Mỗi Ngày Một Chuyện

Nga mới là nỗi lo lớn của Trung Quốc ở Biển Đông?

Trên thực tế ở Biển Đông, Mỹ là kẻ đến sau. Tại đây, ngoài các nước ASEAN ra, kẻ nhanh chân đến trước là Nga chứ không phải Mỹ.


Tác giả: Xie Litai (2011) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sự chuyển dịch chiến lược của Mỹ tại Biển Đông

Tháng 7 năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố nhấn mạnh các nước phải dùng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Các phát biểu sau đó của Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều nhất trí với quan điểm này, trở thành chính sách Mỹ lựa chọn đối với các tranh chấp ở Biển Đông, nhằm bảo đảm hòa bình và an ninh trong vùng này.

Sau đó Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ, Australia và các nước khác đều tỏ thái độ đối với vấn đề Biển Đông.

Đối với các tranh chấp hải đảo, xưa nay Mỹ không tỏ rõ lập trường. Thập niên 1980, Mỹ có lập trường không can dự các tranh chấp ở Biển Đông. Thập niên 90, Mỹ tỏ ý hy vọng các nước dùng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề này. Nhưng về vấn đề Mỹ sẽ có phản ứng ra sao khi có nước dùng biện pháp phi hòa bình giải quyết tranh chấp thì Mỹ chưa nói gì. Chính sách ấy thực ra là một kiểu đe dọa.

Giữa thập niên 90, Trung Quốc thực hành biện pháp cứng rắn trong vụ tranh chấp đảo với Philippines, nước này cũng phản cứng rắn trở lại, kéo Mỹ can dự vào. Ngày 05/10/1995, Joseph Nye lúc đó là quan chức cấp cao của Mỹ ra tuyên bố cảnh cáo gay gắt nhất, nói Mỹ không thể nhẫn nhịn đối với hành động tằm ăn dâu của Trung Quốc.

Bắc Kinh đổi sang áp dụng chiến lược Ổn định phía Nam, giữ chắc phía Bắc ở Biển Đông, nghĩa là chuyển sang các bước đi ổn thỏa chắc chắn tại quần đảo Trường Sa, giữ ổn định với các nước ASEAN, tập trung lực lượng giữ quần đảo Hoàng Sa và vịnh Bắc Bộ. Cuối cùng Bắc Kinh giữ được vịnh Bắc Bộ (thực ra cũng chẳng cần giữ), nhưng phía Nam Biển Đông thì không giữ được ổn định.

Nga đi trước Mỹ

Trên thực tế ở Biển Đông, Mỹ là kẻ đến sau. Tại đây, ngoài các nước ASEAN ra, kẻ nhanh chân đến trước là Nga chứ không phải Mỹ.

Thập niên 1980, Liên Xô và Việt Nam lập công ty liên doanh cùng khai thác dầu ở giếng Bạch Hổ, sản lượng chiếm một nửa sản lượng dầu thô của Việt Nam, hiện nay vẫn là giếng dầu lớn nhất Việt Nam. Thống kê cho thấy Nga hiện nay đã trở thành đối tác hợp tác lớn nhất của công ty dầu khí quốc gia Việt Nam. Chỉ vài năm gần đây các công ty dầu mỏ phương Tây như  Exxon, BP … mới bắt đầu cùng Việt Nam bỏ vốn khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Hợp tác Nga-Việt vừa có lợi ích an ninh, vừa có lợi ích kinh tế. Do có lợi ích lớn ở Biển Đông nên Nga trở thành chỗ dựa lớn nhất của Việt Nam trên vấn đề Biển Đông, Việt Nam liên kết với một cường quốc thế giới thành một cộng đồng kinh tế. Dễ hiểu vì sao mấy năm gần đây Nga đồng ý bán cho Việt Nam các trang bị quân sự tiên tiến chuyên dùng cho xung đột ở Biển Đông, với các điều kiện ưu tiên hơn bán cho Trung Quốc.

Việt Nam đã đặt mua của Nga nhiều hệ thống vũ khí tiên tiến gồm 6 tàu ngầm lớp Kilo 360, 13 máy bay chiến đấu Su-27, 20 chiếc Su-30 và tên lửa, ra đa. Các vũ khí này có tính năng tiên tiến hơn vũ khí đã bán cho Trung Quốc trước đó. Cuối năm nay [2011] sẽ giao xong toàn bộ máy bay. Cuối 2013, trừ tàu ngầm ra các vũ khí nói trên sẽ hình thành sức chiến đấu.

Sáu tàu ngầm sẽ bắt đầu được bàn giao từ cuối năm nay, trong 5 năm giao xong toàn bộ. Trong khi Nga đóng tàu ngầm thì Việt Nam sẽ đào tạo binh lính sĩ quan; hiện nay Nga và Ấn Độ đang giúp Việt Nam đào tạo. Các hệ thống vũ khí nói trên sẽ hình thành sự đe dọa khá lớn đối với các nước xung quanh, kể cả Trung Quốc, nhằm bảo đảm an toàn các dàn khoan dầu khí của Việt Nam.

Nếu xét riêng vấn đề Biển Đông thì Mỹ không có lợi ích chiến lược lớn về an ninh và kinh tế trong khu vực này. Sở dĩ Mỹ ủng hộ ASEAN chống Trung Quốc tại Biển Đông chủ yếu để tránh xảy ra tình trạng sau khi trỗi dậy Trung Quốc sẽ thách thức sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương; Mỹ cần sớm ra tay chặn Trung Quốc tiến xuống phía Nam. Cũng có thuyết cho rằng Mỹ làm thế là để bảo đảm tự do đi lại cho máy bay tàu chiến Mỹ giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, và giữ ổn định tình hình Biển Đông.

Điểm chú ý chiến lược của Nga khác Mỹ ở chỗ Nga có tình hữu nghị truyền thống với Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 và cuộc chiến kéo dài 10 năm sau đó tranh giành 2 mỏm núi, Liên Xô là cường quốc duy nhất ủng hộ Việt Nam. Biển Đông như cái mỏ vàng, qua hợp tác lâu dài với Việt Nam, Nga kiếm được khá nhiều ngoại tệ.

Ngoài ra, từ sự khác nhau về chính sách ngoại giao của Nga, Mỹ đối với các nước xung quanh Biển Đông, có thể thấy hai nước này có lập trường khác nhau về vấn đề Biển Đông. Mỹ can dự vấn đề Biển Đông là để tăng cường bàn bạc và hỗ trợ với các đồng minh như Nhật, Australia; sự ủng hộ đối với các nước ASEAN vẫn xoay quanh đồng minh truyền thống là Philippnines; sự ủng hộ các nước ASEAN khác như Việt Nam chủ yếu dừng lại ở tầng nấc ngoại giao và tầng nấc đe dọa. Nga gián tiếp ủng hộ các nước ASEAN nhưng lại tập trung viện trợ thực tế cho Việt Nam.

Nói cách khác, ngoài tăng cường hợp tác về ngoại giao và kinh tế ra, Nga còn dùng hành động thực tế tạo chỗ dựa cho Việt Nam. Hiện nay Nga vẫn mỉm cười với Trung Quốc, trên mặt ngoại giao thì nói hay nói tốt nhưng không có hành động gì, chẳng khác vịt bơi : nhìn trên mặt nước không thấy động tĩnh gì nhưng dưới nước lại làm đủ trò.

Dựa vào xu thế diễn biến tình hình trên Biển Đông hiện nay, một khi Việt Nam và Trung Quốc có chiến tranh trên biển với nhau thì hầu như toàn bộ vũ khí hải chiến lợi hại của Việt Nam sẽ đến từ Nga chứ không phải từ Mỹ; Mỹ chỉ có thể gián tiếp ủng hộ Việt Nam trên mặt ngoại giao và trên tầng nấc đe dọa chiến lược. Thiết nghĩ khi đánh giá rủi ro xung đột hải chiến với Việt Nam tại Biển Đông, Bắc Kinh nên hiểu rõ những điều nói trên.□

Xie Litai công tác tại Trung tâm nghiên cứu Hợp tác và An ninh Quốc tế, Đại học Stanford.

Nguyễn Hải Hoành lược dịch từ Zaobao (Báo Buổi Sớm), Singapore, 16/8/2011.

Bàn ra tán vào (1)

Don vu
Nam 1975,sau khi da cuong chiem VNCH,Tau da lo ro mat that,Vietnam ben xua quan danh chiem cambodia,be gay am muu danh VN ngang hong va 1979,tau xua quan sang VN gay chien.Ngay khi danh chiem cambodia,VN da phai buoc vao qui dao cua nga va phai trang bi nhung vu khi tan tien hon tau de phong ho.Nhung nga o xa,tau thi gan,va lai lien bang nga da xup do khong con the manh nhu truoc danh lep ve tau.Nga va tau cung chung mot sach luoc CS,cung hieu rat ro rang ve nhau,mac du la dong minh chi cot,tau da choi nga nhung vo dau thuong va da xua dan chung sang chiem dong nhung vung dat sat bien gioi nga- tau.Nga hien nay,vu khi thi co,nhung quan binh khong co nen bi lep ve truoc tau,va nga luon rinh rap co hoi tra thu,va nga san sang im lang de My+lien quan cac nuoc danh tau,luc do,Nga se nhay vao an co,thoc ngang hong thi ....tau tieu ma.

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Nga mới là nỗi lo lớn của Trung Quốc ở Biển Đông?

Trên thực tế ở Biển Đông, Mỹ là kẻ đến sau. Tại đây, ngoài các nước ASEAN ra, kẻ nhanh chân đến trước là Nga chứ không phải Mỹ.


Tác giả: Xie Litai (2011) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sự chuyển dịch chiến lược của Mỹ tại Biển Đông

Tháng 7 năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố nhấn mạnh các nước phải dùng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Các phát biểu sau đó của Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều nhất trí với quan điểm này, trở thành chính sách Mỹ lựa chọn đối với các tranh chấp ở Biển Đông, nhằm bảo đảm hòa bình và an ninh trong vùng này.

Sau đó Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ, Australia và các nước khác đều tỏ thái độ đối với vấn đề Biển Đông.

Đối với các tranh chấp hải đảo, xưa nay Mỹ không tỏ rõ lập trường. Thập niên 1980, Mỹ có lập trường không can dự các tranh chấp ở Biển Đông. Thập niên 90, Mỹ tỏ ý hy vọng các nước dùng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề này. Nhưng về vấn đề Mỹ sẽ có phản ứng ra sao khi có nước dùng biện pháp phi hòa bình giải quyết tranh chấp thì Mỹ chưa nói gì. Chính sách ấy thực ra là một kiểu đe dọa.

Giữa thập niên 90, Trung Quốc thực hành biện pháp cứng rắn trong vụ tranh chấp đảo với Philippines, nước này cũng phản cứng rắn trở lại, kéo Mỹ can dự vào. Ngày 05/10/1995, Joseph Nye lúc đó là quan chức cấp cao của Mỹ ra tuyên bố cảnh cáo gay gắt nhất, nói Mỹ không thể nhẫn nhịn đối với hành động tằm ăn dâu của Trung Quốc.

Bắc Kinh đổi sang áp dụng chiến lược Ổn định phía Nam, giữ chắc phía Bắc ở Biển Đông, nghĩa là chuyển sang các bước đi ổn thỏa chắc chắn tại quần đảo Trường Sa, giữ ổn định với các nước ASEAN, tập trung lực lượng giữ quần đảo Hoàng Sa và vịnh Bắc Bộ. Cuối cùng Bắc Kinh giữ được vịnh Bắc Bộ (thực ra cũng chẳng cần giữ), nhưng phía Nam Biển Đông thì không giữ được ổn định.

Nga đi trước Mỹ

Trên thực tế ở Biển Đông, Mỹ là kẻ đến sau. Tại đây, ngoài các nước ASEAN ra, kẻ nhanh chân đến trước là Nga chứ không phải Mỹ.

Thập niên 1980, Liên Xô và Việt Nam lập công ty liên doanh cùng khai thác dầu ở giếng Bạch Hổ, sản lượng chiếm một nửa sản lượng dầu thô của Việt Nam, hiện nay vẫn là giếng dầu lớn nhất Việt Nam. Thống kê cho thấy Nga hiện nay đã trở thành đối tác hợp tác lớn nhất của công ty dầu khí quốc gia Việt Nam. Chỉ vài năm gần đây các công ty dầu mỏ phương Tây như  Exxon, BP … mới bắt đầu cùng Việt Nam bỏ vốn khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Hợp tác Nga-Việt vừa có lợi ích an ninh, vừa có lợi ích kinh tế. Do có lợi ích lớn ở Biển Đông nên Nga trở thành chỗ dựa lớn nhất của Việt Nam trên vấn đề Biển Đông, Việt Nam liên kết với một cường quốc thế giới thành một cộng đồng kinh tế. Dễ hiểu vì sao mấy năm gần đây Nga đồng ý bán cho Việt Nam các trang bị quân sự tiên tiến chuyên dùng cho xung đột ở Biển Đông, với các điều kiện ưu tiên hơn bán cho Trung Quốc.

Việt Nam đã đặt mua của Nga nhiều hệ thống vũ khí tiên tiến gồm 6 tàu ngầm lớp Kilo 360, 13 máy bay chiến đấu Su-27, 20 chiếc Su-30 và tên lửa, ra đa. Các vũ khí này có tính năng tiên tiến hơn vũ khí đã bán cho Trung Quốc trước đó. Cuối năm nay [2011] sẽ giao xong toàn bộ máy bay. Cuối 2013, trừ tàu ngầm ra các vũ khí nói trên sẽ hình thành sức chiến đấu.

Sáu tàu ngầm sẽ bắt đầu được bàn giao từ cuối năm nay, trong 5 năm giao xong toàn bộ. Trong khi Nga đóng tàu ngầm thì Việt Nam sẽ đào tạo binh lính sĩ quan; hiện nay Nga và Ấn Độ đang giúp Việt Nam đào tạo. Các hệ thống vũ khí nói trên sẽ hình thành sự đe dọa khá lớn đối với các nước xung quanh, kể cả Trung Quốc, nhằm bảo đảm an toàn các dàn khoan dầu khí của Việt Nam.

Nếu xét riêng vấn đề Biển Đông thì Mỹ không có lợi ích chiến lược lớn về an ninh và kinh tế trong khu vực này. Sở dĩ Mỹ ủng hộ ASEAN chống Trung Quốc tại Biển Đông chủ yếu để tránh xảy ra tình trạng sau khi trỗi dậy Trung Quốc sẽ thách thức sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương; Mỹ cần sớm ra tay chặn Trung Quốc tiến xuống phía Nam. Cũng có thuyết cho rằng Mỹ làm thế là để bảo đảm tự do đi lại cho máy bay tàu chiến Mỹ giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, và giữ ổn định tình hình Biển Đông.

Điểm chú ý chiến lược của Nga khác Mỹ ở chỗ Nga có tình hữu nghị truyền thống với Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 và cuộc chiến kéo dài 10 năm sau đó tranh giành 2 mỏm núi, Liên Xô là cường quốc duy nhất ủng hộ Việt Nam. Biển Đông như cái mỏ vàng, qua hợp tác lâu dài với Việt Nam, Nga kiếm được khá nhiều ngoại tệ.

Ngoài ra, từ sự khác nhau về chính sách ngoại giao của Nga, Mỹ đối với các nước xung quanh Biển Đông, có thể thấy hai nước này có lập trường khác nhau về vấn đề Biển Đông. Mỹ can dự vấn đề Biển Đông là để tăng cường bàn bạc và hỗ trợ với các đồng minh như Nhật, Australia; sự ủng hộ đối với các nước ASEAN vẫn xoay quanh đồng minh truyền thống là Philippnines; sự ủng hộ các nước ASEAN khác như Việt Nam chủ yếu dừng lại ở tầng nấc ngoại giao và tầng nấc đe dọa. Nga gián tiếp ủng hộ các nước ASEAN nhưng lại tập trung viện trợ thực tế cho Việt Nam.

Nói cách khác, ngoài tăng cường hợp tác về ngoại giao và kinh tế ra, Nga còn dùng hành động thực tế tạo chỗ dựa cho Việt Nam. Hiện nay Nga vẫn mỉm cười với Trung Quốc, trên mặt ngoại giao thì nói hay nói tốt nhưng không có hành động gì, chẳng khác vịt bơi : nhìn trên mặt nước không thấy động tĩnh gì nhưng dưới nước lại làm đủ trò.

Dựa vào xu thế diễn biến tình hình trên Biển Đông hiện nay, một khi Việt Nam và Trung Quốc có chiến tranh trên biển với nhau thì hầu như toàn bộ vũ khí hải chiến lợi hại của Việt Nam sẽ đến từ Nga chứ không phải từ Mỹ; Mỹ chỉ có thể gián tiếp ủng hộ Việt Nam trên mặt ngoại giao và trên tầng nấc đe dọa chiến lược. Thiết nghĩ khi đánh giá rủi ro xung đột hải chiến với Việt Nam tại Biển Đông, Bắc Kinh nên hiểu rõ những điều nói trên.□

Xie Litai công tác tại Trung tâm nghiên cứu Hợp tác và An ninh Quốc tế, Đại học Stanford.

Nguyễn Hải Hoành lược dịch từ Zaobao (Báo Buổi Sớm), Singapore, 16/8/2011.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm