Cà Kê Dê Ngỗng
Người Tây Tạng biểu tình yêu cầu nhà tù Trung Quốc trả xác Lạt Ma
Lạt Ma Tây Tạng, Tenzin Delek Rinpoche (65 tuổi), là một trong những tù nhân chính trị nổi bật nhất của chính quyền Bắc Kinh bị kết án 20 năm tù vào năm 2002. Cộng đồng quốc tế bày tỏ sự quan ng
Ảnh minh họa. Những người biểu tình yêu cầu thả tự do cho Lạt Ma
Tenzin Delek Rinpoche trước Lãnh sự quán Trung Quốc vào năm 2012, tại
New York, Mỹ. (Nguồn: YouTube)
Lạt Ma Tây Tạng, Tenzin Delek Rinpoche (65 tuổi), là một trong những
tù nhân chính trị nổi bật nhất của chính quyền Bắc Kinh bị kết án 20 năm
tù vào năm 2002. Cộng đồng quốc tế bày tỏ sự quan ngại về cái chết
trong tù hôm 12/7 của Lạt Ma Tenzin Delek. Mỹ cũng đã lên tiếng yêu cầu
điều tra nguyên nhân ông qua đời.
Hôm qua (15/7), khoảng 60 người Tây Tạng đã đi từ châu tự trị Garze tới
thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, để biểu tình yêu cầu trả xác Lạt Ma
Tenzin Delek.
“Nếu họ không trả xác Lạt Ma cho chúng ta, thì điều đó nói lên rằng họ
đã ám sát ông ấy”, một người thân của Lạt Ma tên Dolkar nói.
Lạt Ma Tenzin Delek Rinpoche. (Nguồn: YouTube)
Chính quyền Trung Quốc vẫn chưa công bố nguyên nhân cái chết của Lạt Ma
Tenzin Delek, khiến các nghi ngờ về hoàn cảnh Lạt Ma qua đời ngày càng
gia tăng.
Một người biểu tình nói với phóng viên hãng Reuters rằng chính quyền đã cho hỏa táng xác của Lạt Ma vào chiều ngày hôm qua.
Tuy nhiên, đến tối hôm qua, một người biểu tình khác cho biết xác của
Lạt Ma vẫn chưa được trả về gia đình, và các quan chức Trung Quốc nói
rằng họ chưa thực hiện hỏa táng.
Khi được hỏi qua điện thoại, một nhân viên tại nhà tù Chuandong nói rằng
cô “không rõ” liệu chính quyền Trung Quốc có trả lại xác Lạt Ma hay
không và dập máy.
Người biểu tình cũng nói rằng, theo truyền thống dân tộc Tạng, xác của
người chết phải được trả về gia đình để thực hiện theo đúng nghi thức
tang lễ.
Hôm thứ Ba (14/7), hai nhóm hoạt động quốc tế, International Campaign
for Tibet và Free Tibet, cho biết cảnh sát Trung Quốc đã đánh đập những
người biểu tình đòi trả xác Lạt Ma tại huyện Nhã Giang, châu tự trị
Garze, tỉnh Tứ Xuyên.
Trung Quốc luôn lo ngại bất kỳ một sự bất ổn nào cũng sẽ đe dọa tới
quyền thống trị của mình ở Tây Tạng. Bắc Kinh phủ nhận các chỉ trích
rằng chính phủ Trung Quốc đã đàn áp văn hóa và tự do tính ngưỡng ở Tây
Tạng, và bao biện rằng việc Trung Quốc cầm quyền tại đây đã giúp mang
lại sự phát triển cho khu vực lạc hậu này.
Minh Trí tổng hợp
(Đại Kỷ Nguyên VN)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Người Tây Tạng biểu tình yêu cầu nhà tù Trung Quốc trả xác Lạt Ma
Lạt Ma Tây Tạng, Tenzin Delek Rinpoche (65 tuổi), là một trong những tù nhân chính trị nổi bật nhất của chính quyền Bắc Kinh bị kết án 20 năm tù vào năm 2002. Cộng đồng quốc tế bày tỏ sự quan ng
Ảnh minh họa. Những người biểu tình yêu cầu thả tự do cho Lạt Ma
Tenzin Delek Rinpoche trước Lãnh sự quán Trung Quốc vào năm 2012, tại
New York, Mỹ. (Nguồn: YouTube)
Lạt Ma Tây Tạng, Tenzin Delek Rinpoche (65 tuổi), là một trong những
tù nhân chính trị nổi bật nhất của chính quyền Bắc Kinh bị kết án 20 năm
tù vào năm 2002. Cộng đồng quốc tế bày tỏ sự quan ngại về cái chết
trong tù hôm 12/7 của Lạt Ma Tenzin Delek. Mỹ cũng đã lên tiếng yêu cầu
điều tra nguyên nhân ông qua đời.
Hôm qua (15/7), khoảng 60 người Tây Tạng đã đi từ châu tự trị Garze tới
thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, để biểu tình yêu cầu trả xác Lạt Ma
Tenzin Delek.
“Nếu họ không trả xác Lạt Ma cho chúng ta, thì điều đó nói lên rằng họ
đã ám sát ông ấy”, một người thân của Lạt Ma tên Dolkar nói.
Lạt Ma Tenzin Delek Rinpoche. (Nguồn: YouTube)
Chính quyền Trung Quốc vẫn chưa công bố nguyên nhân cái chết của Lạt Ma
Tenzin Delek, khiến các nghi ngờ về hoàn cảnh Lạt Ma qua đời ngày càng
gia tăng.
Một người biểu tình nói với phóng viên hãng Reuters rằng chính quyền đã cho hỏa táng xác của Lạt Ma vào chiều ngày hôm qua.
Tuy nhiên, đến tối hôm qua, một người biểu tình khác cho biết xác của
Lạt Ma vẫn chưa được trả về gia đình, và các quan chức Trung Quốc nói
rằng họ chưa thực hiện hỏa táng.
Khi được hỏi qua điện thoại, một nhân viên tại nhà tù Chuandong nói rằng
cô “không rõ” liệu chính quyền Trung Quốc có trả lại xác Lạt Ma hay
không và dập máy.
Người biểu tình cũng nói rằng, theo truyền thống dân tộc Tạng, xác của
người chết phải được trả về gia đình để thực hiện theo đúng nghi thức
tang lễ.
Hôm thứ Ba (14/7), hai nhóm hoạt động quốc tế, International Campaign
for Tibet và Free Tibet, cho biết cảnh sát Trung Quốc đã đánh đập những
người biểu tình đòi trả xác Lạt Ma tại huyện Nhã Giang, châu tự trị
Garze, tỉnh Tứ Xuyên.
Trung Quốc luôn lo ngại bất kỳ một sự bất ổn nào cũng sẽ đe dọa tới
quyền thống trị của mình ở Tây Tạng. Bắc Kinh phủ nhận các chỉ trích
rằng chính phủ Trung Quốc đã đàn áp văn hóa và tự do tính ngưỡng ở Tây
Tạng, và bao biện rằng việc Trung Quốc cầm quyền tại đây đã giúp mang
lại sự phát triển cho khu vực lạc hậu này.
Minh Trí tổng hợp
(Đại Kỷ Nguyên VN)