Cà Kê Dê Ngỗng
Người tù viết thư cầu cứu trong sản phẩm quà tặng Halloween đã trốn thoát khỏi TQ
Người tù viết thư cầu cứu trong sản phẩm quà tặng Halloween đã trốn thoát khỏi TQ
Câu chuyện của ông Sun Yi, người vừa được tự do sau hơn 15 năm bị giám sát, lao động khổ sai và tra tấn, bắt đầu được truyền thông thế giới chú ý tới từ năm 2012, khi Cô Julie Keith, một công dân ở bang Oregon, Hoa Kỳ, mua đồ trang trí cho lễ hội Halloween từ siêu thị Kmart và phát hiện trong đó một bức thư cầu cứu đến từ trại lao động cưỡng bức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Câu chuyện đã trở nên nổi tiếng, được đăng tải trên Oregonian, Epoch Times, New York Times, và CNN.
Bức thư cầu cứu từ trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, thuộc Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh
Nội dung bức thư:
“Thưa ngài: Nếu quý ngài tình cờ mua sản phẩm này, làm ơn hãy chuyển bức thư này tới Tổ chức Nhân quyền Thế giới. Hàng ngàn người ở đây đang chịu sự đàn áp của nhà cầm quyền ĐCSTQ sẽ vĩnh viễn nhớ ơn quý ngài.”
“Sản phẩm này được sản xuất tại Sở 2 Đại đội 8 Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, thuộc Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.”
“Người làm ở đây phải lao động 15 giờ mỗi ngày, không được nghỉ cuối tuần, nếu không sẽ bị đánh và chửi, hầu như không có tiền công (chỉ nhận 10 nhân dân tệ/tháng (khoảng 33.000 VND))”
“Người làm ở đây trung bình bị phạt 1-3 năm, nhưng không có phán quyết của tòa án, bị bắt giam và cưỡng bức lao động một cách phi pháp. Rất nhiều người trong số họ là học viên Pháp Luân Công, những người hoàn toàn vô tội, nhưng chỉ vì có tín ngưỡng khác với quan điểm của ĐCSTQ mà họ thường phải chịu nhiều cực hình hơn những người khác.”
Cô Julie Keith nhớ lại: “Khi tôi mở một số bia mộ bằng xốp, một tờ giấy rơi ra. Tôi mở tờ giấy ra và đó là từ một người đang cầu cứu trong một trại lao động ở Trung Quốc”.
“Tôi đã không biết làm gì với tờ giấy,” cô nói. Khi tìm kiếm từ Mã Tam Gia trên Internet cô đã kinh hãi vì những trường hợp tra tấn tàn bạo và bắt lao động khổ sai ở trong trại này. Cô đăng ảnh của bức thư lên Facebook và với sự giúp đỡ cũng như khích lệ từ bạn bè và đồng nghiệp, cô đã được truyền thông chú ý đến.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế nghe lời cầu cứu
Như tin đăng trên tờ “The Oregonian”, Sophie Richardson, chủ nhiệm bộ phận Trung Quốc của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Right Watch) đã nói: “Chúng tôi không có biện pháp xác minh nguồn gốc lá thư này. Tuy vậy, những gì mà lá thư miêu tả hoàn toàn giống với những gì chúng tôi biết về trại lao động cưỡng bức của ĐCSTQ.”
Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia thuộc thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Trại lao động cưỡng bức là nơi mà ĐCSTQ giam người mà không cần thông qua toà án xét xử, và có quá nhiều báo cáo về việc ĐCSTQ đang giam cầm học viên Pháp Luân Công ở đó.
“Nếu bức thư này là thật, thì có nghĩa rằng có người đang kêu cứu, đang cầu được giải cứu”, Sophie Richardson nói, “và đây chính là trách nhiệm của chúng tôi.”
