng tuếch, điều này hoá giải được nỗi cuồng điên vì nhớ đấy quý vị ạ .
Tôi cũng xin qua ý nghĩ này , dừng lời " tấu xảo " về sự nhớ, nỗi nhớ bâng quơ hôm nay .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)