Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngành Quan Sát Không Lực VNCH.
yêu thương gởi đàn chim Tự Do tiếp nối)
bắc đẩu võ ý
Lời tòa soạn: Tiếp theo bài Ngành Trực Thăng của KQ Ðỗ Văn Hiếu, Lý Tưởng-Úc Châu đã nhận được bài Ngành Quan Sát của KQ Võ Ý. Bài viết có hai mục đích: giới thiệu một ngành phi hành trong quân chủng Không Quân VNCH, và đóng góp vào việc biên soạn cuốn Lịch Sử Không Quân VNCH, hiện đang được Liên Hội Ái Hữu Không Quân QLVNCH-Úc Châu tiến hành.
LT-UC xin chân thành cảm ơn KQ Võ Ý và hân hạnh giới thiệu bài viết tới độc giả, đồng thời mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, bổ túc các chi tiết trong bài viết.
Ðồng thời , Ban biên soạn LSKQ/VNCH cũng ước mong quý Niên Trưởng và quý chiến hữu Không Quân thuộc các ngành khác như: Khu Trục, Vận Tải, Kỹ Thuật, Yểm Cứ, Tham Mưu, v.v... bỏ công viết bài, hoặc cung cấp kiến thức, tài liệu, hình ảnh liên quan tới ngành của mình, để góp thêm phần phong phú và chính xác của cuốn lịch sử quân chủng. LT-UC.
I. Khởi Thủy
Vì là xứ thuộc địa của Pháp, nên Quân Lực Việt Nam nói chung, Không Lực Việt Nam nói riêng, do Pháp đào tạo và chỉ huy.
Năm 1949, Không Quân Pháp thành hình ở Nha Trang.
Ngày 01/06/1951, Pháp thành lập CIA (Centre d'Instruction Aerienne, tức Trung Tâm Huyấn Luyện Không Quân) để huấn luyện các chuyên viên KQVN trong các môn bảo trì, vô tuyến và kỹ thuật để cấp thời bảo trì các phi cơ Criquets (tức máy bay bà già Morane Saulnier 500) không mấy phức tạp.
Chính những phi cơ nầy sau đó đã được Pháp chuyển giao cho Việt Nam vào giữa năm 1951 và trở thành lực lượng đầu tiên của Không Quân VNCH .
Ðầu năm 1952, Pháp khai giảng Trường Phi Hành và Trường Cơ Khí.
Tháng 10 năm 1952, Pháp khai giảng Trường Quan Sát Viên. Trước khi mở trường nầy, các sĩ quan thuộc Lực lượng Dù hoặc Pháo binh được xử dụng làm Quan Sát viên bay trên MS.500 (Gman, Quan Sát Viên trong KQVNCH, BGKQ)
Ðây là ba Trường Không Quân đầu tiên ở Nha Trang đào tạo không quân VN.
Từ nhừng dữ kiện trên, có thể xác định một điều là:
Phi cơ khởi thủy của KQVN là phi cơ bà già
Nhân viên phi hành và chuyên viên kỹ thuật khởi thủy của KQVN thuộc Ngành Quan Sát.
II. Phi Ðoàn Quan Sát đầu tiên
Ngày 01/03/1953, thành lập Phi Ðoàn 1er GAOAC (Group Aerien d'Observation et d'Accompagnement au Combat, gọi tắt là GAO. (Theo Flying Dragons, GAO nguyên chữ là Group, Artillery Observation, là sai, Ch/Tg Võ Dinh), được dịch là Phi Ðoàn 1 Quan Sát và Trợ Chiến, đồn trú Sài Gòn, sau đó chuyển ra Huế. Phi đoàn trưởng, Ðại Úy Cottet.
Cũng trong năm 1953, (vài tháng sau, theo NT Võ Dinh và Mệ), thành lập Phi Ðoàn 2me GAO, đồn trú Nha Trang, sau đó chuyển về Biên Hòa. Phi Ðoàn Trưởng : Ðại Úy Granger.
Ðại Úy Nguyễn Ngọc Oánh sau đó tiếp nhận 1er GAO và Ðại Úy Võ Dinh tiếp nhận 2me GAO.
Từ dữ kiện nầy, thì nhị vị Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Oánh và Võ Dinh là hai trong những Phi Ðoàn Trưởng khởi thủy của KQVN (bao gồm các Phi đoàn Quan Sát, Liên Lạc, Liên Phi Ðoàn Vận Tải, Phi Ðoàn Khu Trục) và cũng là Phi Ðoàn Trưởng khởi thủy của Ngành Quan Sát.
Ngày 1 tháng 7 năm 1955, Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân (CIA) tại Nha Trang được bàn giao cho Ðại Úy Nguyễn Ngọc Oánh, đánh dấu việc chuyển giao quyền chỉ huy Không Quân từ tay người Pháp cho các sĩ quan Việt Nam. Từ đó ngày 1 tháng 7 hàng năm trở thành Ngày Không Lực VNCH.
Ngày 1 tháng 7 năm 1957, các 1er GAO và 2me GAO trở thành Phi Ðoàn 1 và Phi Ðoàn 2 Quan Sát.
Lúc khởi thủy, mỗi Phi Ðoàn được trang bị trên dưới 15 phi cơ MS.500. Quân số mỗi Phi Ðoàn lên đến cả hàng trăm người, bao gồm nhân viên phi hành, chuyên viên bảo trì kỹ thuật phòng thủ và hành chánh tài chánh. Phi Ðoàn là một đại đơn vị biệt lập, có KBC riêng.
Trong trường hợp Phi Ðoàn đồn trú trong Căn cứ Không Quân, thì Căn cứ đảm trách an ninh và lương bổng.
III. Bành Trướng
Tháng 12 năm 1960, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, công cụ của Cộng Sản Bắc Việt ra đời. Chính phủ Miền Nam đặt đất nước trong tình trạng khẩn trương. Toàn quân toàn dân dồn công sức bảo vệ nền Cộng Hòa non trẻ.
Quân Ðội Cộng Hòa được bành trướng về quân số cũng như trang bị khí cụ để thích nghi với tình hình.
Miền Nam Việt Nam trở thành tiền đồn của Thế Giới Tự Do ngăn chặn hiểm họa Cộng Sản ở Ðông Nam Á.
Và Mỹ, nhân danh Thế Giới Tự Do, đã thay thế Pháp, viện trợ quân sự cho Quân Lực Cộng Hòa, trong đó có Quân Chủng Không Quân nói chung và Ngành Quan Sát nói riêng.
Giai đoạn bành trướng kéo dài hơn chục năm, từ năm 1960 đến 1972. Do ảnh hưởng của Mỹ ngày càng gia tăng, một Trường Sinh Ngữ Quân Ðội được thiết lập ở Sài Gòn và Trường Anh Văn KQ được khai giảng ở Trung Tâm HLKQ Nha Trang.
Các Không Ðoàn Chiến Thuật, Yểm Cứ, Bảo Trì Tiếp Vận rồi Sư Ðoàn Không Quân được hình thành tại mỗi Quân Khu.
Các phi cơ tân tiến được viện trợ, trong đó có phi cơ L.19 Bird Dogs thay thế máy bay Bà già MS.500 (hay còn gọi là Criquets Châu chấu), các phi cơ Cessna 185 U.17A Skywagon sáu chỗ ngồi, thay thế phi cơ L.20 U 6 A Beaver, phi cơ huấn luyện T.41D Mescalero bốn chỗ ngồi và sau cùng là phi cơ quan sát loại mới O.2 Skymaster hai động cơ .
Từ khi thành lập Không Ðoàn, các Phi Ðoàn Quan Sát chỉ lo phụ tránh phần Hành quân, mọi vấn đề khác như bảo trì tiếp vận phòng thủ lương bổng v.v.. thì do các KÐ liên hệ đảm nhận.
Từ khởi thủy 1952, chỉ có hai Phi Ðoàn Quan Sát, đã tăng lên tám Phi Ðoàn vào năm 1972.
Danh số của Phi Ðoàn Quan Sát được ấn định bằng số 1. Danh số càng nhỏ nói lên tính càng kỳ cựu của nó.
Tám Phi Ðoàn từ kỳ cựu đến tân lập đó là:
1-Phi Ðoàn 110 Quan Sát (PÐ 110 QS), thuộc Sư Ðoàn I Không Quân (SÐ 1 KQ), đồn trú Ðà Nẵng, trách nhiệm Quân Khu I (QK I)
(1er GAO thành lập ngày 01 tháng 10 năm 1952 tại Nha Trang, về TSN năm 1953, di chuyển ra Huế năm 1954, về lại TSN năm 1955, di chuyển ra Ðà Nẵng tháng 11 năm 1956, trở thành Phi Ðoàn 110 Quan Sát vào tháng 01 năm 1963. (Flying Dragon, page 214). Theo Mệ, thì 1er GAO không về Sai Gòn)
Các Phi Ðoàn Trưởng:
Nguyễn Ngọc Oánh, Trần Phước, Nguyễn Trọng Ðệ, Ngô Tấn Diêu, Phan Văn Mạnh, Võ Trung Nhơn, Lê Sĩ Thắng, Nguyễn Tài Hiệp (Xử Lý Thường Vụ).
2-PÐ 112 QS. thuộc SÐ 3 KQ, tránh nhiệm QK III
(2nd GAO thành lập tháng 01 năm 1952 tại Nha Trang, chuyển về TSN tháng 10 năm 1959, trở thành PÐ112 QS vào tháng 01 năm 1963, di chuyển về Biên Hòa tháng 06 năm 1964.)
Các Phi Ðoàn Trưởng:
Võ Dinh, Nguyễn Văn Lượng, Nguyễn Hữu Tần, Nguyễn Ngọc Loan, Võ Công Thống, Huỳnh Bá Tính, Ðặng Hữu Hiệp, Võ Văn Ân, Hà Ngọc Hạnh, Lý Thành Ba.
3-PÐ 114 QS, thuộc SÐ 2 KQ, tránh nhiệm một phần QK II
(Phi Ðoàn 3 Quan Sát thành lập tháng 12 năm 1961 tại Ðà Nẵng, đổi thành Phi Ðoàn 114 tháng 01 năm 1963, di chuyển lên Pleiku cuối năm 1963, rồi trở về Nha Trang tháng 01 năm 1965.)
Các Phi Ðoàn Trưởng:
Phan Quang Phúc (Phúc Phan), Ðặng Văn Hậu (Ðằng Vân), Lưu Ðức Thanh (Thanh Mắt Trừu), Lê Ngọc Ấn (Ấn Cọp), Võ Văn Ân (Ân Què), Nguyền Xuân Tám (Tám Ðĩ), Võ Văn Oanh (XLTV)
4-PÐ 116 QS. thuộc SÐ 4 KQ, trách nhiệm QK IV.
(Thành lập tháng 06 năm 1964 tại Nha Trang. Di chuyển về Bình Thủy, Cần Thơ tháng 07 năm 1965.)
Các Phi Ðoàn Trưởng:
Nguyễn Phúc Tửng, Bùi Quang Kinh, Nguyễn Ðức Gia, Bùi Thanh Sử (XLTV)
5-PÐ 118 QS, thuộc SÐ 6 KQ, trách nhiệm một phần QK II.
(Thành lập tháng 04 năm 1971 tại Pleiku.)
Các Phi Ðoàn Trưởng:
Võ Công Minh (Michel), Võ Ý, Nguyễn Văn Ðược (XLTV)
6-PÐ 120 QS, thuộc SÐ 1 KQ, tránh nhiệm QÐ I
(Thành lập tháng 05 năm 1971 tại Ðà Nẵng.)
Phi Ðoàn Trưởng: Lê Công Thình
7-PÐ 122 QS, thuộc SÐ 4 KQ, trách nhiệm QK IV.
(Thành lập ngày 01 tháng 08 năm 1972 tại Bình Thủy, Cần Thơ.)
Phi Ðoàn Trưởng: Trần Trọng Khương.
8-PÐ 124 QS*, thuộc SÐ 3 KQ, tránh nhiệm QK III.
(Thành lập cuối năm 1971 tại Biên Hòa.)
Phi Ðoàn Trưởng: Võ Trung Nhơn.
* Vài ghi nhận về Phi Ðoàn 124 Quan Sát:
Khỏang đầu năm 1970, Bộ Tư Lệnh KQ và Cố vấn Mỹ định thành lập Biệt Ðoàn (Task Force) Phòng Vệ Tam Biên, phi cơ dự trù sẽ trang bị đại liên .50, có thể mang 2000 lb bom, cất cánh và đáp ngắn (Light assaut aircraft with STOL). 22 phi công (trong đó có Trung Tá Võ Trung Nhơn, Phi Ðoàn Trưởng) và 25 chuyên viên kỹ thuật được gởi sang Main Eglin AFB, Florida để xuyên huấn và thực tập với Green Berets Mỹ và Lôi Hổ Việt Nam, trên hai loại phi cơ cùng đặc tính là AU-23 Peace Maker (Pilatus PC-6 Turbo Porter) và AU-24 Stallion (IIcllio), được gọi tắt là Porter.
Nhiệm vụ của Biệt Ðoàn cũng là nhiệm vụ của Ngành Quan Sát, đặc biệt là thường xuyên vũ trang canh phòng biên giới, tiêu diệt những toán, hoặc đoàn xe xâm nhập, các trại của địch bằng hỏa lực cơ hữu hoặc gọi phi pháo yểm trợ.
Biệt Ðoàn dự trù thành lập tại Pleiku vào cuối năm 1971 hay đầu năm 1972.
Rất tiếc, khi đoàn du học về nước cuối năm 1971 thì Mỹ đã cắt giảm 50% viện trơ, nên kế hoạch không thành. Ðoàn du học Porter STOL chuyển về Biên Hòa và thành lập Phi Ðoàn 124, là PÐ Quan Sát cuối cùng của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa. Một điều đặt biệt, là Trung Tá Võ Trung Nhơn (mà anh em thương mến gọi là Nhơn Nhọn) là vị Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn cuối cùng, lại cũng là một trong những vị Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn đầu tiên, đó là PÐ 110 QS.
IV. Phi Cơ Trang Bị
Hai Phi Ðoàn khởi thủy và Trung Tâm Huấn Luyện KQ do Pháp chuyển giao cho KQViệt Nam, đươcĩ trang bị phi cơ Morane Saulnier 500 Criquets. Từ 1956 đến 1972, Mỹ bắt đầu viện trợ các phi cơ đời mới cho KQVN.
Sau đây là bảng tóm lược đặc tính khả năng của từng loại phi cơ quan sát.
· MS.500: Có khả năng cất cánh và đáp sân ngắn (STOL, short take-off and landing). Hảng sản xuất : Morane-Saulnier.
Ðộng cơ Argus As 10c, 8 xilanh, 240 mã lực (horse power). Sải cánh 46 ft 9 in, chiều dài 32 ft 6 in, chiều cao 9 ft 10 in (2.99 m). Tốc độ 95 knots (175 km/h; 109 mph). Bay cao 15,090 ft (4600 m). Tầm hoạt động 236 mi (380 km). Trọng tải 3 người. Trọng lượng tối đa lúc cất cánh 2910 lb (1320 kg).
Ðặc biệt hai cánh nằm phía trên thân phi cơ và lợp bằng vải, hai chân đáp thật dài, có thể mở máy (start) bằng điện và bằng tay. Theo Ð DZ (Lý Tưởng số tháng 01/2003), thì MS.500 là loại Bà Già Gân và từ từ biến mất vào các năm 1955-1956...
Giai đoạn Không Quân bành trướng, thì các Phi Ðoàn Quan Sát đều được trang bị phi cơ O.1 (còn gọi L.19), phi cơ U.6A (còn gọi là L20), phi cơ U.17 (còn gọi là Cessna).
Riêng phi cơ O.2 thì chỉ trang bị cho hai Phi Ðoàn 118 ở Pleiku và 110 ở Ðà Nẵng.
Phi cơ U.6A (L20) có mặt trên chiến trường Việt Nam từ năm 1958. Vào khoảng đầu năm 1965, phi cơ U.6A (L20) hình như được thu hồi để trang bị cho hai Phi Ðoàn Trinh Sát 716 và 718 (Reconnaissance Squadron) và hai Phi Ðoàn Liên Lạc 312 và 314 ở TSN, (Các Phi Ðoàn 312, 314 được Mỹ gọi là Special Missions Squadron, hay còn gọi là Phi Ðoàn VIP).
· U.6A (L20): Vừa liên lạc vừa có thể cải biến để phóng thanh và raiõ truyền đơn chiêu hồi, gọi chung là nhiệm vụ Tâm lý chiến, (Psychological Warfair, Psywar).
Ðặc biệt, L20 hay U.6A (và U.17) còn đảm trách nhiệm vụ trắc giác. Ðây là nhiệm vụ khó khăn và rất mật (secret), do chính Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu chỉ huy. Trắc giác là làm sao tìm vị trí của các đài phát sóng của địch để tiêu diệt chúng. Ðây là một nhiệm vụ "tình báo điện tử". Phi cơ EC-47 thuộc SÐ 5 KQ trước kia, được dùng để điều chỉnh các beacon (vô tuyến đăng) như radio compass chẳng hạn, nhiệm vụ đó tuy cũng khó khăn nhưng không mật như trắc giác. (Tarin, thư bổ túc)
Hảng sản xuất : de Havilland Aircraf of Canada Ltd. Ðộng cơ Pratt & Whitney R-985-AN, 450 hp. Sải cánh 48 ft (14.63m), chiều dài 30 ft 4 in (9.24m), chiều cao 10 ft 5in (3.17 m). Tốc độ 156 knots (288 km/h; 180 mph). Bay cao 20,000 ft (6096 m). Tầm hoạt động 600 mi (965 km). Trọng tải 7 người hay 1000 lb (453 kg). Trọng lượng tối đa lúc catá cánh 4820 lb (2186 kg)
· O.1 (L19): Xuất hiện 1954. Một động cơ, fixed wing. Hảng sản xuất Cessna Aircraft Co. Ðộng cơ Continental IO-470 6 cylinder, 213 hp. Sải cánh 36 ft (10.97 m), chiều dài 25 ft 10 in (7.87 m), chiều cao 7 ft 4in (2.23 m). Tốc độ 92 knots (168 km/h). Bay cao 18,500 ft (5638 m). Tầm hoạt động 530 mi (853 km). Trang bị 4 rockets khói hai bên cánh, (O1 của US Army còn trang bị đại liên .50 ly). Trọng lượng tối đa lúc cất cánh 2400 lb (1088 kg).
· O.2 (Skymaster): Xuất hiện trên chiến trường QKI từ năm 1967, do KQ Mỹ xử dụng. 35 chiếc được chuyển giao cho KQVN (PÐ 110 & PÐ 118) trong kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, vào đầu năm 1973.
Trang bi hai động cơ, một trước một sau, fixed wing và nằm trên, hai thân, hai bình ỗn đứng, bánh mủi và hai bánh đáp có thể co duổi.
Hảng sản xuất: Cessna Aircraft Co, động cơ 2 Continental IO-360-D 6 cylinder, 210 hp mỗi máy. Sải cánh 38 ft (11.58m), chiều dài 29 ft 9 in (9.06 m), chiều cao 9 ft 4 in (2.84 m). Tốc độ 156 knots (288km/h). Bay cao 20,500 ft (6248m). Tầm hoạt động 1000 mi (1610km). Trang bị: mỗi cánh hai pod, mỗi pod mang 7 rocket khói. Trọng tải 3 người. Trọng lượng tối đa lúc cất cánh 4300 lb (1,950kg).
- U.17A và B (Skywagon): Một động cơ, cánh nằm trên, bánh đuôi. Xuất hiện ở Việt Nam vào cuối năm 1962. Là loại phi cơ nhẹ, đa dụng, có thể liên lạc, trinh sát, hành quân, trắc giác, spywar và huấn luyện ...
Hảng sản xuất: Cessna Aircraft Co. Ðộng cơ U.17A Continental IO-470-F 6 cylindre, 260 hp. Ðộng cơ U17B IO-520-D, 300hp. Sải cánh 36 ft 2 in (11.02m), chiều dài 25 ft 9in (7.84m), chiều cao 7 ft 9 in (2.36m). Tốc độ 147 knots (170mph, 272 km/h). Bay cao 17,500 ft (5334m). Tầm hoạt động 850 mi (1367km). Trọng tải 5 người. Trọng lượng tối đa lúc cất cánh 3200lb (1451 kg)
- T.41D (Mescalero): Một động cơ, fixed wing, bánh mũi và hai bánh đáp cố định, Trung Tâm Huấn Luyện KQ, Trường Phi Hành đã nhận 22 chiếc T.41D vào năm ? (có thể 1966?) dùng để huấn luyện.
Loại phi cơ nầy không trang bị cho các Phi Ðoàn Quan Sát, nhưng các hoa tiêu quan sát đã tốt nghiệp trên loại phi cơ nầy và được bổ nhiệm đến các Phi Ðoàn. Vì lẽ đó, nên chúng tôi xem T.41D như là một loại phi cơ quan sát vậy.
Hảng sản xuất: Cessna Aircraft Co. Ðộng cơ Continental IO-360-D 6 cylinder, 210 hp. Sải cánh 36 ft 2 in (11.02m), dài 26 ft 6 in (8.07 m), cao 8 ft 11 in (2.72m). Tốc độ 114 knots (210 km/h; 135 mph). Bay cao 13,000 ft (3962 m). Tầm hoạt động 720 mi (1158km). Trọng tải 3 người. Trọng lượng tối đa lúc cất cánh 2300 lb (1043kg)
V. Cấp số Nhân viên & Phi cơ cho mỗi PÐ
Mỗi Phi Ðoàn Quan Sát thường được chia thành 4 đến 5 Phi Ðội, tuỳ theo nhu cầu. Nhu cầu lệ thuộc vào tình hình chiến sự và diện tích của khu vực trách nhiệm. Mỗi Phi Ðội tròm trèm từ 10 đến 16 nhân viên phi hành (NVPH). Như vậy, quân số mỗi Phi Ðoàn ước chừng từ 50 đến 70 NVPH, phân nửa là hoa tiêu, phân nửa là quan sát viên.
Cả 8 phi đoàn , tính đến ngày 30 tháng 09 năm 1974, đều được trang bị O.1 và U.17. Số phi cơ nầy được ghi nhận như sau: (Flying Dragons của Robert C Mikesh, trang 138, bản in 1988, USA)
- O.1A : tiếp nhận 01/73 239 chiếc, khả dụng 188 chiếc.
- O.2 : tiếp nhận 01/73 35 chiếc, khả dụng 32 chiếc
- U.17 : tiếp nhận 01/73 85 chiếc, khả dụng 84 chiếc.
Từ những con số nầy, chia đều cho 8, thì mỗi PÐ được trang bị chừng 20 O.1 (L19) và 08 U.17 (Cessna).
Riêng hai PÐ 110 và 118 được trang bị thêm mỗi PÐ 14 O.2 vào năm 1973, nên số phi cơ O.1 tại hai đơn vị nầy có thể ít hơn, so với 6 PÐ còn lại.
Những con số nêu trên có thể sút giảm trên thực tế vì những hư hỏng hoặc những thất thóat khác.
VI. Ðào Tạo, Huấn Luyện
- Ðầu năm 1952, Pháp thành lập CIA (Centre d'Instruction Aerienne) với ba Trường riêng biệt. Trường Phi Hành và Trường Kỹ Thuật khai giảng đầu năm, Trường Quan Sát viên khai giảng tháng 10 sau đó.
