Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Não sắp có thể nối mạng với internet?
Internet ngày càng trở nên nhanh hơn, và chúng ta cũng ngày càng có thêm nhiều thiết bị để kết nối mạng.
Internet ngày càng trở nên nhanh hơn, và chúng ta cũng ngày càng có thêm nhiều thiết bị để kết nối mạng.
Việc trao đổi email ngày nay diễn ra gần như là ngay tức khắc. Tôi gửi email, bạn nhận được, trả lời - tất cả chỉ trong vòng vài giây.
Đã xa rồi những ngày chúng ta phải đợi nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tuần để nhận thư. Ngày nay, chỉ vài giờ chờ đợi thôi cũng đã làm ta cảm thấy như vô tận.
Có lẽ cách đẩy nhanh hơn tốc độ giao tiếp, đó là tạo mối liên kết giữa não với não qua mạng.
Nếu não được kết nối trực tiếp, chúng ta sẽ không cần phải gõ chữ mà chỉ cần nghĩ ra một ý tưởng nào đó và gửi cho bạn của mình ngay lập tức, dù người đó đang ở trong cùng phòng hay cách chúng ta nửa vòng Trái đất.
Tất nhiên, công nghệ của chúng ta vẫn chưa tiến tới mức đó. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã bước những bước đầu tiên theo hướng này và tự nhận đã thực hiện một cuộc trao đổi email giữa não với não đầu tiên qua mạng.
Ông Giulio Ruffini, giám đốc điều hành của Starlab, đóng tại Barcelona, giải thích rằng dự án chỉ nhằm chứng minh cho một giả thuyết.
Nhóm của ông không gửi từ ngữ, suy nghĩ hay cảm xúc từ một não bộ này đến một não khác. Quy trình này đơn giản hơn rất nhiều.
Đây là cách mà thử nghiệm của họ được tiến hành:
Một người đàn ông ở Kerala, Ấn Độ, được lắp một máy đo sóng não. Người này sau đó được yêu cầu tưởng tượng đang chuyển động tay hoặc chân. Nếu ông ta chuyển động chân, máy tính sẽ ghi lại số 0. Nếu ông ta chuyển động tay, máy tính sẽ ghi lại số 1.
Chuỗi số 0 và số 1 này sau đó được gửi qua mạng cho người nhận: Một người đàn ông ở Strasbourg, Pháp.
Ông này được lắp một máy gọi là robot TMS, một robot được thiết kế để gửi những xung điện mạnh nhưng ngắn đến não bộ.
Khi người gửi nghĩ về việc di chuyển tay, robot TMS gửi một tín hiệu đến não bộ của người nhận khiến ông ta nhìn thấy anh sáng, dù mắt đang nhắm. Khi người gửi nghĩ về việc di chuyển chân, người nhận sẽ không thấy ánh sáng nào.
Tập trung cao độ
Điều này nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng thực tế nó hết sức phức tạp.
Người gửi phải tập trung cao độ khi tưởng tượng về việc di chuyển tay hoặc chân. Bất cứ hoạt động nào khác trong não bộ có thể làm nhiễu tín hiệu và khiến thông điệp trở nên khó hiểu.
Trên thực tế, người gửi đã phải trải qua khóa huấn luyện để gửi tín hiệu đi đúng cách.
Toàn bộ quy trình này cũng khá tốn thời gian.
Tuy nhiên cũng có một số tranh luận về việc liệu đây có phải là thử nghiệm đầu tiên.
Hồi năm ngoái, một nhóm nghiên cứu tại Harvard đã kết nối não bộ của một người đàn ông với một cái đuôi chuột.
Ông này đã khiến cái đuôi ngọ nguậy bằng suy nghĩ của mình.
Cũng năm ngoái, một nhóm khác tại Đại học Washington đã kết nối dây thần kinh giữa hai người với nhau, khiến người này có thể buộc người kia gõ vào bàn phím.
Tuy nhiên, thí nghiệm của Ruffini vẫn là một trong những thí nghiệm đầu tiên tìm cách kết nối não bộ của hai người đang cách nhau rất xa. Đây cũng là lần đầu tiên người nhận tín hiệu có thể chủ động giải mã thông điệp.
Ruffini đang mơ xa hơn. Ông muốn các não bộ có thể gửi cảm xúc, suy nghĩ cho nhau.
"Công nghệ này vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng một ngày nào đó sẽ có tác động rất lớn," ông nói.
"Một ngày nào đó chúng ta có thể gửi lời nói cho nhau".
Ông cho rằng điều này mang lại nhiều lợi ích.
Việc nhận những suy nghĩ của người khác qua não bộ khiến bạn nhìn mọi thứ từ góc nhìn của người khác.
"Tôi nghĩ phần lớn các vấn đề của thế giới ngày nay là do chúng ta có những quan điểm khác nhau và chúng ta không biết người khác nhìn thấy thế giới như thế nào", ông nói.
"Nếu chúng ta cảm thấy điều mà người khác đang cảm thấy, điều đó sẽ tạo những thay đổi rất lớn".
