Trang lá cải
Nên hay không nên bỏ Tết ta?
Sau khi Giáo sư – Tiến sĩ Võ Tòng Xuân lặp lại ý kiến của 11 năm trước cho rằng Việt Nam không nên ăn Tết cổ truyền nữa mà nên theo Nhật Bản, chỉ tổ chức mừng Tết dương lịch
Hương sắc Tết cổ truyền |
Sau khi Giáo sư – Tiến sĩ Võ Tòng Xuân lặp lại ý kiến của 11 năm trước
cho rằng Việt Nam không nên ăn Tết cổ truyền nữa mà nên theo Nhật Bản,
chỉ tổ chức mừng Tết dương lịch, một số trí thức trong nước đã lên tiếng
tán thành, ủng hộ đề nghị này của ông, nhưng cũng có người cho đây là
bản sắc của Việt Nam, không thể bỏ được.
Trả lời VTC News, GS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường đại học Nam Cần
Thơ nói việc tổ chức Tết Nguyên Đán dài ngày sẽ khiến cho Việt Nam mất
nhiều cơ hội làm ăn, giao thương với các đối tác nước ngoài, nhất là
trong điều kiện Việt Nam còn là một nước nghèo. Ủng hộ quan điểm của GS.
Xuân, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung
ương, cũng cho rằng ăn Tết cổ truyền gây ra nhiều lãng phí, giảm hiệu
quả kinh tế vì bỏ lỡ các giao dịch, hội nghị, giao ước quốc tế… Kinh tế
gia Phạm Chi Lan cũng đồng ý quan điểm trên. Theo bà, nếu gộp Tết tây và
Tết ta với nhau, con cháu những người Việt ở nước ngoài sẽ thuận tiện
về thăm gia đình, họ hàng tại Việt Nam.
Là một trong những người ủng hộ bỏ Tết ta, nhà giáo Phạm Toàn từ Hà Nội,
người đứng đầu nhóm biên soạn bộ sách giáo khoa mới cho học sinh Việt
Nam, nói với VOA rằng việc bỏ Tết ta còn giúp hạn chế nhiều điều tiêu
cực trong xã hội như nạn biếu xén, rượu chè, cờ bạc, tai nạn giao thông…
Ông nói:
“Từ lâu mình vẫn nghĩ Việt Nam chỉ nên làm một cái Tết dương lịch thôi.
Là vì thế này, cái Tết ta chỉ phù hợp với một nước nông nghiệp, nên có
cái bài ‘Tháng Giêng là tháng ăn chơi’. Ngày xưa thì được, bây giờ thì
không được. Bây giờ là phải làm việc có kỷ luật, tính đến chuyện làm,
chuyện học, chuyện con người. Con người Việt Nam bây giờ năng suất thì
kém. Tết ra thì cơ quan, học sinh, sinh viên, giáo viên lè phè lè phè.
Dư âm của Tết Việt Nam tệ lắm. Trước Tết thì chạy chỗ nọ, chạy chỗ kia…”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, hiện đang có 3 luồng ý kiến xung quanh
chuyện tổ chức Tết âm lịch. Một luồng ý kiến cho rằng nên bỏ hẳn Tết âm
lịch và chỉ mừng Tết dương lịch như các nước phương Tây hay Nhật Bản.
Luồng ý kiến thứ hai cho rằng vẫn nên tổ chức cả hai dịp Tết dương và âm
lịch như lâu nay. Ý kiến thứ ba cho rằng nên gộp hai dịp Tết làm một.
TS. Nguyễn Xuân Diện giải thích nguyên nhân của vấn đề gây tranh luận
này.
“Sở dĩ có cái tâm lý như thế này là bởi vì cái Tết bây giờ nó không như
ngày xưa nữa. Ngày xưa, người ta chờ đợi một cái Tết để được ăn uống,
chơi bời, ăn mặc đẹp, thăm thú… Nhưng bây giờ tất cả những nhu cầu đấy
không còn như xưa nữa. Ngay cả Tết cổ truyền, người ta thay vì về quê
quán, thì cũng có những người thích đi du lịch v.v… Tâm lý của người
Việt Nam trước cái Tết cổ truyền cũng không còn như ngày xưa”.
