Truyện Ngắn & Phóng Sự
Ngoại Tôi -Trịnh Hội
‘Tiến về Nội, thối về Ngoại’ là câu tôi thường nghe lúc còn ở Việt Nam.
‘Tiến về Nội, thối về Ngoại’ là câu tôi thường nghe lúc còn ở Việt Nam. Không biết những gia đình khác thì sao, riêng gia đình tôi thì nó đúng mọi lúc, mọi nơi. Nhất là với Bà Ngoại.
Trước năm 1975, Ngoại là người giúp mẹ tôi nuôi cả 4 anh chị em chúng tôi. Đứa thì vài tháng, có đứa vài năm.
Sau năm 1975 vật đổi sao dời, như bao gia đình khác, gia đình chúng tôi cũng bị ly tán. Ba vào trại tù cải tạo để mẹ ở lại một mình nuôi bốn đứa con. Đứa đầu 7 tuổi, em út tôi lúc ấy mới lên 2.
Ngoại là người mẹ đến cầu cứu trước tiên. Trước là nhờ trông giữ cháu. Sau nhờ bà bán tai đeo, vàng vòng dây, nhẫn của bà để phụ giúp mẹ tôi nuôi chồng, nuôi con.
Không như gia đình bên Nội của tôi sống trong nghèo khó ở Quận 3, bên Ngoại tôi khá giả, nhà cửa rộng rãi, thoáng mát, có sân vườn trước, sau ở Thủ Đức, không xa Sài Gòn quá là bao.
Thế nhưng Ngoại lại là người luôn sống cần kiệm, kỹ lưỡng. Lúc nhỏ tôi là người thường bị la nhiều nhất. Lúc thì vì ham vui, làm việc cẩu thả. Khi thì vì không biết để dành tiền, có bao nhiêu xài hết bấy nhiêu. Đến giờ mỗi khi tôi nghĩ về Ngoại là bên tai tôi lại văng vẳng tiếng cằn nhằn của Ngoại khi chị em chúng tôi tối tối chạy ra chợ ăn tô mì Cầu Ngang:
‘Ăn kiểu tụi bây thì núi nó cũng lở’.
Nhưng cũng nhờ tính cần kiệm của bà mà khi gia đình tôi bị buộc phải rời khỏi Sài Gòn sau ngày ba tôi ra tù cải tạo, chúng tôi đã có chổ để dắt díu về Phú Quốc mưu sinh, ngay trên mảnh đất Ngoại làm chủ.
Trong những lúc thiếu thốn nhất, gia đình chúng tôi đã sống nhờ vào sự giúp đỡ của cả dòng họ bên Ngoại.
Bởi đó là quê Ngoại. Nơi Ngoại sinh ra và lớn lên, có mẹ là người Việt nhưng cha là người Hải Nam, họ Phù.
Thật lòng lúc nhỏ tôi không mấy thích gần gũi Ngoại. Tính mẹ tôi, nhà giáo, đã không dể. Gặp Ngoại còn khó hơn. Làm điều gì cũng phải đâu ra đó, từ tốn, cấm ăn bậy, nói bậy, chửi bậy. Hay chơi với bất kỳ ai bị Ngoại cho là bậy bạ, không nên giao tiếp. Không sống chung còn đỡ. Nhưng từ lúc mẹ và 4 anh chị em chúng tôi được cho về lại Sài Gòn, về nhà của bà chung sống trước khi sang Úc định cư thì có thể nói đó là quãng thời gian chúng tôi có nhiều kỷ niệm nhất với Ngoại.
Và đương nhiên đối với riêng tôi, những kỷ niệm bị Ngoại phàn nàn, la mắng thì nhiều vô số kể. Riêng những kỷ niệm được khen thì trong suốt nhiều năm chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Mãi cho đến khi tôi học luật ra trường và về lại Việt Nam để làm việc cho các công ty của Úc, Mỹ vào những năm 1996, 1997 và lần cuối là vào năm 2008 thì tôi mới được Ngoại khen nhiều hơn, thương hơn.
Đơn giản bởi đối với Ngoại, tôi đã ‘thành tài’ vì đã học xong, ra trường.
