Thân Hữu Tiếp Tay...
Nguyễn Hưng Quốc - Xấu và đẹp
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, trong 9 tháng vừa qua, đã có 178 đoàn đông người đi khiếu kiện, chủ yếu về đất đai, trên địa bàn thành phố. Có đoàn gồm cả hai trăm người (huyện Đông Anh), có đoàn khoảng 160 người (thị xã Tân Mai); có đoàn khoảng 150 người (chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy), v.v. Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị thừa nhận là ngày nào cũng có người đến khiếu nại.
Báo Vnexpress ngày 27 tháng 9 tường thuật: “buổi sáng ông mở cửa đã thấy người dân đứng chờ đưa đơn, 19h trở về nhà cũng có người chờ đưa đơn, chưa kể ở cơ quan cũng thường nhận đơn khiếu nại.”
Xin lưu ý nhóm từ “đoàn đông người” ở trên. Tức là người ta đã loại trừ những vụ khiếu kiện lẻ tẻ, mang tính chất cá nhân, chỉ có một, hai người. Mà con số này thì rất nhiều. Cũng trong bài báo nêu trên, ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết là các cơ quan chức năng ở thành phố, trong 9 tháng qua, đã tiếp 15.000 lượt người và xử lý 21.500 đơn thư. Ở đây, chúng ta chỉ tập trung vào các cuộc khiếu kiện đông người và tạm tin những con số do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra (178 vụ; mỗi vụ có khoảng từ vài chục đến khoảng 200 người). Nhưng như vậy cũng đã là nhiều. Trung bình mỗi tháng có 20 cuộc khiếu kiện đông người. Hay, nói cách khác: cứ ba ngày thì có hai vụ khiếu kiện tập thể.
Trên một số blog ở trong nước, nhiều người đã loan tin và đăng tải hình ảnh về các cuộc khiếu kiện ấy. Ở đây, tôi chỉ chú ý đến một khía cạnh khác: phản ứng của chính quyền. Chủ yếu là lời phát biểu của ông Nguyễn Thế Thảo vào ngày 27/9:
"Việc làm của bà con là bày tỏ nguyện vọng của mình, nhưng mặc áo màu Quốc kỳ, mang theo khẩu hiệu đòi đất đã làm xấu hình ảnh thủ đô, ảnh hưởng đến ngoại giao.”
Lời phát biểu ấy, thú thực, làm tôi rất ngạc nhiên. Tôi nghĩ đó là lý do chính khiến ông ra lệnh cho công an dẹp đuổi, đôi khi với những biện pháp rất nặng tay, những người đi khiếu kiện tập thể như vậy. Nhưng ở đây lại có hai vấn đề: Một, sự kiện những người khiếu kiện mặc áo màu quốc kỳ có thực sự “làm xấu hình ảnh thủ đô và ảnh hưởng đến ngoại giao” không? Hai, giữa sự kiện những người khiếu kiện mặc áo màu quốc kỳ và sự kiện công an nhào đến đánh đập và xua đuổi những người khiếu kiện ấy, sự kiện nào “làm xấu hình ảnh thủ đô” và “ảnh hưởng đến ngoại giao” hơn?
Nếu ông Nguyễn Thế Thảo chịu khó đọc báo chí nước ngoài, ông sẽ thấy sự kiện “làm xấu hình ảnh” không những thủ đô Hà Nội mà còn cả nước Việt Nam nữa không phải là sự kiện dân chúng xuống đường khiếu kiện hay biểu tình mà chính là sự kiện những con người yếu ớt vô tội ấy đã bị đàn áp một cách dã man từ đường phố đến tòa án. Nguyên nhân khiến nhiều tổ chức quốc tế cũng như nhiều quốc gia trên thế giới lên tiếng phê phán Việt Nam, nghĩa là, nói theo chữ của ông Nguyễn Thế Thảo, gây “ảnh hưởng đến ngoại giao” đều liên quan đến phản ứng của chính quyền chứ không dính dáng gì đến màu áo hay các khẩu hiệu ghi trên áo của những người khiếu kiện và biểu tình. Chính những phản ứng độc tài và hung bạo của chính quyền mới “làm xấu hình ảnh” Việt Nam và “ảnh hưởng đến ngoại giao”.
Còn chuyện dân chúng xuống đường khiếu kiện hay biểu tình, thật ra, không hề “làm xấu hình ảnh” của đất nước. Có khi ngược lại. Nó chứng tỏ, một mặt, nước ấy có vấn đề khiến dân chúng bất mãn; nhưng mặt khác, nó lại chứng tỏ những người bất mãn ấy được quyền bày tỏ nguyện vọng và thái độ của mình một cách công khai. Chuyện bất mãn, ở đâu mà chả có? Ở các nước tự do và dân chủ trên thế giới, không ở đâu không có khiếu kiện và biểu tình.
Ở thành phố Melbourne, Úc, nơi tôi đang sống, lâu lâu lại bùng nổ các cuộc biểu tình có khi lên đến mấy chục ngàn người. Còn các cuộc biểu tình nho nhỏ thì khá thường xuyên. Những ngày cuối tuần, rảnh, lang thang trên phố xá, tôi hay bắt gặp những cuộc biểu tình nho nhỏ như thế. Nhỏ, có khi vài ba chục người; có khi, ít hơn nữa, chỉ năm mười người; thậm chí, có khi, họa hoằn hơn, chỉ có một người, thường là đàn ông, một tay cầm bảng hiệu trên đó có biểu ngữ phản đối một chính sách gì đó của chính phủ, và một tay cầm loa phóng thanh, miệng cứ nói thao thao về quan điểm của mình. Khách qua đường, đã quá quen thuộc với những hình ảnh ấy, cứ thản nhiên đi qua; một số người khác, tò mò dừng lại lắng nghe. Rồi lại đi. Người phản đối cứ một mình cầm biểu ngữ và cầm loa tiếp tục phản đối đến khi khan cổ hay mệt mỏi thì cắm cúi thu dọn “đồ nghề” rồi đi về.
Không ai cho những chuyện như vậy là “làm xấu hình ảnh” thành phố cả.
Ngược lại.
Nhớ, lần đầu tiên sống ở nước ngoài, thấy những hình ảnh như thế, tôi rất ngạc nhiên. Bao giờ tôi cũng dừng lại thật lâu và kín đáo quan sát. Quan sát người (hoặc những người) phản đối và biểu tình. Quan sát phản ứng của những khách qua đường. Và, đặc biệt, quan sát sự hiện diện và thái độ của cảnh sát. Thường, ở các cuộc biểu tình, bao giờ cũng có cảnh sát. Biểu tình lớn: cảnh sát đông. Biểu tình nhỏ: cảnh sát ít. Biểu tình một hai người: có khi không thấy bóng dáng một cảnh sát nào cả. Trong mọi trường hợp, nhiệm vụ chính của cảnh sát chỉ là bảo vệ trật tự và an ninh. Vậy thôi. Họ chỉ can thiệp khi xảy ra bạo động. Còn không, họ chỉ thản nhiên đứng nhìn. Người biểu tình hô khẩu hiệu đả đảo ai, họ cũng mặc kệ.
Tôi - mà không phải chỉ có tôi –, hầu hết người dân sống ở Tây phương chấp nhận, có khi, thích các cuộc biểu tình bất bạo động như thế. Chúng là biểu hiện của sự sống. Của nhân quyền. Và của dân chủ. Nó chứng tỏ trong xã hội tự do, mọi người đều có quyền cất lên tiếng nói của họ, trình bày các nguyện vọng và quan điểm của họ, nhất là khi quyền lợi của họ bị xâm phạm.
Chỉ có việc bóp miệng (Linh mục Nguyễn Văn Lý, trong một phiên tòa ở Huế), đạp vào mặt (Nguyễn Chí Đức, trong một cuộc biểu tình ở Hà Nội), đánh đập (hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hàn Phi Long ở Văn Giang, Hưng Yên), vu khống và xét xử dựa trên những bằng chứng vu khống ấy (hai cái bao cao su với Cù Huy Hà Vũ, tội trốn thuế với Điếu Cày Nguyễn Văn Hải) hoặc đánh chết trong nhà giam (ông Trịnh Văn Tùng và nhiều người khác)…những người vô tội mới “làm xấu hình ảnh” của đất nước.
Dưới mắt nhân loại ở thời đại hiện nay, không có hình ảnh nào đáng xấu hổ và đáng ghê tởm cho bằng hình ảnh trấn áp quần chúng của những tên độc tài.
Đó mới là điều cần tránh. Chứ không phải là màu áo của những nạn nhân xuống đường kêu cứu.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nguyễn Hưng Quốc - Xấu và đẹp
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, trong 9 tháng vừa qua, đã có 178 đoàn đông người đi khiếu kiện, chủ yếu về đất đai, trên địa bàn thành phố. Có đoàn gồm cả hai trăm người (huyện Đông Anh), có đoàn khoảng 160 người (thị xã Tân Mai); có đoàn khoảng 150 người (chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy), v.v. Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị thừa nhận là ngày nào cũng có người đến khiếu nại.
Báo Vnexpress ngày 27 tháng 9 tường thuật: “buổi sáng ông mở cửa đã thấy người dân đứng chờ đưa đơn, 19h trở về nhà cũng có người chờ đưa đơn, chưa kể ở cơ quan cũng thường nhận đơn khiếu nại.”
Xin lưu ý nhóm từ “đoàn đông người” ở trên. Tức là người ta đã loại trừ những vụ khiếu kiện lẻ tẻ, mang tính chất cá nhân, chỉ có một, hai người. Mà con số này thì rất nhiều. Cũng trong bài báo nêu trên, ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết là các cơ quan chức năng ở thành phố, trong 9 tháng qua, đã tiếp 15.000 lượt người và xử lý 21.500 đơn thư. Ở đây, chúng ta chỉ tập trung vào các cuộc khiếu kiện đông người và tạm tin những con số do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra (178 vụ; mỗi vụ có khoảng từ vài chục đến khoảng 200 người). Nhưng như vậy cũng đã là nhiều. Trung bình mỗi tháng có 20 cuộc khiếu kiện đông người. Hay, nói cách khác: cứ ba ngày thì có hai vụ khiếu kiện tập thể.
Trên một số blog ở trong nước, nhiều người đã loan tin và đăng tải hình ảnh về các cuộc khiếu kiện ấy. Ở đây, tôi chỉ chú ý đến một khía cạnh khác: phản ứng của chính quyền. Chủ yếu là lời phát biểu của ông Nguyễn Thế Thảo vào ngày 27/9:
"Việc làm của bà con là bày tỏ nguyện vọng của mình, nhưng mặc áo màu Quốc kỳ, mang theo khẩu hiệu đòi đất đã làm xấu hình ảnh thủ đô, ảnh hưởng đến ngoại giao.”
Lời phát biểu ấy, thú thực, làm tôi rất ngạc nhiên. Tôi nghĩ đó là lý do chính khiến ông ra lệnh cho công an dẹp đuổi, đôi khi với những biện pháp rất nặng tay, những người đi khiếu kiện tập thể như vậy. Nhưng ở đây lại có hai vấn đề: Một, sự kiện những người khiếu kiện mặc áo màu quốc kỳ có thực sự “làm xấu hình ảnh thủ đô và ảnh hưởng đến ngoại giao” không? Hai, giữa sự kiện những người khiếu kiện mặc áo màu quốc kỳ và sự kiện công an nhào đến đánh đập và xua đuổi những người khiếu kiện ấy, sự kiện nào “làm xấu hình ảnh thủ đô” và “ảnh hưởng đến ngoại giao” hơn?
Nếu ông Nguyễn Thế Thảo chịu khó đọc báo chí nước ngoài, ông sẽ thấy sự kiện “làm xấu hình ảnh” không những thủ đô Hà Nội mà còn cả nước Việt Nam nữa không phải là sự kiện dân chúng xuống đường khiếu kiện hay biểu tình mà chính là sự kiện những con người yếu ớt vô tội ấy đã bị đàn áp một cách dã man từ đường phố đến tòa án. Nguyên nhân khiến nhiều tổ chức quốc tế cũng như nhiều quốc gia trên thế giới lên tiếng phê phán Việt Nam, nghĩa là, nói theo chữ của ông Nguyễn Thế Thảo, gây “ảnh hưởng đến ngoại giao” đều liên quan đến phản ứng của chính quyền chứ không dính dáng gì đến màu áo hay các khẩu hiệu ghi trên áo của những người khiếu kiện và biểu tình. Chính những phản ứng độc tài và hung bạo của chính quyền mới “làm xấu hình ảnh” Việt Nam và “ảnh hưởng đến ngoại giao”.
Còn chuyện dân chúng xuống đường khiếu kiện hay biểu tình, thật ra, không hề “làm xấu hình ảnh” của đất nước. Có khi ngược lại. Nó chứng tỏ, một mặt, nước ấy có vấn đề khiến dân chúng bất mãn; nhưng mặt khác, nó lại chứng tỏ những người bất mãn ấy được quyền bày tỏ nguyện vọng và thái độ của mình một cách công khai. Chuyện bất mãn, ở đâu mà chả có? Ở các nước tự do và dân chủ trên thế giới, không ở đâu không có khiếu kiện và biểu tình.
Ở thành phố Melbourne, Úc, nơi tôi đang sống, lâu lâu lại bùng nổ các cuộc biểu tình có khi lên đến mấy chục ngàn người. Còn các cuộc biểu tình nho nhỏ thì khá thường xuyên. Những ngày cuối tuần, rảnh, lang thang trên phố xá, tôi hay bắt gặp những cuộc biểu tình nho nhỏ như thế. Nhỏ, có khi vài ba chục người; có khi, ít hơn nữa, chỉ năm mười người; thậm chí, có khi, họa hoằn hơn, chỉ có một người, thường là đàn ông, một tay cầm bảng hiệu trên đó có biểu ngữ phản đối một chính sách gì đó của chính phủ, và một tay cầm loa phóng thanh, miệng cứ nói thao thao về quan điểm của mình. Khách qua đường, đã quá quen thuộc với những hình ảnh ấy, cứ thản nhiên đi qua; một số người khác, tò mò dừng lại lắng nghe. Rồi lại đi. Người phản đối cứ một mình cầm biểu ngữ và cầm loa tiếp tục phản đối đến khi khan cổ hay mệt mỏi thì cắm cúi thu dọn “đồ nghề” rồi đi về.
Không ai cho những chuyện như vậy là “làm xấu hình ảnh” thành phố cả.
Ngược lại.
Nhớ, lần đầu tiên sống ở nước ngoài, thấy những hình ảnh như thế, tôi rất ngạc nhiên. Bao giờ tôi cũng dừng lại thật lâu và kín đáo quan sát. Quan sát người (hoặc những người) phản đối và biểu tình. Quan sát phản ứng của những khách qua đường. Và, đặc biệt, quan sát sự hiện diện và thái độ của cảnh sát. Thường, ở các cuộc biểu tình, bao giờ cũng có cảnh sát. Biểu tình lớn: cảnh sát đông. Biểu tình nhỏ: cảnh sát ít. Biểu tình một hai người: có khi không thấy bóng dáng một cảnh sát nào cả. Trong mọi trường hợp, nhiệm vụ chính của cảnh sát chỉ là bảo vệ trật tự và an ninh. Vậy thôi. Họ chỉ can thiệp khi xảy ra bạo động. Còn không, họ chỉ thản nhiên đứng nhìn. Người biểu tình hô khẩu hiệu đả đảo ai, họ cũng mặc kệ.
Tôi - mà không phải chỉ có tôi –, hầu hết người dân sống ở Tây phương chấp nhận, có khi, thích các cuộc biểu tình bất bạo động như thế. Chúng là biểu hiện của sự sống. Của nhân quyền. Và của dân chủ. Nó chứng tỏ trong xã hội tự do, mọi người đều có quyền cất lên tiếng nói của họ, trình bày các nguyện vọng và quan điểm của họ, nhất là khi quyền lợi của họ bị xâm phạm.
Chỉ có việc bóp miệng (Linh mục Nguyễn Văn Lý, trong một phiên tòa ở Huế), đạp vào mặt (Nguyễn Chí Đức, trong một cuộc biểu tình ở Hà Nội), đánh đập (hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hàn Phi Long ở Văn Giang, Hưng Yên), vu khống và xét xử dựa trên những bằng chứng vu khống ấy (hai cái bao cao su với Cù Huy Hà Vũ, tội trốn thuế với Điếu Cày Nguyễn Văn Hải) hoặc đánh chết trong nhà giam (ông Trịnh Văn Tùng và nhiều người khác)…những người vô tội mới “làm xấu hình ảnh” của đất nước.
Dưới mắt nhân loại ở thời đại hiện nay, không có hình ảnh nào đáng xấu hổ và đáng ghê tởm cho bằng hình ảnh trấn áp quần chúng của những tên độc tài.
Đó mới là điều cần tránh. Chứ không phải là màu áo của những nạn nhân xuống đường kêu cứu.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.