Nhà giáo Phạm Toàn và nhiều trí thức khác cho rằng Việt Nam chỉ nên giữ
lại những tập tục đẹp của dịp Tết âm lịch và gộp chung vào dịp Tết dương
lịch cho phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước. Ông nói:
“Nếu cần thì cho Tết dương lịch nghỉ hẳn từ Giáng sinh đến Tết dương
lịch. Hoặc có thể Tết dương lịch cho nghỉ hẳn 3 ngày, 4 ngày, tùy. Cái
đó là cái quyền của mình. Nhưng ngày Tết chỉ nên nghỉ một lần thôi”.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Xuân Diện lại cho rằng Tết âm lịch là một dịp tết
cổ truyền của Việt Nam, có liên quan đến những nét văn hóa rất đặc trưng
của Việt Nam như mùa vụ, lễ hội, cúng tế… hay tâm lý hướng về cội nguồn
của người Việt. Vì vậy cho dù có đang trên đường hiện đại hóa, Việt Nam
vẫn nên giữ cái hồn này.
“Xã hội hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là không Tết cổ truyền nữa
thì đó là một ý kiến sai lầm và nó sẽ làm cho xã hội Việt Nam mất cân
bằng về mặt văn hóa và tâm linh. Bởi điều đó sẽ biến con người thành
những con rôbốt, chỉ biết kiếm tiền và làm việc như một cái máy”.
Với quá trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, TS. Diện ủng hộ ý kiến cho
rằng Việt Nam vẫn nên giữ cả hai dịp Tết. Ông cho biết thêm:
“Việt Nam hiện đang chuẩn bị một hồ sơ để trình lên UNESCO để công nhận
Tết cổ truyền âm lịch là một di sản văn hóa phi vật thể. Là một người
nghiên cứu về cổ truyền đã lâu, tôi vẫn tán thành việc vẫn tiến hành
song song cả hai cái Tết âm lịch và dương lịch để giữ lại những nét văn
hóa đặc sắc về phong tục và mọi mặt của đời sống văn hóa và tâm lịch của
Việt Nam”.
Nhà nghiên cứu của Viện Hán Nôm cho rằng để hạn chế những điều tiêu cực
của việc tổ chức Tết Nguyên đán dài ngày, Việt Nam nên tiến hành các
nghiên cứu, điều tra khoa học để đưa ra quyết định phù hợp với xã hội
hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc Việt.
Ngày mùng 1 Tết Đinh Dậu năm nay rơi vào ngày 28/1. Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội Việt Nam đã ra thông báo chính thức nghỉ Tết liên tục 7
ngày, từ 26/1 – 1/2/2017.
Khánh An
(VOA)
Bàn ra tán vào (2)
Judo
Những ai đã có suy nghĩ về việc "Tết Nguyên Đán mùng 1 tháng Giêng âm lịch là Tết của Tàu, Việt Nam bắt chước theo Tàu", cho nên đề nghị "bỏ Tết Ta, hãy ăn Tết Tây", nên suy nghĩ lại, nên nghiên cứu lịch sử văn hoá của Tàu lại.
Khổng Tử là người mà dân Tàu rất tôn sùng đã nói:
“Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó, họ gọi tên cho ngày đó là Tế Sạ”.
Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, chúng gọi ngày đó là Nèn- Thêts, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này. Chỉ có bọn man di mới có ngày hội mà người trên kẻ dưới cùng nhau nhảy múa như cuồng vậy, bên ta không có sự Quân thần điên đảo như thế.” ( theo http://achauthoibaonews.com/blog/?p=20155 )
Tết Ta đã được dân tộc Việt Nam ăn mừng từ Thời Nước Việt có tên là "Văn Lang" từ 2879 tước Tây lịch.
Cái đề nghị "bỏ Tết Ta, ăn Tết Tây" nghe qua thật chướng lổ tai.
----------------------------------------------------------------------------------
Binh Bon
Việt Nam là một nước nông nghiệp với nền văn hóa nông nghiệp : Tết Nhất (Tiết Nhật) là đánh dấu lễ hội mùa xuân , ngay tiết lập xuân, trăm hoa đua nở đón chào một năm mới theo Âm lịch. Mùa màng trồng trọt cũng dựa vào 24 "tiết"(thời tiết)trong năm Âm lịch.Không nên "chính trị hóa" hay "kinh tế hóa" bản sắc văn hóa và phong tục cổ truyền của dân tộc. Riêng tết Dương lịch thì nhiều nước Tây Phương cũng không coi là quan trọng , họ chỉ nghỉ 1 ngày đầu năm mà thôi !Các nước theo Hồi Giáo nghỉ lễ rất nhiều trong năm so với VN,có nước nghỉ cả kỷ niệm sinh nhật của vua, hoàng hậu, hoàng tử , công chúa v.v... mà kinh tế của họ vẫn ổn định và phát triển không dừng lại chờ VN được.
----------------------------------------------------------------------------------
Nên hay không nên bỏ Tết ta?
Sau khi Giáo sư – Tiến sĩ Võ Tòng Xuân lặp lại ý kiến của 11 năm trước cho rằng Việt Nam không nên ăn Tết cổ truyền nữa mà nên theo Nhật Bản, chỉ tổ chức mừng Tết dương lịch
Hương sắc Tết cổ truyền |
Sau khi Giáo sư – Tiến sĩ Võ Tòng Xuân lặp lại ý kiến của 11 năm trước
cho rằng Việt Nam không nên ăn Tết cổ truyền nữa mà nên theo Nhật Bản,
chỉ tổ chức mừng Tết dương lịch, một số trí thức trong nước đã lên tiếng
tán thành, ủng hộ đề nghị này của ông, nhưng cũng có người cho đây là
bản sắc của Việt Nam, không thể bỏ được.
Trả lời VTC News, GS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường đại học Nam Cần
Thơ nói việc tổ chức Tết Nguyên Đán dài ngày sẽ khiến cho Việt Nam mất
nhiều cơ hội làm ăn, giao thương với các đối tác nước ngoài, nhất là
trong điều kiện Việt Nam còn là một nước nghèo. Ủng hộ quan điểm của GS.
Xuân, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung
ương, cũng cho rằng ăn Tết cổ truyền gây ra nhiều lãng phí, giảm hiệu
quả kinh tế vì bỏ lỡ các giao dịch, hội nghị, giao ước quốc tế… Kinh tế
gia Phạm Chi Lan cũng đồng ý quan điểm trên. Theo bà, nếu gộp Tết tây và
Tết ta với nhau, con cháu những người Việt ở nước ngoài sẽ thuận tiện
về thăm gia đình, họ hàng tại Việt Nam.
Là một trong những người ủng hộ bỏ Tết ta, nhà giáo Phạm Toàn từ Hà Nội,
người đứng đầu nhóm biên soạn bộ sách giáo khoa mới cho học sinh Việt
Nam, nói với VOA rằng việc bỏ Tết ta còn giúp hạn chế nhiều điều tiêu
cực trong xã hội như nạn biếu xén, rượu chè, cờ bạc, tai nạn giao thông…
Ông nói:
“Từ lâu mình vẫn nghĩ Việt Nam chỉ nên làm một cái Tết dương lịch thôi.
Là vì thế này, cái Tết ta chỉ phù hợp với một nước nông nghiệp, nên có
cái bài ‘Tháng Giêng là tháng ăn chơi’. Ngày xưa thì được, bây giờ thì
không được. Bây giờ là phải làm việc có kỷ luật, tính đến chuyện làm,
chuyện học, chuyện con người. Con người Việt Nam bây giờ năng suất thì
kém. Tết ra thì cơ quan, học sinh, sinh viên, giáo viên lè phè lè phè.
Dư âm của Tết Việt Nam tệ lắm. Trước Tết thì chạy chỗ nọ, chạy chỗ kia…”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, hiện đang có 3 luồng ý kiến xung quanh
chuyện tổ chức Tết âm lịch. Một luồng ý kiến cho rằng nên bỏ hẳn Tết âm
lịch và chỉ mừng Tết dương lịch như các nước phương Tây hay Nhật Bản.
Luồng ý kiến thứ hai cho rằng vẫn nên tổ chức cả hai dịp Tết dương và âm
lịch như lâu nay. Ý kiến thứ ba cho rằng nên gộp hai dịp Tết làm một.
TS. Nguyễn Xuân Diện giải thích nguyên nhân của vấn đề gây tranh luận
này.
“Sở dĩ có cái tâm lý như thế này là bởi vì cái Tết bây giờ nó không như
ngày xưa nữa. Ngày xưa, người ta chờ đợi một cái Tết để được ăn uống,
chơi bời, ăn mặc đẹp, thăm thú… Nhưng bây giờ tất cả những nhu cầu đấy
không còn như xưa nữa. Ngay cả Tết cổ truyền, người ta thay vì về quê
quán, thì cũng có những người thích đi du lịch v.v… Tâm lý của người
Việt Nam trước cái Tết cổ truyền cũng không còn như ngày xưa”.
Nhà giáo Phạm Toàn và nhiều trí thức khác cho rằng Việt Nam chỉ nên giữ
lại những tập tục đẹp của dịp Tết âm lịch và gộp chung vào dịp Tết dương
lịch cho phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước. Ông nói:
“Nếu cần thì cho Tết dương lịch nghỉ hẳn từ Giáng sinh đến Tết dương
lịch. Hoặc có thể Tết dương lịch cho nghỉ hẳn 3 ngày, 4 ngày, tùy. Cái
đó là cái quyền của mình. Nhưng ngày Tết chỉ nên nghỉ một lần thôi”.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Xuân Diện lại cho rằng Tết âm lịch là một dịp tết
cổ truyền của Việt Nam, có liên quan đến những nét văn hóa rất đặc trưng
của Việt Nam như mùa vụ, lễ hội, cúng tế… hay tâm lý hướng về cội nguồn
của người Việt. Vì vậy cho dù có đang trên đường hiện đại hóa, Việt Nam
vẫn nên giữ cái hồn này.
“Xã hội hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là không Tết cổ truyền nữa
thì đó là một ý kiến sai lầm và nó sẽ làm cho xã hội Việt Nam mất cân
bằng về mặt văn hóa và tâm linh. Bởi điều đó sẽ biến con người thành
những con rôbốt, chỉ biết kiếm tiền và làm việc như một cái máy”.
Với quá trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, TS. Diện ủng hộ ý kiến cho
rằng Việt Nam vẫn nên giữ cả hai dịp Tết. Ông cho biết thêm:
“Việt Nam hiện đang chuẩn bị một hồ sơ để trình lên UNESCO để công nhận
Tết cổ truyền âm lịch là một di sản văn hóa phi vật thể. Là một người
nghiên cứu về cổ truyền đã lâu, tôi vẫn tán thành việc vẫn tiến hành
song song cả hai cái Tết âm lịch và dương lịch để giữ lại những nét văn
hóa đặc sắc về phong tục và mọi mặt của đời sống văn hóa và tâm lịch của
Việt Nam”.
Nhà nghiên cứu của Viện Hán Nôm cho rằng để hạn chế những điều tiêu cực
của việc tổ chức Tết Nguyên đán dài ngày, Việt Nam nên tiến hành các
nghiên cứu, điều tra khoa học để đưa ra quyết định phù hợp với xã hội
hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc Việt.
Ngày mùng 1 Tết Đinh Dậu năm nay rơi vào ngày 28/1. Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội Việt Nam đã ra thông báo chính thức nghỉ Tết liên tục 7
ngày, từ 26/1 – 1/2/2017.
Khánh An
(VOA)