Nếu những sản phẩm trang trí Halloween này đúng là do trại lao động cưỡng bức sản xuất thì những đồ trang trí Halloween của hệ thống siêu thị Kmart có thể sẽ bị chính phủ Hoa Kỳ phong toả hoặc chiết khấu. Lý do là theo Khoản 19 Điều 1307 của Luật pháp Hoa Kỳ, phải nghiêm cấm nhập khẩu những sản phẩm từ lao động cưỡng bức.
Cục Điều tra của Bộ An ninh Quốc nội tiến hành điều tra
Tờ “The Oregonian” sau đó đã chuyển thông tin tới Cơ quan Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE, Immigration and Customs Enforcement), và tiếp đó Cục An ninh Quốc nội đã khởi động điều tra sự việc này. Công ty mẹ của Kmart, Tập đoàn Sears Holdings Corporation, đã công bố rằng họ sẽ điều tra việc này, và nếu phát hiện rằng đối tác Trung Quốc quả đã sử dụng lao động cưỡng bức, họ sẽ lập tức chấm dứt hợp đồng.
Tờ “The Oregonian” cũng đưa tin rằng Andrew Munoz, viên chức về sự vụ công cộng của ICE, đã chứng thực trên các phương tiện truyền thông, rằng ICE đã triển khai điều tra vụ việc liên quan tới bức thư nói trên.
Tập đoàn Sears Holdings Corporation, tức công ty mẹ của hệ thống siêu thị Kmart, đã có công bố như sau trước sự kiện trên: “Tập đoàn Sears Holdings Corporation chúng tôi có kế hoạch toàn cầu, để đảm bảo rằng sản phẩm thương mại do chúng tôi cung ứng phải tuân thủ yêu cầu theo quy trình đặc định của chúng tôi đồng thời cũng tuân thủ quy định của luật pháp sở tại. Bất kể điều gì vi phạm, trong đó kể cả lao động cưỡng bức, đều có thể dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng. Chúng tôi nhận thức rất rõ tính nghiêm trọng của việc này, và sẽ tiếp tục điều tra.”
Daniel Ruiz, một trưởng khoa thuộc bộ phận phụ trách gian lận thương mại của Trung tâm Điều phối về Quyền Sở hữu Trí tuệ Quốc gia đã nói rằng khó có thể biết trước thời gian điều tra sẽ kéo dài bao lâu, vì nó sẽ liên quan đến các cơ quan của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ông cũng nói rằng chỉ khi các cơ quan nói trên có hành động, thì kết quả điều tra mới có thể được công bố.
Hoàn cảnh bị bắt
Cuộc đời ông Sun Yi cũng giống như vô số những người khác ở Trung Quốc. Là một người tốt nghiệp Viện Công nghệ Đại Liên đến từ thành phố Thái Nguyên, miền Bắc Trung Quốc, ông đột nhiên trở thành kẻ thù của nhà nước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định loại bỏ môn tập thiền tinh thần của ông: Pháp Luân Đại Pháp.
Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công), là một môn tập thiền nhẹ nhàng cùng với những lời dạy về sự trung thực, lòng từ tâm và tính nhẫn nhịn, được phổ biến nhanh chóng trong những năm 1990 ở Trung Quốc. Thế nhưng khi chế độ xác định rằng có hơn 70 triệu người đang theo tập Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999, hơn cả số đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, người lãnh đạo Đảng lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân đã ra lệnh “loại bỏ” Pháp Luân Công.
Ông Sun chỉ là một trong số hàng triệu người bị tước bỏ việc làm và bị quẳng vào tù hay trại lao động rồi bị tra tấn tàn bạo nhằm bắt họ từ bỏ môn tập. Kể từ năm 2001, ông đã bị bắt ít nhất 6 lần và bị giam 4 năm, bao gồm 2 năm rưỡi trong trại lao động Mã Tam Gia khét tiếng ở thành phố Thẩm Dương, miền Đông Bắc Trung Quốc.
Ông được coi là một trong những người may mắn hơn vì đã tránh được việc trở thành nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng phi pháp được tiến hành một cách có hệ thống trong các nhà tù ở Trung Quốc. Và trong một sự thay đổi số phận khá khác thường, tiếng nói của ông đã được nghe thấy ở Damascus, bang Oregon, Hoa Kỳ.
Mặc dù lá thư ông viết đã khởi được tác dụng nhất định, tuy nhiên điều đó vẫn không làm cho cuộc sống của ông Sun dễ dàng hơn chút nào.
Ông đã được thả ra khỏi trại lao động, nhưng việc ông vạch trần cuộc đàn áp chắc chắn đã thu hút sự trả thù từ phía chính quyền. Ông cố gắng sống thầm lặng trong một vài năm, nhưng vào tháng 4 năm 2016 chính quyền lại chú ý đến ông.
“Những người tập Pháp Luân Công có liên hệ thân thiết với tôi đã bị bắt,” ông nói.
Ông biết rằng chính quyền sẽ đợi ông. “Tôi đã không thể về nhà.”
Ông bị buộc phải đi khỏi nhà để tránh bị bắt giam lại.
“Trên thực tế, từ 9 năm trước, tôi đã phải rời bỏ chỗ ở nhiều lần [do bị đàn áp bức hại],” ông nói.
Vợ ông đã phải thường xuyên lo lắng cho ông, nhưng, để tránh bị theo dõi, ông hầu như không thể liên hệ với vợ. Điện thoại cũng không thể. Đôi khi ông gửi một tin nhắn bóng gió cho vợ trên mạng.
“Chúng tôi không thể nói chuyện và thể hiện tình cảm như hai vợ chồng bình thường,” ông nói.
Sau đó vào ngày 29 tháng 11 năm 2016, ông lại bị bắt giam trong khi chuẩn bị tham dự phiên xét xử một người tập Pháp Luân Công khác ở tòa án Tongzhou, Bắc Kinh. Nhưng, 4 ngày sau đó, ông được trả tự do “vì lý do sức khỏe”.
Đó là khi ông quyết định phải rời bỏ đất nước. Nhưng điều đó nói dễ hơn làm.
Trốn thoát
Ông Sun Yi cảm thấy lo lắng. Khói bụi ô nhiễm trong một buổi sáng tháng 12 ở Bắc Kinh trộn lẫn với cảm giác bất an khi ông tiến đến khu vực kiểm tra hộ chiếu xuất cảnh tại sân bay. Ông biết những may rủi không có lợi cho mình. Bất kỳ giây phút nào, quan chức xuất nhập cảnh cũng có thể xé nát quyển hộ chiếu cùng với cơ hội tự do của ông. Nhưng rồi giây phút đó đã qua và ông đã được xuất cảnh.
“Nếu bạn ở trong danh sách đen của họ, bạn có thể bị cấm rời khỏi Trung Quốc,” ông nói. Thường thì mọi người tìm cách lọt qua những kẽ hở hành chính. Tuy nhiên, rủi ro là rất lớn – người ta không thể biết chắc được cho đến khi đưa hộ chiếu cho nhân viên xuất nhập cảnh trước khi lên máy bay.
Nhưng ông Sun đã lọt qua. Sau 15 năm bị giám sát, lao động khổ sai và tra tấn, giờ đây ông đã được tự do. Và vào ngày 7 tháng 3, ở Jakarta, ông đã gặp cô Julie Keith.
“Tôi đã trốn thoát được khỏi nhà tù – đó là Trung Quốc,” ông nói. “Nhưng tôi đang nghĩ về những người tập đồng môn đã bị kết án, chuẩn bị bị kết án, hoặc vẫn đang bị cầm tù.”
Các trại lao động đã chính thức bị bãi bỏ ở Trung Quốc năm 2013, nhưng những nhà quan sát nhân quyền lưu ý rằng chính quyền vẫn dùng các nhà tù, trại giam, trung tâm sức khỏe tâm thần, và các “hắc lao” không chính thức cho cùng một mục đích.
Lâm Hùng (T/H)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Người tù viết thư cầu cứu trong sản phẩm quà tặng Halloween đã trốn thoát khỏi TQ
Người tù viết thư cầu cứu trong sản phẩm quà tặng Halloween đã trốn thoát khỏi TQ
Câu chuyện của ông Sun Yi, người vừa được tự do sau hơn 15 năm bị giám sát, lao động khổ sai và tra tấn, bắt đầu được truyền thông thế giới chú ý tới từ năm 2012, khi Cô Julie Keith, một công dân ở bang Oregon, Hoa Kỳ, mua đồ trang trí cho lễ hội Halloween từ siêu thị Kmart và phát hiện trong đó một bức thư cầu cứu đến từ trại lao động cưỡng bức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Câu chuyện đã trở nên nổi tiếng, được đăng tải trên Oregonian, Epoch Times, New York Times, và CNN.
Bức thư cầu cứu từ trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, thuộc Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh
Nội dung bức thư:
“Thưa ngài: Nếu quý ngài tình cờ mua sản phẩm này, làm ơn hãy chuyển bức thư này tới Tổ chức Nhân quyền Thế giới. Hàng ngàn người ở đây đang chịu sự đàn áp của nhà cầm quyền ĐCSTQ sẽ vĩnh viễn nhớ ơn quý ngài.”
“Sản phẩm này được sản xuất tại Sở 2 Đại đội 8 Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, thuộc Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.”
“Người làm ở đây phải lao động 15 giờ mỗi ngày, không được nghỉ cuối tuần, nếu không sẽ bị đánh và chửi, hầu như không có tiền công (chỉ nhận 10 nhân dân tệ/tháng (khoảng 33.000 VND))”
“Người làm ở đây trung bình bị phạt 1-3 năm, nhưng không có phán quyết của tòa án, bị bắt giam và cưỡng bức lao động một cách phi pháp. Rất nhiều người trong số họ là học viên Pháp Luân Công, những người hoàn toàn vô tội, nhưng chỉ vì có tín ngưỡng khác với quan điểm của ĐCSTQ mà họ thường phải chịu nhiều cực hình hơn những người khác.”
Cô Julie Keith nhớ lại: “Khi tôi mở một số bia mộ bằng xốp, một tờ giấy rơi ra. Tôi mở tờ giấy ra và đó là từ một người đang cầu cứu trong một trại lao động ở Trung Quốc”.
“Tôi đã không biết làm gì với tờ giấy,” cô nói. Khi tìm kiếm từ Mã Tam Gia trên Internet cô đã kinh hãi vì những trường hợp tra tấn tàn bạo và bắt lao động khổ sai ở trong trại này. Cô đăng ảnh của bức thư lên Facebook và với sự giúp đỡ cũng như khích lệ từ bạn bè và đồng nghiệp, cô đã được truyền thông chú ý đến.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế nghe lời cầu cứu
Như tin đăng trên tờ “The Oregonian”, Sophie Richardson, chủ nhiệm bộ phận Trung Quốc của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Right Watch) đã nói: “Chúng tôi không có biện pháp xác minh nguồn gốc lá thư này. Tuy vậy, những gì mà lá thư miêu tả hoàn toàn giống với những gì chúng tôi biết về trại lao động cưỡng bức của ĐCSTQ.”
Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia thuộc thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Trại lao động cưỡng bức là nơi mà ĐCSTQ giam người mà không cần thông qua toà án xét xử, và có quá nhiều báo cáo về việc ĐCSTQ đang giam cầm học viên Pháp Luân Công ở đó.
“Nếu bức thư này là thật, thì có nghĩa rằng có người đang kêu cứu, đang cầu được giải cứu”, Sophie Richardson nói, “và đây chính là trách nhiệm của chúng tôi.”
Nếu những sản phẩm trang trí Halloween này đúng là do trại lao động cưỡng bức sản xuất thì những đồ trang trí Halloween của hệ thống siêu thị Kmart có thể sẽ bị chính phủ Hoa Kỳ phong toả hoặc chiết khấu. Lý do là theo Khoản 19 Điều 1307 của Luật pháp Hoa Kỳ, phải nghiêm cấm nhập khẩu những sản phẩm từ lao động cưỡng bức.
Cục Điều tra của Bộ An ninh Quốc nội tiến hành điều tra
Tờ “The Oregonian” sau đó đã chuyển thông tin tới Cơ quan Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE, Immigration and Customs Enforcement), và tiếp đó Cục An ninh Quốc nội đã khởi động điều tra sự việc này. Công ty mẹ của Kmart, Tập đoàn Sears Holdings Corporation, đã công bố rằng họ sẽ điều tra việc này, và nếu phát hiện rằng đối tác Trung Quốc quả đã sử dụng lao động cưỡng bức, họ sẽ lập tức chấm dứt hợp đồng.
Tờ “The Oregonian” cũng đưa tin rằng Andrew Munoz, viên chức về sự vụ công cộng của ICE, đã chứng thực trên các phương tiện truyền thông, rằng ICE đã triển khai điều tra vụ việc liên quan tới bức thư nói trên.
Tập đoàn Sears Holdings Corporation, tức công ty mẹ của hệ thống siêu thị Kmart, đã có công bố như sau trước sự kiện trên: “Tập đoàn Sears Holdings Corporation chúng tôi có kế hoạch toàn cầu, để đảm bảo rằng sản phẩm thương mại do chúng tôi cung ứng phải tuân thủ yêu cầu theo quy trình đặc định của chúng tôi đồng thời cũng tuân thủ quy định của luật pháp sở tại. Bất kể điều gì vi phạm, trong đó kể cả lao động cưỡng bức, đều có thể dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng. Chúng tôi nhận thức rất rõ tính nghiêm trọng của việc này, và sẽ tiếp tục điều tra.”
Daniel Ruiz, một trưởng khoa thuộc bộ phận phụ trách gian lận thương mại của Trung tâm Điều phối về Quyền Sở hữu Trí tuệ Quốc gia đã nói rằng khó có thể biết trước thời gian điều tra sẽ kéo dài bao lâu, vì nó sẽ liên quan đến các cơ quan của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ông cũng nói rằng chỉ khi các cơ quan nói trên có hành động, thì kết quả điều tra mới có thể được công bố.
Hoàn cảnh bị bắt
Cuộc đời ông Sun Yi cũng giống như vô số những người khác ở Trung Quốc. Là một người tốt nghiệp Viện Công nghệ Đại Liên đến từ thành phố Thái Nguyên, miền Bắc Trung Quốc, ông đột nhiên trở thành kẻ thù của nhà nước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định loại bỏ môn tập thiền tinh thần của ông: Pháp Luân Đại Pháp.
Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công), là một môn tập thiền nhẹ nhàng cùng với những lời dạy về sự trung thực, lòng từ tâm và tính nhẫn nhịn, được phổ biến nhanh chóng trong những năm 1990 ở Trung Quốc. Thế nhưng khi chế độ xác định rằng có hơn 70 triệu người đang theo tập Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999, hơn cả số đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, người lãnh đạo Đảng lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân đã ra lệnh “loại bỏ” Pháp Luân Công.
Ông Sun chỉ là một trong số hàng triệu người bị tước bỏ việc làm và bị quẳng vào tù hay trại lao động rồi bị tra tấn tàn bạo nhằm bắt họ từ bỏ môn tập. Kể từ năm 2001, ông đã bị bắt ít nhất 6 lần và bị giam 4 năm, bao gồm 2 năm rưỡi trong trại lao động Mã Tam Gia khét tiếng ở thành phố Thẩm Dương, miền Đông Bắc Trung Quốc.
Ông được coi là một trong những người may mắn hơn vì đã tránh được việc trở thành nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng phi pháp được tiến hành một cách có hệ thống trong các nhà tù ở Trung Quốc. Và trong một sự thay đổi số phận khá khác thường, tiếng nói của ông đã được nghe thấy ở Damascus, bang Oregon, Hoa Kỳ.
Mặc dù lá thư ông viết đã khởi được tác dụng nhất định, tuy nhiên điều đó vẫn không làm cho cuộc sống của ông Sun dễ dàng hơn chút nào.
Ông đã được thả ra khỏi trại lao động, nhưng việc ông vạch trần cuộc đàn áp chắc chắn đã thu hút sự trả thù từ phía chính quyền. Ông cố gắng sống thầm lặng trong một vài năm, nhưng vào tháng 4 năm 2016 chính quyền lại chú ý đến ông.
“Những người tập Pháp Luân Công có liên hệ thân thiết với tôi đã bị bắt,” ông nói.
Ông biết rằng chính quyền sẽ đợi ông. “Tôi đã không thể về nhà.”
Ông bị buộc phải đi khỏi nhà để tránh bị bắt giam lại.
“Trên thực tế, từ 9 năm trước, tôi đã phải rời bỏ chỗ ở nhiều lần [do bị đàn áp bức hại],” ông nói.
Vợ ông đã phải thường xuyên lo lắng cho ông, nhưng, để tránh bị theo dõi, ông hầu như không thể liên hệ với vợ. Điện thoại cũng không thể. Đôi khi ông gửi một tin nhắn bóng gió cho vợ trên mạng.
“Chúng tôi không thể nói chuyện và thể hiện tình cảm như hai vợ chồng bình thường,” ông nói.
Sau đó vào ngày 29 tháng 11 năm 2016, ông lại bị bắt giam trong khi chuẩn bị tham dự phiên xét xử một người tập Pháp Luân Công khác ở tòa án Tongzhou, Bắc Kinh. Nhưng, 4 ngày sau đó, ông được trả tự do “vì lý do sức khỏe”.
Đó là khi ông quyết định phải rời bỏ đất nước. Nhưng điều đó nói dễ hơn làm.
Trốn thoát
Ông Sun Yi cảm thấy lo lắng. Khói bụi ô nhiễm trong một buổi sáng tháng 12 ở Bắc Kinh trộn lẫn với cảm giác bất an khi ông tiến đến khu vực kiểm tra hộ chiếu xuất cảnh tại sân bay. Ông biết những may rủi không có lợi cho mình. Bất kỳ giây phút nào, quan chức xuất nhập cảnh cũng có thể xé nát quyển hộ chiếu cùng với cơ hội tự do của ông. Nhưng rồi giây phút đó đã qua và ông đã được xuất cảnh.
“Nếu bạn ở trong danh sách đen của họ, bạn có thể bị cấm rời khỏi Trung Quốc,” ông nói. Thường thì mọi người tìm cách lọt qua những kẽ hở hành chính. Tuy nhiên, rủi ro là rất lớn – người ta không thể biết chắc được cho đến khi đưa hộ chiếu cho nhân viên xuất nhập cảnh trước khi lên máy bay.
Nhưng ông Sun đã lọt qua. Sau 15 năm bị giám sát, lao động khổ sai và tra tấn, giờ đây ông đã được tự do. Và vào ngày 7 tháng 3, ở Jakarta, ông đã gặp cô Julie Keith.
“Tôi đã trốn thoát được khỏi nhà tù – đó là Trung Quốc,” ông nói. “Nhưng tôi đang nghĩ về những người tập đồng môn đã bị kết án, chuẩn bị bị kết án, hoặc vẫn đang bị cầm tù.”
Các trại lao động đã chính thức bị bãi bỏ ở Trung Quốc năm 2013, nhưng những nhà quan sát nhân quyền lưu ý rằng chính quyền vẫn dùng các nhà tù, trại giam, trung tâm sức khỏe tâm thần, và các “hắc lao” không chính thức cho cùng một mục đích.
Lâm Hùng (T/H)