Mỗi Ngày Một Chuyện
NỖI NIỀM MẸ - CAO MỴ NHÂN
NỖI NIỀM MẸ -
CAO MỴ NHÂN
Người
ta có thể nhận xét rất đúng sự việc gì, nếu không rơi vào một trong hai hoàn
cảnh sau:
Sung
sướng quá độ
Khổ
sở quá mức
Tất
nhiên bất kể tinh thần hay vật chất, hoặc cả hai điều trên. Nhưng vẫn có thể
chịu đựng được, nhất là đối với phụ nữ .
Và
cuối cùng vị phụ nữ ấy, phải hoặc đành để những sinh hoạt cuộc đời họ trôi theo
...dòng chảy.
Cũng
có nghĩa là sự bất lực của họ, những người đàn bà đáng thương, có thể đáng nể
phục là khác .
Sau
hơn nửa thế kỷ " quan sát " những tình trạng gia đình của các "
cas " xã hội ở ngoài đời, và ở cả trong cái tôi đáng ...chán, tôi đã thực
sự chút nào thương kính sức chịu đựng bền bỉ của quý bà mà tôi sắp kể ra đây,
nhân dịp " lễ Mẹ ", qua ngày kỷ niệm " Mother's day" hằng
năm tôi biết được khi đến xứ sở Hoa Kỳ chan hoà ánh sáng văn minh, tự do.
Để
bắt kịp luồng suy nghĩ hiện tại, rồi tà tà mời quý vị đi sâu về dĩ vãng cận
đại, có thể cũng đã xa xôi, trong cảm nghĩ hay ngoài thực tế, thời gian sẵn
sàng xoá đi bao tình huống không còn thích hợp với xã hội khoa học, tiên tiến
nữa .
Người
mẹ cũng trải qua những thăng trầm hình thức, nhân dáng, dung nhan hầu liên hệ
chặt chẽ với tư duy, tâm lý đương thời chẳng hạn.
Đến
Hoa Kỳ vào đầu thập niên 90 thế kỷ trước, gia đình tôi tá túc tại thành phố khá
sang trọng Irvine, hằng ngày mấy mẹ con tôi đi học Anh Văn ở đường Main trên
Santa Ana.
Tại
trung tâm ESL, thì ngoài việc học chữ nghĩa English để hội nhập, chúng tôi còn
được nghe hằng trăm chuyện vui buồn xa xứ.
Một
hôm cô X, nguyên giáo viên trường tiểu học Y ở Tây Ninh đã " tòng phu
" qua Mỹ, theo diện HO của đức lang quân mới từ trại tù cải tạo về trước
đó 2 năm, là bạn mới lớp sinh ngữ thứ hai vủa tôi, cô cho tôi coi tờ báo tiếng
Việt lớn nhứt thủ đô tị nạn Bolsa.
Nơi
báo đó có đăng tin một bà mẹ trẻ, cùng đứa con gái 2 tuổi, thiệt mạng trong
chiếc xe hơi của bà ấy, trên Fwy 22 .
Người
ta tìm thấy nơi túi xách một khẩu súng và bức thư tuyệt mạng.
Bạn
đọc đã biết rõ được chuyện buồn của người phụ nữ trẻ tuổi đó, đã tự cho cả 2 mẹ
con chết vì tình trạng rất bế tắc, rất dại dột và rất thương tâm .
Số
là cháu bé được sinh ra bình thường, lại xinh đẹp nữa.
Nhưng
rồi đôi mắt của bé cứ mỗi ngày mỗi yếu đi, loà đi, mặc dù bố mẹ và toàn bộ đại
gia đình đôi bên dốc lòng cứu chữa.
Tới
giai đoạn mà cháu bé hoàn toàn không thấy đường, trong nước mắt của người mẹ
trẻ đã không thể nào chịu đựng được niềm đau khổ, buồn phiền, hận tủi tràn
ngập.
Quá
thương con, tuyệt vọng hoàn toàn, người mẹ trẻ ấy quyết định mang con cùng đi
quyên sinh.