Ðây là ba Trường KQ đầu tiên do KQ Pháp huấn luyện KQ Việt Nam thuộc Ngành Quan Sát.
Các khóa huấn luyện Hoa Tiêu và Quan Sát Viên được khai giảng sau đó.
Theo Mệ (trong "Ðiểm Danh Bạn Già", LT 2002&2003) và theo tài liệu do các NT Ðặng Văn Hậu và Nguyễn Anh Ven cung cấp, thì các khóa 1, đến 3 hoa tiêu và quan sát viên khai giảng từ đầu năm 1952 cho đến cuối năm 1953, vói đầy đủ tên các vị KQ tiền bối. (Xem Phụ Lục)
- Sau 1954, KQ Việt Nam tiếp tục đào tạo quan sát viên theo nhu cầu thành lập và bổ sung. Bổ sung vì tổn thất thì ít, mà vì các quan sát viên có nhiều giờ bay hành quân đã được xuyên huấn thành hoa tiêu, điễn hình là "Mệ" (Ðại Tá Trần Phước) và "Gman" (Ðại Tá Ðỗ Trang Phúc).
- Tháng 7 năm 1957, cờ Việt Nam Cộng Hòa được sơn trên thân phi cơ.
- Cũng theo Gman (Trang Web Nhà "Bạn Già KQ"), khóa Trần Duy Kỹ 1958, các khoá sinh Khóa 58B/QSV đã học chung phần Ðịa Huấn với Khoá 58A Hoa Tiêu. Thời đó, Ðại Úy Dương Thiệu Hùng phụ trách Trường Phi Hành.
Các huấn luyện viên phụ trách dạy phần Quan Sát là nhửng sĩ quan có hai chỉ số (hoa tiêu và quan sát viên). Còn các phần khác, như không hành, thì do các huấn luyện viên hoa tiêu thường đảm trách.
Khóa 58A HT: Ðặng Thành Danh, Lê Bá Ðịnh, Lê Xuân Lan, Chế Văn Nghĩa. Khóa 58B QSV: Nguyễn Văn Chín, Trần Duy Nguyên.
Năm 1963, một toán huấn luyện lưu động Mỹ (Mobile Team) gồm các huấn luyện viên hoa tiêu và kỹ thuật, đã đến Nha Trang mở các Khoá L 1, L 2, L 3 để huấn luyện hoa tiêu quan sát và chuyên viên sửa chữa bảo trì trên phi cơ U.17, cũng do Mỹ chở qua.
Một số hoa tiêu kỳ cựu được tuyển chọn để huấn luyện thành huấn luyện viên hoa tiêu, để thay thế Mỹ huấn luyện các khoá L kế tiếp. Sau đây là danh sách các Huấn Luyện Viên hoa tiêu U17 đó : 1-Hồ Xuân Ðệ, 2- Hà Ngọc Hạnh, 3- Lê Cảnh Lợi, 4- Ðặng Thiện Ngươn, 5- Trần Tử Quảng, 6- Tống Ðình Thu, 7- Nguyễn Văn Vechai.
Một số HLV/HT phục vụ tại Trung Tâm Huấn Luyện KQ Nha Trang, trước 1964:
Quý NT Nguyễn Văn Bá, Trần Tấn Nhất, Ôn Văn Tài, Nguyễn Hồng Tuyền, Phan Văn Mạnh, Ðào Ðức Trân, Phạm Quốc Anh, Nguyễn Văn Cử, Huỳnh Minh Ðường, Nguyễn Thanh Hài...(Trích "NDNC", Nguyễn Văn Vechai)
- Huấn Luyện Victor FAC:
Vào năm 1971, không lực Mỹ từ các căn cứ trong nước, và ngoài xứ (như Guam, Thái Lan v.v..) bay đến oanh kích các mục tiêu của địch quân do yêu cầu của ta, vấn đề hướng dẫn oanh kích (FAC) khu trục Mỹ bằng tiếng Mỹ đã được đặt ra. Và vấn đề huấn luyện Victor FAC (Victor = Việt Nam) cho các Quan Sát Viên Việt Nam đã được các cố vấn tại các phi đoàn đảm nhận.
Sau khoảng 8 giờ (?) huấn luyện, các Victor FAC tốt nghiệp sẽ được cấp phát một Chứng Chỉ Tốt Nghiệp với Danh Số riêng, do Phi Ðoàn Tưởng và vị Cố Vấn liên hệ ký nhận.
Kể từ khi được xác định là Victor Fac, người QSV sẽ làm việc với khu trục Mỹ bằng Danh Số riêng của mình (giống như SSN vậy). Ví dụ: -"Hello! Fantom, this is Victor Fac # 05, do you hear me well?"
***Phụ Lục 1- Các Khóa Huấn Luyện:
- Khóa I Hoa Tiêu Quan Sát:
Khai giảng từ đầu năm, có 15 khóa sinh gồm 4 Thiếu Úy tốt nghiệp Trường Võ Bị Ðà Lạt, và 11 dân sự.
Danh sánh 15 vị nầy như sau :
1- Nguyễn Thế Anh, 2- Nguyễn Mạnh Bổng, 3- Bùi Quang Các, 4- Từ Bộ Cam, 5- Võ Dinh, 6- Nguyễn Tâm Ðăng, 7- Mai Văn Hạnh, 8- Dương Thiệu Hùng, 9- Nguyễn Kim Khánh, 10- Nguyễn Ngọc Oánh, 11- Võ Phước, 12- Trần Bá Quy, 13- Phạm Long Sửu, 14- Nguyễn Thanh Tòng, 15- Vũ Văn Ước. (Mệ, "Ðiểm Danh Bạn Già")
- Khóa II Hoa Tiêu Quan Sát:
Danh sách quý vị Sĩ quan Khóa sinh (Thiếu Úy) như sau:
1- Trần Ðình Hòe, 2- Võ Xuân Lành, 3- Nguyễn Văn Lượng, 4- Nguyễn Khắc Ngọc, 5- Nguyễn Bá Thọ, 6- Vũ Thượng Văn (Ðằng Vân), 7- Nguyễn Văn Tuấn, 8- Nguyễn Ngọc Thu..
Và các khoá sinh dân chính:
1- Nguyễn Ngọc Biện, 2- Nguyễn Văn Cơ, 3- Nguyễn Văn Cư, 4- Võ Văn Hội, 5- Nguyễn Ðình Nhân, 6- Nghiêm Văn Phong (Tr/Sĩ, từ Thủ Ðức sang), 7- Nguyễn Văn Vechai. (Trích "Ngày Ðầu, Ngày Cuối", Nguyễn Văn Vechai)
- Khóa III Hoa tiêu Quan Sát:
Khóa 3 hoa tiêu tại Nha Trang, gồm 4 Thiếu Úy:
1- Nguyễn Văn Ba, 2- Nguyễn Trọng Ðệ, 3- Ngô tấn Diêu, 4- Nguyễn Ðình Thập.
Các khóa sinh dân sự:
Nguyễn Kim Bông, Mai Văn Hải, Phan Văn Mạnh, Bạch Thái Minh, Nguyễn Ðức Lộc Sơn, Lê Văn Thảo, Ðào Ðức Trân, Nguyễn Hữu Trí, Vũ Quang Triệu, Nguyễn Văn Vechai (Trích "NÐNC", Nguyễn Văn Vechai)
- Khóa I Quan Sát Viên:
Khai giảng đầu tháng 10 năm 1952. Khóa học kéo dài 6 tháng.
Danh sách 6 sĩ quan học viên như sau:
1- Phùng Văn Chiêu, 2- Nguyễn Ðình Giao, 3- Lê Minh Luân, 4- Ðỗ khắc Mai, 5- Ðinh Thạch On, 6- Trần Phước. (Mệ, "ÐDBG")
- Khóa II Quan Sát Viên:
Danh sánh quý vị như sau:
1- Hoàng Ngọc Bào, 2- Nguyển Ngọc Minh, 3- Trần Văn Minh, 4- Ðỗ Trang Phúc, 5- Lại Như Sơn, 6- Huỳnh Thiên Tài. (Ðằng Vân)
- Khoá III Quan Sát Viên:
Khai giảng tháng 12 năm 1953, mãn khóa tháng 4 năm 1954. Giám Ðốc là Trung Úy Desbordes, huấn luyện viên là Trung Úy Trần Văn Minh.
Danh sách 16 khóa sinh:
1- Ðặng Văn Hậu, 2- Trương Hiệp, 3- Nguyễn Hữu Khánh, 4- Chu Bá Liêm, 5- Nguyễn My, 6- Nguyễn Văn Duy Ninh, 7- Vũ Bình Phương, 8- Nguyễn Nhật Tân, 9- Lê Văn Các (tự Tích), 10- Nguyễn Quang Toại, 11- Nguyễn Văn Thọ, 12- Nguyễn Tấn Trào, 13- Nguyễn Văn Trương, 14- Nguyễn Xuân Trường, 15- Ðinh Thế Truyền, 16- Nguyễn Anh Ven. ( Ðằng Vân)
Chương trình huấn luyện QSV tương tự như chương trình huấn luyện Hoa Tiêu, rất đầy đủ về môn địa huấn (Ground School) cộng thêm những chuyên môn của QSV, như: khí tượng, không hành, đọc bản đồ, chấm tọa độ (vùng đồng bằng, vùng núi), chụp hình, hộ tống (đoàn xe, train, tàu thủy...), điều chỉnh pháo binh, hướng dẫn khu trục,... (Mệ & Nguyễn Anh Ven & Võ Trung Nhơn)
Qua phần Phụ Lục nầy, qúy vị nào muốn tìm hiểu cặn kẽ thêm vấn đề huấn luyện và đào tạo Ngành Quan Sát của KQVN, thì xin liên lạc trực tiếp với Quý Lão Tiền Bối nêu trên.
***Phụ Lục 2 - Phi Trường.
Ngoài những phi trường bê tông cốt thép hạng tiêu chuẩn quốc tế, phi cơ quan sát có thể đáp trên các loại phi trường bằng đất nện, bằng vĩ sắt PSP (Pierced Steel Plank) .
- Phi trường dài nhất: 10,000 ft (3048 m): Ðà Nãng, Chu Lai, Cam Ranh, Biên Hoà, Tân Sơn Nhất.
- Phi trường ngắn nhất: 800-900 ft (244-274 m): Bình Khê (II), Vĩnh Châu (IV), Tuy An (II), ...
Tổng số phi trường lớn nhỏ toàn Miền Nam được ghi nhận như sau: (Flying Dragons)
- Quân Khu I: 53 phi trưởng
- Quân Khu II: 100 phi trường
- Quân Khu III: 71 phi trường
- Quân Khu IV: 45 phi trường.
Con số Biệt Ðội Quan Sát phối trí ở các Tiểu Khu cũng lệ thuộc một phần vào số lượng phi trường hiện hữu ở vùng trách nhiệm. Theo KQ Tarin thì, QK II và QK IV là hai vùng rộng lớn nên có nhiều Biệt Ðội Quan Sát hơn các QK khác.
***Phụ Lục 3 - Chỉ Số.
Khỏang năm 1960, mọi ngành trong KQ đều có chỉ số riêng, hoa tiêu quan sát mang chỉ số 230, quan sát viên mang chỉ số 400. Thời đó, KQ Trần Văn Minh (cố Trung Tướng Tư Lệnh KQ), hay đến Câu Lạc Bộ Phi Ðoàn 112 Tân Sơn Nhứt (?) để ăn sáng. Trên áo bay ông thêu hai số 230 và 400, đã được KQ Hoàng Ngọc Bào cố tình diễn giải sai lệch như sau: "Ði làm từ 2 giờ 30 đến 4 giờ thôi!" (Ðặng Văn Hậu)
***Phụ Lục 4 - L19 đáp Hàng Không Mẫu Hạm
Sử sách sẽ thẩm xét về biến cố 30/04/75. Ngày 30/04/75, Ngành Quan Sát ghi được một kỳ tích có một không hai trong lịch sử không quân thế giới, đó là L19 thuộc PÐ 114, chở một phụ nữ và 5 con của bà, đáp an toàn trên Hàng Không Mẫu Hạm Midway của Hải Quân Hoa Kỳ. Hoa tiêu là Thiếu Tá Lý Bửng, Trưởng Phòng Hành Quân PÐ 114, đã thả "công điện" xuống mẫu hạm để xin đáp khẩn cấp, vì vô tuyến hỏng và gần hết xăng:
"Can you move these helicopters to the other side. I can land on your runway, I can fly 1 hour more. We have enough time to move. Please, rescue me!
Major Bung, wife and five children". (Flying Dragons)
KQ Lý Bửng đáp an toàn trên mẩu hạm, gây sững sờ và vui mừng mọi người trên tàu. Anh và gia đình được di tản qua Mỹ, thàng phố Orlando. Riêng chiếc L19 của anh đã được Hải Quân Mỹ lưu giữ trong Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam, của US Navy, ở Florida (Mệ, LT 01/2003)
VII. Chiến Công và Xương Máu
Những chiến công lẫy lừng của Quân Ðội Cộng Hoà như Bình Long Anh Dũng, Kontum Kiêu Hùng, Trị Thiên Vùng Dậy, hoặc giải tỏa Pleime, tử thủ An Lộc, tái chiếm Quảng Trị, giải tỏa trận Mậu Thân v.v... là do đóng góp xương máu của toàn quân, trong đó có KQ, trong đó có Ngành Quan Sát.
Xin trích dẫn một vài chiến công tiêu biểu (trong khi mong chờ tài liệu từ những KQ trực tiếp tham dự và tạo được những chiến công bổ túc)
- Năm 1968, Phi Ðoàn 114 Sao Mai phát hiện hai tàu hàng chở vũ khí của địch tại cửa khẩu Vũng Rô thuộc Tuy Hòa.
- Năm 1972, Phi Ðoàn 118 Bắc Ðẩu đã yểm trợ SÐ Dù, SÐ 22 BB, SÐ 23 BB, Liên Ðòan 2 BÐQ, B-15..., chận đứng các cuộc tổng công kích khắp Tây Nguyên trong Mùa Hè Ðỏ Lửa 72. Cùng Chiến Ðoàn 2 Xung Kích B-50 đánh phá đường ống dẫn dầu của địch, phía Tây Bắc Quận Tiêu Ata (?), Ban Mê Thuột.
- Năm 1974, Phi Ðoàn 114 Sao Mai yểm trợ SÐ 22 BB, tái chiếm ngọn đồi 82 thuộc Quận Ðề Ðức, Quy Nhơn do SÐ 3 Sao Vàng của VC chiếm giữ trên 6 tháng.
- Năm 1974, Phi Ðoàn 116 Sơn Ca yểm trợ SÐ 7 BB, đập tan đợt xâm nhập của Công Trường 3 Việt Cộng tại Tiểu Khu Kiến Tường, kéo dài sang Long Khốt lãnh thổ Cam Bốt. Yểm trợ Lực Lượng Tiểu Khu Kiến Hòa, đánh tan Trung Ðoàn Chủ Lực Miền Ðồng Tháp tại đây.
- Năm 1974, Phi Ðoàn 118 và Phòng 2 Quân Ðoàn II phát hiện và hướng dẫn khu trục tiêu diệt đoàn xe trên 500 chiếc Molotova của địch trên đoạn đèo trong mật khu An Lão kéo dài từ lãnh thổ QKI sang QK II. (PHD)
- vân vân và vân vân...
Chiến công nào cũng phải trả giá. Cái giá của Ngành Quan Sát so với các Ngành khác thì không thấm thía gì, nhưng không phải là không có.
Phi hành đoàn Quan Sát thường có mặt trên mục tiêu phút đầu cuộc chiến và rời mục tiêu sau cùng. Vì là tai mắt của chiến trường, địch quân e ngại bị lộ nên không dám cựa quậy trong suốt thời gian có L19 trên vùng. Ðây là suy luận chủ quan. VC vẫn xử dụng đại liên phòng không và SA7 (hỏa tiễn tầm nhiệt, Surface To Air) nhắm vào tất cả các loại phi cơ của KQCH. Tỷ lệ hy sinh của Ngành Quan Sát vào khoảng 10%, được chia ra như sau: 4% do thời tiết, khả năng chuyên môn và kỹ thuật, 6% do chiến trận. (KQ Phạm Hữu Dương)
VIII. Phần Kết
"Các cố vấn Mỹ làm việc tại các Ðơn vị Việt Nam, thường là phi công khu trục phản lực. Sau sáu tháng tham chiến trên phản lực cơ, họ sẽ qua một khóa huấn luyện ngắn hạn để biết về nhiệm vụ và vai trò của FAC, và được cheked out trên O-1 hoặc O-2. Sau khoá học nầy, họ được chỉ định về làm việc với các đơn vị Bộ Binh Việt Nam. Vì đã quen thuộc với cách thức không trợ tiếp cận, khi làm việc dưới đất, họ sẽ thông thạo về không yểm và có những quan hệ tốt, khả dĩ gây tin tưởng cho vị chỉ huy diện địa". ("Air Power in Three Wars", General William W. Momyer)
Trên đây là cái nhìn của một Tướng hồi hưu Mỹ về vai trò của FAC, hay nôm na là của một Sĩ Quan Ngành Quan Sát.
Còn cái nhìn của một fighter Việt Nam đối với một Quan Sát Viên thì sao?
"Nếu nói về nhu cầu đào tạo thì đáng lẽ ra người đó phải có ba đầu sáu tay. Người đó phải biết hành quân dưới đất như một Ðại Ðội Trưởng. Người đó phải rành về Pháo Binh như một DLO, vì nhiệm vụ hướng dẫn pháo binh còn quan trọng bằng mấy lần hướng dẫn khu trục. Người đó lại phải hiểu về bom đạn của khu trục cơ đang sử dụng, thời gian trên vùng đòi hỏi và nhất là mức độ chính xác và an toàn của họ. Ðó là những kiến thức đòi hỏi ở một Quan Sát Viên". (Gman, "Quan Sát Viên Trong KQVN", Web BGKQ)
Trên thực tế, Ngành Quan Sát vẫn là ngành nhỏ, nhẹ, tà tà. (kích thước phi cơ nhỏ, nhẹ kí, bay chậm). Chính cái nhỏ nhẹ tà tà mà người không quân mang chỉ số quan sát cũng không thể nào ngang tàng dũng mãnh hơn được, nhất là lúc ở trên trời. Có chăng, thì chỉ có mấy phút ngắn ngủi trong lúc FAC mà thôi, như nhận xét của tướng KQ Mỹ hồi hưu Momyer:
"Trong suốt thời gian hướng dẫn oanh kích, FAC là người có quyền quyết định ngưng hay tiếp tục. Chính Quan Sát Viên, trên thực tế, là cấp Chỉ Huy cuộc hành quân không yểm và quyền hạn của ông ta đã được thừa nhận bởi vị Chỉ huy diện địa cũng như vị Phi tuần trưởng." ("At all times, the FAC was the final air authority on whether or not the strike would continue. He was, in fact, the local air commander for the conduct of air operation, and his authority was recognized by the ground force commander and flight leader alike.")
Ngành Quan Sát xin ghi nhận và đa tạ nhận xét thiện cảm nầy.
Sau 28 năm rã ngũ, QLVNCH nói chung, Quân chủng KQ nói riêng, vẫn âm ỉ trong lòng mình ngọn lửa Tổ Quốc Không Gian, vẫn cháy sáng trong sâu thẳm hồn mình Lý Tưởng Tự Do Dân Chủ.
Từ hai Phi Ðoàn lúc khởi thủy, đã tăng lên trên 60 Phi Ðoàn, trong đó có 8 Phi Ðoàn Quan sát. Từ vài ngàn quân lúc khởi thủy, đã tăng lên trên sáu mươi bốn ngàn chiến hữu đệ huynh (T.V.Minh). Từ vài chục phi cơ củ kỹ MS.500 lúc khởi thủy, đã tăng lên trên 1500 phi cơ tân tiến đủ loại. Từ một Không Lực mới thoát vòng đô hộ lúc khởi thủy, đã vươn vai Phù Ðổng thành một Không Lực độc lập có chủ quyền, có Tổ Quốc, có Không Gian, đứng hàng thứ ba trên thế giới.
Một Không Lực trưởng thành qua dạn dày đấu tranh vì Lý Tưởng Quốc Gia Dân Tộc.
Ðó là Không Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Không Lực đó đã bị bức tử tháng 4 năm 1975 và đang đi dần vào Quên Lãng...
Bài viết nầy, không nhất thiết tìm cho Ngành Quan Sát một chỗ đứng trong Yếu Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, mà chỉ mong sao, qua bài viết nầy, các thế hệ con cháu chúng ta ngày sau nhận thức minh bạch một điều cốt lõi, là cha ông của họ phục vụ trong Quân Lực VNCH trong đó có Không Lực Cộng Hòa, đã thật sự hy sinh, đã thực sự chiến đấu vì Lý Tưởng Quốc Gia Dân Tộc, chứ không phải chiến đầu vì một Ðảng hay một chủ thuyết ngoại bang.
Và cũng mong sao đàn cháu chắt ngày sau, tiếp nối chí nguyện của tiền nhân, xây dựng một Không Lực Việt Nam Tự Do hùng mạnh trong quyết tâm bảo vệ đồng bào, bảo vệ bờ cõi, tung cánh bay rợp trời đất Tổ quê Cha, từ Ải Nam Quan cho đến tận mủi Cà Mâu...
Lịch Sử, Tiền Nhân, Hồn Thiêng Sông Núi và Cả Giống Nòi Rồng Tiên, hằng mong như thế!
St Louis, 03/2003; Lập xuân Quý Mùi
-o- -o- -o-
Tài Liệu Tham Khảo:
1. -"Air Power In Three Wars" (WWII, Korea, VietNam), by General William W. Momyer, USAF (Retired);
2. -"Flying Dragons, The South Vietnamese Air Force", by Robert C. Mikesk;
3. -"Lý Tưởng" tháng 09/2002, tháng 01/2003. (Mệ, "Ðiểm Danh Bạn Già Không Quân". Ð.DZ, "Huyền Thoại về Bà Già Morane 500");
4. -Trang Web "Bạn Già Không Quân". (Gman, "Quan Sát Viên Trong KQVNCH");
5. -Email cung cấp tin tức, của quý Niên Trưởng KQ Mệ, Ðặng Văn Hậu, Nguyễn Quang Tri, Nguyễn Anh Ven, quý Chiến hữu Võ Trung Nhơn, Kha Lăng Ða, Phạm Hữu Dương;
6. -KQ Nguyễn Văn Vechai, gởi qua BÐ trích đoạn tài liệu "Ngày Ðầu, Ngày Cuối" vô cùng phong phú;
7. -Liên lạc điện thoại, và đã được quý NT Võ Dinh, Trần Phước, Võ Công Thống, Ðặng Văn Hậu, Nguyễn Quang Tri, quý chiến hữu Lưu Huy Cảnh, Ðoàn Phan, Nguyễn Ðình Ðại, Nguyễn Ðức, Phạm Hữu Dương sốt sắng cung cấp tin tức;
8. -Cung cấp ảnh (photo) các loại phi cơ quan sát : KQ Võ Trung Nhơn và nhà sưu tầm tài tử ảnh các loại phi cơ KQVNCH, KQ Phạm Quang Khiêm.
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngành Quan Sát Không Lực VNCH.
bắc đẩu võ ý
Lời tòa soạn: Tiếp theo bài Ngành Trực Thăng của KQ Ðỗ Văn Hiếu, Lý Tưởng-Úc Châu đã nhận được bài Ngành Quan Sát của KQ Võ Ý. Bài viết có hai mục đích: giới thiệu một ngành phi hành trong quân chủng Không Quân VNCH, và đóng góp vào việc biên soạn cuốn Lịch Sử Không Quân VNCH, hiện đang được Liên Hội Ái Hữu Không Quân QLVNCH-Úc Châu tiến hành.
LT-UC xin chân thành cảm ơn KQ Võ Ý và hân hạnh giới thiệu bài viết tới độc giả, đồng thời mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, bổ túc các chi tiết trong bài viết.
Ðồng thời , Ban biên soạn LSKQ/VNCH cũng ước mong quý Niên Trưởng và quý chiến hữu Không Quân thuộc các ngành khác như: Khu Trục, Vận Tải, Kỹ Thuật, Yểm Cứ, Tham Mưu, v.v... bỏ công viết bài, hoặc cung cấp kiến thức, tài liệu, hình ảnh liên quan tới ngành của mình, để góp thêm phần phong phú và chính xác của cuốn lịch sử quân chủng. LT-UC.
I. Khởi Thủy
Vì là xứ thuộc địa của Pháp, nên Quân Lực Việt Nam nói chung, Không Lực Việt Nam nói riêng, do Pháp đào tạo và chỉ huy.
Năm 1949, Không Quân Pháp thành hình ở Nha Trang.
Ngày 01/06/1951, Pháp thành lập CIA (Centre d'Instruction Aerienne, tức Trung Tâm Huyấn Luyện Không Quân) để huấn luyện các chuyên viên KQVN trong các môn bảo trì, vô tuyến và kỹ thuật để cấp thời bảo trì các phi cơ Criquets (tức máy bay bà già Morane Saulnier 500) không mấy phức tạp.
Chính những phi cơ nầy sau đó đã được Pháp chuyển giao cho Việt Nam vào giữa năm 1951 và trở thành lực lượng đầu tiên của Không Quân VNCH .
Ðầu năm 1952, Pháp khai giảng Trường Phi Hành và Trường Cơ Khí.
Tháng 10 năm 1952, Pháp khai giảng Trường Quan Sát Viên. Trước khi mở trường nầy, các sĩ quan thuộc Lực lượng Dù hoặc Pháo binh được xử dụng làm Quan Sát viên bay trên MS.500 (Gman, Quan Sát Viên trong KQVNCH, BGKQ)
Ðây là ba Trường Không Quân đầu tiên ở Nha Trang đào tạo không quân VN.
Từ nhừng dữ kiện trên, có thể xác định một điều là:
Phi cơ khởi thủy của KQVN là phi cơ bà già
Nhân viên phi hành và chuyên viên kỹ thuật khởi thủy của KQVN thuộc Ngành Quan Sát.
II. Phi Ðoàn Quan Sát đầu tiên
Ngày 01/03/1953, thành lập Phi Ðoàn 1er GAOAC (Group Aerien d'Observation et d'Accompagnement au Combat, gọi tắt là GAO. (Theo Flying Dragons, GAO nguyên chữ là Group, Artillery Observation, là sai, Ch/Tg Võ Dinh), được dịch là Phi Ðoàn 1 Quan Sát và Trợ Chiến, đồn trú Sài Gòn, sau đó chuyển ra Huế. Phi đoàn trưởng, Ðại Úy Cottet.
Cũng trong năm 1953, (vài tháng sau, theo NT Võ Dinh và Mệ), thành lập Phi Ðoàn 2me GAO, đồn trú Nha Trang, sau đó chuyển về Biên Hòa. Phi Ðoàn Trưởng : Ðại Úy Granger.
Ðại Úy Nguyễn Ngọc Oánh sau đó tiếp nhận 1er GAO và Ðại Úy Võ Dinh tiếp nhận 2me GAO.
Từ dữ kiện nầy, thì nhị vị Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Oánh và Võ Dinh là hai trong những Phi Ðoàn Trưởng khởi thủy của KQVN (bao gồm các Phi đoàn Quan Sát, Liên Lạc, Liên Phi Ðoàn Vận Tải, Phi Ðoàn Khu Trục) và cũng là Phi Ðoàn Trưởng khởi thủy của Ngành Quan Sát.
Ngày 1 tháng 7 năm 1955, Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân (CIA) tại Nha Trang được bàn giao cho Ðại Úy Nguyễn Ngọc Oánh, đánh dấu việc chuyển giao quyền chỉ huy Không Quân từ tay người Pháp cho các sĩ quan Việt Nam. Từ đó ngày 1 tháng 7 hàng năm trở thành Ngày Không Lực VNCH.
Ngày 1 tháng 7 năm 1957, các 1er GAO và 2me GAO trở thành Phi Ðoàn 1 và Phi Ðoàn 2 Quan Sát.
Lúc khởi thủy, mỗi Phi Ðoàn được trang bị trên dưới 15 phi cơ MS.500. Quân số mỗi Phi Ðoàn lên đến cả hàng trăm người, bao gồm nhân viên phi hành, chuyên viên bảo trì kỹ thuật phòng thủ và hành chánh tài chánh. Phi Ðoàn là một đại đơn vị biệt lập, có KBC riêng.
Trong trường hợp Phi Ðoàn đồn trú trong Căn cứ Không Quân, thì Căn cứ đảm trách an ninh và lương bổng.
III. Bành Trướng
Tháng 12 năm 1960, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, công cụ của Cộng Sản Bắc Việt ra đời. Chính phủ Miền Nam đặt đất nước trong tình trạng khẩn trương. Toàn quân toàn dân dồn công sức bảo vệ nền Cộng Hòa non trẻ.
Quân Ðội Cộng Hòa được bành trướng về quân số cũng như trang bị khí cụ để thích nghi với tình hình.
Miền Nam Việt Nam trở thành tiền đồn của Thế Giới Tự Do ngăn chặn hiểm họa Cộng Sản ở Ðông Nam Á.
Và Mỹ, nhân danh Thế Giới Tự Do, đã thay thế Pháp, viện trợ quân sự cho Quân Lực Cộng Hòa, trong đó có Quân Chủng Không Quân nói chung và Ngành Quan Sát nói riêng.
Giai đoạn bành trướng kéo dài hơn chục năm, từ năm 1960 đến 1972. Do ảnh hưởng của Mỹ ngày càng gia tăng, một Trường Sinh Ngữ Quân Ðội được thiết lập ở Sài Gòn và Trường Anh Văn KQ được khai giảng ở Trung Tâm HLKQ Nha Trang.
Các Không Ðoàn Chiến Thuật, Yểm Cứ, Bảo Trì Tiếp Vận rồi Sư Ðoàn Không Quân được hình thành tại mỗi Quân Khu.
Các phi cơ tân tiến được viện trợ, trong đó có phi cơ L.19 Bird Dogs thay thế máy bay Bà già MS.500 (hay còn gọi là Criquets Châu chấu), các phi cơ Cessna 185 U.17A Skywagon sáu chỗ ngồi, thay thế phi cơ L.20 U 6 A Beaver, phi cơ huấn luyện T.41D Mescalero bốn chỗ ngồi và sau cùng là phi cơ quan sát loại mới O.2 Skymaster hai động cơ .
Từ khi thành lập Không Ðoàn, các Phi Ðoàn Quan Sát chỉ lo phụ tránh phần Hành quân, mọi vấn đề khác như bảo trì tiếp vận phòng thủ lương bổng v.v.. thì do các KÐ liên hệ đảm nhận.
Từ khởi thủy 1952, chỉ có hai Phi Ðoàn Quan Sát, đã tăng lên tám Phi Ðoàn vào năm 1972.
Danh số của Phi Ðoàn Quan Sát được ấn định bằng số 1. Danh số càng nhỏ nói lên tính càng kỳ cựu của nó.
Tám Phi Ðoàn từ kỳ cựu đến tân lập đó là:
1-Phi Ðoàn 110 Quan Sát (PÐ 110 QS), thuộc Sư Ðoàn I Không Quân (SÐ 1 KQ), đồn trú Ðà Nẵng, trách nhiệm Quân Khu I (QK I)
(1er GAO thành lập ngày 01 tháng 10 năm 1952 tại Nha Trang, về TSN năm 1953, di chuyển ra Huế năm 1954, về lại TSN năm 1955, di chuyển ra Ðà Nẵng tháng 11 năm 1956, trở thành Phi Ðoàn 110 Quan Sát vào tháng 01 năm 1963. (Flying Dragon, page 214). Theo Mệ, thì 1er GAO không về Sai Gòn)
Các Phi Ðoàn Trưởng:
Nguyễn Ngọc Oánh, Trần Phước, Nguyễn Trọng Ðệ, Ngô Tấn Diêu, Phan Văn Mạnh, Võ Trung Nhơn, Lê Sĩ Thắng, Nguyễn Tài Hiệp (Xử Lý Thường Vụ).
2-PÐ 112 QS. thuộc SÐ 3 KQ, tránh nhiệm QK III
(2nd GAO thành lập tháng 01 năm 1952 tại Nha Trang, chuyển về TSN tháng 10 năm 1959, trở thành PÐ112 QS vào tháng 01 năm 1963, di chuyển về Biên Hòa tháng 06 năm 1964.)
Các Phi Ðoàn Trưởng:
Võ Dinh, Nguyễn Văn Lượng, Nguyễn Hữu Tần, Nguyễn Ngọc Loan, Võ Công Thống, Huỳnh Bá Tính, Ðặng Hữu Hiệp, Võ Văn Ân, Hà Ngọc Hạnh, Lý Thành Ba.
3-PÐ 114 QS, thuộc SÐ 2 KQ, tránh nhiệm một phần QK II
(Phi Ðoàn 3 Quan Sát thành lập tháng 12 năm 1961 tại Ðà Nẵng, đổi thành Phi Ðoàn 114 tháng 01 năm 1963, di chuyển lên Pleiku cuối năm 1963, rồi trở về Nha Trang tháng 01 năm 1965.)
Các Phi Ðoàn Trưởng:
Phan Quang Phúc (Phúc Phan), Ðặng Văn Hậu (Ðằng Vân), Lưu Ðức Thanh (Thanh Mắt Trừu), Lê Ngọc Ấn (Ấn Cọp), Võ Văn Ân (Ân Què), Nguyền Xuân Tám (Tám Ðĩ), Võ Văn Oanh (XLTV)
4-PÐ 116 QS. thuộc SÐ 4 KQ, trách nhiệm QK IV.
(Thành lập tháng 06 năm 1964 tại Nha Trang. Di chuyển về Bình Thủy, Cần Thơ tháng 07 năm 1965.)
Các Phi Ðoàn Trưởng:
Nguyễn Phúc Tửng, Bùi Quang Kinh, Nguyễn Ðức Gia, Bùi Thanh Sử (XLTV)
5-PÐ 118 QS, thuộc SÐ 6 KQ, trách nhiệm một phần QK II.
(Thành lập tháng 04 năm 1971 tại Pleiku.)
Các Phi Ðoàn Trưởng:
Võ Công Minh (Michel), Võ Ý, Nguyễn Văn Ðược (XLTV)
6-PÐ 120 QS, thuộc SÐ 1 KQ, tránh nhiệm QÐ I
(Thành lập tháng 05 năm 1971 tại Ðà Nẵng.)
Phi Ðoàn Trưởng: Lê Công Thình
7-PÐ 122 QS, thuộc SÐ 4 KQ, trách nhiệm QK IV.
(Thành lập ngày 01 tháng 08 năm 1972 tại Bình Thủy, Cần Thơ.)
Phi Ðoàn Trưởng: Trần Trọng Khương.
8-PÐ 124 QS*, thuộc SÐ 3 KQ, tránh nhiệm QK III.
(Thành lập cuối năm 1971 tại Biên Hòa.)
Phi Ðoàn Trưởng: Võ Trung Nhơn.
* Vài ghi nhận về Phi Ðoàn 124 Quan Sát:
Khỏang đầu năm 1970, Bộ Tư Lệnh KQ và Cố vấn Mỹ định thành lập Biệt Ðoàn (Task Force) Phòng Vệ Tam Biên, phi cơ dự trù sẽ trang bị đại liên .50, có thể mang 2000 lb bom, cất cánh và đáp ngắn (Light assaut aircraft with STOL). 22 phi công (trong đó có Trung Tá Võ Trung Nhơn, Phi Ðoàn Trưởng) và 25 chuyên viên kỹ thuật được gởi sang Main Eglin AFB, Florida để xuyên huấn và thực tập với Green Berets Mỹ và Lôi Hổ Việt Nam, trên hai loại phi cơ cùng đặc tính là AU-23 Peace Maker (Pilatus PC-6 Turbo Porter) và AU-24 Stallion (IIcllio), được gọi tắt là Porter.
Nhiệm vụ của Biệt Ðoàn cũng là nhiệm vụ của Ngành Quan Sát, đặc biệt là thường xuyên vũ trang canh phòng biên giới, tiêu diệt những toán, hoặc đoàn xe xâm nhập, các trại của địch bằng hỏa lực cơ hữu hoặc gọi phi pháo yểm trợ.
Biệt Ðoàn dự trù thành lập tại Pleiku vào cuối năm 1971 hay đầu năm 1972.
Rất tiếc, khi đoàn du học về nước cuối năm 1971 thì Mỹ đã cắt giảm 50% viện trơ, nên kế hoạch không thành. Ðoàn du học Porter STOL chuyển về Biên Hòa và thành lập Phi Ðoàn 124, là PÐ Quan Sát cuối cùng của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa. Một điều đặt biệt, là Trung Tá Võ Trung Nhơn (mà anh em thương mến gọi là Nhơn Nhọn) là vị Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn cuối cùng, lại cũng là một trong những vị Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn đầu tiên, đó là PÐ 110 QS.
IV. Phi Cơ Trang Bị
Hai Phi Ðoàn khởi thủy và Trung Tâm Huấn Luyện KQ do Pháp chuyển giao cho KQViệt Nam, đươcĩ trang bị phi cơ Morane Saulnier 500 Criquets. Từ 1956 đến 1972, Mỹ bắt đầu viện trợ các phi cơ đời mới cho KQVN.
Sau đây là bảng tóm lược đặc tính khả năng của từng loại phi cơ quan sát.
· MS.500: Có khả năng cất cánh và đáp sân ngắn (STOL, short take-off and landing). Hảng sản xuất : Morane-Saulnier.
Ðộng cơ Argus As 10c, 8 xilanh, 240 mã lực (horse power). Sải cánh 46 ft 9 in, chiều dài 32 ft 6 in, chiều cao 9 ft 10 in (2.99 m). Tốc độ 95 knots (175 km/h; 109 mph). Bay cao 15,090 ft (4600 m). Tầm hoạt động 236 mi (380 km). Trọng tải 3 người. Trọng lượng tối đa lúc cất cánh 2910 lb (1320 kg).
Ðặc biệt hai cánh nằm phía trên thân phi cơ và lợp bằng vải, hai chân đáp thật dài, có thể mở máy (start) bằng điện và bằng tay. Theo Ð DZ (Lý Tưởng số tháng 01/2003), thì MS.500 là loại Bà Già Gân và từ từ biến mất vào các năm 1955-1956...
Giai đoạn Không Quân bành trướng, thì các Phi Ðoàn Quan Sát đều được trang bị phi cơ O.1 (còn gọi L.19), phi cơ U.6A (còn gọi là L20), phi cơ U.17 (còn gọi là Cessna).
Riêng phi cơ O.2 thì chỉ trang bị cho hai Phi Ðoàn 118 ở Pleiku và 110 ở Ðà Nẵng.
Phi cơ U.6A (L20) có mặt trên chiến trường Việt Nam từ năm 1958. Vào khoảng đầu năm 1965, phi cơ U.6A (L20) hình như được thu hồi để trang bị cho hai Phi Ðoàn Trinh Sát 716 và 718 (Reconnaissance Squadron) và hai Phi Ðoàn Liên Lạc 312 và 314 ở TSN, (Các Phi Ðoàn 312, 314 được Mỹ gọi là Special Missions Squadron, hay còn gọi là Phi Ðoàn VIP).
· U.6A (L20): Vừa liên lạc vừa có thể cải biến để phóng thanh và raiõ truyền đơn chiêu hồi, gọi chung là nhiệm vụ Tâm lý chiến, (Psychological Warfair, Psywar).
Ðặc biệt, L20 hay U.6A (và U.17) còn đảm trách nhiệm vụ trắc giác. Ðây là nhiệm vụ khó khăn và rất mật (secret), do chính Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu chỉ huy. Trắc giác là làm sao tìm vị trí của các đài phát sóng của địch để tiêu diệt chúng. Ðây là một nhiệm vụ "tình báo điện tử". Phi cơ EC-47 thuộc SÐ 5 KQ trước kia, được dùng để điều chỉnh các beacon (vô tuyến đăng) như radio compass chẳng hạn, nhiệm vụ đó tuy cũng khó khăn nhưng không mật như trắc giác. (Tarin, thư bổ túc)
Hảng sản xuất : de Havilland Aircraf of Canada Ltd. Ðộng cơ Pratt & Whitney R-985-AN, 450 hp. Sải cánh 48 ft (14.63m), chiều dài 30 ft 4 in (9.24m), chiều cao 10 ft 5in (3.17 m). Tốc độ 156 knots (288 km/h; 180 mph). Bay cao 20,000 ft (6096 m). Tầm hoạt động 600 mi (965 km). Trọng tải 7 người hay 1000 lb (453 kg). Trọng lượng tối đa lúc catá cánh 4820 lb (2186 kg)
· O.1 (L19): Xuất hiện 1954. Một động cơ, fixed wing. Hảng sản xuất Cessna Aircraft Co. Ðộng cơ Continental IO-470 6 cylinder, 213 hp. Sải cánh 36 ft (10.97 m), chiều dài 25 ft 10 in (7.87 m), chiều cao 7 ft 4in (2.23 m). Tốc độ 92 knots (168 km/h). Bay cao 18,500 ft (5638 m). Tầm hoạt động 530 mi (853 km). Trang bị 4 rockets khói hai bên cánh, (O1 của US Army còn trang bị đại liên .50 ly). Trọng lượng tối đa lúc cất cánh 2400 lb (1088 kg).
· O.2 (Skymaster): Xuất hiện trên chiến trường QKI từ năm 1967, do KQ Mỹ xử dụng. 35 chiếc được chuyển giao cho KQVN (PÐ 110 & PÐ 118) trong kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, vào đầu năm 1973.
Trang bi hai động cơ, một trước một sau, fixed wing và nằm trên, hai thân, hai bình ỗn đứng, bánh mủi và hai bánh đáp có thể co duổi.
Hảng sản xuất: Cessna Aircraft Co, động cơ 2 Continental IO-360-D 6 cylinder, 210 hp mỗi máy. Sải cánh 38 ft (11.58m), chiều dài 29 ft 9 in (9.06 m), chiều cao 9 ft 4 in (2.84 m). Tốc độ 156 knots (288km/h). Bay cao 20,500 ft (6248m). Tầm hoạt động 1000 mi (1610km). Trang bị: mỗi cánh hai pod, mỗi pod mang 7 rocket khói. Trọng tải 3 người. Trọng lượng tối đa lúc cất cánh 4300 lb (1,950kg).
- U.17A và B (Skywagon): Một động cơ, cánh nằm trên, bánh đuôi. Xuất hiện ở Việt Nam vào cuối năm 1962. Là loại phi cơ nhẹ, đa dụng, có thể liên lạc, trinh sát, hành quân, trắc giác, spywar và huấn luyện ...
Hảng sản xuất: Cessna Aircraft Co. Ðộng cơ U.17A Continental IO-470-F 6 cylindre, 260 hp. Ðộng cơ U17B IO-520-D, 300hp. Sải cánh 36 ft 2 in (11.02m), chiều dài 25 ft 9in (7.84m), chiều cao 7 ft 9 in (2.36m). Tốc độ 147 knots (170mph, 272 km/h). Bay cao 17,500 ft (5334m). Tầm hoạt động 850 mi (1367km). Trọng tải 5 người. Trọng lượng tối đa lúc cất cánh 3200lb (1451 kg)
- T.41D (Mescalero): Một động cơ, fixed wing, bánh mũi và hai bánh đáp cố định, Trung Tâm Huấn Luyện KQ, Trường Phi Hành đã nhận 22 chiếc T.41D vào năm ? (có thể 1966?) dùng để huấn luyện.
Loại phi cơ nầy không trang bị cho các Phi Ðoàn Quan Sát, nhưng các hoa tiêu quan sát đã tốt nghiệp trên loại phi cơ nầy và được bổ nhiệm đến các Phi Ðoàn. Vì lẽ đó, nên chúng tôi xem T.41D như là một loại phi cơ quan sát vậy.
Hảng sản xuất: Cessna Aircraft Co. Ðộng cơ Continental IO-360-D 6 cylinder, 210 hp. Sải cánh 36 ft 2 in (11.02m), dài 26 ft 6 in (8.07 m), cao 8 ft 11 in (2.72m). Tốc độ 114 knots (210 km/h; 135 mph). Bay cao 13,000 ft (3962 m). Tầm hoạt động 720 mi (1158km). Trọng tải 3 người. Trọng lượng tối đa lúc cất cánh 2300 lb (1043kg)
V. Cấp số Nhân viên & Phi cơ cho mỗi PÐ
Mỗi Phi Ðoàn Quan Sát thường được chia thành 4 đến 5 Phi Ðội, tuỳ theo nhu cầu. Nhu cầu lệ thuộc vào tình hình chiến sự và diện tích của khu vực trách nhiệm. Mỗi Phi Ðội tròm trèm từ 10 đến 16 nhân viên phi hành (NVPH). Như vậy, quân số mỗi Phi Ðoàn ước chừng từ 50 đến 70 NVPH, phân nửa là hoa tiêu, phân nửa là quan sát viên.
Cả 8 phi đoàn , tính đến ngày 30 tháng 09 năm 1974, đều được trang bị O.1 và U.17. Số phi cơ nầy được ghi nhận như sau: (Flying Dragons của Robert C Mikesh, trang 138, bản in 1988, USA)
- O.1A : tiếp nhận 01/73 239 chiếc, khả dụng 188 chiếc.
- O.2 : tiếp nhận 01/73 35 chiếc, khả dụng 32 chiếc
- U.17 : tiếp nhận 01/73 85 chiếc, khả dụng 84 chiếc.
Từ những con số nầy, chia đều cho 8, thì mỗi PÐ được trang bị chừng 20 O.1 (L19) và 08 U.17 (Cessna).
Riêng hai PÐ 110 và 118 được trang bị thêm mỗi PÐ 14 O.2 vào năm 1973, nên số phi cơ O.1 tại hai đơn vị nầy có thể ít hơn, so với 6 PÐ còn lại.
Những con số nêu trên có thể sút giảm trên thực tế vì những hư hỏng hoặc những thất thóat khác.
VI. Ðào Tạo, Huấn Luyện
- Ðầu năm 1952, Pháp thành lập CIA (Centre d'Instruction Aerienne) với ba Trường riêng biệt. Trường Phi Hành và Trường Kỹ Thuật khai giảng đầu năm, Trường Quan Sát viên khai giảng tháng 10 sau đó.
Ðây là ba Trường KQ đầu tiên do KQ Pháp huấn luyện KQ Việt Nam thuộc Ngành Quan Sát.
Các khóa huấn luyện Hoa Tiêu và Quan Sát Viên được khai giảng sau đó.
Theo Mệ (trong "Ðiểm Danh Bạn Già", LT 2002&2003) và theo tài liệu do các NT Ðặng Văn Hậu và Nguyễn Anh Ven cung cấp, thì các khóa 1, đến 3 hoa tiêu và quan sát viên khai giảng từ đầu năm 1952 cho đến cuối năm 1953, vói đầy đủ tên các vị KQ tiền bối. (Xem Phụ Lục)
- Sau 1954, KQ Việt Nam tiếp tục đào tạo quan sát viên theo nhu cầu thành lập và bổ sung. Bổ sung vì tổn thất thì ít, mà vì các quan sát viên có nhiều giờ bay hành quân đã được xuyên huấn thành hoa tiêu, điễn hình là "Mệ" (Ðại Tá Trần Phước) và "Gman" (Ðại Tá Ðỗ Trang Phúc).
- Tháng 7 năm 1957, cờ Việt Nam Cộng Hòa được sơn trên thân phi cơ.
- Cũng theo Gman (Trang Web Nhà "Bạn Già KQ"), khóa Trần Duy Kỹ 1958, các khoá sinh Khóa 58B/QSV đã học chung phần Ðịa Huấn với Khoá 58A Hoa Tiêu. Thời đó, Ðại Úy Dương Thiệu Hùng phụ trách Trường Phi Hành.
Các huấn luyện viên phụ trách dạy phần Quan Sát là nhửng sĩ quan có hai chỉ số (hoa tiêu và quan sát viên). Còn các phần khác, như không hành, thì do các huấn luyện viên hoa tiêu thường đảm trách.
Khóa 58A HT: Ðặng Thành Danh, Lê Bá Ðịnh, Lê Xuân Lan, Chế Văn Nghĩa. Khóa 58B QSV: Nguyễn Văn Chín, Trần Duy Nguyên.
Năm 1963, một toán huấn luyện lưu động Mỹ (Mobile Team) gồm các huấn luyện viên hoa tiêu và kỹ thuật, đã đến Nha Trang mở các Khoá L 1, L 2, L 3 để huấn luyện hoa tiêu quan sát và chuyên viên sửa chữa bảo trì trên phi cơ U.17, cũng do Mỹ chở qua.
Một số hoa tiêu kỳ cựu được tuyển chọn để huấn luyện thành huấn luyện viên hoa tiêu, để thay thế Mỹ huấn luyện các khoá L kế tiếp. Sau đây là danh sách các Huấn Luyện Viên hoa tiêu U17 đó : 1-Hồ Xuân Ðệ, 2- Hà Ngọc Hạnh, 3- Lê Cảnh Lợi, 4- Ðặng Thiện Ngươn, 5- Trần Tử Quảng, 6- Tống Ðình Thu, 7- Nguyễn Văn Vechai.
Một số HLV/HT phục vụ tại Trung Tâm Huấn Luyện KQ Nha Trang, trước 1964:
Quý NT Nguyễn Văn Bá, Trần Tấn Nhất, Ôn Văn Tài, Nguyễn Hồng Tuyền, Phan Văn Mạnh, Ðào Ðức Trân, Phạm Quốc Anh, Nguyễn Văn Cử, Huỳnh Minh Ðường, Nguyễn Thanh Hài...(Trích "NDNC", Nguyễn Văn Vechai)
- Huấn Luyện Victor FAC:
Vào năm 1971, không lực Mỹ từ các căn cứ trong nước, và ngoài xứ (như Guam, Thái Lan v.v..) bay đến oanh kích các mục tiêu của địch quân do yêu cầu của ta, vấn đề hướng dẫn oanh kích (FAC) khu trục Mỹ bằng tiếng Mỹ đã được đặt ra. Và vấn đề huấn luyện Victor FAC (Victor = Việt Nam) cho các Quan Sát Viên Việt Nam đã được các cố vấn tại các phi đoàn đảm nhận.
Sau khoảng 8 giờ (?) huấn luyện, các Victor FAC tốt nghiệp sẽ được cấp phát một Chứng Chỉ Tốt Nghiệp với Danh Số riêng, do Phi Ðoàn Tưởng và vị Cố Vấn liên hệ ký nhận.
Kể từ khi được xác định là Victor Fac, người QSV sẽ làm việc với khu trục Mỹ bằng Danh Số riêng của mình (giống như SSN vậy). Ví dụ: -"Hello! Fantom, this is Victor Fac # 05, do you hear me well?"
***Phụ Lục 1- Các Khóa Huấn Luyện:
- Khóa I Hoa Tiêu Quan Sát:
Khai giảng từ đầu năm, có 15 khóa sinh gồm 4 Thiếu Úy tốt nghiệp Trường Võ Bị Ðà Lạt, và 11 dân sự.
Danh sánh 15 vị nầy như sau :
1- Nguyễn Thế Anh, 2- Nguyễn Mạnh Bổng, 3- Bùi Quang Các, 4- Từ Bộ Cam, 5- Võ Dinh, 6- Nguyễn Tâm Ðăng, 7- Mai Văn Hạnh, 8- Dương Thiệu Hùng, 9- Nguyễn Kim Khánh, 10- Nguyễn Ngọc Oánh, 11- Võ Phước, 12- Trần Bá Quy, 13- Phạm Long Sửu, 14- Nguyễn Thanh Tòng, 15- Vũ Văn Ước. (Mệ, "Ðiểm Danh Bạn Già")
- Khóa II Hoa Tiêu Quan Sát:
Danh sách quý vị Sĩ quan Khóa sinh (Thiếu Úy) như sau:
1- Trần Ðình Hòe, 2- Võ Xuân Lành, 3- Nguyễn Văn Lượng, 4- Nguyễn Khắc Ngọc, 5- Nguyễn Bá Thọ, 6- Vũ Thượng Văn (Ðằng Vân), 7- Nguyễn Văn Tuấn, 8- Nguyễn Ngọc Thu..
Và các khoá sinh dân chính:
1- Nguyễn Ngọc Biện, 2- Nguyễn Văn Cơ, 3- Nguyễn Văn Cư, 4- Võ Văn Hội, 5- Nguyễn Ðình Nhân, 6- Nghiêm Văn Phong (Tr/Sĩ, từ Thủ Ðức sang), 7- Nguyễn Văn Vechai. (Trích "Ngày Ðầu, Ngày Cuối", Nguyễn Văn Vechai)
- Khóa III Hoa tiêu Quan Sát:
Khóa 3 hoa tiêu tại Nha Trang, gồm 4 Thiếu Úy:
1- Nguyễn Văn Ba, 2- Nguyễn Trọng Ðệ, 3- Ngô tấn Diêu, 4- Nguyễn Ðình Thập.
Các khóa sinh dân sự:
Nguyễn Kim Bông, Mai Văn Hải, Phan Văn Mạnh, Bạch Thái Minh, Nguyễn Ðức Lộc Sơn, Lê Văn Thảo, Ðào Ðức Trân, Nguyễn Hữu Trí, Vũ Quang Triệu, Nguyễn Văn Vechai (Trích "NÐNC", Nguyễn Văn Vechai)
- Khóa I Quan Sát Viên:
Khai giảng đầu tháng 10 năm 1952. Khóa học kéo dài 6 tháng.
Danh sách 6 sĩ quan học viên như sau:
1- Phùng Văn Chiêu, 2- Nguyễn Ðình Giao, 3- Lê Minh Luân, 4- Ðỗ khắc Mai, 5- Ðinh Thạch On, 6- Trần Phước. (Mệ, "ÐDBG")
- Khóa II Quan Sát Viên:
Danh sánh quý vị như sau:
1- Hoàng Ngọc Bào, 2- Nguyển Ngọc Minh, 3- Trần Văn Minh, 4- Ðỗ Trang Phúc, 5- Lại Như Sơn, 6- Huỳnh Thiên Tài. (Ðằng Vân)
- Khoá III Quan Sát Viên:
Khai giảng tháng 12 năm 1953, mãn khóa tháng 4 năm 1954. Giám Ðốc là Trung Úy Desbordes, huấn luyện viên là Trung Úy Trần Văn Minh.
Danh sách 16 khóa sinh:
1- Ðặng Văn Hậu, 2- Trương Hiệp, 3- Nguyễn Hữu Khánh, 4- Chu Bá Liêm, 5- Nguyễn My, 6- Nguyễn Văn Duy Ninh, 7- Vũ Bình Phương, 8- Nguyễn Nhật Tân, 9- Lê Văn Các (tự Tích), 10- Nguyễn Quang Toại, 11- Nguyễn Văn Thọ, 12- Nguyễn Tấn Trào, 13- Nguyễn Văn Trương, 14- Nguyễn Xuân Trường, 15- Ðinh Thế Truyền, 16- Nguyễn Anh Ven. ( Ðằng Vân)
Chương trình huấn luyện QSV tương tự như chương trình huấn luyện Hoa Tiêu, rất đầy đủ về môn địa huấn (Ground School) cộng thêm những chuyên môn của QSV, như: khí tượng, không hành, đọc bản đồ, chấm tọa độ (vùng đồng bằng, vùng núi), chụp hình, hộ tống (đoàn xe, train, tàu thủy...), điều chỉnh pháo binh, hướng dẫn khu trục,... (Mệ & Nguyễn Anh Ven & Võ Trung Nhơn)
Qua phần Phụ Lục nầy, qúy vị nào muốn tìm hiểu cặn kẽ thêm vấn đề huấn luyện và đào tạo Ngành Quan Sát của KQVN, thì xin liên lạc trực tiếp với Quý Lão Tiền Bối nêu trên.
***Phụ Lục 2 - Phi Trường.
Ngoài những phi trường bê tông cốt thép hạng tiêu chuẩn quốc tế, phi cơ quan sát có thể đáp trên các loại phi trường bằng đất nện, bằng vĩ sắt PSP (Pierced Steel Plank) .
- Phi trường dài nhất: 10,000 ft (3048 m): Ðà Nãng, Chu Lai, Cam Ranh, Biên Hoà, Tân Sơn Nhất.
- Phi trường ngắn nhất: 800-900 ft (244-274 m): Bình Khê (II), Vĩnh Châu (IV), Tuy An (II), ...
Tổng số phi trường lớn nhỏ toàn Miền Nam được ghi nhận như sau: (Flying Dragons)
- Quân Khu I: 53 phi trưởng
- Quân Khu II: 100 phi trường
- Quân Khu III: 71 phi trường
- Quân Khu IV: 45 phi trường.
Con số Biệt Ðội Quan Sát phối trí ở các Tiểu Khu cũng lệ thuộc một phần vào số lượng phi trường hiện hữu ở vùng trách nhiệm. Theo KQ Tarin thì, QK II và QK IV là hai vùng rộng lớn nên có nhiều Biệt Ðội Quan Sát hơn các QK khác.
***Phụ Lục 3 - Chỉ Số.
Khỏang năm 1960, mọi ngành trong KQ đều có chỉ số riêng, hoa tiêu quan sát mang chỉ số 230, quan sát viên mang chỉ số 400. Thời đó, KQ Trần Văn Minh (cố Trung Tướng Tư Lệnh KQ), hay đến Câu Lạc Bộ Phi Ðoàn 112 Tân Sơn Nhứt (?) để ăn sáng. Trên áo bay ông thêu hai số 230 và 400, đã được KQ Hoàng Ngọc Bào cố tình diễn giải sai lệch như sau: "Ði làm từ 2 giờ 30 đến 4 giờ thôi!" (Ðặng Văn Hậu)
***Phụ Lục 4 - L19 đáp Hàng Không Mẫu Hạm
Sử sách sẽ thẩm xét về biến cố 30/04/75. Ngày 30/04/75, Ngành Quan Sát ghi được một kỳ tích có một không hai trong lịch sử không quân thế giới, đó là L19 thuộc PÐ 114, chở một phụ nữ và 5 con của bà, đáp an toàn trên Hàng Không Mẫu Hạm Midway của Hải Quân Hoa Kỳ. Hoa tiêu là Thiếu Tá Lý Bửng, Trưởng Phòng Hành Quân PÐ 114, đã thả "công điện" xuống mẫu hạm để xin đáp khẩn cấp, vì vô tuyến hỏng và gần hết xăng:
"Can you move these helicopters to the other side. I can land on your runway, I can fly 1 hour more. We have enough time to move. Please, rescue me!
Major Bung, wife and five children". (Flying Dragons)
KQ Lý Bửng đáp an toàn trên mẩu hạm, gây sững sờ và vui mừng mọi người trên tàu. Anh và gia đình được di tản qua Mỹ, thàng phố Orlando. Riêng chiếc L19 của anh đã được Hải Quân Mỹ lưu giữ trong Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam, của US Navy, ở Florida (Mệ, LT 01/2003)
VII. Chiến Công và Xương Máu
Những chiến công lẫy lừng của Quân Ðội Cộng Hoà như Bình Long Anh Dũng, Kontum Kiêu Hùng, Trị Thiên Vùng Dậy, hoặc giải tỏa Pleime, tử thủ An Lộc, tái chiếm Quảng Trị, giải tỏa trận Mậu Thân v.v... là do đóng góp xương máu của toàn quân, trong đó có KQ, trong đó có Ngành Quan Sát.
Xin trích dẫn một vài chiến công tiêu biểu (trong khi mong chờ tài liệu từ những KQ trực tiếp tham dự và tạo được những chiến công bổ túc)
- Năm 1968, Phi Ðoàn 114 Sao Mai phát hiện hai tàu hàng chở vũ khí của địch tại cửa khẩu Vũng Rô thuộc Tuy Hòa.
- Năm 1972, Phi Ðoàn 118 Bắc Ðẩu đã yểm trợ SÐ Dù, SÐ 22 BB, SÐ 23 BB, Liên Ðòan 2 BÐQ, B-15..., chận đứng các cuộc tổng công kích khắp Tây Nguyên trong Mùa Hè Ðỏ Lửa 72. Cùng Chiến Ðoàn 2 Xung Kích B-50 đánh phá đường ống dẫn dầu của địch, phía Tây Bắc Quận Tiêu Ata (?), Ban Mê Thuột.
- Năm 1974, Phi Ðoàn 114 Sao Mai yểm trợ SÐ 22 BB, tái chiếm ngọn đồi 82 thuộc Quận Ðề Ðức, Quy Nhơn do SÐ 3 Sao Vàng của VC chiếm giữ trên 6 tháng.
- Năm 1974, Phi Ðoàn 116 Sơn Ca yểm trợ SÐ 7 BB, đập tan đợt xâm nhập của Công Trường 3 Việt Cộng tại Tiểu Khu Kiến Tường, kéo dài sang Long Khốt lãnh thổ Cam Bốt. Yểm trợ Lực Lượng Tiểu Khu Kiến Hòa, đánh tan Trung Ðoàn Chủ Lực Miền Ðồng Tháp tại đây.
- Năm 1974, Phi Ðoàn 118 và Phòng 2 Quân Ðoàn II phát hiện và hướng dẫn khu trục tiêu diệt đoàn xe trên 500 chiếc Molotova của địch trên đoạn đèo trong mật khu An Lão kéo dài từ lãnh thổ QKI sang QK II. (PHD)
- vân vân và vân vân...
Chiến công nào cũng phải trả giá. Cái giá của Ngành Quan Sát so với các Ngành khác thì không thấm thía gì, nhưng không phải là không có.
Phi hành đoàn Quan Sát thường có mặt trên mục tiêu phút đầu cuộc chiến và rời mục tiêu sau cùng. Vì là tai mắt của chiến trường, địch quân e ngại bị lộ nên không dám cựa quậy trong suốt thời gian có L19 trên vùng. Ðây là suy luận chủ quan. VC vẫn xử dụng đại liên phòng không và SA7 (hỏa tiễn tầm nhiệt, Surface To Air) nhắm vào tất cả các loại phi cơ của KQCH. Tỷ lệ hy sinh của Ngành Quan Sát vào khoảng 10%, được chia ra như sau: 4% do thời tiết, khả năng chuyên môn và kỹ thuật, 6% do chiến trận. (KQ Phạm Hữu Dương)
VIII. Phần Kết
"Các cố vấn Mỹ làm việc tại các Ðơn vị Việt Nam, thường là phi công khu trục phản lực. Sau sáu tháng tham chiến trên phản lực cơ, họ sẽ qua một khóa huấn luyện ngắn hạn để biết về nhiệm vụ và vai trò của FAC, và được cheked out trên O-1 hoặc O-2. Sau khoá học nầy, họ được chỉ định về làm việc với các đơn vị Bộ Binh Việt Nam. Vì đã quen thuộc với cách thức không trợ tiếp cận, khi làm việc dưới đất, họ sẽ thông thạo về không yểm và có những quan hệ tốt, khả dĩ gây tin tưởng cho vị chỉ huy diện địa". ("Air Power in Three Wars", General William W. Momyer)
Trên đây là cái nhìn của một Tướng hồi hưu Mỹ về vai trò của FAC, hay nôm na là của một Sĩ Quan Ngành Quan Sát.
Còn cái nhìn của một fighter Việt Nam đối với một Quan Sát Viên thì sao?
"Nếu nói về nhu cầu đào tạo thì đáng lẽ ra người đó phải có ba đầu sáu tay. Người đó phải biết hành quân dưới đất như một Ðại Ðội Trưởng. Người đó phải rành về Pháo Binh như một DLO, vì nhiệm vụ hướng dẫn pháo binh còn quan trọng bằng mấy lần hướng dẫn khu trục. Người đó lại phải hiểu về bom đạn của khu trục cơ đang sử dụng, thời gian trên vùng đòi hỏi và nhất là mức độ chính xác và an toàn của họ. Ðó là những kiến thức đòi hỏi ở một Quan Sát Viên". (Gman, "Quan Sát Viên Trong KQVN", Web BGKQ)
Trên thực tế, Ngành Quan Sát vẫn là ngành nhỏ, nhẹ, tà tà. (kích thước phi cơ nhỏ, nhẹ kí, bay chậm). Chính cái nhỏ nhẹ tà tà mà người không quân mang chỉ số quan sát cũng không thể nào ngang tàng dũng mãnh hơn được, nhất là lúc ở trên trời. Có chăng, thì chỉ có mấy phút ngắn ngủi trong lúc FAC mà thôi, như nhận xét của tướng KQ Mỹ hồi hưu Momyer:
"Trong suốt thời gian hướng dẫn oanh kích, FAC là người có quyền quyết định ngưng hay tiếp tục. Chính Quan Sát Viên, trên thực tế, là cấp Chỉ Huy cuộc hành quân không yểm và quyền hạn của ông ta đã được thừa nhận bởi vị Chỉ huy diện địa cũng như vị Phi tuần trưởng." ("At all times, the FAC was the final air authority on whether or not the strike would continue. He was, in fact, the local air commander for the conduct of air operation, and his authority was recognized by the ground force commander and flight leader alike.")
Ngành Quan Sát xin ghi nhận và đa tạ nhận xét thiện cảm nầy.
Sau 28 năm rã ngũ, QLVNCH nói chung, Quân chủng KQ nói riêng, vẫn âm ỉ trong lòng mình ngọn lửa Tổ Quốc Không Gian, vẫn cháy sáng trong sâu thẳm hồn mình Lý Tưởng Tự Do Dân Chủ.
Từ hai Phi Ðoàn lúc khởi thủy, đã tăng lên trên 60 Phi Ðoàn, trong đó có 8 Phi Ðoàn Quan sát. Từ vài ngàn quân lúc khởi thủy, đã tăng lên trên sáu mươi bốn ngàn chiến hữu đệ huynh (T.V.Minh). Từ vài chục phi cơ củ kỹ MS.500 lúc khởi thủy, đã tăng lên trên 1500 phi cơ tân tiến đủ loại. Từ một Không Lực mới thoát vòng đô hộ lúc khởi thủy, đã vươn vai Phù Ðổng thành một Không Lực độc lập có chủ quyền, có Tổ Quốc, có Không Gian, đứng hàng thứ ba trên thế giới.
Một Không Lực trưởng thành qua dạn dày đấu tranh vì Lý Tưởng Quốc Gia Dân Tộc.
Ðó là Không Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Không Lực đó đã bị bức tử tháng 4 năm 1975 và đang đi dần vào Quên Lãng...
Bài viết nầy, không nhất thiết tìm cho Ngành Quan Sát một chỗ đứng trong Yếu Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, mà chỉ mong sao, qua bài viết nầy, các thế hệ con cháu chúng ta ngày sau nhận thức minh bạch một điều cốt lõi, là cha ông của họ phục vụ trong Quân Lực VNCH trong đó có Không Lực Cộng Hòa, đã thật sự hy sinh, đã thực sự chiến đấu vì Lý Tưởng Quốc Gia Dân Tộc, chứ không phải chiến đầu vì một Ðảng hay một chủ thuyết ngoại bang.
Và cũng mong sao đàn cháu chắt ngày sau, tiếp nối chí nguyện của tiền nhân, xây dựng một Không Lực Việt Nam Tự Do hùng mạnh trong quyết tâm bảo vệ đồng bào, bảo vệ bờ cõi, tung cánh bay rợp trời đất Tổ quê Cha, từ Ải Nam Quan cho đến tận mủi Cà Mâu...
Lịch Sử, Tiền Nhân, Hồn Thiêng Sông Núi và Cả Giống Nòi Rồng Tiên, hằng mong như thế!
St Louis, 03/2003; Lập xuân Quý Mùi
-o- -o- -o-
Tài Liệu Tham Khảo:
1. -"Air Power In Three Wars" (WWII, Korea, VietNam), by General William W. Momyer, USAF (Retired);
2. -"Flying Dragons, The South Vietnamese Air Force", by Robert C. Mikesk;
3. -"Lý Tưởng" tháng 09/2002, tháng 01/2003. (Mệ, "Ðiểm Danh Bạn Già Không Quân". Ð.DZ, "Huyền Thoại về Bà Già Morane 500");
4. -Trang Web "Bạn Già Không Quân". (Gman, "Quan Sát Viên Trong KQVNCH");
5. -Email cung cấp tin tức, của quý Niên Trưởng KQ Mệ, Ðặng Văn Hậu, Nguyễn Quang Tri, Nguyễn Anh Ven, quý Chiến hữu Võ Trung Nhơn, Kha Lăng Ða, Phạm Hữu Dương;
6. -KQ Nguyễn Văn Vechai, gởi qua BÐ trích đoạn tài liệu "Ngày Ðầu, Ngày Cuối" vô cùng phong phú;
7. -Liên lạc điện thoại, và đã được quý NT Võ Dinh, Trần Phước, Võ Công Thống, Ðặng Văn Hậu, Nguyễn Quang Tri, quý chiến hữu Lưu Huy Cảnh, Ðoàn Phan, Nguyễn Ðình Ðại, Nguyễn Ðức, Phạm Hữu Dương sốt sắng cung cấp tin tức;
8. -Cung cấp ảnh (photo) các loại phi cơ quan sát : KQ Võ Trung Nhơn và nhà sưu tầm tài tử ảnh các loại phi cơ KQVNCH, KQ Phạm Quang Khiêm.
Sinh Tồn chuyển