Trang lá cải
Người phụ nữ ‘tè’ bậy giữa đường và một thế hệ thích soi xuống dưới
Hình ảnh một người phụ nữ đi ô tô, “tiểu” bậy ở đường được đăng tải trên mạng xã hội Facebook đã làm dậy sóng cư dân mạng những ngày qua. Theo thông tin của người chia sẻ, hình ảnh này được chụp lại vào sáng ngày 24/3/2016 tại đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội).
Mặc dù có rất nhiều ý kiến cho rằng người Việt ngày càng vô cảm nhưng qua bức ảnh này tôi lại thấy người việt không hề “vô cảm” chút nào. Chỉ có điều cảm xúc của họ không đặt vào những vấn đề “cao” hơn, đáng quan tâm hơn, vĩ mô hơn mà có lẽ cảm xúc của họ chỉ thích “soi xuống dưới”.
Đành rằng hành động “tè” bậy giữa đường của người phụ nữ kia là hoàn toàn “lệch chuẩn” với văn hóa nơi công cộng nhưng quả thực, nó không hề đáng để chúng ta phải chụp lại, phải đọc rõ từng con số trên biển số xe ô tô, phải đăng lên mạng xã hội như một “hiện tượng” suy đồi đạo đức, cảnh bảo giới trẻ cùng những lời lẽ “dạy đời” rất sắc và nét.
Hình ảnh người phụ nữ "tè" bậy được chia sẻ một cách chóng mặt. Ảnh: Facebook. |
|
Chẳng những vậy, sự “hứng khởi” của cư dân mạng còn khiến tôi bất ngờ hơn nữa khi chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, bức ảnh đó nhận được hàng ngàn lượt chia sẻ cùng các bình luận cũng mang đậm chất “giáo dục”.
So sánh phản ứng của cư dân mạng với một số tin tức diễn ra trong khoảng thời gian đấy (thịt lợn ngấm hàng tấn chất cấm, ruốc biển bị nhuộm hóa chất...), thì hóa ra chuyện người Việt đang tự tay giết chết chính mình và đồng loại của mình còn không đáng báo động bằng sự “mót tiểu” của một quý cô.
Quả đúng là như vậy khi từ rất lâu rồi người ta không hề (hoặc rất ít) quan tâm đến những tấm gương người tốt việc tốt... mà người ta chỉ quan tâm đến “sốc”, “choáng”, “hàng khủng”, “siêu vòng một/ba”, “lộ hàng”...
Hóa ra những thứ “kín đáo”, những điểm yếu, khuyết điểm, những lúc “chẳng may”, sơ suất của người khác lại khiến họ “hứng thú” hơn rất nhiều!
Câu nói: “Nhiều người chỉ thấy được hạt cát dưới chân người khác mà không thấy thùng rác trên đầu mình” đủ để khái quát và lý giải hiện tượng thích “soi xuống dưới” đã nói ở trên.
Đơn giản vì những khuyết điểm của người khác như một liều thuốc tinh thần an ủi những người cũng... đầy khuyết điểm. Có lẽ với những người chưa tìm ra điểm tốt của mình thì việc bắt gặp người khác với khoảnh khắc xấu, việc có một chút “tư cách” để chê bai, để chế giễu, để lên mặt “dạy đời” là những điều vô cùng “ngọt ngào”.
Đừng lấy lý do rằng phải “soi mói” như thế, phải “phê phán” như thế thì xã hội, con người mới thay đổi tích cực. Nhìn vào thực tế, các nhà “đạo đức học”, “văn hóa học” trên mạng xã hội mọc lên như nấm sau mưa vậy mà ý thức người dân có tăng lên đâu!
Bởi họ chỉ chăm chăm vào những khuyết điểm của người khác mà chẳng bao giờ tự nhìn nhận lại những thiếu sót của mình.
Bởi họ chỉ biết nhìn xuống dưới tự mãn mà chẳng bao giờ nhìn lên trên để cố gắng hoàn thiện.
Bởi họ luôn chê cuộc đời méo mó còn họ thì chẳng bao giờ tròn tự trong tâm.
Bảo Trang
Bàn ra tán vào (0)
Người phụ nữ ‘tè’ bậy giữa đường và một thế hệ thích soi xuống dưới
Hình ảnh một người phụ nữ đi ô tô, “tiểu” bậy ở đường được đăng tải trên mạng xã hội Facebook đã làm dậy sóng cư dân mạng những ngày qua. Theo thông tin của người chia sẻ, hình ảnh này được chụp lại vào sáng ngày 24/3/2016 tại đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội).
Mặc dù có rất nhiều ý kiến cho rằng người Việt ngày càng vô cảm nhưng qua bức ảnh này tôi lại thấy người việt không hề “vô cảm” chút nào. Chỉ có điều cảm xúc của họ không đặt vào những vấn đề “cao” hơn, đáng quan tâm hơn, vĩ mô hơn mà có lẽ cảm xúc của họ chỉ thích “soi xuống dưới”.
Đành rằng hành động “tè” bậy giữa đường của người phụ nữ kia là hoàn toàn “lệch chuẩn” với văn hóa nơi công cộng nhưng quả thực, nó không hề đáng để chúng ta phải chụp lại, phải đọc rõ từng con số trên biển số xe ô tô, phải đăng lên mạng xã hội như một “hiện tượng” suy đồi đạo đức, cảnh bảo giới trẻ cùng những lời lẽ “dạy đời” rất sắc và nét.
Hình ảnh người phụ nữ "tè" bậy được chia sẻ một cách chóng mặt. Ảnh: Facebook. |
|
Chẳng những vậy, sự “hứng khởi” của cư dân mạng còn khiến tôi bất ngờ hơn nữa khi chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, bức ảnh đó nhận được hàng ngàn lượt chia sẻ cùng các bình luận cũng mang đậm chất “giáo dục”.
So sánh phản ứng của cư dân mạng với một số tin tức diễn ra trong khoảng thời gian đấy (thịt lợn ngấm hàng tấn chất cấm, ruốc biển bị nhuộm hóa chất...), thì hóa ra chuyện người Việt đang tự tay giết chết chính mình và đồng loại của mình còn không đáng báo động bằng sự “mót tiểu” của một quý cô.
Quả đúng là như vậy khi từ rất lâu rồi người ta không hề (hoặc rất ít) quan tâm đến những tấm gương người tốt việc tốt... mà người ta chỉ quan tâm đến “sốc”, “choáng”, “hàng khủng”, “siêu vòng một/ba”, “lộ hàng”...
Hóa ra những thứ “kín đáo”, những điểm yếu, khuyết điểm, những lúc “chẳng may”, sơ suất của người khác lại khiến họ “hứng thú” hơn rất nhiều!
Câu nói: “Nhiều người chỉ thấy được hạt cát dưới chân người khác mà không thấy thùng rác trên đầu mình” đủ để khái quát và lý giải hiện tượng thích “soi xuống dưới” đã nói ở trên.
Đơn giản vì những khuyết điểm của người khác như một liều thuốc tinh thần an ủi những người cũng... đầy khuyết điểm. Có lẽ với những người chưa tìm ra điểm tốt của mình thì việc bắt gặp người khác với khoảnh khắc xấu, việc có một chút “tư cách” để chê bai, để chế giễu, để lên mặt “dạy đời” là những điều vô cùng “ngọt ngào”.
Đừng lấy lý do rằng phải “soi mói” như thế, phải “phê phán” như thế thì xã hội, con người mới thay đổi tích cực. Nhìn vào thực tế, các nhà “đạo đức học”, “văn hóa học” trên mạng xã hội mọc lên như nấm sau mưa vậy mà ý thức người dân có tăng lên đâu!
Bởi họ chỉ chăm chăm vào những khuyết điểm của người khác mà chẳng bao giờ tự nhìn nhận lại những thiếu sót của mình.
Bởi họ chỉ biết nhìn xuống dưới tự mãn mà chẳng bao giờ nhìn lên trên để cố gắng hoàn thiện.
Bởi họ luôn chê cuộc đời méo mó còn họ thì chẳng bao giờ tròn tự trong tâm.
Bảo Trang