Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Ngày nầy năm xưa, 26/08/1957: Liên Xô thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
Nguồn: Russia tests an intercontinental ballistic missile, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1957, Liên Xô tuyên bố đã thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng nhắm đến “bất cứ nơi nào trên thế giới.” Tuyên bố này đã gây quan ngại lớn ở Mỹ và bắt đầu một cuộc tranh luận toàn quốc về “khoảng cách tên lửa” giữa Mỹ và Liên Xô.
Trong nhiều năm sau Thế chiến II, cả Mỹ và Liên Xô đều đã cố gắng hoàn thiện một tên lửa tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Dựa trên thành công của Đức Quốc xã trong việc phát triển các tên lửa V-1 và V-2 có để bắn đến tận Anh trong những tháng cuối cùng của Thế chiến II, các nhà khoa học Mỹ và Liên Xô đã chạy đua để cải tiến phạm vi và tính chính xác của tên lửa. (Cả hai bên đều phụ thuộc rất nhiều vào các nhà khoa học Đức bị họ bắt giữ.)
Tháng 07/1957, Mỹ dường như đã giành chiến thắng trong cuộc đua khi Atlas, một ICBM với tốc độ lên đến 20.000 dặm/giờ và tầm hoạt động 5.000 dặm, đã sẵn sàng để thử nghiệm. Tuy nhiên, thử nghiệm đó là một thảm hoạ. Tên lửa chỉ lên được độ cao khoảng 5.000 bộ, rồi bị lật nghiêng, và rơi xuống đất. Chỉ một tháng sau, Liên Xô tuyên bố thành công bằng cách thông báo rằng ICBM của họ đã được thử nghiệm, và “đã bay qua một khoảng cách rất lớn trong một thời gian ngắn” và “đã hạ cánh ở khu vực mục tiêu.”
Không có thông tin chi tiết nào trong thông báo của Liên Xô và một số nhà bình luận tại Mỹ nghi ngờ rằng thử nghiệm ICBM không thành công như đã tuyên bố. Tuy nhiên, việc Liên Xô sở hữu của “vũ khí tối thượng” này, cùng với những thử nghiệm thành công gần đó của họ về bom nguyên tử và bom hydro, đã làm dấy lên lo ngại ở Mỹ. Nếu Liên Xô thực sự hoàn thiện ICBM, thì không một vùng nào của Mỹ sẽ hoàn toàn an toàn trước cuộc tấn công nguyên tử có thể xảy ra.
Chưa đầy hai tháng sau, Liên Xô đã đưa vệ tinh Sputnik vào không gian. Quan ngại tại Mỹ nhanh chóng chuyển thành sợ hãi, vì dường như Liên Xô đã giành được chiến thắng trong cả hai cuộc đua, vũ trang và vũ trụ. Chính phủ Mỹ đã tăng tốc các chương trình tên lửa và không gian. Những thành công của Liên Xô và thất bại của Mỹ đã trở thành một vấn đề trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1960. Ứng viên của Đảng Dân chủ John F. Kennedy buộc tội chính quyền Eisenhower đã tạo ra một “khoảng cách tên lửa nguy hiểm” giữa Mỹ và Liên Xô. Sau chiến thắng năm 1960, Kennedy đã biến các chương trình phát triển tên lửa và vũ trụ thành ưu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của mình
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Ngày nầy năm xưa, 26/08/1957: Liên Xô thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
Nguồn: Russia tests an intercontinental ballistic missile, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1957, Liên Xô tuyên bố đã thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng nhắm đến “bất cứ nơi nào trên thế giới.” Tuyên bố này đã gây quan ngại lớn ở Mỹ và bắt đầu một cuộc tranh luận toàn quốc về “khoảng cách tên lửa” giữa Mỹ và Liên Xô.
Trong nhiều năm sau Thế chiến II, cả Mỹ và Liên Xô đều đã cố gắng hoàn thiện một tên lửa tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Dựa trên thành công của Đức Quốc xã trong việc phát triển các tên lửa V-1 và V-2 có để bắn đến tận Anh trong những tháng cuối cùng của Thế chiến II, các nhà khoa học Mỹ và Liên Xô đã chạy đua để cải tiến phạm vi và tính chính xác của tên lửa. (Cả hai bên đều phụ thuộc rất nhiều vào các nhà khoa học Đức bị họ bắt giữ.)
Tháng 07/1957, Mỹ dường như đã giành chiến thắng trong cuộc đua khi Atlas, một ICBM với tốc độ lên đến 20.000 dặm/giờ và tầm hoạt động 5.000 dặm, đã sẵn sàng để thử nghiệm. Tuy nhiên, thử nghiệm đó là một thảm hoạ. Tên lửa chỉ lên được độ cao khoảng 5.000 bộ, rồi bị lật nghiêng, và rơi xuống đất. Chỉ một tháng sau, Liên Xô tuyên bố thành công bằng cách thông báo rằng ICBM của họ đã được thử nghiệm, và “đã bay qua một khoảng cách rất lớn trong một thời gian ngắn” và “đã hạ cánh ở khu vực mục tiêu.”
Không có thông tin chi tiết nào trong thông báo của Liên Xô và một số nhà bình luận tại Mỹ nghi ngờ rằng thử nghiệm ICBM không thành công như đã tuyên bố. Tuy nhiên, việc Liên Xô sở hữu của “vũ khí tối thượng” này, cùng với những thử nghiệm thành công gần đó của họ về bom nguyên tử và bom hydro, đã làm dấy lên lo ngại ở Mỹ. Nếu Liên Xô thực sự hoàn thiện ICBM, thì không một vùng nào của Mỹ sẽ hoàn toàn an toàn trước cuộc tấn công nguyên tử có thể xảy ra.
Chưa đầy hai tháng sau, Liên Xô đã đưa vệ tinh Sputnik vào không gian. Quan ngại tại Mỹ nhanh chóng chuyển thành sợ hãi, vì dường như Liên Xô đã giành được chiến thắng trong cả hai cuộc đua, vũ trang và vũ trụ. Chính phủ Mỹ đã tăng tốc các chương trình tên lửa và không gian. Những thành công của Liên Xô và thất bại của Mỹ đã trở thành một vấn đề trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1960. Ứng viên của Đảng Dân chủ John F. Kennedy buộc tội chính quyền Eisenhower đã tạo ra một “khoảng cách tên lửa nguy hiểm” giữa Mỹ và Liên Xô. Sau chiến thắng năm 1960, Kennedy đã biến các chương trình phát triển tên lửa và vũ trụ thành ưu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của mình