Mỗi Ngày Một Chuyện
NỤ CƯỜI KHÔ - CAO MỴ NHÂN
NỤ CƯỜI KHÔ - CAO MỴ NHÂN
Trưa
nay đi trên đồng cát Moreno Valley, cách Riversider độ 20 phút xa lộ, về hướng
đông ...nắng rực rỡ thế, mà lòng cứ buồn.
Lại
như mấy lần trước, lại phải mở cuốn sổ tay ra, ghi nhanh những việc khiến mình
buồn...chi lạ đó. Nhưng đã nói " chi lạ " là buồn không tên rồi.
"
Buồn vào hồn không tên "mà ca sĩ Thanh Thuý hát thắt cả giọng, từ thủa
mình còn độc thân, bây giờ mỗi lần nghe lại, vẫn Thanh Thuý hát, thì chính mình lại thắt cả giọng chứ không phải
Thanh Thuý nghẹn ngào, như những năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước đâu.
Cái
sự buồn và người buồn nó không tương thuận hay sao ấy. Trong hoàn cảnh hiện tại
của mình, mình thấy mình không cần phải buồn.
Xét
về các mặt chung với gia đình có tính cách xã hội, và riêng cá nhân có tính
cách lãng mạn mộng mơ...
Với
tuổi quá về hưu, thì không có tính cách bắt buộc phải dấn thân hơn nữa.
Ông
bạn có cuộc sống tranh đấu liên tục, từ trước 1975, tới sau 1975, từ khi còn là
sinh viên Saigon, tới bây giờ là ông nội, ông ngoại của bầy con đang giữ các
chức vụ quan yếu trong cộng đồng X hải ngoại.
Ông
muốn qua các thời kỳ đấu tranh xưa, chỉ vẽ cho con cháu, nhưng con cháu chỉ đáp
ứng phần lễ nghĩa thôi, chứ phương pháp ứng xử thì cách biệt cả nửa thế kỷ rồi,
nếu không muốn nói lạc hậu.
Xe
rời phố thị đông đúc, rẽ vào một con đường vắng thật vắng...Thấy chiếc chõng
mây đặt trước cửa hông nhà, vì ngôi nhà này ở góc 2 mặt lộ, vườn thật rộng, cây
ăn trái trên 10 loại, cành lá um tùm ...nhìn thoáng như nhà rẫy ở miệt vườn VN.
Qua
phone hẹn, ông bà đã đón tôi trước cửa nhà. Tiếng chó gầm gừ đâu đó, một con
mèo mập đến không thể mập hơn được nữa, vì nó đã quá già, bộ lông mầu sám tro
mướt mịn, ngồi lặng
thinh, mắt lim dim ngái ngủ... chúng tôi đi ngang mặt nó, nó cũng không buồn
rời chỗ.
Tôi
hỏi thăm sức khỏe ông bà, rồi tiếp:
"
Hôm nay bên thủ đô tị nạn Bolsa có lễ gì đó, sao ông bà không đi ? "
Ông
trả lời: " Đi làm sao được , bà tính tôi đã gần 90, bà nhà tôi tuy bằng
9/10 tuổi tôi thôi, tinh tấn mọi chuyện nhưng hơi quên lặt vặt. Hôm xưa xe đã
ra tới Fwy 57 rồi, bà ấy phán :
"
Chết rồi, quên nồi cá kho chưa tắt bếp ông ơi..."
Thế
là " lão già " này, chạy như bay trên xa lộ trở về lại mái nhà
xưa (Come back to sorrento) đấy.
Nghe
như có nỗi gì buồn trong cảm giác quá, ngồi trên chiếc chõng tre, ngó ra tám
hướng, lòng thực sự buồn ...
Bà
" phu nhân " thì có vẻ hồn nhiên hơn, bất giác bà nói, không do ai
hỏi:
Thú
thiệt, ở đây sung sướng thế này, mà sao tôi vẫn chán lắm.
Trên
nụ cười của bà, tôi thấy rõ nét bâng khuâng, vời vợi ...
Bà
tiếp tục nói như đang đọc cho ai ghi âm phỏng vấn, mặc dù bà không tham gia một
sinh hoạt nào ngoài cộng đồng cũng như trong đam mê riêng lẻ của cá nhân bà:
Chúng
tôi rời VN ngay từ khi Việt cộng nó vào tới Saigon, bầu đoàn gồm 2 vợ chồng, 4
đứa con, thêm bà cụ mẹ tôi, bấy giờ tôi mới 39 tuổi thôi, ông ấy 48 rồi.
Thế
mà chúng tôi vẫn xoay xở được đấy. Bà cụ mẹ tôi thì ngoài 60. Bà bỗng cười khô
khan một chút:
Sau
một thời gian để chờ ổn định hẳn, ông nhà tôi được làm việc ở một cơ quan nhà
nước Mỹ đấy. Lúc bà, là tôi, qua sau này, ông ấy còn giúp đỡ được giấy tờ gì đó
cơ mà.
