Truyện Ngắn & Phóng Sự

Nam Vang đi dễ khó về

Sợi dây ngang cuối cùng vừa buộc xong thì lệnh từ đài chỉ huy đã đưa xuống: “Chuẩn bị thả hạm kiều, tất cả thủy thủ đoàn tập họp ở sàn chính chờ lệnh hạm phó”.

Đã gần 35 năm trôi qua, mà chuyện dài Hổ Cáp 2 vẫn còn như ngày nào. Tuy ký ức không chết đi, nhưng thời gian cũng làm phai mờ đôi chút. Huỳnh Kim Chiến xin lỗi các bạn Nguyễn văn Độ, Võ Uyên Sao, Nguyễn văn Chừng, và Nguyễn văn Quý nếu hồi ký này có phần nào sai sót hay không được chính xác như các sự thật đã xảy ra.

Sợi dây ngang cuối cùng vừa buộc xong thì lệnh từ đài chỉ huy đã đưa xuống: “Chuẩn bị thả hạm kiều, tất cả thủy thủ đoàn tập họp ở sàn chính chờ lệnh hạm phó”. Tôi không nhớ rõ đó là lần thứ mấy Dương Vận Hạm Qui-Nhơn HQ 504 cập bến Nam Vang, thủ đô xứ chùa tháp trong chiến dịch “Hồi Hương Việt Kiều”.

Những mâu thuẫn và xung khắc giữa Việt kiều sống trên lãnh thổ Kampuchia và người bản xứ đã không còn biện pháp kềm chế. Đầu năm 1970, người Kampuchia bắt đầu những cuộc tấn công trả thù một cách dã man vào người Việt sống chung quanh vùng Biển-Hồ và ngoại ô thành phố Nam Vang cũng như các thành phố lân cận. “Cáp-duồn”, một danh từ đã đem đến sự kinh hoàng khi mọi người phải nhắc tới. Người Kampuchia đã chặt đầu và thả trôi sông nạn nhân bị họ đem ra hành quyết. Trên chuyến giang hành từ biên giới Việt-Kampuchia đến Nam Vang, tàu chúng tôi thỉnh thoảng thấy xác không đầu trôi sông đang được các giang đĩnh hộ tống vớt lên. Nhìn cảnh tượng đau đớn đó, trong lòng không khỏi bùi ngùi, xót xa. Biết bao người Việt vô tội đã phải là nạn nhân của cuộc trả thù man rợ này. (Người Kampuchia đã vịn cớ vào lịch-sử cha ông của họ bị tiền bối của chúng ta hà hiếp và xâm lấn lãnh thổ, cho nên họ vẫn tìm cách trả thù nếu có cơ hội?). Trước tai họa khủng khiếp đó, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã can thiệp với chính phủ Nam Vang và cuộc hành quân Hồi Hương Việt-Kiều đã được mở ra. Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã được giao phó, đảm nhận vai trò nồng cốt trong chiến dịch này.
Cho đến lần cập bến Nam Vang đó, hàng trăm ngàn Việt kiều đã được hồi hương qua các chuyến vận tải bằng Hải Vận Hạm, Dương Vận Hạm và ngay cả các Chiến Đấu Hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà. Làm sao nói lên hết được cảm xúc của mình khi nhìn thấy những gương mặt rạng rỡ và những đôi mắt biết ơn từ những Việt kiều được bước lên chiến hạm để chuẩn bị cho chuyến hồi hương trở về đất tổ quê cha. Chúng tôi cảm thấy đôi chút an ủi vì đã góp phần xoa dịu nỗi đau của người cùng giống nòi, huyết thống.
Những tháng cuối của năm 1970, Hổ Cáp 2 đã có 5 chàng gia nhập vào HQ504, lấy Dương Vận Hạm Qui-Nhơn làm thành lũy trong cuộc chiến chống Cộng Sản xâm lăng phương Bắc. Tôi và HQ thiếu úy (chúng tôi đã tự động thăng cấp) Nguyễn văn Chừng, Võ Uyên Sao trình diện đơn vị trước tiên, sau đó là Nguyễn văn Độ và Nguyễn văn Quý. Chuyện tự động thăng cấp đã bị Hạm-Phó Phan Lạc-Tiếp dợt cho mấy trận (mà vẫn không từ), trong khi Hạm-Trưởng Phan Phi-Phụng thì không nói lời nào (cho nên chúng tôi rất là quí mến ông ấy!).
Sau khi phân chia các ca trực và công việc cần thiết trong thời gian tàu cập bến, hạm-phó Phan Lạc-Tiếp đã nhấn mạnh đến tầm quan-trọng trong nhiệm vụ giữ gìn an-ninh cho chiến hạm và chỉ thị cho ca trực phải đề cao cảnh giác. Thủy thủ đoàn chúng tôi được chia ra làm ba, hai ca ở lại tàu ứng chiến và một ca được phép đi bờ.