Đối với Ngoại tôi, không có việc gì quan trọng bằng việc học. Nếu muốn bất kỳ điều gì, chỉ cần nó liên quan đến việc học là Ngoại sẵn sàng. Ăn trể hay về nhà muộn miễn là nó liên quan đến việc học là OK.
Mặc dù lúc nhỏ Ngoại không được cho đi học đàng hoàng, khả năng đọc và viết tiếng Việt của Ngoại chỉ ở trình độ lớp 2, lớp 3 nhưng Ngoại lại rất quan tâm đến thế giới bên ngoài, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Tôi biết đến đài BBC hay VOA lần đầu tiên trong đời không phải vì ba hay mẹ tôi thường nghe mà vì tối nào Ngoại cũng bật đài lên nghe trong những năm tháng chật vật của đầu thập niên 1980 ở Sài Gòn.
Ngoại chỉ nghe lén thôi, vặn thật nhỏ đủ để nghe, tai áp thật gần vào radio, nhưng nhất định phải nghe mỗi tối trước khi đi ngủ.
Tôi sẽ luôn nhớ về hình ảnh ấy của Ngoại, nằm dài trên tấm đi văng ở nhà dưới, một bên tai nghe radio, tay kia cầm tấm quạt tre, vừa quạt, vừa nghe, lặng thinh không nói gì.
Đối với tôi, Ngoại là sợi dây gia đình lớn nhất, duy nhất và cuối cùng còn sót lại nơi tôi sinh ra và lớn lên. Nó gắn liền với tuổi thơ của tôi, của những năm tháng ở Sài Gòn, ở Phú Quốc và sau này kể cả lúc tôi đã trưởng thành.
Nó gắn liền với những gì đẹp nhất mà tôi cảm nhận được trong một gia đình Việt Nam, có cha, có mẹ, có anh chị em và có cả ông, bà.
Nó gắn liền với những gì Ngoại đã chỉ bảo tôi từ lúc thiếu thời cho đến lúc tôi đã có vợ, có con nhưng vẫn được cưng chiều quá mức. Từ lúc bà còn khoẻ cho đến những năm gần đây khi bà chỉ còn biết hỏi một câu duy nhất mỗi khi có ai nhắc đến tên tôi:
‘Chừng nào nó về?’
Bởi tôi là đứa cháu trai duy nhất của bà.
Rất tiếc là trong 11 năm vừa qua tôi đã không được cho về, dù chỉ để thăm bà. Để ôm bà lần cuối và nói nhỏ vào tai bà là con sẽ mãi nhớ đến bà. Và công ơn dưỡng dục của bà.
Để cho bà gặp mặt, dù chỉ một lần, thằng cháu cố Trịnh Phi.
Chỉ có một việc đơn giản như thế mà tôi cũng không làm được. Ai trong gia đình tôi cũng làm được, ngoại trừ tôi.
Để hôm qua bà đã mãi mãi ra đi mà không nhận được câu trả lời từ thằng cháu trai duy nhất của bà.
-Trịnh Hội Thien thuy chuyen
‘Tiến về Nội, thối về Ngoại’ là câu tôi thường nghe lúc còn ở Việt Nam. Không biết những gia đình khác thì sao, riêng gia đình tôi thì nó đúng mọi lúc, mọi nơi. Nhất là với Bà Ngoại.
Trước năm 1975, Ngoại là người giúp mẹ tôi nuôi cả 4 anh chị em chúng tôi. Đứa thì vài tháng, có đứa vài năm.
Sau năm 1975 vật đổi sao dời, như bao gia đình khác, gia đình chúng tôi cũng bị ly tán. Ba vào trại tù cải tạo để mẹ ở lại một mình nuôi bốn đứa con. Đứa đầu 7 tuổi, em út tôi lúc ấy mới lên 2.
Ngoại là người mẹ đến cầu cứu trước tiên. Trước là nhờ trông giữ cháu. Sau nhờ bà bán tai đeo, vàng vòng dây, nhẫn của bà để phụ giúp mẹ tôi nuôi chồng, nuôi con.
Không như gia đình bên Nội của tôi sống trong nghèo khó ở Quận 3, bên Ngoại tôi khá giả, nhà cửa rộng rãi, thoáng mát, có sân vườn trước, sau ở Thủ Đức, không xa Sài Gòn quá là bao.