Ở
đây chúng ta gạt hết tất cả các thứ lý do, chỉ nguyên tình cảnh người mẹ trẻ
phải từng phút từng giây đối mặt với hình ảnh con gái nhỏ mới 2 tuổi bị mù loà
vô lý thế, thì làm sao không quẫn trí chứ ?
Trước
cảnh tượng bi thảm trên hơn 10 năm, chúng tôi đang ở trong tù cải tạo csvn.
Khi
thời gian " thiết lập các trại tù " tập trung cải tạo gọi là xong
rồi, bạo quyền cộng sản thông báo cho trung tâm nữ tù chúng tôi, được gặp thân nhân thăm nuôi
lần đầu tiên vào khoảng cuối năm 1975.
Tất
nhiên ngoài gia đình và trong tù chúng tôi đều mừng chứ.
Quản
giáo trại HT 7590 HT- T 20 chúng tôi toàn là nữ bộ đội , bởi lẽ rất đơn giản là
trung tâm 300 nữ tù chúng tôi, với sĩ số trên 100 sĩ quan nữ
quân nhân, và gần 200 nữ sĩ quan cảnh sát quốc gia.
Cuộc
trùng phùng tuy buồn khổ, nhưng không thể nói chúng tôi không mong chờ gặp lại
cha mẹ, chồng con, anh chị em vv...Còn chuyện quà cáp, đồ ăn thức uống là tuỳ
gia đình mỗi người thôi.
Sau
thời gian ấn định gặp gỡ gia đình rồi, tất cả tù lại xếp hàng trở vô trại, sinh
hoạt tù như thường lệ.
Có
những tiếng cười vì mới hàn huyên người nhà, làm sao kềm lòng cho được.
Song
cũng có những tiếng khóc tấm tức, day dứt, đã đành là ai nấy hễ buồn là phải
giấu diếm, kẻo bị phê phán tiêu cực, tiểu tư sản vv...
Thế
thì ở một góc nhà 4 kia. Như tôi đã từng kể với quý vị là trung tâm nữ tù chúng
tôi có 5 nhà, giống các lán trại giữ tù nam, có tiếng vật vã bi thương lắm, rồi
chính nữ trung uý T , không thể nắm chặt buồng tim người mẹ xa rời con một cách
thê thảm, chị T đã uất lên trong tiếng gào bị nén chặt :
"
Trời ơi, trời ơi..." đôi tay chị đập phành phạch xuống nền nhà: " đứa
con gái 16 tuổi của chị, một mình bơi xuồng ra sông vớt rau muống đã bị lật
xuồng, chết đuối ".
Hằng
ngày con chị phải đi kéo rau muống về chia ra từng bó, bán ngoài chợ, hầu nuôi
bà ngoại và các em, vì mẹ là chị T trong tù cải tạo.
"
Ngày của Mẹ ", sao tôi không kể chuyện vui , mà đan cử ra 2 chuyện nêu
trên buồn vậy ? Chẳng lẽ những cặp mẹ con nào cũng bạc phước thế sao ?
Chu
choa thiếu gì quý bậc mẫu thân của các vị sung sướng nhất trên đời chứ ?
Ôi
đó là chuyện thường ở đời, mà 80% quý bà Mẹ có thể chan hoà niềm vui rồi.
Tôi
xin đan cử một cặp mẫu thân đặc biệt, mang tính truyền thống Mẹ .
Vâng
thưa quý vị, bà Mẹ lão thành này đã di tu mà vẫn phải mang nợ của con gái bà,
mới là tội quá chứ.
Lại
vẫn trong cái dịp trung tâm nữ tù được thăm nuôi nêu trên .
Tôi
bắt gặp một hình ảnh vị ni sư trọng tuổi. Nơi chùa thì không biết cụ " cấp
bậc tu " thế nào, nên tôi tạm đặt là sư bà.
Sư
bà hồi đó dẫn 2 hay 3 cháu mà tôi lỡ quên rồi, cả 3 cháu này đều mặc những bộ
đồ mầu lam kiểu tiểu đồng xưa, cạo đầu, nhưng để chút tóc như trái đào trong
tranh vẽ.
Sư
bà cố giữ sắc diện bình thản, 3 cháu tiểu đồng thì ngơ ngác ngó chung quanh, có
lẽ thường nhật các chú bé này ở trong chùa, nên ngạc nhiên cuộc sống ô dề ngoài
xã hội đó chăng.