Hạm kiều được bắt xuống cầu tàu vừa xong thì một sĩ-quan Kampuchia vội bước lên tàu đòi gặp hạm-phó. Tôi không đứng gần nên không nghe được mẩu đối thoại của họ, chỉ thấy sau đó hạm-phó cho lệnh đòi tôi trình diện. Thì ra ông ta chính là sĩ quan bến tàu có nhiệm vụ nhận hàng do chiến hạm chúng tôi chuyển đến. Tôi được lệnh hạm-phó tiếp xúc với ông ấy để sắp xếp công tác bóc dở hàng hoá, bởi vì tôi kiêm nhiệm chức vụ sĩ quan chuyển vận của chiến hạm. Sau cái bắt tay nẩy lửa, ông ta sổ ra một tràng: “Comment allez-vous?” Tôi hơi giật mình sửng sốt, ông ta nói tiếng Tây chớ không phải tiếng Miên (mà tôi cũng có biết tiếng Miên đâu!). Tôi cố moi vốn liếng Pháp ngữ còn sót lại trong đầu mà đối đáp. Thỉnh thoảng mắc tật cà lăm, phải nhờ hạm-phó cứu bồ.
Khoảng một giờ sau, trong lúc chúng tôi đang bận rộn với công việc, thì nghe hạ sĩ quan trực hạm kiều thông báo: “Qui-Nhơn rời tàu”. Tôi nhìn ra thì thấy có cả HQ Thiếu-úy Võ Uyên Sao đi cùng với hạm-trưởng xuống. Tôi quay qua tâm sự với đệ nhất đao phủ thủ của khoá 21, Nguyễn văn Độ.
- Thằng Sao sướng thiệt, lúc nào cũng được đi chơi trước.
- Mà lại đi với hạm-trưởng nữa chứ, Độ chêm vào.

Chúng tôi vẫn nghĩ Sao có ưu điểm là đẹp trai, ăn nói hoạt bát nên mới được cưng như vậy. (Tôi có dịp gặp lại Sao hồi tháng 6/2005 mới được Sao tiết lộ rằng lần ấy hạm trưởng Phan Phi-Phụng được ông đại-sứ Philippine tại Kampuchia mở tiệc khoản đãi để cám ơn HQ504 đã chuyển vận một số hàng hóa cho tòa đại sứ của ông ta. Sao cũng cho biết nhờ kiêm nhiệm chức vụ sĩ quan tiếp tân và nghi-lễ, lại biết thêm trò bói toán nữa nên có dịp gần gũi nhiều với hạm-trưởng và có khi ngay cả hạm trưởng phu-nhân nữa không biết chừng?).
Buổi chiều hôm đó, Độ đến rủ tôi:
- Ê Chiến, tao với mày xuống phố Nam Vang chơi
- Đi tới chỗ nào? Có mục gì hay không? Tôi hỏi lại
- Mày cứ hay hỏi, đi theo tao rồi sẽ biết.
Tôi vội thay quần áo civil rồi đi theo Độ xuống cầu tàu. Độ cẩn thận nhét vào người một khẩu Colt 45 để phòng thân (hắn là sĩ quan trọng pháo nên lúc nào cũng súng với ống). Tôi không hiểu tại sao cập bến nào, Độ cũng rủ ren tôi đi chơi với hắn. Có lẻ Độ hợp với tôi nhiều hơn, hoặc là thấy tôi có vẻ cù-lần nên muốn chỉ bảo cho một vài chiêu. Chúng tôi đón xe lam xuống phố. Xe lam ở thành phố Nam Vang khác với Sài Gòn chúng mình bấy giờ. Họ sử dụng xe Daihatsu 4 bánh nên di chuyển có phần êm hơn xe 3 bánh. Ngồi trong xe, đầu óc tôi miên man suy-nghĩ và cảm thấy mình hơi liều. Không biết tình hình đã lắng dịu hay chưa, rủi mình xui xuống tới dưới kia gặp phải nhóm người Miên nào đó cáp-duồn cho một trận thì khốn. Tôi lắc đầu, cố xua đi những điềm gở đó và tự nhủ: Thôi thì cứ nhắm mắt trao thân này cho đệ nhất đao phủ thủ.
