Mỗi Ngày Một Chuyện
NỤ CƯỜI BUỒN - CAO MỴ NHÂN
NỤ CƯỜI BUỒN - CAO MỴ NHÂN
Trên
sân thượng chùa An Lạc, đường Phạm Ngũ Lão Saigon, một buổi sáng mùa xuân, thầy
Quảng Thạc lặng lẽ ngắm cội mai vàng được trồng trong một chậu xứ lớn mầu xanh
lục.
Mai
đang độ nở, rất thịnh khai, vì toàn bộ cành xương không để một chỗ hở.
Mùng
2 Tết năm đó ở chùa đã vãn khách, thầy Quảng Thạc vốn là một văn nhân, nên đã
thu hút được khá đông văn nghệ sĩ chế độ cũ ở thành phố đô hội xưa, tới lui
thăm viếng và đàm đạo thi ca.
Nhóm
bạn văn cuối thập niên 80 chế độ trước đa phần tìm thầy để trao đổi văn chương,
và cũng muốn được nghe những lời chỉ giáo của đấng chân tu, mang đầy phẩm cách
nghệ sĩ .
Tôi
không rõ vị nào trong nhóm chúng tôi đã tới diện kiến thầy Quảng Thạc đầu tiên,
nhưng khi tôi biết tới chùa An Lạc, là tất cả nữ sĩ trong hội thơ Quỳnh Dao, đã
gần như thân tình với sinh hoạt chùa rồi .
Một
ngôi chùa không hình thành cửa Tam quan rõ nét, bởi ngay sau dãy cửa kiến kéo
lại, đã là tam bảo, lối kiến trúc hết sức tự nhiên, như những dinh cơ, phủ
huyện đời thường .
Đặc
biệt là bàn, ghế, tủ, cửa vv...đều trạm trổ, cẩn sa cừ, hay những miểng vỡ của chén bát xưa lồng trong chữ Hán ở
quanh vách cửa hay cột nhà .
Hôm
đó, mấy cô ở " Vườn Thu Hương " đường Lý Thái Tổ , trong đó có cô
Trinh Thục , là người chữa được nhiều bệnh cho các gia đình khó khăn về 2 mặt
tinh thần và vật chất, chỉ bằng phương cách chú nguyện từ bi, đến vãn cảnh.
Có
điều phương pháp chú nguyện để chữa bịnh của cô Trinh Thục lại rất hiệu quả,
khiến khách tới rất đông, trong đó có cả thầy Quảng Thạc vị thượng toạ chủ trì
chùa An Lạc nêu trên .
Cô
Trinh Thục là một nhân vật duy nhất hiện diện trong hội thơ Quỳnh Dao, không hề
viết lách, nhưng buổi hội thơ nào cũng có cô, bậc nữ lưu phong cách sang cả,
phẩm hạnh nhưng hiền hậu từ tốn .
Trước
đó, cô đã chăm sóc nữ sĩ Tuệ Mai.
Để
" thần thánh hoá ", tôi đã tôn phong cô Trinh Thục là
"
Quỳnh y " , vì rằng cô chuyên chữa bệnh cho các nữ sĩ Quỳnh Dao.
Câu
chuyện mùng 2 Tết năm đó bắt nguồn từ hình ảnh một nụ cười buồn của cô Trinh
Thục .
Sau
một thời gian chú nguyện chữa trị cho hàng ngàn bệnh nhân, ai cũng vui vẻ, ai
cũng tin tưởng, thì tới lượt cô ngã bệnh.
Cái
điều cô ngã bệnh bởi nguyên do duy nhất, kể ra không ai tin nổi, là cô "
xin nhận lãnh tất cả chứng bẹnh ung thư cho các bệnh nhân của cô, chỉ xin cho
họ đừng vướng phải , nhất là các gia đình nghèo khổ, khó khăn ..."