Thế nhưng Ngoại lại là người luôn sống cần kiệm, kỹ lưỡng. Lúc nhỏ tôi là người thường bị la nhiều nhất. Lúc thì vì ham vui, làm việc cẩu thả. Khi thì vì không biết để dành tiền, có bao nhiêu xài hết bấy nhiêu. Đến giờ mỗi khi tôi nghĩ về Ngoại là bên tai tôi lại văng vẳng tiếng cằn nhằn của Ngoại khi chị em chúng tôi tối tối chạy ra chợ ăn tô mì Cầu Ngang:
‘Ăn kiểu tụi bây thì núi nó cũng lở’.
Nhưng cũng nhờ tính cần kiệm của bà mà khi gia đình tôi bị buộc phải rời khỏi Sài Gòn sau ngày ba tôi ra tù cải tạo, chúng tôi đã có chổ để dắt díu về Phú Quốc mưu sinh, ngay trên mảnh đất Ngoại làm chủ.
Trong những lúc thiếu thốn nhất, gia đình chúng tôi đã sống nhờ vào sự giúp đỡ của cả dòng họ bên Ngoại.
Bởi đó là quê Ngoại. Nơi Ngoại sinh ra và lớn lên, có mẹ là người Việt nhưng cha là người Hải Nam, họ Phù.
Thật lòng lúc nhỏ tôi không mấy thích gần gũi Ngoại. Tính mẹ tôi, nhà giáo, đã không dể. Gặp Ngoại còn khó hơn. Làm điều gì cũng phải đâu ra đó, từ tốn, cấm ăn bậy, nói bậy, chửi bậy. Hay chơi với bất kỳ ai bị Ngoại cho là bậy bạ, không nên giao tiếp. Không sống chung còn đỡ. Nhưng từ lúc mẹ và 4 anh chị em chúng tôi được cho về lại Sài Gòn, về nhà của bà chung sống trước khi sang Úc định cư thì có thể nói đó là quãng thời gian chúng tôi có nhiều kỷ niệm nhất với Ngoại.
Và đương nhiên đối với riêng tôi, những kỷ niệm bị Ngoại phàn nàn, la mắng thì nhiều vô số kể. Riêng những kỷ niệm được khen thì trong suốt nhiều năm chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Mãi cho đến khi tôi học luật ra trường và về lại Việt Nam để làm việc cho các công ty của Úc, Mỹ vào những năm 1996, 1997 và lần cuối là vào năm 2008 thì tôi mới được Ngoại khen nhiều hơn, thương hơn.
Đơn giản bởi đối với Ngoại, tôi đã ‘thành tài’ vì đã học xong, ra trường.
Đối với Ngoại tôi, không có việc gì quan trọng bằng việc học. Nếu muốn bất kỳ điều gì, chỉ cần nó liên quan đến việc học là Ngoại sẵn sàng. Ăn trể hay về nhà muộn miễn là nó liên quan đến việc học là OK.
Mặc dù lúc nhỏ Ngoại không được cho đi học đàng hoàng, khả năng đọc và viết tiếng Việt của Ngoại chỉ ở trình độ lớp 2, lớp 3 nhưng Ngoại lại rất quan tâm đến thế giới bên ngoài, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Tôi biết đến đài BBC hay VOA lần đầu tiên trong đời không phải vì ba hay mẹ tôi thường nghe mà vì tối nào Ngoại cũng bật đài lên nghe trong những năm tháng chật vật của đầu thập niên 1980 ở Sài Gòn.
Ngoại chỉ nghe lén thôi, vặn thật nhỏ đủ để nghe, tai áp thật gần vào radio, nhưng nhất định phải nghe mỗi tối trước khi đi ngủ.
Tôi sẽ luôn nhớ về hình ảnh ấy của Ngoại, nằm dài trên tấm đi văng ở nhà dưới, một bên tai nghe radio, tay kia cầm tấm quạt tre, vừa quạt, vừa nghe, lặng thinh không nói gì.
Đối với tôi, Ngoại là sợi dây gia đình lớn nhất, duy nhất và cuối cùng còn sót lại nơi tôi sinh ra và lớn lên. Nó gắn liền với tuổi thơ của tôi, của những năm tháng ở Sài Gòn, ở Phú Quốc và sau này kể cả lúc tôi đã trưởng thành.
Nó gắn liền với những gì đẹp nhất mà tôi cảm nhận được trong một gia đình Việt Nam, có cha, có mẹ, có anh chị em và có cả ông, bà.
Nó gắn liền với những gì Ngoại đã chỉ bảo tôi từ lúc thiếu thời cho đến lúc tôi đã có vợ, có con nhưng vẫn được cưng chiều quá mức. Từ lúc bà còn khoẻ cho đến những năm gần đây khi bà chỉ còn biết hỏi một câu duy nhất mỗi khi có ai nhắc đến tên tôi:
‘Chừng nào nó về?’
Bởi tôi là đứa cháu trai duy nhất của bà.
Rất tiếc là trong 11 năm vừa qua tôi đã không được cho về, dù chỉ để thăm bà. Để ôm bà lần cuối và nói nhỏ vào tai bà là con sẽ mãi nhớ đến bà. Và công ơn dưỡng dục của bà.
Để cho bà gặp mặt, dù chỉ một lần, thằng cháu cố Trịnh Phi.
Chỉ có một việc đơn giản như thế mà tôi cũng không làm được. Ai trong gia đình tôi cũng làm được, ngoại trừ tôi.
Để hôm qua bà đã mãi mãi ra đi mà không nhận được câu trả lời từ thằng cháu trai duy nhất của bà.
-Trịnh Hội Thien thuy chuyen
Ngoại Tôi -Trịnh Hội
‘Tiến về Nội, thối về Ngoại’ là câu tôi thường nghe lúc còn ở Việt Nam.
‘Tiến về Nội, thối về Ngoại’ là câu tôi thường nghe lúc còn ở Việt Nam. Không biết những gia đình khác thì sao, riêng gia đình tôi thì nó đúng mọi lúc, mọi nơi. Nhất là với Bà Ngoại.
Trước năm 1975, Ngoại là người giúp mẹ tôi nuôi cả 4 anh chị em chúng tôi. Đứa thì vài tháng, có đứa vài năm.
Sau năm 1975 vật đổi sao dời, như bao gia đình khác, gia đình chúng tôi cũng bị ly tán. Ba vào trại tù cải tạo để mẹ ở lại một mình nuôi bốn đứa con. Đứa đầu 7 tuổi, em út tôi lúc ấy mới lên 2.
Ngoại là người mẹ đến cầu cứu trước tiên. Trước là nhờ trông giữ cháu. Sau nhờ bà bán tai đeo, vàng vòng dây, nhẫn của bà để phụ giúp mẹ tôi nuôi chồng, nuôi con.
Không như gia đình bên Nội của tôi sống trong nghèo khó ở Quận 3, bên Ngoại tôi khá giả, nhà cửa rộng rãi, thoáng mát, có sân vườn trước, sau ở Thủ Đức, không xa Sài Gòn quá là bao.
Thế nhưng Ngoại lại là người luôn sống cần kiệm, kỹ lưỡng. Lúc nhỏ tôi là người thường bị la nhiều nhất. Lúc thì vì ham vui, làm việc cẩu thả. Khi thì vì không biết để dành tiền, có bao nhiêu xài hết bấy nhiêu. Đến giờ mỗi khi tôi nghĩ về Ngoại là bên tai tôi lại văng vẳng tiếng cằn nhằn của Ngoại khi chị em chúng tôi tối tối chạy ra chợ ăn tô mì Cầu Ngang:
‘Ăn kiểu tụi bây thì núi nó cũng lở’.
Nhưng cũng nhờ tính cần kiệm của bà mà khi gia đình tôi bị buộc phải rời khỏi Sài Gòn sau ngày ba tôi ra tù cải tạo, chúng tôi đã có chổ để dắt díu về Phú Quốc mưu sinh, ngay trên mảnh đất Ngoại làm chủ.
Trong những lúc thiếu thốn nhất, gia đình chúng tôi đã sống nhờ vào sự giúp đỡ của cả dòng họ bên Ngoại.
Bởi đó là quê Ngoại. Nơi Ngoại sinh ra và lớn lên, có mẹ là người Việt nhưng cha là người Hải Nam, họ Phù.
Thật lòng lúc nhỏ tôi không mấy thích gần gũi Ngoại. Tính mẹ tôi, nhà giáo, đã không dể. Gặp Ngoại còn khó hơn. Làm điều gì cũng phải đâu ra đó, từ tốn, cấm ăn bậy, nói bậy, chửi bậy. Hay chơi với bất kỳ ai bị Ngoại cho là bậy bạ, không nên giao tiếp. Không sống chung còn đỡ. Nhưng từ lúc mẹ và 4 anh chị em chúng tôi được cho về lại Sài Gòn, về nhà của bà chung sống trước khi sang Úc định cư thì có thể nói đó là quãng thời gian chúng tôi có nhiều kỷ niệm nhất với Ngoại.
Và đương nhiên đối với riêng tôi, những kỷ niệm bị Ngoại phàn nàn, la mắng thì nhiều vô số kể. Riêng những kỷ niệm được khen thì trong suốt nhiều năm chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Mãi cho đến khi tôi học luật ra trường và về lại Việt Nam để làm việc cho các công ty của Úc, Mỹ vào những năm 1996, 1997 và lần cuối là vào năm 2008 thì tôi mới được Ngoại khen nhiều hơn, thương hơn.
Đơn giản bởi đối với Ngoại, tôi đã ‘thành tài’ vì đã học xong, ra trường.
Đối với Ngoại tôi, không có việc gì quan trọng bằng việc học. Nếu muốn bất kỳ điều gì, chỉ cần nó liên quan đến việc học là Ngoại sẵn sàng. Ăn trể hay về nhà muộn miễn là nó liên quan đến việc học là OK.
Mặc dù lúc nhỏ Ngoại không được cho đi học đàng hoàng, khả năng đọc và viết tiếng Việt của Ngoại chỉ ở trình độ lớp 2, lớp 3 nhưng Ngoại lại rất quan tâm đến thế giới bên ngoài, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Tôi biết đến đài BBC hay VOA lần đầu tiên trong đời không phải vì ba hay mẹ tôi thường nghe mà vì tối nào Ngoại cũng bật đài lên nghe trong những năm tháng chật vật của đầu thập niên 1980 ở Sài Gòn.
Ngoại chỉ nghe lén thôi, vặn thật nhỏ đủ để nghe, tai áp thật gần vào radio, nhưng nhất định phải nghe mỗi tối trước khi đi ngủ.
Tôi sẽ luôn nhớ về hình ảnh ấy của Ngoại, nằm dài trên tấm đi văng ở nhà dưới, một bên tai nghe radio, tay kia cầm tấm quạt tre, vừa quạt, vừa nghe, lặng thinh không nói gì.
Đối với tôi, Ngoại là sợi dây gia đình lớn nhất, duy nhất và cuối cùng còn sót lại nơi tôi sinh ra và lớn lên. Nó gắn liền với tuổi thơ của tôi, của những năm tháng ở Sài Gòn, ở Phú Quốc và sau này kể cả lúc tôi đã trưởng thành.
Nó gắn liền với những gì đẹp nhất mà tôi cảm nhận được trong một gia đình Việt Nam, có cha, có mẹ, có anh chị em và có cả ông, bà.
Nó gắn liền với những gì Ngoại đã chỉ bảo tôi từ lúc thiếu thời cho đến lúc tôi đã có vợ, có con nhưng vẫn được cưng chiều quá mức. Từ lúc bà còn khoẻ cho đến những năm gần đây khi bà chỉ còn biết hỏi một câu duy nhất mỗi khi có ai nhắc đến tên tôi:
‘Chừng nào nó về?’
Bởi tôi là đứa cháu trai duy nhất của bà.
Rất tiếc là trong 11 năm vừa qua tôi đã không được cho về, dù chỉ để thăm bà. Để ôm bà lần cuối và nói nhỏ vào tai bà là con sẽ mãi nhớ đến bà. Và công ơn dưỡng dục của bà.
Để cho bà gặp mặt, dù chỉ một lần, thằng cháu cố Trịnh Phi.
Chỉ có một việc đơn giản như thế mà tôi cũng không làm được. Ai trong gia đình tôi cũng làm được, ngoại trừ tôi.
Để hôm qua bà đã mãi mãi ra đi mà không nhận được câu trả lời từ thằng cháu trai duy nhất của bà.
-Trịnh Hội Thien thuy chuyen