Một
phụ nữ cỡ tuổi ngoài 30 bước tới ôm chầm cả 3 tiểu nhi vào lòng. Phụ nữ này rất
duyên dáng, xinh đẹp, và đặc biệt lúc nào cũng có nụ cười trên môi.
Chị
hay mặc quần xoa đen, áo vải phin nõn mầu hoa đào, chị hôn hít ba đứa bé, chúng
là con chị, và sư bà là mẹ chị, chị KH. B trưởng của tôi.
Hai
vợ chồng chị đều phải đi tập trung cải tạo.
Có
mấy lần chị còn hỏi thăm tôi, là làm thơ như thế, thì có biết anh SBT thi sĩ,
chồng chị không .
Vâng,
chị KH là B trưởng nhà 3 chúng tôi đấy ạ.
B
trưởng tức là trung đội trưởng, nên nhà 3 giữ 60 nhân mạng tù từ cấp đại uý tới
đại tá Nữ Quân Nhân VNCH.
Và
chúng tôi chỉ có duy nhất đại tá Trần Cẩm Hương thôi.
Nay thì Trời cho anh chị KH đều trở về
mạnh khoẻ, các cháu "tiểu đồng" nêu trên đang cùng cha mẹ ở Hoa Kỳ,
đã học hành thành tài .
Kể
về quý vị Mẹ VN thì thiên kinh vạn quyển, mỗi vị là một pho sách tâm lý, xã
hội, giáo dục vv...dù ở thời đại nào cũng đáng ngợi ca trong khuôn viên rộng
lớn dành cho quý vị mang đầy đủ phẩm chất làm mẹ: hiếu hạnh, nhân từ, bác ái...
Nên
chi mỗi ngày kể lại một chuyện thôi, e cũng chưa đủ phần nào, thành xin hẹn mùa
"Mother's day " sang năm, nếu còn duyên sẽ gặp lại quý vị, để tiếp
tục tôn phong quý vị Mẹ như những bà tiên có thực trong đời này...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NỖI NIỀM MẸ - CAO MỴ NHÂN
NỖI NIỀM MẸ -
CAO MỴ NHÂN
Người
ta có thể nhận xét rất đúng sự việc gì, nếu không rơi vào một trong hai hoàn
cảnh sau:
Sung
sướng quá độ
Khổ
sở quá mức
Tất
nhiên bất kể tinh thần hay vật chất, hoặc cả hai điều trên. Nhưng vẫn có thể
chịu đựng được, nhất là đối với phụ nữ .
Và
cuối cùng vị phụ nữ ấy, phải hoặc đành để những sinh hoạt cuộc đời họ trôi theo
...dòng chảy.
Cũng
có nghĩa là sự bất lực của họ, những người đàn bà đáng thương, có thể đáng nể
phục là khác .
Sau
hơn nửa thế kỷ " quan sát " những tình trạng gia đình của các "
cas " xã hội ở ngoài đời, và ở cả trong cái tôi đáng ...chán, tôi đã thực
sự chút nào thương kính sức chịu đựng bền bỉ của quý bà mà tôi sắp kể ra đây,
nhân dịp " lễ Mẹ ", qua ngày kỷ niệm " Mother's day" hằng
năm tôi biết được khi đến xứ sở Hoa Kỳ chan hoà ánh sáng văn minh, tự do.
Để
bắt kịp luồng suy nghĩ hiện tại, rồi tà tà mời quý vị đi sâu về dĩ vãng cận
đại, có thể cũng đã xa xôi, trong cảm nghĩ hay ngoài thực tế, thời gian sẵn
sàng xoá đi bao tình huống không còn thích hợp với xã hội khoa học, tiên tiến
nữa .
Người
mẹ cũng trải qua những thăng trầm hình thức, nhân dáng, dung nhan hầu liên hệ
chặt chẽ với tư duy, tâm lý đương thời chẳng hạn.
Đến
Hoa Kỳ vào đầu thập niên 90 thế kỷ trước, gia đình tôi tá túc tại thành phố khá
sang trọng Irvine, hằng ngày mấy mẹ con tôi đi học Anh Văn ở đường Main trên
Santa Ana.
Tại
trung tâm ESL, thì ngoài việc học chữ nghĩa English để hội nhập, chúng tôi còn
được nghe hằng trăm chuyện vui buồn xa xứ.
Một
hôm cô X, nguyên giáo viên trường tiểu học Y ở Tây Ninh đã " tòng phu
" qua Mỹ, theo diện HO của đức lang quân mới từ trại tù cải tạo về trước
đó 2 năm, là bạn mới lớp sinh ngữ thứ hai vủa tôi, cô cho tôi coi tờ báo tiếng
Việt lớn nhứt thủ đô tị nạn Bolsa.
Nơi
báo đó có đăng tin một bà mẹ trẻ, cùng đứa con gái 2 tuổi, thiệt mạng trong
chiếc xe hơi của bà ấy, trên Fwy 22 .
Người
ta tìm thấy nơi túi xách một khẩu súng và bức thư tuyệt mạng.
Bạn
đọc đã biết rõ được chuyện buồn của người phụ nữ trẻ tuổi đó, đã tự cho cả 2 mẹ
con chết vì tình trạng rất bế tắc, rất dại dột và rất thương tâm .
Số
là cháu bé được sinh ra bình thường, lại xinh đẹp nữa.
Nhưng
rồi đôi mắt của bé cứ mỗi ngày mỗi yếu đi, loà đi, mặc dù bố mẹ và toàn bộ đại
gia đình đôi bên dốc lòng cứu chữa.
Tới
giai đoạn mà cháu bé hoàn toàn không thấy đường, trong nước mắt của người mẹ
trẻ đã không thể nào chịu đựng được niềm đau khổ, buồn phiền, hận tủi tràn
ngập.
Quá
thương con, tuyệt vọng hoàn toàn, người mẹ trẻ ấy quyết định mang con cùng đi
quyên sinh.
Ở
đây chúng ta gạt hết tất cả các thứ lý do, chỉ nguyên tình cảnh người mẹ trẻ
phải từng phút từng giây đối mặt với hình ảnh con gái nhỏ mới 2 tuổi bị mù loà
vô lý thế, thì làm sao không quẫn trí chứ ?
Trước
cảnh tượng bi thảm trên hơn 10 năm, chúng tôi đang ở trong tù cải tạo csvn.
Khi
thời gian " thiết lập các trại tù " tập trung cải tạo gọi là xong
rồi, bạo quyền cộng sản thông báo cho trung tâm nữ tù chúng tôi, được gặp thân nhân thăm nuôi
lần đầu tiên vào khoảng cuối năm 1975.
Tất
nhiên ngoài gia đình và trong tù chúng tôi đều mừng chứ.
Quản
giáo trại HT 7590 HT- T 20 chúng tôi toàn là nữ bộ đội , bởi lẽ rất đơn giản là
trung tâm 300 nữ tù chúng tôi, với sĩ số trên 100 sĩ quan nữ
quân nhân, và gần 200 nữ sĩ quan cảnh sát quốc gia.
Cuộc
trùng phùng tuy buồn khổ, nhưng không thể nói chúng tôi không mong chờ gặp lại
cha mẹ, chồng con, anh chị em vv...Còn chuyện quà cáp, đồ ăn thức uống là tuỳ
gia đình mỗi người thôi.
Sau
thời gian ấn định gặp gỡ gia đình rồi, tất cả tù lại xếp hàng trở vô trại, sinh
hoạt tù như thường lệ.
Có
những tiếng cười vì mới hàn huyên người nhà, làm sao kềm lòng cho được.
Song
cũng có những tiếng khóc tấm tức, day dứt, đã đành là ai nấy hễ buồn là phải
giấu diếm, kẻo bị phê phán tiêu cực, tiểu tư sản vv...