Do
đó cô thầm lặng với bệnh tình của cô, không than thở, không buồn bã, chán nản
... để mặc nhiên cho thời gian quyết định.
Vài
người chúng tôi, đã rủ cô đi chùa cầu Phật, lại chọn chùa An Lạc là điều mong
mỏi cho cô qua cơn bệnh hiểm nghèo .
Thầy
Quảng Thạc cũng " pháp thoại " cho chúng tôi về đề mục sự bất thường
và lẽ vô thường trong cuộc sống quanh ta .
Tôi
ngó vào khoảng không vô định, mặc dầu khuôn viên chùa An Lạc rất chật chội,
không khoảng khoát như các chùa khác .
Tôi
bắt gặp một nụ cười buồn, rất buồn của cô Trinh Thục .
Ngày
cô Trinh Thục được thân nhân chuẩn bị cho về nước Phật. Vì Vườn Thu Hương vón
là một tiệm may áo dài VN, nên 4 chị em cô đều là những tay may đồ tuyệt khéo,
tuyệt đẹp .
Ba
người chị trên cô, đã sắm sửa y trang cho cô đầy đủ nghi thức nhà chùa
4
bộ áo được mặc cho cô trước khi bỏ vào cỗ sự theo thứ tự gồm :
Bộ
đồ lụa trắng
Áo
tràng mầu lam
Áo
khoác cà sa
Áo
nhựa dày mầu xám .
Thượng
toạ Thích Quảng Thạc lặng lẽ tới làm phép, thầy khấn nguyện lầm rầm, rắc nước
phép trong cái chai bé xíu để trong túi áo cà sa mầu nâu hạt dẻ của thầy .
Khi
hình hài cô Trinh Thục đã được rời vô linh sàng yên ổn, thầy Quảng Thạc quay
lưng ra về chùa thầy, tôi không nhìn ra khoảng trống nào, vì chung quanh lúc đó
đang đông khách, rất đông thân nhân và bạn bè, cả những người bệnh mà trước đó
hay tới cô, nghe chú đại bi, và an tâm hồi phục .
Thầy
Quảng Thạc an nhiên lên chiếc cyclo đợi sẵn, đệ tử và khách trong nhà đám, chắp
tay kính cẩn chào thầy: " A, Di Đà Phật ", thầy giơ tay vẫy vẫy lại, tôi
kịp nhìn thấy một nụ cười buồn, rất buồn...
Tôi
đâm sợ những nụ cười buồn chi lạ .
Có
lẽ theo tôi đã cười thì nhất định phải vui mới mang niềm tin đến cho người đối
diện, chứ cười mà buồn thì não nề lắm, nó khiến người đối diện nhớ mãi cái ấn
tượng khổ não, bi ai, thảm sầu, mắc dầu vẫn là cười .
Sau
thời gian đó, tôi bỗng bâng khuâng mỗi lần tình cờ bắt gặp một nụ cười buồn ở
đâu đó .
Không
đến nỗi phải khổ sở day dứt vì nụ cười buồn bàng quang, mà tôi đã kịp nhận biết
rằng: Thượng Đế rất tinh vi, huyền bí, trao cho thế nhân nhiều " dữ kiện
" ở đời , nụ cười buồn là một bằng chứng .
Nụ
cười buồn diễn tả tâm trạng người biết chắc vận mệnh mình, không ai chia sẻ
được nỗi buồn tồn tại lúc đó .
Trong
cuộc đời tôi, tôi chưa hề có nụ cười buồn, tôi quan niệm lại hơi không uyển
chuyển, là với tôi chỉ có nụ cười thực sự vui tươi, với những dòng nước mắt
chảy mãi nếu không vui, chứ không việc gì phải cười buồn, cười gượng cả.
Ít
năm sau, thầy Quảng Thạc viên tịch, tôi nghĩ chắc chắn không có nụ cười buồn
nào, mà chỉ có kinh cầu cùng chuông mõ âm vang ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NỤ CƯỜI BUỒN - CAO MỴ NHÂN
NỤ CƯỜI BUỒN - CAO MỴ NHÂN
Trên
sân thượng chùa An Lạc, đường Phạm Ngũ Lão Saigon, một buổi sáng mùa xuân, thầy
Quảng Thạc lặng lẽ ngắm cội mai vàng được trồng trong một chậu xứ lớn mầu xanh
lục.
Mai
đang độ nở, rất thịnh khai, vì toàn bộ cành xương không để một chỗ hở.
Mùng
2 Tết năm đó ở chùa đã vãn khách, thầy Quảng Thạc vốn là một văn nhân, nên đã
thu hút được khá đông văn nghệ sĩ chế độ cũ ở thành phố đô hội xưa, tới lui
thăm viếng và đàm đạo thi ca.
Nhóm
bạn văn cuối thập niên 80 chế độ trước đa phần tìm thầy để trao đổi văn chương,
và cũng muốn được nghe những lời chỉ giáo của đấng chân tu, mang đầy phẩm cách
nghệ sĩ .
Tôi
không rõ vị nào trong nhóm chúng tôi đã tới diện kiến thầy Quảng Thạc đầu tiên,
nhưng khi tôi biết tới chùa An Lạc, là tất cả nữ sĩ trong hội thơ Quỳnh Dao, đã
gần như thân tình với sinh hoạt chùa rồi .
Một
ngôi chùa không hình thành cửa Tam quan rõ nét, bởi ngay sau dãy cửa kiến kéo
lại, đã là tam bảo, lối kiến trúc hết sức tự nhiên, như những dinh cơ, phủ
huyện đời thường .
Đặc
biệt là bàn, ghế, tủ, cửa vv...đều trạm trổ, cẩn sa cừ, hay những miểng vỡ của chén bát xưa lồng trong chữ Hán ở
quanh vách cửa hay cột nhà .
Hôm
đó, mấy cô ở " Vườn Thu Hương " đường Lý Thái Tổ , trong đó có cô
Trinh Thục , là người chữa được nhiều bệnh cho các gia đình khó khăn về 2 mặt
tinh thần và vật chất, chỉ bằng phương cách chú nguyện từ bi, đến vãn cảnh.
Có
điều phương pháp chú nguyện để chữa bịnh của cô Trinh Thục lại rất hiệu quả,
khiến khách tới rất đông, trong đó có cả thầy Quảng Thạc vị thượng toạ chủ trì
chùa An Lạc nêu trên .
Cô
Trinh Thục là một nhân vật duy nhất hiện diện trong hội thơ Quỳnh Dao, không hề
viết lách, nhưng buổi hội thơ nào cũng có cô, bậc nữ lưu phong cách sang cả,
phẩm hạnh nhưng hiền hậu từ tốn .
Trước
đó, cô đã chăm sóc nữ sĩ Tuệ Mai.
Để
" thần thánh hoá ", tôi đã tôn phong cô Trinh Thục là
"
Quỳnh y " , vì rằng cô chuyên chữa bệnh cho các nữ sĩ Quỳnh Dao.
Câu
chuyện mùng 2 Tết năm đó bắt nguồn từ hình ảnh một nụ cười buồn của cô Trinh
Thục .
Sau
một thời gian chú nguyện chữa trị cho hàng ngàn bệnh nhân, ai cũng vui vẻ, ai
cũng tin tưởng, thì tới lượt cô ngã bệnh.
Cái
điều cô ngã bệnh bởi nguyên do duy nhất, kể ra không ai tin nổi, là cô "
xin nhận lãnh tất cả chứng bẹnh ung thư cho các bệnh nhân của cô, chỉ xin cho
họ đừng vướng phải , nhất là các gia đình nghèo khổ, khó khăn ..."
Do
đó cô thầm lặng với bệnh tình của cô, không than thở, không buồn bã, chán nản
... để mặc nhiên cho thời gian quyết định.
Vài
người chúng tôi, đã rủ cô đi chùa cầu Phật, lại chọn chùa An Lạc là điều mong
mỏi cho cô qua cơn bệnh hiểm nghèo .
Thầy
Quảng Thạc cũng " pháp thoại " cho chúng tôi về đề mục sự bất thường
và lẽ vô thường trong cuộc sống quanh ta .
Tôi
ngó vào khoảng không vô định, mặc dầu khuôn viên chùa An Lạc rất chật chội,
không khoảng khoát như các chùa khác .
Tôi
bắt gặp một nụ cười buồn, rất buồn của cô Trinh Thục .
Ngày
cô Trinh Thục được thân nhân chuẩn bị cho về nước Phật. Vì Vườn Thu Hương vón
là một tiệm may áo dài VN, nên 4 chị em cô đều là những tay may đồ tuyệt khéo,
tuyệt đẹp .
Ba
người chị trên cô, đã sắm sửa y trang cho cô đầy đủ nghi thức nhà chùa
4
bộ áo được mặc cho cô trước khi bỏ vào cỗ sự theo thứ tự gồm :
Bộ
đồ lụa trắng
Áo
tràng mầu lam
Áo
khoác cà sa
Áo
nhựa dày mầu xám .
Thượng
toạ Thích Quảng Thạc lặng lẽ tới làm phép, thầy khấn nguyện lầm rầm, rắc nước
phép trong cái chai bé xíu để trong túi áo cà sa mầu nâu hạt dẻ của thầy .
Khi
hình hài cô Trinh Thục đã được rời vô linh sàng yên ổn, thầy Quảng Thạc quay
lưng ra về chùa thầy, tôi không nhìn ra khoảng trống nào, vì chung quanh lúc đó
đang đông khách, rất đông thân nhân và bạn bè, cả những người bệnh mà trước đó
hay tới cô, nghe chú đại bi, và an tâm hồi phục .
Thầy
Quảng Thạc an nhiên lên chiếc cyclo đợi sẵn, đệ tử và khách trong nhà đám, chắp
tay kính cẩn chào thầy: " A, Di Đà Phật ", thầy giơ tay vẫy vẫy lại, tôi
kịp nhìn thấy một nụ cười buồn, rất buồn...
Tôi
đâm sợ những nụ cười buồn chi lạ .
Có
lẽ theo tôi đã cười thì nhất định phải vui mới mang niềm tin đến cho người đối
diện, chứ cười mà buồn thì não nề lắm, nó khiến người đối diện nhớ mãi cái ấn
tượng khổ não, bi ai, thảm sầu, mắc dầu vẫn là cười .
Sau
thời gian đó, tôi bỗng bâng khuâng mỗi lần tình cờ bắt gặp một nụ cười buồn ở
đâu đó .
Không
đến nỗi phải khổ sở day dứt vì nụ cười buồn bàng quang, mà tôi đã kịp nhận biết
rằng: Thượng Đế rất tinh vi, huyền bí, trao cho thế nhân nhiều " dữ kiện
" ở đời , nụ cười buồn là một bằng chứng .
Nụ
cười buồn diễn tả tâm trạng người biết chắc vận mệnh mình, không ai chia sẻ
được nỗi buồn tồn tại lúc đó .
Trong
cuộc đời tôi, tôi chưa hề có nụ cười buồn, tôi quan niệm lại hơi không uyển
chuyển, là với tôi chỉ có nụ cười thực sự vui tươi, với những dòng nước mắt
chảy mãi nếu không vui, chứ không việc gì phải cười buồn, cười gượng cả.
Ít
năm sau, thầy Quảng Thạc viên tịch, tôi nghĩ chắc chắn không có nụ cười buồn
nào, mà chỉ có kinh cầu cùng chuông mõ âm vang ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)