Bài gốc đã được đăng trên BBC Future
Internet ngày càng trở nên nhanh hơn, và chúng ta cũng ngày càng có thêm nhiều thiết bị để kết nối mạng.
Việc trao đổi email ngày nay diễn ra gần như là ngay tức khắc. Tôi gửi email, bạn nhận được, trả lời - tất cả chỉ trong vòng vài giây.
Đã xa rồi những ngày chúng ta phải đợi nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tuần để nhận thư. Ngày nay, chỉ vài giờ chờ đợi thôi cũng đã làm ta cảm thấy như vô tận.
Có lẽ cách đẩy nhanh hơn tốc độ giao tiếp, đó là tạo mối liên kết giữa não với não qua mạng.
Nếu não được kết nối trực tiếp, chúng ta sẽ không cần phải gõ chữ mà chỉ cần nghĩ ra một ý tưởng nào đó và gửi cho bạn của mình ngay lập tức, dù người đó đang ở trong cùng phòng hay cách chúng ta nửa vòng Trái đất.
Tất nhiên, công nghệ của chúng ta vẫn chưa tiến tới mức đó. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã bước những bước đầu tiên theo hướng này và tự nhận đã thực hiện một cuộc trao đổi email giữa não với não đầu tiên qua mạng.
Ông Giulio Ruffini, giám đốc điều hành của Starlab, đóng tại Barcelona, giải thích rằng dự án chỉ nhằm chứng minh cho một giả thuyết.
Nhóm của ông không gửi từ ngữ, suy nghĩ hay cảm xúc từ một não bộ này đến một não khác. Quy trình này đơn giản hơn rất nhiều.
Đây là cách mà thử nghiệm của họ được tiến hành:
Một người đàn ông ở Kerala, Ấn Độ, được lắp một máy đo sóng não. Người này sau đó được yêu cầu tưởng tượng đang chuyển động tay hoặc chân. Nếu ông ta chuyển động chân, máy tính sẽ ghi lại số 0. Nếu ông ta chuyển động tay, máy tính sẽ ghi lại số 1.
Chuỗi số 0 và số 1 này sau đó được gửi qua mạng cho người nhận: Một người đàn ông ở Strasbourg, Pháp.
Ông này được lắp một máy gọi là robot TMS, một robot được thiết kế để gửi những xung điện mạnh nhưng ngắn đến não bộ.
Khi người gửi nghĩ về việc di chuyển tay, robot TMS gửi một tín hiệu đến não bộ của người nhận khiến ông ta nhìn thấy anh sáng, dù mắt đang nhắm. Khi người gửi nghĩ về việc di chuyển chân, người nhận sẽ không thấy ánh sáng nào.
Tập trung cao độ
Điều này nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng thực tế nó hết sức phức tạp.
Người gửi phải tập trung cao độ khi tưởng tượng về việc di chuyển tay hoặc chân. Bất cứ hoạt động nào khác trong não bộ có thể làm nhiễu tín hiệu và khiến thông điệp trở nên khó hiểu.
Trên thực tế, người gửi đã phải trải qua khóa huấn luyện để gửi tín hiệu đi đúng cách.
Toàn bộ quy trình này cũng khá tốn thời gian.
Tuy nhiên cũng có một số tranh luận về việc liệu đây có phải là thử nghiệm đầu tiên.
Hồi năm ngoái, một nhóm nghiên cứu tại Harvard đã kết nối não bộ của một người đàn ông với một cái đuôi chuột.
Ông này đã khiến cái đuôi ngọ nguậy bằng suy nghĩ của mình.
Cũng năm ngoái, một nhóm khác tại Đại học Washington đã kết nối dây thần kinh giữa hai người với nhau, khiến người này có thể buộc người kia gõ vào bàn phím.
Tuy nhiên, thí nghiệm của Ruffini vẫn là một trong những thí nghiệm đầu tiên tìm cách kết nối não bộ của hai người đang cách nhau rất xa. Đây cũng là lần đầu tiên người nhận tín hiệu có thể chủ động giải mã thông điệp.
Ruffini đang mơ xa hơn. Ông muốn các não bộ có thể gửi cảm xúc, suy nghĩ cho nhau.
"Công nghệ này vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng một ngày nào đó sẽ có tác động rất lớn," ông nói.
"Một ngày nào đó chúng ta có thể gửi lời nói cho nhau".
Ông cho rằng điều này mang lại nhiều lợi ích.
Việc nhận những suy nghĩ của người khác qua não bộ khiến bạn nhìn mọi thứ từ góc nhìn của người khác.
"Tôi nghĩ phần lớn các vấn đề của thế giới ngày nay là do chúng ta có những quan điểm khác nhau và chúng ta không biết người khác nhìn thấy thế giới như thế nào", ông nói.
"Nếu chúng ta cảm thấy điều mà người khác đang cảm thấy, điều đó sẽ tạo những thay đổi rất lớn".
Bài gốc đã được đăng trên BBC Future
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Não sắp có thể nối mạng với internet?
Internet ngày càng trở nên nhanh hơn, và chúng ta cũng ngày càng có thêm nhiều thiết bị để kết nối mạng.
Internet ngày càng trở nên nhanh hơn, và chúng ta cũng ngày càng có thêm nhiều thiết bị để kết nối mạng.
Việc trao đổi email ngày nay diễn ra gần như là ngay tức khắc. Tôi gửi email, bạn nhận được, trả lời - tất cả chỉ trong vòng vài giây.
Đã xa rồi những ngày chúng ta phải đợi nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tuần để nhận thư. Ngày nay, chỉ vài giờ chờ đợi thôi cũng đã làm ta cảm thấy như vô tận.
Có lẽ cách đẩy nhanh hơn tốc độ giao tiếp, đó là tạo mối liên kết giữa não với não qua mạng.
Nếu não được kết nối trực tiếp, chúng ta sẽ không cần phải gõ chữ mà chỉ cần nghĩ ra một ý tưởng nào đó và gửi cho bạn của mình ngay lập tức, dù người đó đang ở trong cùng phòng hay cách chúng ta nửa vòng Trái đất.
Tất nhiên, công nghệ của chúng ta vẫn chưa tiến tới mức đó. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã bước những bước đầu tiên theo hướng này và tự nhận đã thực hiện một cuộc trao đổi email giữa não với não đầu tiên qua mạng.
Ông Giulio Ruffini, giám đốc điều hành của Starlab, đóng tại Barcelona, giải thích rằng dự án chỉ nhằm chứng minh cho một giả thuyết.
Nhóm của ông không gửi từ ngữ, suy nghĩ hay cảm xúc từ một não bộ này đến một não khác. Quy trình này đơn giản hơn rất nhiều.
Đây là cách mà thử nghiệm của họ được tiến hành:
Một người đàn ông ở Kerala, Ấn Độ, được lắp một máy đo sóng não. Người này sau đó được yêu cầu tưởng tượng đang chuyển động tay hoặc chân. Nếu ông ta chuyển động chân, máy tính sẽ ghi lại số 0. Nếu ông ta chuyển động tay, máy tính sẽ ghi lại số 1.
Chuỗi số 0 và số 1 này sau đó được gửi qua mạng cho người nhận: Một người đàn ông ở Strasbourg, Pháp.
Ông này được lắp một máy gọi là robot TMS, một robot được thiết kế để gửi những xung điện mạnh nhưng ngắn đến não bộ.
Khi người gửi nghĩ về việc di chuyển tay, robot TMS gửi một tín hiệu đến não bộ của người nhận khiến ông ta nhìn thấy anh sáng, dù mắt đang nhắm. Khi người gửi nghĩ về việc di chuyển chân, người nhận sẽ không thấy ánh sáng nào.
Tập trung cao độ
Điều này nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng thực tế nó hết sức phức tạp.
Người gửi phải tập trung cao độ khi tưởng tượng về việc di chuyển tay hoặc chân. Bất cứ hoạt động nào khác trong não bộ có thể làm nhiễu tín hiệu và khiến thông điệp trở nên khó hiểu.
Trên thực tế, người gửi đã phải trải qua khóa huấn luyện để gửi tín hiệu đi đúng cách.
Toàn bộ quy trình này cũng khá tốn thời gian.
Tuy nhiên cũng có một số tranh luận về việc liệu đây có phải là thử nghiệm đầu tiên.
Hồi năm ngoái, một nhóm nghiên cứu tại Harvard đã kết nối não bộ của một người đàn ông với một cái đuôi chuột.
Ông này đã khiến cái đuôi ngọ nguậy bằng suy nghĩ của mình.
Cũng năm ngoái, một nhóm khác tại Đại học Washington đã kết nối dây thần kinh giữa hai người với nhau, khiến người này có thể buộc người kia gõ vào bàn phím.
Tuy nhiên, thí nghiệm của Ruffini vẫn là một trong những thí nghiệm đầu tiên tìm cách kết nối não bộ của hai người đang cách nhau rất xa. Đây cũng là lần đầu tiên người nhận tín hiệu có thể chủ động giải mã thông điệp.
Ruffini đang mơ xa hơn. Ông muốn các não bộ có thể gửi cảm xúc, suy nghĩ cho nhau.
"Công nghệ này vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng một ngày nào đó sẽ có tác động rất lớn," ông nói.
"Một ngày nào đó chúng ta có thể gửi lời nói cho nhau".
Ông cho rằng điều này mang lại nhiều lợi ích.
Việc nhận những suy nghĩ của người khác qua não bộ khiến bạn nhìn mọi thứ từ góc nhìn của người khác.
"Tôi nghĩ phần lớn các vấn đề của thế giới ngày nay là do chúng ta có những quan điểm khác nhau và chúng ta không biết người khác nhìn thấy thế giới như thế nào", ông nói.
"Nếu chúng ta cảm thấy điều mà người khác đang cảm thấy, điều đó sẽ tạo những thay đổi rất lớn".
Bài gốc đã được đăng trên BBC Future