Thế
thì ở một góc nhà 4 kia. Như tôi đã từng kể với quý vị là trung tâm nữ tù chúng
tôi có 5 nhà, giống các lán trại giữ tù nam, có tiếng vật vã bi thương lắm, rồi
chính nữ trung uý T , không thể nắm chặt buồng tim người mẹ xa rời con một cách
thê thảm, chị T đã uất lên trong tiếng gào bị nén chặt :
"
Trời ơi, trời ơi..." đôi tay chị đập phành phạch xuống nền nhà: " đứa
con gái 16 tuổi của chị, một mình bơi xuồng ra sông vớt rau muống đã bị lật
xuồng, chết đuối ".
Hằng
ngày con chị phải đi kéo rau muống về chia ra từng bó, bán ngoài chợ, hầu nuôi
bà ngoại và các em, vì mẹ là chị T trong tù cải tạo.
"
Ngày của Mẹ ", sao tôi không kể chuyện vui , mà đan cử ra 2 chuyện nêu
trên buồn vậy ? Chẳng lẽ những cặp mẹ con nào cũng bạc phước thế sao ?
Chu
choa thiếu gì quý bậc mẫu thân của các vị sung sướng nhất trên đời chứ ?
Ôi
đó là chuyện thường ở đời, mà 80% quý bà Mẹ có thể chan hoà niềm vui rồi.
Tôi
xin đan cử một cặp mẫu thân đặc biệt, mang tính truyền thống Mẹ .
Vâng
thưa quý vị, bà Mẹ lão thành này đã di tu mà vẫn phải mang nợ của con gái bà,
mới là tội quá chứ.
Lại
vẫn trong cái dịp trung tâm nữ tù được thăm nuôi nêu trên .
Tôi
bắt gặp một hình ảnh vị ni sư trọng tuổi. Nơi chùa thì không biết cụ " cấp
bậc tu " thế nào, nên tôi tạm đặt là sư bà.
Sư
bà hồi đó dẫn 2 hay 3 cháu mà tôi lỡ quên rồi, cả 3 cháu này đều mặc những bộ
đồ mầu lam kiểu tiểu đồng xưa, cạo đầu, nhưng để chút tóc như trái đào trong
tranh vẽ.
Sư
bà cố giữ sắc diện bình thản, 3 cháu tiểu đồng thì ngơ ngác ngó chung quanh, có
lẽ thường nhật các chú bé này ở trong chùa, nên ngạc nhiên cuộc sống ô dề ngoài
xã hội đó chăng.
Một
phụ nữ cỡ tuổi ngoài 30 bước tới ôm chầm cả 3 tiểu nhi vào lòng. Phụ nữ này rất
duyên dáng, xinh đẹp, và đặc biệt lúc nào cũng có nụ cười trên môi.
Chị
hay mặc quần xoa đen, áo vải phin nõn mầu hoa đào, chị hôn hít ba đứa bé, chúng
là con chị, và sư bà là mẹ chị, chị KH. B trưởng của tôi.
Hai
vợ chồng chị đều phải đi tập trung cải tạo.
Có
mấy lần chị còn hỏi thăm tôi, là làm thơ như thế, thì có biết anh SBT thi sĩ,
chồng chị không .
Vâng,
chị KH là B trưởng nhà 3 chúng tôi đấy ạ.
B
trưởng tức là trung đội trưởng, nên nhà 3 giữ 60 nhân mạng tù từ cấp đại uý tới
đại tá Nữ Quân Nhân VNCH.
Và
chúng tôi chỉ có duy nhất đại tá Trần Cẩm Hương thôi.
Nay thì Trời cho anh chị KH đều trở về
mạnh khoẻ, các cháu "tiểu đồng" nêu trên đang cùng cha mẹ ở Hoa Kỳ,
đã học hành thành tài .
Kể
về quý vị Mẹ VN thì thiên kinh vạn quyển, mỗi vị là một pho sách tâm lý, xã
hội, giáo dục vv...dù ở thời đại nào cũng đáng ngợi ca trong khuôn viên rộng
lớn dành cho quý vị mang đầy đủ phẩm chất làm mẹ: hiếu hạnh, nhân từ, bác ái...
Nên
chi mỗi ngày kể lại một chuyện thôi, e cũng chưa đủ phần nào, thành xin hẹn mùa
"Mother's day " sang năm, nếu còn duyên sẽ gặp lại quý vị, để tiếp
tục tôn phong quý vị Mẹ như những bà tiên có thực trong đời này...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)