Tôi
cũng phải chêm vào một câu cho phải phép xã giao:
Đúng
rồi ông nhà giúp tôi các thứ giấy tờ để nhập tịch mau chóng, tôi vẫn nhớ ơn ông
bà chứ.
Nụ
cười khô lại nở buồn chán trên môi bà tám chục, mới đó bà còn tinh tấn, nay cứ
mơ hồ, như người từ kiếp trước trở về .
Tôi
thấy cần phải chấm dứt hiện tượng nửa thức nửa ngủ của tuổi hoàng hôn.
Ô,
các cô cậu và gia đình con cháu bà vẫn ăn nên làm ra, vui vẻ bình thường mà.
Vâng
chỉ có chúng tôi là dở hơi một chút, không muốn ở với con cháu, cũng không muốn
vô nhà già, thế bà không thấy là chúng tôi vẫn bình thường đó à ?
Bình
thường quá đi chứ, chỉ phải cái tội sống nội tâm quá, nên hay viễn vọng thôi.
Bà
lắc đầu nhè nhẹ: Nhưng bà có thấy lúc này là giai đoạn dở dang nhất của đời
người không ?
Có
lẽ khó mà giải thích được một cặp ông bà không nói là đầy đủ bình thường nữa,
còn dư thừa quá tải mọi mặt, từ vật chất đến tinh thần: vợ chồng đầy đủ, con
cháu thành tựu, khỏe mạnh, tất cả các gia đình riêng lớn bé vv...đều có nhà ở
xe mỗi nhà 2,3,4 vv...chiếc, để cái thì đi làm, cái thì đi học, thậm chí cái
chỉ để đi chơi thôi.
Vốn
liếng cũng to nhỏ này kia, muốn tiệm Răng, tiệm Thuốc có ngay, tiệm vàng tiệm
bạc vv...sáng choáng cả mặt đường...vv và vv...
Tất
nhiên điều diễn tả chính chỉ với ông bà bạn ...già của tôi thôi, tôi như một
quán tính ngó quanh cái khuôn viên rộng rãi đó. Hơi rùng mình khi nghĩ tới một
chuyện ma, dù ở không gian, thời gian nào cũng có thể hiện hình ...
Tôi
dè dặt hỏi :
Thế
có cháu nào ở chơi, chăm sóc ông bà không?
Ông
thấm ý : Nhà nước có cho chúng tôi mỗi người một chuyên viên chăm sóc hằng
ngày. Tôi thấy chị ta cũng có lòng với người già, nên xin cho chị ấy làm luôn
cả hai, bà ấy với tôi.
Tiếng
Việt mà đôi khi cũng khiến tôi bỡ ngỡ, nhưng cũng tiếng Việt mà tôi hiểu được
ngay, ấy là ông muốn nói nhân vật từ cơ quan xã hội tới chăm lo cho cả ông lẫn
bà, thay vì 2
người khác nhau, nay gộp chung cả ông lẫn bà cùng một nhà , với chỉ một chị đó
làm thôi, mặt nào cũng có lợi cả cho người tới làm việc lẫn người được chăm sóc
vậy.
Từ
đó suy ra, mạng sống con người ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ này, được chăm sóc từ
lúc sanh ra tới
khi giã biệt cõi thế. Nếu đi vào chi tiết thì chao ôi nhiều dịch vụ lắm.
Trở
lại câu chuyện lúc ban đầu, sẵn xe cháu được nghỉ hôm nay, đi thăm ông bà, tôi
thấy ông bà so với các hoàn cảnh khác, không còn gì để ta thán nữa... Có lẽ
chẳng nên buồn cho hại sức khỏe, bởi vì tất cả mọi vấn đề của đại gia đình ông
bà đều hoàn hảo, viên mãn, sao gọi dở dang nhỉ?
À,
khi sang đây từ đầu cuộc đi tản, ít năm sau chúng tôi có thêm 2 cháu nữa, tổng
cộng là 6 cháu. Đứa nào cũng có gia đình cả rồi. Mấy thằng đó mới làm một việc
mà ai cũng bảo là dở hơi, tôi, là ông bạn 90, cho là dỗi hơi, chúng nó thay
phiên nhau về VN để tìm nguồn tìm ngọn ...thật là cái vòng luẩn quẩn, nếu thích
trở về tìm nguồn, tìm ngọn,
thì chúng ta qua đây làm gì cho ...khổ! Nhưng thực ra sướng quá mà không biết
rằng cha ông chúng khổ nhục biết bao nữa ...
Thế
không phải dang dở hay sao ?
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NỤ CƯỜI KHÔ - CAO MỴ NHÂN
NỤ CƯỜI KHÔ - CAO MỴ NHÂN
Trưa
nay đi trên đồng cát Moreno Valley, cách Riversider độ 20 phút xa lộ, về hướng
đông ...nắng rực rỡ thế, mà lòng cứ buồn.
Lại
như mấy lần trước, lại phải mở cuốn sổ tay ra, ghi nhanh những việc khiến mình
buồn...chi lạ đó. Nhưng đã nói " chi lạ " là buồn không tên rồi.
"
Buồn vào hồn không tên "mà ca sĩ Thanh Thuý hát thắt cả giọng, từ thủa
mình còn độc thân, bây giờ mỗi lần nghe lại, vẫn Thanh Thuý hát, thì chính mình lại thắt cả giọng chứ không phải
Thanh Thuý nghẹn ngào, như những năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước đâu.
Cái
sự buồn và người buồn nó không tương thuận hay sao ấy. Trong hoàn cảnh hiện tại
của mình, mình thấy mình không cần phải buồn.
Xét
về các mặt chung với gia đình có tính cách xã hội, và riêng cá nhân có tính
cách lãng mạn mộng mơ...
Với
tuổi quá về hưu, thì không có tính cách bắt buộc phải dấn thân hơn nữa.
Ông
bạn có cuộc sống tranh đấu liên tục, từ trước 1975, tới sau 1975, từ khi còn là
sinh viên Saigon, tới bây giờ là ông nội, ông ngoại của bầy con đang giữ các
chức vụ quan yếu trong cộng đồng X hải ngoại.
Ông
muốn qua các thời kỳ đấu tranh xưa, chỉ vẽ cho con cháu, nhưng con cháu chỉ đáp
ứng phần lễ nghĩa thôi, chứ phương pháp ứng xử thì cách biệt cả nửa thế kỷ rồi,
nếu không muốn nói lạc hậu.
Xe
rời phố thị đông đúc, rẽ vào một con đường vắng thật vắng...Thấy chiếc chõng
mây đặt trước cửa hông nhà, vì ngôi nhà này ở góc 2 mặt lộ, vườn thật rộng, cây
ăn trái trên 10 loại, cành lá um tùm ...nhìn thoáng như nhà rẫy ở miệt vườn VN.
Qua
phone hẹn, ông bà đã đón tôi trước cửa nhà. Tiếng chó gầm gừ đâu đó, một con
mèo mập đến không thể mập hơn được nữa, vì nó đã quá già, bộ lông mầu sám tro
mướt mịn, ngồi lặng
thinh, mắt lim dim ngái ngủ... chúng tôi đi ngang mặt nó, nó cũng không buồn
rời chỗ.
Tôi
hỏi thăm sức khỏe ông bà, rồi tiếp:
"
Hôm nay bên thủ đô tị nạn Bolsa có lễ gì đó, sao ông bà không đi ? "
Ông
trả lời: " Đi làm sao được , bà tính tôi đã gần 90, bà nhà tôi tuy bằng
9/10 tuổi tôi thôi, tinh tấn mọi chuyện nhưng hơi quên lặt vặt. Hôm xưa xe đã
ra tới Fwy 57 rồi, bà ấy phán :
"
Chết rồi, quên nồi cá kho chưa tắt bếp ông ơi..."
Thế
là " lão già " này, chạy như bay trên xa lộ trở về lại mái nhà
xưa (Come back to sorrento) đấy.
Nghe
như có nỗi gì buồn trong cảm giác quá, ngồi trên chiếc chõng tre, ngó ra tám
hướng, lòng thực sự buồn ...
Bà
" phu nhân " thì có vẻ hồn nhiên hơn, bất giác bà nói, không do ai
hỏi:
Thú
thiệt, ở đây sung sướng thế này, mà sao tôi vẫn chán lắm.
Trên
nụ cười của bà, tôi thấy rõ nét bâng khuâng, vời vợi ...
Bà
tiếp tục nói như đang đọc cho ai ghi âm phỏng vấn, mặc dù bà không tham gia một
sinh hoạt nào ngoài cộng đồng cũng như trong đam mê riêng lẻ của cá nhân bà:
Chúng
tôi rời VN ngay từ khi Việt cộng nó vào tới Saigon, bầu đoàn gồm 2 vợ chồng, 4
đứa con, thêm bà cụ mẹ tôi, bấy giờ tôi mới 39 tuổi thôi, ông ấy 48 rồi.
Thế
mà chúng tôi vẫn xoay xở được đấy. Bà cụ mẹ tôi thì ngoài 60. Bà bỗng cười khô
khan một chút:
Sau
một thời gian để chờ ổn định hẳn, ông nhà tôi được làm việc ở một cơ quan nhà
nước Mỹ đấy. Lúc bà, là tôi, qua sau này, ông ấy còn giúp đỡ được giấy tờ gì đó
cơ mà.
Tôi
cũng phải chêm vào một câu cho phải phép xã giao:
Đúng
rồi ông nhà giúp tôi các thứ giấy tờ để nhập tịch mau chóng, tôi vẫn nhớ ơn ông
bà chứ.
Nụ
cười khô lại nở buồn chán trên môi bà tám chục, mới đó bà còn tinh tấn, nay cứ
mơ hồ, như người từ kiếp trước trở về .
Tôi
thấy cần phải chấm dứt hiện tượng nửa thức nửa ngủ của tuổi hoàng hôn.
Ô,
các cô cậu và gia đình con cháu bà vẫn ăn nên làm ra, vui vẻ bình thường mà.
Vâng
chỉ có chúng tôi là dở hơi một chút, không muốn ở với con cháu, cũng không muốn
vô nhà già, thế bà không thấy là chúng tôi vẫn bình thường đó à ?
Bình
thường quá đi chứ, chỉ phải cái tội sống nội tâm quá, nên hay viễn vọng thôi.
Bà
lắc đầu nhè nhẹ: Nhưng bà có thấy lúc này là giai đoạn dở dang nhất của đời
người không ?
Có
lẽ khó mà giải thích được một cặp ông bà không nói là đầy đủ bình thường nữa,
còn dư thừa quá tải mọi mặt, từ vật chất đến tinh thần: vợ chồng đầy đủ, con
cháu thành tựu, khỏe mạnh, tất cả các gia đình riêng lớn bé vv...đều có nhà ở
xe mỗi nhà 2,3,4 vv...chiếc, để cái thì đi làm, cái thì đi học, thậm chí cái
chỉ để đi chơi thôi.
Vốn
liếng cũng to nhỏ này kia, muốn tiệm Răng, tiệm Thuốc có ngay, tiệm vàng tiệm
bạc vv...sáng choáng cả mặt đường...vv và vv...
Tất
nhiên điều diễn tả chính chỉ với ông bà bạn ...già của tôi thôi, tôi như một
quán tính ngó quanh cái khuôn viên rộng rãi đó. Hơi rùng mình khi nghĩ tới một
chuyện ma, dù ở không gian, thời gian nào cũng có thể hiện hình ...
Tôi
dè dặt hỏi :
Thế
có cháu nào ở chơi, chăm sóc ông bà không?
Ông
thấm ý : Nhà nước có cho chúng tôi mỗi người một chuyên viên chăm sóc hằng
ngày. Tôi thấy chị ta cũng có lòng với người già, nên xin cho chị ấy làm luôn
cả hai, bà ấy với tôi.
Tiếng
Việt mà đôi khi cũng khiến tôi bỡ ngỡ, nhưng cũng tiếng Việt mà tôi hiểu được
ngay, ấy là ông muốn nói nhân vật từ cơ quan xã hội tới chăm lo cho cả ông lẫn
bà, thay vì 2
người khác nhau, nay gộp chung cả ông lẫn bà cùng một nhà , với chỉ một chị đó
làm thôi, mặt nào cũng có lợi cả cho người tới làm việc lẫn người được chăm sóc
vậy.
Từ
đó suy ra, mạng sống con người ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ này, được chăm sóc từ
lúc sanh ra tới
khi giã biệt cõi thế. Nếu đi vào chi tiết thì chao ôi nhiều dịch vụ lắm.
Trở
lại câu chuyện lúc ban đầu, sẵn xe cháu được nghỉ hôm nay, đi thăm ông bà, tôi
thấy ông bà so với các hoàn cảnh khác, không còn gì để ta thán nữa... Có lẽ
chẳng nên buồn cho hại sức khỏe, bởi vì tất cả mọi vấn đề của đại gia đình ông
bà đều hoàn hảo, viên mãn, sao gọi dở dang nhỉ?
À,
khi sang đây từ đầu cuộc đi tản, ít năm sau chúng tôi có thêm 2 cháu nữa, tổng
cộng là 6 cháu. Đứa nào cũng có gia đình cả rồi. Mấy thằng đó mới làm một việc
mà ai cũng bảo là dở hơi, tôi, là ông bạn 90, cho là dỗi hơi, chúng nó thay
phiên nhau về VN để tìm nguồn tìm ngọn ...thật là cái vòng luẩn quẩn, nếu thích
trở về tìm nguồn, tìm ngọn,
thì chúng ta qua đây làm gì cho ...khổ! Nhưng thực ra sướng quá mà không biết
rằng cha ông chúng khổ nhục biết bao nữa ...
Thế
không phải dang dở hay sao ?
CAO MỴ NHÂN (HNPD)