Mỗi Ngày Một Chuyện
Người Mỹ đòi cứng rắn hơn với Trung Quốc
Việt-Long, RFA
49% người dân Mỹ cho rằng chính sách cứng rắn với Trung Quốc quan trọng hơn là việc kiến tạo mối quan hệ bền chặt với xứ này. Đây là sự đảo ngược so với ý kiến công chúng Mỹ hồi tháng 3-2011, với 53% người Mỹ giành ưu tiên cho mối quan hệ tốt hơn.
Quan điểm của công chúng Hoa Kỳ trở nên cứng rắn hơn vớ Trung Quốc, thể hiện trong thời gian tiến đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 6 tháng 11 sắp tới.
Kết quả một cuộc thăm dò ý kiến phổ biến hôm thứ sáu cho thấy khoảng cách xa giữa chính sách đối ngoại của hai đảng dự tranh, kể cả việc ủng hộ Israel.
Cuộc thăm dò ý kiến của Trung tâm nghiên cứu PEW cho kết quả Tổng thống Obama được 47% những người được thăm dò cho là có chính sách đối ngoại tốt hơn, trong khi 43% ủng hộ Thống đốc Mitt Romney. Tháng trước ông Romney dẫn trước tới 15 điểm trong đề tài này.
Các ý kiến đánh giá ông Obama cao hơn đôi chút trong chính sách đối với kế hoạch hạt nhân của Iran và đối với làn sóng cách mạng “Mùa Xuân Á Rập” vừa qua, trong khi ông Romney được đánh giá cao hơn trong chính sách mậu dịch đối với Trung Quốc.
49% người dân Mỹ cho rằng sự cứng rắn với Trung Quốc quan trọng hơn là kiến tạo mối quan hệ bền chặt với xứ này. Đây là sự đảo ngược so với ý kiến công chúng Mỹ hồi tháng 3-2011, với 53% người Mỹ giành ưu tiên cho mối quan hệ tốt hơn.
Cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ kỳ này đều bảy tỏ lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Thống đốc Romney cam kết việc đầu tiên ngay sau khi ông trở thành Tổng thống sẽ là tuyên bố Bắc Kinh là nước dùng thủ đoạn với đồng Nhân dân tệ để đẩy mạnh mức xuất khẩu.
Tổng thống Obama bước vào Toà Bạch ốc với chính sách mở rộng quan hệ với Trung Quốc, nhưng cũng tuyên bố ông đã tăng con số những vụ kiện về thương mại chống lại Bắc Kinh lên mức kỷ lục, đồng thời cũng đẩy mạnh viện trợ quân sự cho những quốc gia trong khu vực lên án Trung Quốc ngày cảng đơn phương quyết đoán.
56% ý kiến cứng rắn hơn trước đối với Iran, cho rằng điều quan trọng là phải có lập trường cương quyết đối với kế hoạch hạt nhân của Teheran hơn là phải tránh xung đột quân sự.
Tỉ lệ này đã tăng thêm 6% so với kết quả hồi tháng giêng năm nay.
Tuy nhiên chỉ có 9% cử tri cho rằng vị Tổng thống sắp tới nên chú trọng đến chính sách ngoại giao hơn là những vấn đề nội trị. Năm 2007 tỉ lệ này là 40%, vào lúc Hoa Kỳ đang lăn mình vào chiến tranh với Iraq và Afghanistan, và Osama bin Laden chưa bị tiêu diệt.
Những kết quả này tương đương với kết quả của những cuộc thăm dò gần đây, cho thấy người Mỹ nhìn vào nội tình nước Mỹ nhiều hơn là trong thời Tổng thống Bush, và người Mỹ ưa chuộng sự hợp tác với đồng minh hơn là hành đọng đơn phương.
Ý kiến lần này giữa những người cùng đảng trong mỗi đảng Cộng Hoà và Dân chủ cũng khác biệt rất xa trên lập trường đối ngoại.
Gần một nửa số người theo đảng Cộng Hoà nói Hoa Kỳ không yểm trợ đủ mạnh cho Israel, trong khi 13% cho là Washington đã ủng hộ quá nhiều.
Trong số những người ưa chuộng đảng Dân chủ, 9% cho là Hoa Kỳ không yểm trợ đủ mạnh cho Israel, 25% nói Mỹ yểm trợ quá đáng, số còn lại cho rằng chính sách hiện tại là tạm đúng.
Mối quan hệ giữa Tổng thống Obama với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu không được suôn sẻ, khiến Thống đốc Romney thề hứa đoàn kết với Israel. Tuy nhiên chuyên gia của PEW cho rằng sự khác biệt đó không phản ảnh những diễn biến gần đây, vì đảng Cộng Hoà từ lâu nay vẫn nồng nhiệt với Israel hơn, một phần là do sự ủng hộ ồ ạt của những người da trằng theo Tin lành Phúc Âm.
60% người Mỹ muốn chính quyền rút quân khỏi Afghanistan càng sớm càng tốt, trong khi kế hoạch của Mỹ và đồng minh là rút hết quân trong năm 2014.
Gần một nửa con số người Mỹ theo đảng Cộng hoà đồng ý rút quân nhanh chóng. Ứng cử viên Romney ủng hộ kế hoạch rút quân năm 2014, nhưng nói ông sẽ không đặt ra một thời hạn cụ thể vì làm như vậy chỉ khuyến khích quân Taliban thêm táo tợn.
Cuộc thăm dò của PEW hỏi ý kiến 1 ngàn 511 người trưởng thành, trong khoảng thời gian từ 4 đến 7 tháng 10, ngay sau khi kết thúc cuộc tranh luận lần thứ nhất giữa hai ứng cử viên Tổng thống. trong đó ông Obama đã bị thua kém rõ rệt.
Trong lần tranh luận thứ nhì, nhiều ý kiến cho là Tổng thống Obama đã gỡ hoà trước Thống đốc Romney.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Người Mỹ đòi cứng rắn hơn với Trung Quốc
Việt-Long, RFA
49% người dân Mỹ cho rằng chính sách cứng rắn với Trung Quốc quan trọng hơn là việc kiến tạo mối quan hệ bền chặt với xứ này. Đây là sự đảo ngược so với ý kiến công chúng Mỹ hồi tháng 3-2011, với 53% người Mỹ giành ưu tiên cho mối quan hệ tốt hơn.
Quan điểm của công chúng Hoa Kỳ trở nên cứng rắn hơn vớ Trung Quốc, thể hiện trong thời gian tiến đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 6 tháng 11 sắp tới.
Kết quả một cuộc thăm dò ý kiến phổ biến hôm thứ sáu cho thấy khoảng cách xa giữa chính sách đối ngoại của hai đảng dự tranh, kể cả việc ủng hộ Israel.
Cuộc thăm dò ý kiến của Trung tâm nghiên cứu PEW cho kết quả Tổng thống Obama được 47% những người được thăm dò cho là có chính sách đối ngoại tốt hơn, trong khi 43% ủng hộ Thống đốc Mitt Romney. Tháng trước ông Romney dẫn trước tới 15 điểm trong đề tài này.
Các ý kiến đánh giá ông Obama cao hơn đôi chút trong chính sách đối với kế hoạch hạt nhân của Iran và đối với làn sóng cách mạng “Mùa Xuân Á Rập” vừa qua, trong khi ông Romney được đánh giá cao hơn trong chính sách mậu dịch đối với Trung Quốc.
49% người dân Mỹ cho rằng sự cứng rắn với Trung Quốc quan trọng hơn là kiến tạo mối quan hệ bền chặt với xứ này. Đây là sự đảo ngược so với ý kiến công chúng Mỹ hồi tháng 3-2011, với 53% người Mỹ giành ưu tiên cho mối quan hệ tốt hơn.
Cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ kỳ này đều bảy tỏ lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Thống đốc Romney cam kết việc đầu tiên ngay sau khi ông trở thành Tổng thống sẽ là tuyên bố Bắc Kinh là nước dùng thủ đoạn với đồng Nhân dân tệ để đẩy mạnh mức xuất khẩu.
Tổng thống Obama bước vào Toà Bạch ốc với chính sách mở rộng quan hệ với Trung Quốc, nhưng cũng tuyên bố ông đã tăng con số những vụ kiện về thương mại chống lại Bắc Kinh lên mức kỷ lục, đồng thời cũng đẩy mạnh viện trợ quân sự cho những quốc gia trong khu vực lên án Trung Quốc ngày cảng đơn phương quyết đoán.
56% ý kiến cứng rắn hơn trước đối với Iran, cho rằng điều quan trọng là phải có lập trường cương quyết đối với kế hoạch hạt nhân của Teheran hơn là phải tránh xung đột quân sự.
Tỉ lệ này đã tăng thêm 6% so với kết quả hồi tháng giêng năm nay.
Tuy nhiên chỉ có 9% cử tri cho rằng vị Tổng thống sắp tới nên chú trọng đến chính sách ngoại giao hơn là những vấn đề nội trị. Năm 2007 tỉ lệ này là 40%, vào lúc Hoa Kỳ đang lăn mình vào chiến tranh với Iraq và Afghanistan, và Osama bin Laden chưa bị tiêu diệt.
Những kết quả này tương đương với kết quả của những cuộc thăm dò gần đây, cho thấy người Mỹ nhìn vào nội tình nước Mỹ nhiều hơn là trong thời Tổng thống Bush, và người Mỹ ưa chuộng sự hợp tác với đồng minh hơn là hành đọng đơn phương.
Ý kiến lần này giữa những người cùng đảng trong mỗi đảng Cộng Hoà và Dân chủ cũng khác biệt rất xa trên lập trường đối ngoại.
Gần một nửa số người theo đảng Cộng Hoà nói Hoa Kỳ không yểm trợ đủ mạnh cho Israel, trong khi 13% cho là Washington đã ủng hộ quá nhiều.
Trong số những người ưa chuộng đảng Dân chủ, 9% cho là Hoa Kỳ không yểm trợ đủ mạnh cho Israel, 25% nói Mỹ yểm trợ quá đáng, số còn lại cho rằng chính sách hiện tại là tạm đúng.
Mối quan hệ giữa Tổng thống Obama với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu không được suôn sẻ, khiến Thống đốc Romney thề hứa đoàn kết với Israel. Tuy nhiên chuyên gia của PEW cho rằng sự khác biệt đó không phản ảnh những diễn biến gần đây, vì đảng Cộng Hoà từ lâu nay vẫn nồng nhiệt với Israel hơn, một phần là do sự ủng hộ ồ ạt của những người da trằng theo Tin lành Phúc Âm.
60% người Mỹ muốn chính quyền rút quân khỏi Afghanistan càng sớm càng tốt, trong khi kế hoạch của Mỹ và đồng minh là rút hết quân trong năm 2014.
Gần một nửa con số người Mỹ theo đảng Cộng hoà đồng ý rút quân nhanh chóng. Ứng cử viên Romney ủng hộ kế hoạch rút quân năm 2014, nhưng nói ông sẽ không đặt ra một thời hạn cụ thể vì làm như vậy chỉ khuyến khích quân Taliban thêm táo tợn.
Cuộc thăm dò của PEW hỏi ý kiến 1 ngàn 511 người trưởng thành, trong khoảng thời gian từ 4 đến 7 tháng 10, ngay sau khi kết thúc cuộc tranh luận lần thứ nhất giữa hai ứng cử viên Tổng thống. trong đó ông Obama đã bị thua kém rõ rệt.
Trong lần tranh luận thứ nhì, nhiều ý kiến cho là Tổng thống Obama đã gỡ hoà trước Thống đốc Romney.