Chúng tôi đi ăn ở một nhà hàng được trang hoàng và phục dịch theo kiểu Tây. Thành phố Nam Vang vẫn có nhiều sinh hoạt mang cung cách của Pháp, người Kampuchia cũng chịu chung số phận như người Việt chúng ta bị thực dân Pháp đô hộ gần trăm năm. Tối hôm đó, tôi không ngờ đệ nhất đao phủ thủ đưa tôi đi “trả thù dân tộc”. Đó là một trong những chiêu mà tôi đã học được từ đệ nhất đao phủ thủ. Tôi không có ý đổ tội cho quan Độ đâu, bụng làm dạ chịu mà. Nhưng cái cảm giác nhờn nhợn kia vẫn còn vương vấn mỗi khi hồi tưởng về sự kiện ấy. Ngày hôm sau tôi dậy trễ. Lúc ra ngoài phòng ăn sĩ quan thì thấy quan Nguyễn văn Chừng khệ nệ mang vào phòng, hộp ôi là hộp. Chừng khoe:
- Tớ mua được một ít quà về cho gia-đình.
- Một ít đó hả? Độ hỏi với theo, có vẻ ra điều châm chọc
- Thì có gì đâu nào, mầy cứ hay thắc mắc vớ vẫn. Chừng đáp.
Quan Chừng được mọi người trên chiến hạm nhắc đến như là một biểu hiệu của sự mẫu mực. Mà điều đó rất đúng. Chừng hiền lành, đứng đắn, và đạo đức nữa. Thỉnh thoảng hắn được hạm trưởng khen trước mặt chúng tôi, và muốn mọi người noi gương hắn. Thật cũng khó học được ở quan Chừng, vì tôi đã lỡ nhận quan Độ làm “thầy” của mình rồi.
Sau bữa cơm trưa, tôi lại cùng Độ xuống phố. Lần này Độ đưa tôi đến thăm nhà một người bạn mà Độ đã làm quen được trong lần tàu cặp bến trước đây. Tôi phục hắn sát đất. Cả đời mình muốn quen với một người thì thật là khổ sở, mà hắn thì chỉ bữa trước bữa sau. Có lần hắn nhạo tôi: Mầy thật tối nước quá!
Nhà của người bạn Độ ở cách bến tàu không xa mấy. Chúng tôi cuốc bộ cũng tới. Đó là một gia đình lai Pháp, theo lời của Độ. Bước vào nhà, tôi gật đầu chào một người đàn ông có vẻ nặng ký đang nằm trên chiếc ghế bố ở góc phòng. Ông ta lên tiếng:
- Chào cậu Độ đến chơi
- Dạ chào bác. Độ lịch sự chào lại và không quên giới thiệu tôi với ông ta.
Tôi không biết ông là người Việt hay người Hoa mà nói tiếng Việt rất sành sỏi. Tôi đoán chắc vợ ông ta là người Pháp, vì theo lời Độ thì đây là gia đình lai Pháp mà. Ông ta cất tiếng gọi:
- Ph. à, có anh Độ đến thăm.
- Dạ! Có tiếng của một cô gái đáp lại từ bên trong.
Tôi tò mò chờ để được diện kiến người đẹp của Độ. Khoảng một phút sau, tôi ngạc nhiên khi thấy một cô bé còn rất trẻ bước ra chào. Tôi đoán cô ta chừng 15, 16 tuổi là cùng, và cũng không có vẻ gì gọi là Tây lai cả. Tôi cũng không cho là cần thiết, nên không tìm hiểu gì thêm. Độ lên tiếng mời cô bé đi ăn ở dưới phố. Cô quay qua xin phép người đàn ông và được chấp thuận. Trong lần đi chơi đó, tôi chỉ nghĩ mình là một kẻ dư thừa, đi theo để tăng thêm uy-tín cho Độ mà thôi! Cô bé và Độ nói chuyện với nhau rất thân mật. Tôi giữ phép lịch sự, đi ở phía sau một đoạn xa xa nên không nghe hết những gì mà họ trao đổi với nhau. Thỉnh thoảng cô bé có quay lại hỏi tôi vài câu xã giao.
Tàu chúng tôi mở dây, rời bến Nam Vang quay đầu về Sài Gòn 3 ngày sau đó. Mấy tháng sau, HQ504 nhận được chỉ thị quay trở lại Nam Vang để làm một chuyến bóc hàng chót.
Buổi chiều ngày thứ 2 tại bến cảng Nam Vang. Tôi đang ngồi đấu láo với quan Chừng trong phòng ăn sĩ quan thì viên hạ sĩ quan trực hạm kiều vào tìm tôi:
- Thiếu-úy Chiến, có khách muốn gặp.
- Ai vậy? Tôi hỏi lại.
- Ông ra gặp rồi sẽ biết. Anh ta vừa trả lời vừa cười cười.
Tôi đi theo anh ta ra ngoài hạm kiều lòng tự hỏi: “Ai mà kiếm mình vậy cà?”
Tôi nhìn xuống cầu tàu hỏi anh ta:
- Ai đâu ?
- Đó! Anh ta chỉ tay xuống một người con gái đang đứng chờ dưới bến.
- Anh có lầm không? Tôi đâu có bạn gái nào ở đây.
- Anh Chiến! Giọng cô gái mừng rỡ khi quay lại nhìn thấy tôi.
- Ph. kiếm anh Độ hả? Tôi hỏi vọng xuống.
- Hông, em kiếm anh. Em đến tìm để thăm anh. Cô bé trả lời.
Tôi giật mình ngạc nhiên nhủ thầm: chắc em tìm quan Độ không gặp nên vớ đại lấy mình. Tôi mời cô bé Ph. lên tàu và đưa vào phòng khách (cũng là phòng ăn sĩ quan). Vào đến nơi thì thấy có cả hạm trưởng và hạm phó ở trong đó. Tôi định mở lời giới thiệu thì Ph. đã cất tiếng trước:
- Chào chú Phụng, chào chú Tiếp.
- Chào cháu, cháu có khoẻ không? Commandant Phụng chào lại.
- Sao lâu quá không thấy cháu đến chơi? Hạm-phó Tiếp nối lời.
- Dạ cháu bận đi học. Ph. đáp.
- Cháu uống nước gì để chú gọi.
- Da, nước cam đi chú. Ph. trả lời hạm phó.
Tôi đấm nhẹ vào trán mình một cái và lải nhải: thì ra họ đã biết nhau hết rồi, chỉ có riêng mình là ngố chẳng biết gì. Ph. có mang theo một quyển tập thật dầy và một bó hoa (hoa gì và màu gì tôi không còn nhớ rõ). Cô bé quay qua tôi:
- Đây là quyển lưu bút, em muốn anh viết cho em mấy dòng trước khi tàu rời bến. Còn cái nầy em tặng anh.
Ph. đưa cho tôi cả 2 thứ, quyển tập và bó hoa. Tôi chới với cầm lấy những thứ đó, im lặng một chút rồi nói:
- Cám ơn Ph. Em ngồi đây chơi, để anh vào phòng viết lưu-bút.
Tôi đi vào phòng riêng, ngồi xuống ghế mà chưa biết phải làm gì. Một lúc sau, tôi cầm viết lên hí hoáy, rồi sục sạo trong các ngăn tủ cố tìm một thứ gì để tặng lại cho cô bé. Không thấy gì hết, chẳng lẽ chịu thua. Chợt thấy bài nhạc “Cát Bụi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nằm trong ngăn kéo. Tôi cầm lên, thấy cũng còn mới bèn mở vào trang trong ghi vội mấy dòng.
Ngày cuối cùng ở cảng Nam Vang. Lúc đó cũng gần đến giờ khởi hành. Ph. lại đến tìm tôi. Tôi chạy xuống cầu tàu để gặp cô bé vì không còn nhiều thì giờ nữa.
Gương mặt cô có vẻ buồn, tôi cũng cảm thấy không được bình tĩnh lắm. – Tàu anh sắp sửa khởi hành, chỉ còn mấy phút nữa thôi. Ph. kiếm anh có chuyện gì?
- Thì em đến để tiễn đưa anh. Ph. trả lời, rồi tiếp:
- Em không hiểu tại sao anh tặng em bài hát đó?
Tôi gãi đầu, cố lấy giọng bình tĩnh mà triết lý:
- Đời người không có nghĩa gì trong thế giới này cả. Chỉ như hột cát trong sa mạc mà thôi.
- Em vẫn không hiểu. Bộ anh không có món gì khác tặng em sao?
Tôi cảm thấy bí lối nên trả lời đại:
- Mai mốt rồi em sẽ hiểu. Anh xin lỗi Ph. anh phải đi. Hy vọng có ngày nào đó tàu anh sẽ trở lại Nam Vang rồi anh sẽ cắt nghĩa thêm cho em nghe.
Tôi nhìn xuống thấy có vòng nước chung quanh đôi mắt cô bé. Tôi nói lời từ giã cuối cùng rồi chạy lên hạm kiều. Lệnh rút hạm kiều và tháo dây đã được ban ra sau đó. Tàu từ từ quay mũi và rời bến. Tôi chờ cho sân trước dọn dẹp cẩn thận xong bèn chạy lên đài chỉ huy. Ph. vẫn còn đứng ở cầu tàu, tay vẫy vẫy. Hạm phó Phan Lạc-Tiếp đến gần tôi:
- Cô bé vẫy tay chào cậu đó.
- Dạ chắc không phải đâu, cô ấy chào hạm truởng với hạm phó đó.
Không có tiếng trả lời, mà có tiếng của hạm trưởng ra lệnh:
- Hai máy tiến “Full”.
Tôi quay đầu nhìn lại, bóng của Ph. nhỏ dần, nhỏ dần rồi biến mất như hột cát trong sa mạc ………..
Huỳnh Kim Chiến

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nam Vang đi dễ khó về

Sợi dây ngang cuối cùng vừa buộc xong thì lệnh từ đài chỉ huy đã đưa xuống: “Chuẩn bị thả hạm kiều, tất cả thủy thủ đoàn tập họp ở sàn chính chờ lệnh hạm phó”.

Đã gần 35 năm trôi qua, mà chuyện dài Hổ Cáp 2 vẫn còn như ngày nào. Tuy ký ức không chết đi, nhưng thời gian cũng làm phai mờ đôi chút. Huỳnh Kim Chiến xin lỗi các bạn Nguyễn văn Độ, Võ Uyên Sao, Nguyễn văn Chừng, và Nguyễn văn Quý nếu hồi ký này có phần nào sai sót hay không được chính xác như các sự thật đã xảy ra.

Sợi dây ngang cuối cùng vừa buộc xong thì lệnh từ đài chỉ huy đã đưa xuống: “Chuẩn bị thả hạm kiều, tất cả thủy thủ đoàn tập họp ở sàn chính chờ lệnh hạm phó”. Tôi không nhớ rõ đó là lần thứ mấy Dương Vận Hạm Qui-Nhơn HQ 504 cập bến Nam Vang, thủ đô xứ chùa tháp trong chiến dịch “Hồi Hương Việt Kiều”.

Những mâu thuẫn và xung khắc giữa Việt kiều sống trên lãnh thổ Kampuchia và người bản xứ đã không còn biện pháp kềm chế. Đầu năm 1970, người Kampuchia bắt đầu những cuộc tấn công trả thù một cách dã man vào người Việt sống chung quanh vùng Biển-Hồ và ngoại ô thành phố Nam Vang cũng như các thành phố lân cận. “Cáp-duồn”, một danh từ đã đem đến sự kinh hoàng khi mọi người phải nhắc tới. Người Kampuchia đã chặt đầu và thả trôi sông nạn nhân bị họ đem ra hành quyết. Trên chuyến giang hành từ biên giới Việt-Kampuchia đến Nam Vang, tàu chúng tôi thỉnh thoảng thấy xác không đầu trôi sông đang được các giang đĩnh hộ tống vớt lên. Nhìn cảnh tượng đau đớn đó, trong lòng không khỏi bùi ngùi, xót xa. Biết bao người Việt vô tội đã phải là nạn nhân của cuộc trả thù man rợ này. (Người Kampuchia đã vịn cớ vào lịch-sử cha ông của họ bị tiền bối của chúng ta hà hiếp và xâm lấn lãnh thổ, cho nên họ vẫn tìm cách trả thù nếu có cơ hội?). Trước tai họa khủng khiếp đó, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã can thiệp với chính phủ Nam Vang và cuộc hành quân Hồi Hương Việt-Kiều đã được mở ra. Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã được giao phó, đảm nhận vai trò nồng cốt trong chiến dịch này.
Cho đến lần cập bến Nam Vang đó, hàng trăm ngàn Việt kiều đã được hồi hương qua các chuyến vận tải bằng Hải Vận Hạm, Dương Vận Hạm và ngay cả các Chiến Đấu Hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà. Làm sao nói lên hết được cảm xúc của mình khi nhìn thấy những gương mặt rạng rỡ và những đôi mắt biết ơn từ những Việt kiều được bước lên chiến hạm để chuẩn bị cho chuyến hồi hương trở về đất tổ quê cha. Chúng tôi cảm thấy đôi chút an ủi vì đã góp phần xoa dịu nỗi đau của người cùng giống nòi, huyết thống.
Những tháng cuối của năm 1970, Hổ Cáp 2 đã có 5 chàng gia nhập vào HQ504, lấy Dương Vận Hạm Qui-Nhơn làm thành lũy trong cuộc chiến chống Cộng Sản xâm lăng phương Bắc. Tôi và HQ thiếu úy (chúng tôi đã tự động thăng cấp) Nguyễn văn Chừng, Võ Uyên Sao trình diện đơn vị trước tiên, sau đó là Nguyễn văn Độ và Nguyễn văn Quý. Chuyện tự động thăng cấp đã bị Hạm-Phó Phan Lạc-Tiếp dợt cho mấy trận (mà vẫn không từ), trong khi Hạm-Trưởng Phan Phi-Phụng thì không nói lời nào (cho nên chúng tôi rất là quí mến ông ấy!).
Sau khi phân chia các ca trực và công việc cần thiết trong thời gian tàu cập bến, hạm-phó Phan Lạc-Tiếp đã nhấn mạnh đến tầm quan-trọng trong nhiệm vụ giữ gìn an-ninh cho chiến hạm và chỉ thị cho ca trực phải đề cao cảnh giác. Thủy thủ đoàn chúng tôi được chia ra làm ba, hai ca ở lại tàu ứng chiến và một ca được phép đi bờ.
Hạm kiều được bắt xuống cầu tàu vừa xong thì một sĩ-quan Kampuchia vội bước lên tàu đòi gặp hạm-phó. Tôi không đứng gần nên không nghe được mẩu đối thoại của họ, chỉ thấy sau đó hạm-phó cho lệnh đòi tôi trình diện. Thì ra ông ta chính là sĩ quan bến tàu có nhiệm vụ nhận hàng do chiến hạm chúng tôi chuyển đến. Tôi được lệnh hạm-phó tiếp xúc với ông ấy để sắp xếp công tác bóc dở hàng hoá, bởi vì tôi kiêm nhiệm chức vụ sĩ quan chuyển vận của chiến hạm. Sau cái bắt tay nẩy lửa, ông ta sổ ra một tràng: “Comment allez-vous?” Tôi hơi giật mình sửng sốt, ông ta nói tiếng Tây chớ không phải tiếng Miên (mà tôi cũng có biết tiếng Miên đâu!). Tôi cố moi vốn liếng Pháp ngữ còn sót lại trong đầu mà đối đáp. Thỉnh thoảng mắc tật cà lăm, phải nhờ hạm-phó cứu bồ.
Khoảng một giờ sau, trong lúc chúng tôi đang bận rộn với công việc, thì nghe hạ sĩ quan trực hạm kiều thông báo: “Qui-Nhơn rời tàu”. Tôi nhìn ra thì thấy có cả HQ Thiếu-úy Võ Uyên Sao đi cùng với hạm-trưởng xuống. Tôi quay qua tâm sự với đệ nhất đao phủ thủ của khoá 21, Nguyễn văn Độ.
- Thằng Sao sướng thiệt, lúc nào cũng được đi chơi trước.
- Mà lại đi với hạm-trưởng nữa chứ, Độ chêm vào.

Chúng tôi vẫn nghĩ Sao có ưu điểm là đẹp trai, ăn nói hoạt bát nên mới được cưng như vậy. (Tôi có dịp gặp lại Sao hồi tháng 6/2005 mới được Sao tiết lộ rằng lần ấy hạm trưởng Phan Phi-Phụng được ông đại-sứ Philippine tại Kampuchia mở tiệc khoản đãi để cám ơn HQ504 đã chuyển vận một số hàng hóa cho tòa đại sứ của ông ta. Sao cũng cho biết nhờ kiêm nhiệm chức vụ sĩ quan tiếp tân và nghi-lễ, lại biết thêm trò bói toán nữa nên có dịp gần gũi nhiều với hạm-trưởng và có khi ngay cả hạm trưởng phu-nhân nữa không biết chừng?).
Buổi chiều hôm đó, Độ đến rủ tôi:
- Ê Chiến, tao với mày xuống phố Nam Vang chơi
- Đi tới chỗ nào? Có mục gì hay không? Tôi hỏi lại
- Mày cứ hay hỏi, đi theo tao rồi sẽ biết.
Tôi vội thay quần áo civil rồi đi theo Độ xuống cầu tàu. Độ cẩn thận nhét vào người một khẩu Colt 45 để phòng thân (hắn là sĩ quan trọng pháo nên lúc nào cũng súng với ống). Tôi không hiểu tại sao cập bến nào, Độ cũng rủ ren tôi đi chơi với hắn. Có lẻ Độ hợp với tôi nhiều hơn, hoặc là thấy tôi có vẻ cù-lần nên muốn chỉ bảo cho một vài chiêu. Chúng tôi đón xe lam xuống phố. Xe lam ở thành phố Nam Vang khác với Sài Gòn chúng mình bấy giờ. Họ sử dụng xe Daihatsu 4 bánh nên di chuyển có phần êm hơn xe 3 bánh. Ngồi trong xe, đầu óc tôi miên man suy-nghĩ và cảm thấy mình hơi liều. Không biết tình hình đã lắng dịu hay chưa, rủi mình xui xuống tới dưới kia gặp phải nhóm người Miên nào đó cáp-duồn cho một trận thì khốn. Tôi lắc đầu, cố xua đi những điềm gở đó và tự nhủ: Thôi thì cứ nhắm mắt trao thân này cho đệ nhất đao phủ thủ.
Chúng tôi đi ăn ở một nhà hàng được trang hoàng và phục dịch theo kiểu Tây. Thành phố Nam Vang vẫn có nhiều sinh hoạt mang cung cách của Pháp, người Kampuchia cũng chịu chung số phận như người Việt chúng ta bị thực dân Pháp đô hộ gần trăm năm. Tối hôm đó, tôi không ngờ đệ nhất đao phủ thủ đưa tôi đi “trả thù dân tộc”. Đó là một trong những chiêu mà tôi đã học được từ đệ nhất đao phủ thủ. Tôi không có ý đổ tội cho quan Độ đâu, bụng làm dạ chịu mà. Nhưng cái cảm giác nhờn nhợn kia vẫn còn vương vấn mỗi khi hồi tưởng về sự kiện ấy. Ngày hôm sau tôi dậy trễ. Lúc ra ngoài phòng ăn sĩ quan thì thấy quan Nguyễn văn Chừng khệ nệ mang vào phòng, hộp ôi là hộp. Chừng khoe:
- Tớ mua được một ít quà về cho gia-đình.
- Một ít đó hả? Độ hỏi với theo, có vẻ ra điều châm chọc
- Thì có gì đâu nào, mầy cứ hay thắc mắc vớ vẫn. Chừng đáp.
Quan Chừng được mọi người trên chiến hạm nhắc đến như là một biểu hiệu của sự mẫu mực. Mà điều đó rất đúng. Chừng hiền lành, đứng đắn, và đạo đức nữa. Thỉnh thoảng hắn được hạm trưởng khen trước mặt chúng tôi, và muốn mọi người noi gương hắn. Thật cũng khó học được ở quan Chừng, vì tôi đã lỡ nhận quan Độ làm “thầy” của mình rồi.
Sau bữa cơm trưa, tôi lại cùng Độ xuống phố. Lần này Độ đưa tôi đến thăm nhà một người bạn mà Độ đã làm quen được trong lần tàu cặp bến trước đây. Tôi phục hắn sát đất. Cả đời mình muốn quen với một người thì thật là khổ sở, mà hắn thì chỉ bữa trước bữa sau. Có lần hắn nhạo tôi: Mầy thật tối nước quá!
Nhà của người bạn Độ ở cách bến tàu không xa mấy. Chúng tôi cuốc bộ cũng tới. Đó là một gia đình lai Pháp, theo lời của Độ. Bước vào nhà, tôi gật đầu chào một người đàn ông có vẻ nặng ký đang nằm trên chiếc ghế bố ở góc phòng. Ông ta lên tiếng:
- Chào cậu Độ đến chơi
- Dạ chào bác. Độ lịch sự chào lại và không quên giới thiệu tôi với ông ta.
Tôi không biết ông là người Việt hay người Hoa mà nói tiếng Việt rất sành sỏi. Tôi đoán chắc vợ ông ta là người Pháp, vì theo lời Độ thì đây là gia đình lai Pháp mà. Ông ta cất tiếng gọi:
- Ph. à, có anh Độ đến thăm.
- Dạ! Có tiếng của một cô gái đáp lại từ bên trong.
Tôi tò mò chờ để được diện kiến người đẹp của Độ. Khoảng một phút sau, tôi ngạc nhiên khi thấy một cô bé còn rất trẻ bước ra chào. Tôi đoán cô ta chừng 15, 16 tuổi là cùng, và cũng không có vẻ gì gọi là Tây lai cả. Tôi cũng không cho là cần thiết, nên không tìm hiểu gì thêm. Độ lên tiếng mời cô bé đi ăn ở dưới phố. Cô quay qua xin phép người đàn ông và được chấp thuận. Trong lần đi chơi đó, tôi chỉ nghĩ mình là một kẻ dư thừa, đi theo để tăng thêm uy-tín cho Độ mà thôi! Cô bé và Độ nói chuyện với nhau rất thân mật. Tôi giữ phép lịch sự, đi ở phía sau một đoạn xa xa nên không nghe hết những gì mà họ trao đổi với nhau. Thỉnh thoảng cô bé có quay lại hỏi tôi vài câu xã giao.
Tàu chúng tôi mở dây, rời bến Nam Vang quay đầu về Sài Gòn 3 ngày sau đó. Mấy tháng sau, HQ504 nhận được chỉ thị quay trở lại Nam Vang để làm một chuyến bóc hàng chót.
Buổi chiều ngày thứ 2 tại bến cảng Nam Vang. Tôi đang ngồi đấu láo với quan Chừng trong phòng ăn sĩ quan thì viên hạ sĩ quan trực hạm kiều vào tìm tôi:
- Thiếu-úy Chiến, có khách muốn gặp.
- Ai vậy? Tôi hỏi lại.
- Ông ra gặp rồi sẽ biết. Anh ta vừa trả lời vừa cười cười.
Tôi đi theo anh ta ra ngoài hạm kiều lòng tự hỏi: “Ai mà kiếm mình vậy cà?”
Tôi nhìn xuống cầu tàu hỏi anh ta:
- Ai đâu ?
- Đó! Anh ta chỉ tay xuống một người con gái đang đứng chờ dưới bến.
- Anh có lầm không? Tôi đâu có bạn gái nào ở đây.
- Anh Chiến! Giọng cô gái mừng rỡ khi quay lại nhìn thấy tôi.
- Ph. kiếm anh Độ hả? Tôi hỏi vọng xuống.
- Hông, em kiếm anh. Em đến tìm để thăm anh. Cô bé trả lời.
Tôi giật mình ngạc nhiên nhủ thầm: chắc em tìm quan Độ không gặp nên vớ đại lấy mình. Tôi mời cô bé Ph. lên tàu và đưa vào phòng khách (cũng là phòng ăn sĩ quan). Vào đến nơi thì thấy có cả hạm trưởng và hạm phó ở trong đó. Tôi định mở lời giới thiệu thì Ph. đã cất tiếng trước:
- Chào chú Phụng, chào chú Tiếp.
- Chào cháu, cháu có khoẻ không? Commandant Phụng chào lại.
- Sao lâu quá không thấy cháu đến chơi? Hạm-phó Tiếp nối lời.
- Dạ cháu bận đi học. Ph. đáp.
- Cháu uống nước gì để chú gọi.
- Da, nước cam đi chú. Ph. trả lời hạm phó.
Tôi đấm nhẹ vào trán mình một cái và lải nhải: thì ra họ đã biết nhau hết rồi, chỉ có riêng mình là ngố chẳng biết gì. Ph. có mang theo một quyển tập thật dầy và một bó hoa (hoa gì và màu gì tôi không còn nhớ rõ). Cô bé quay qua tôi:
- Đây là quyển lưu bút, em muốn anh viết cho em mấy dòng trước khi tàu rời bến. Còn cái nầy em tặng anh.
Ph. đưa cho tôi cả 2 thứ, quyển tập và bó hoa. Tôi chới với cầm lấy những thứ đó, im lặng một chút rồi nói:
- Cám ơn Ph. Em ngồi đây chơi, để anh vào phòng viết lưu-bút.
Tôi đi vào phòng riêng, ngồi xuống ghế mà chưa biết phải làm gì. Một lúc sau, tôi cầm viết lên hí hoáy, rồi sục sạo trong các ngăn tủ cố tìm một thứ gì để tặng lại cho cô bé. Không thấy gì hết, chẳng lẽ chịu thua. Chợt thấy bài nhạc “Cát Bụi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nằm trong ngăn kéo. Tôi cầm lên, thấy cũng còn mới bèn mở vào trang trong ghi vội mấy dòng.
Ngày cuối cùng ở cảng Nam Vang. Lúc đó cũng gần đến giờ khởi hành. Ph. lại đến tìm tôi. Tôi chạy xuống cầu tàu để gặp cô bé vì không còn nhiều thì giờ nữa.
Gương mặt cô có vẻ buồn, tôi cũng cảm thấy không được bình tĩnh lắm. – Tàu anh sắp sửa khởi hành, chỉ còn mấy phút nữa thôi. Ph. kiếm anh có chuyện gì?
- Thì em đến để tiễn đưa anh. Ph. trả lời, rồi tiếp:
- Em không hiểu tại sao anh tặng em bài hát đó?
Tôi gãi đầu, cố lấy giọng bình tĩnh mà triết lý:
- Đời người không có nghĩa gì trong thế giới này cả. Chỉ như hột cát trong sa mạc mà thôi.
- Em vẫn không hiểu. Bộ anh không có món gì khác tặng em sao?
Tôi cảm thấy bí lối nên trả lời đại:
- Mai mốt rồi em sẽ hiểu. Anh xin lỗi Ph. anh phải đi. Hy vọng có ngày nào đó tàu anh sẽ trở lại Nam Vang rồi anh sẽ cắt nghĩa thêm cho em nghe.
Tôi nhìn xuống thấy có vòng nước chung quanh đôi mắt cô bé. Tôi nói lời từ giã cuối cùng rồi chạy lên hạm kiều. Lệnh rút hạm kiều và tháo dây đã được ban ra sau đó. Tàu từ từ quay mũi và rời bến. Tôi chờ cho sân trước dọn dẹp cẩn thận xong bèn chạy lên đài chỉ huy. Ph. vẫn còn đứng ở cầu tàu, tay vẫy vẫy. Hạm phó Phan Lạc-Tiếp đến gần tôi:
- Cô bé vẫy tay chào cậu đó.
- Dạ chắc không phải đâu, cô ấy chào hạm truởng với hạm phó đó.
Không có tiếng trả lời, mà có tiếng của hạm trưởng ra lệnh:
- Hai máy tiến “Full”.
Tôi quay đầu nhìn lại, bóng của Ph. nhỏ dần, nhỏ dần rồi biến mất như hột cát trong sa mạc ………..
Huỳnh Kim Chiến

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm