Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Nhà Trần từ 3 lần thắng Nguyên đến cuộc chiến với Chế Bồng Nga

Phàm thịnh suy là lẽ thường tình. Một triều đại dù cho có võ công, văn trị lớn lao đến nhường nào thì bánh xe lịch sử vẫn quay, đòi hỏi những người cai trị phải biết luôn luôn phấn đấu cho hiện tại và tương lai chứ không phải chỉ sống với quá khứ.

Khi mà những bậc quân chủ không còn giữ đước đức chính, uy vũ cần phải có, không còn đủ năng lực để điều hành quốc gia thì sự suy vong ắt sẽ thành hình. Như triều Trần cũng gọi là một triều đại rực rỡ của dân tộc ta, nối tiếp triều Lý khai sáng văn minh Đại Việt, cố kết cộng đồng, mở mang nông nghiệp, bắc thì ba lần đại thắng giặc dữ Nguyên Mông, nam thì mở rộng bờ cõi thêm hai châu Ô Lý… Trải qua các đời vua từ Trần Thái Tông đến Trần Hiến Tông, chính sự nhìn chung là yên ổn, nhân dân được chung hưởng thái bình, thịnh trị.

Sang đến đời vua Trần Dụ Tông thì triều Trần bắt đầu có dấu hiệu sa sút. Trần Dụ Tông buổi đầu mới lên ngôi được Thượng hoàng Trần Minh Tông dìu dắt, triều chính ổn định, đời sống nhân dân an bình. Thế nhưng lúc mọi việc suôn sẻ nhất cũng là lúc người ta dễ sinh tính tự phụ, chủ quan nhất. Năm 1357, Thượng hoàng Trần Minh Tông mất. Kể từ năm 1358 trở đi, vua Trần Dụ Tông cậy thế nước đang thịnh mà thả sức tiêu pha, hưởng lạc, triều chính gặp nhiều điều sai lầm. Việc xây dựng đền đài cung điện không chừng mực, gian thần lộng quyền làm điều sai trái. Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An dâng Thất Trảm sớ, xin chém 7 tên gian thần. Vua không nghe, Chu Văn An bèn xin trả ấn, từ quan. Thế nước ngày càng đi xuống. Giặc cướp bắt đầu nổi lên, các tầng lớp nông dân, nô tì không chịu nổi sự áp bức, cùng nhau nổi dậy chống lại triều đình. Bấy giờ Chiêm Thành không còn thuần phục Đại Việt nữa, nhiều lần cướp phá các châu phía nam, bắt cóc con trai, con gái về làm nô lệ hoặc đem bán.

Trần Dụ Tông từ nhỏ bị mắc bệnh dẫn đến vô sinh. Vua không có con nối, cuối đời lập chiếu truyền ngôi cho người con nuôi của Cung Túc vương Trần Nguyên Dục là Trần Nhật Lễ. Người này tài mọn tâm hèn, gốc gác thực sự là con của người kép hát tên Dương Khương. Vợ Dương Khương là một đào nương có nhan sắc, cùng chồng diễn vở “Tây vương mẫu hiến bàn đào”, bà diễn vai Vương Mẫu nên lấy đó làm tên. Trần Nguyên Dục trông thấy Vương Mẫu thì thích nên cướp về làm vợ mình ngay lúc bà ấy đang mang thai. Nhật Lễ ra đời, Trần Nguyên Dục nhận luôn làm con mình. Nhật Lễ do đó mà được mang họ Trần. Quyết định về người nối ngôi của Trần Dụ Tông có thể nói là vô cùng sai lầm, bởi họ Trần bấy giờ còn khá nhiều trang tài tuấn có thể nối ngôi mà lại truyền ngôi cho Trần Nhật Lễ, một người thực tế không phải con cháu nhà Trần và cũng chẳng có tài đức.

Năm 1369, vua Trần Dụ Tông mất, Hiến Từ Hoàng thái hậu (vợ vua Trần Minh Tông) theo di mệnh lập Nhật Lễ lên ngôi vua. Trần Nhật Lễ lên ngôi rồi, việc triều chính còn tệ hại hơn đời Dụ Tông. Vua thả sức ăn chơi hưởng lạc, đón cha ruột mình là Dương Khương vào cung, ý muốn cải lại họ Dương. Nhật Lễ bỏ thuốc độc giết chết Hiến Từ Hoàng thái hậu vì tỏ thái độ hối hận đã phò tá y lên ngôi. Các quý tộc họ Trần đều căm giận, cùng nhau lập mưu giết đi. Năm 1370, Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác cùng một số người tôn thất họ Trần đang đêm đem vũ khí vào cung để giết Nhật Lễ. Việc hành sự vụng về, Nhật Lễ trèo tường trốn được ra ngoài. Đến sáng, Nhật Lễ vào cung lệnh cho quân lính bắt hết cả đám người Trần Nguyên Trác, cả thảy 18 người dự mưu đều bị giết.

Tuy nhiên lúc này thế lực của họ Trần vẫn còn mạnh, cùng nhau liên kết lại. Cung Định vương Trần Phủ cùng các tôn thất là Cung Tuyên vương Trần Kính, Chương Túc hầu Trần Nguyên Đán, công chúa Thiên Ninh… khởi binh lật đổ Nhật Lễ. Thiếu úy Trần Ngô Lang làm nội ứng. Nhật Lễ phái bao nhiêu quân đi đánh đều trở giáo theo về phe của Trần Phủ cả. Nhật Lễ thua trận, bị giáng làm Hôn Đức công rồi bị giết. Cung Định vương Trần Phủ lên ngôi, tức vua Trần Nghệ Tông.

Nghệ Tông là người nhân hậu, hòa thuận với tôn tộc nhưng thiếu quyết đoán và năng lực kém, không cản được đà suy của nhà Trần. Dưới sự cai trị của Nghệ Tông, quân Đại Việt ngày càng tỏ ra không đủ sức chế ngự Chiêm Thành. Quân Chiêm dưới trướng vua Chế Bồng Nga nhiều lần đánh phá Đại Việt. Năm 1371, quân Chiêm Thành đánh cả vào kinh thành Thăng Long, Trần Nghệ Tông phải bỏ chạy khỏi thành.

Trần Nghệ Tông sau đó truyền ngôi lại cho em là Cung Tuyên vương Trần Kính, tức vua Trần Duệ Tông. Nghệ Tông trở thành Thái thượng hoàng. Trần Duệ Tông được đánh giá là vị vua dũng cảm, quyết đoán hơn anh mình, nhưng lại là người ngạo mạn, nông nổi. Trần Duệ Tông lên ngôi, sửa sang lại binh bị, thế quân Đại Việt lại mạnh. Duệ Tông có ý muốn đem quân báo thù Chiêm Thành. Vua Chiêm là Chế Bồng Nga đem 10 mâm vàng cống nạp cho Đại Việt để hoãn binh, phải giao qua tay Hành khiển Đỗ Tử Bình lúc này làm trấn thủ Hóa Châu. Đỗ Tử Bình lấy vàng đó giấu làm của riêng, rồi tâu lên vua là Chế Bồng Nga ngạo mạn vô lễ, nên đem quân sang đánh. Trần Duệ Tông chẳng xét tỏ tường, quyết định thân chinh điều động 12 vạn quân đi đánh Chiêm Thành.

Năm 1377, quân Đại Việt đánh sâu vào đất Chiêm Thành, tiến gần đến kinh đô Chà Bàn nước Chiêm. Chế Bồng Nga đặt mai phục quanh thành rồi sai người đến trá hàng, nói rằng vua Chiêm đã chạy trốn, kinh thành bỏ trống không. Vua Trần Duệ Tông trúng kế, thúc quân tiến gấp. Quân Đại Việt vào thành trúng mai phục, thua to, mười phần chết đến bảy tám. Trần Duệ Tông, đại tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Nạp Hòa, Hành khiển Phạm Huyền Linh đều tử trận. Ngự Câu vương Trần Húc đầu hàng. Đỗ Tử Bình thống lĩnh hậu quân không đem quân đến cứu, Lê Quý Ly thống lĩnh quân tải lương, nghe tin vua tử trận bèn dẫn quân quay về. Đây là lần duy nhất một vị vua nước Đại Việt chết trận ở nước ngoài. Chẳng những mất vua, Đại Việt còn mất đi những thành phần quân tinh nhuệ bậc nhất. Sau khi Duệ Tông mất, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông lập Trần Hiện (con trưởng Trần Duệ Tông) lên ngôi, quyền binh dần rơi cả vào tay quyền thần Lê Quý Ly. Quân Chiêm Thành càng cố sức tấn công Đại Việt. Giữa hai nước chiến sự liên miên không dứt.

Năm 1378, quân Chiêm Thành đánh vào tận Thăng Long, giết người cướp của rồi rút.

Năm 1380, quân Chiêm lại đánh Đại Việt, đến Thanh Hóa thì bị Lê Quý Ly cầm thủy quân đánh lui.

Năm 1382, Lê Quý Ly một lần nữa cùng tướng Nguyễn Đa Phương cầm quân đánh bại quân Chiêm Thành xâm lấn tại Thanh Hóa.

Năm 1383, Lê Quý Ly đem quân tấn công Chiêm Thành, thuyền quân gặp bão tố nên phải lui. Cũng trong năm này, Chế Bồng Nga dẫn quân Chiêm Thành thình lình tấn công bất ngờ, cho tượng binh và quân lính đổ bộ đi đường núi tiến ra Quảng Oai (thuộc Ba Vì, Hà Nội ngày nay). Tướng Lê Mật Ôn đi đánh bị thua và bị bắt sống, quân Chiêm đem quân vây bức kinh thành Thăng Long. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông phải đi trốn tránh ở Đông Ngàn (Bắc Ninh). Tướng Nguyễn Đa Phương ở lại trấn giữ, quân Chiêm đánh đến đầu năm 1384 không hạ được thành, hết lương phải rút lui.

Năm 1389, Chế Bồng Nga đem thủy quân hùng hậu tiến đánh Đại Việt. Lê Quý Ly thống lĩnh đại quân dàn trận ở Thanh Hóa để chống giữ. Quân Đại Việt đánh trận đầu bị trúng kế giả thua của quân Chiêm, chết mất đến 70 tướng, thủy quân thiệt hại nặng. Lê Quý Ly bỏ quân một mình về triều xin thêm quân tiếp viện, Trần Nghệ Tông không cấp thêm quân. Quý Ly bèn nhân đó xin thôi quyền cầm quân, thực chất là đã sợ giặc. Tướng Nguyễn Đa Phương đơn độc ở lại, đem thuyền lớn giăng cờ xí phô trương thanh thế rồi ngầm sai quân dùng thuyền nhẹ rút lui bảo toàn lực lượng. Thượng hoàng sai Đô tướng Trần Khát Chân đem quân Long Tiệp đi đánh quân Chiêm. Chiến sự dằn co.

Năm 1390, vua Chiêm là Chế Bồng Nga dẫn quân tiến đến Hải Triều (ngã ba sông Luộc và sông Hồng ngày nay), Trần Khát Chân đặt phục binh, dồn hỏa pháo bắn vào thuyền vua Chế Bồng Nga, giết chết được vua Chiêm. Quân Chiêm Thành do đó tan vỡ. Tin thắng trận về đến hành cung Bình Than (Nghệ Tông sợ giặc không dám ở trong kinh thành) vào lúc nửa đêm, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông ban đầu còn tưởng giặc đã đánh tới nên rất hốt hoảng. Chỉ đến khi thấy được đầu Chế Bồng Nga ông mới nói với mọi người: "Ta với Bồng Nga cầm cự nhau đã lâu, ngày nay mới được gặp nhau, có khác gì Hán Cao Tổ thấy đầu Hạng Vũ. Thiên hạ yên rồi"

Ấy chỉ là Trần Nghệ Tông nghĩ thế, chứ thực sự thiên hạ vẫn chưa yên được. Các cuộc chiến tranh với Chiêm Thành đã bào mòn sinh lực nước Đại Việt một cách dữ dội. Cộng với việc triều chính thiếu quyết đoán, thiếu sáng suốt của Trần Nghệ Tông đã khiến triều đình Đại Việt thời bấy giờ vô cùng thối nát. 

(còn tiếp)

Quốc Huy

http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/ban-tron-lich-su-c-111/nha-tran-tu-3-lan-thang-nguyen-den-cuoc-chien-voi-che-bong-nga-55368.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhà Trần từ 3 lần thắng Nguyên đến cuộc chiến với Chế Bồng Nga

Phàm thịnh suy là lẽ thường tình. Một triều đại dù cho có võ công, văn trị lớn lao đến nhường nào thì bánh xe lịch sử vẫn quay, đòi hỏi những người cai trị phải biết luôn luôn phấn đấu cho hiện tại và tương lai chứ không phải chỉ sống với quá khứ.

Khi mà những bậc quân chủ không còn giữ đước đức chính, uy vũ cần phải có, không còn đủ năng lực để điều hành quốc gia thì sự suy vong ắt sẽ thành hình. Như triều Trần cũng gọi là một triều đại rực rỡ của dân tộc ta, nối tiếp triều Lý khai sáng văn minh Đại Việt, cố kết cộng đồng, mở mang nông nghiệp, bắc thì ba lần đại thắng giặc dữ Nguyên Mông, nam thì mở rộng bờ cõi thêm hai châu Ô Lý… Trải qua các đời vua từ Trần Thái Tông đến Trần Hiến Tông, chính sự nhìn chung là yên ổn, nhân dân được chung hưởng thái bình, thịnh trị.

Sang đến đời vua Trần Dụ Tông thì triều Trần bắt đầu có dấu hiệu sa sút. Trần Dụ Tông buổi đầu mới lên ngôi được Thượng hoàng Trần Minh Tông dìu dắt, triều chính ổn định, đời sống nhân dân an bình. Thế nhưng lúc mọi việc suôn sẻ nhất cũng là lúc người ta dễ sinh tính tự phụ, chủ quan nhất. Năm 1357, Thượng hoàng Trần Minh Tông mất. Kể từ năm 1358 trở đi, vua Trần Dụ Tông cậy thế nước đang thịnh mà thả sức tiêu pha, hưởng lạc, triều chính gặp nhiều điều sai lầm. Việc xây dựng đền đài cung điện không chừng mực, gian thần lộng quyền làm điều sai trái. Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An dâng Thất Trảm sớ, xin chém 7 tên gian thần. Vua không nghe, Chu Văn An bèn xin trả ấn, từ quan. Thế nước ngày càng đi xuống. Giặc cướp bắt đầu nổi lên, các tầng lớp nông dân, nô tì không chịu nổi sự áp bức, cùng nhau nổi dậy chống lại triều đình. Bấy giờ Chiêm Thành không còn thuần phục Đại Việt nữa, nhiều lần cướp phá các châu phía nam, bắt cóc con trai, con gái về làm nô lệ hoặc đem bán.

Trần Dụ Tông từ nhỏ bị mắc bệnh dẫn đến vô sinh. Vua không có con nối, cuối đời lập chiếu truyền ngôi cho người con nuôi của Cung Túc vương Trần Nguyên Dục là Trần Nhật Lễ. Người này tài mọn tâm hèn, gốc gác thực sự là con của người kép hát tên Dương Khương. Vợ Dương Khương là một đào nương có nhan sắc, cùng chồng diễn vở “Tây vương mẫu hiến bàn đào”, bà diễn vai Vương Mẫu nên lấy đó làm tên. Trần Nguyên Dục trông thấy Vương Mẫu thì thích nên cướp về làm vợ mình ngay lúc bà ấy đang mang thai. Nhật Lễ ra đời, Trần Nguyên Dục nhận luôn làm con mình. Nhật Lễ do đó mà được mang họ Trần. Quyết định về người nối ngôi của Trần Dụ Tông có thể nói là vô cùng sai lầm, bởi họ Trần bấy giờ còn khá nhiều trang tài tuấn có thể nối ngôi mà lại truyền ngôi cho Trần Nhật Lễ, một người thực tế không phải con cháu nhà Trần và cũng chẳng có tài đức.

Năm 1369, vua Trần Dụ Tông mất, Hiến Từ Hoàng thái hậu (vợ vua Trần Minh Tông) theo di mệnh lập Nhật Lễ lên ngôi vua. Trần Nhật Lễ lên ngôi rồi, việc triều chính còn tệ hại hơn đời Dụ Tông. Vua thả sức ăn chơi hưởng lạc, đón cha ruột mình là Dương Khương vào cung, ý muốn cải lại họ Dương. Nhật Lễ bỏ thuốc độc giết chết Hiến Từ Hoàng thái hậu vì tỏ thái độ hối hận đã phò tá y lên ngôi. Các quý tộc họ Trần đều căm giận, cùng nhau lập mưu giết đi. Năm 1370, Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác cùng một số người tôn thất họ Trần đang đêm đem vũ khí vào cung để giết Nhật Lễ. Việc hành sự vụng về, Nhật Lễ trèo tường trốn được ra ngoài. Đến sáng, Nhật Lễ vào cung lệnh cho quân lính bắt hết cả đám người Trần Nguyên Trác, cả thảy 18 người dự mưu đều bị giết.

Tuy nhiên lúc này thế lực của họ Trần vẫn còn mạnh, cùng nhau liên kết lại. Cung Định vương Trần Phủ cùng các tôn thất là Cung Tuyên vương Trần Kính, Chương Túc hầu Trần Nguyên Đán, công chúa Thiên Ninh… khởi binh lật đổ Nhật Lễ. Thiếu úy Trần Ngô Lang làm nội ứng. Nhật Lễ phái bao nhiêu quân đi đánh đều trở giáo theo về phe của Trần Phủ cả. Nhật Lễ thua trận, bị giáng làm Hôn Đức công rồi bị giết. Cung Định vương Trần Phủ lên ngôi, tức vua Trần Nghệ Tông.

Nghệ Tông là người nhân hậu, hòa thuận với tôn tộc nhưng thiếu quyết đoán và năng lực kém, không cản được đà suy của nhà Trần. Dưới sự cai trị của Nghệ Tông, quân Đại Việt ngày càng tỏ ra không đủ sức chế ngự Chiêm Thành. Quân Chiêm dưới trướng vua Chế Bồng Nga nhiều lần đánh phá Đại Việt. Năm 1371, quân Chiêm Thành đánh cả vào kinh thành Thăng Long, Trần Nghệ Tông phải bỏ chạy khỏi thành.

Trần Nghệ Tông sau đó truyền ngôi lại cho em là Cung Tuyên vương Trần Kính, tức vua Trần Duệ Tông. Nghệ Tông trở thành Thái thượng hoàng. Trần Duệ Tông được đánh giá là vị vua dũng cảm, quyết đoán hơn anh mình, nhưng lại là người ngạo mạn, nông nổi. Trần Duệ Tông lên ngôi, sửa sang lại binh bị, thế quân Đại Việt lại mạnh. Duệ Tông có ý muốn đem quân báo thù Chiêm Thành. Vua Chiêm là Chế Bồng Nga đem 10 mâm vàng cống nạp cho Đại Việt để hoãn binh, phải giao qua tay Hành khiển Đỗ Tử Bình lúc này làm trấn thủ Hóa Châu. Đỗ Tử Bình lấy vàng đó giấu làm của riêng, rồi tâu lên vua là Chế Bồng Nga ngạo mạn vô lễ, nên đem quân sang đánh. Trần Duệ Tông chẳng xét tỏ tường, quyết định thân chinh điều động 12 vạn quân đi đánh Chiêm Thành.

Năm 1377, quân Đại Việt đánh sâu vào đất Chiêm Thành, tiến gần đến kinh đô Chà Bàn nước Chiêm. Chế Bồng Nga đặt mai phục quanh thành rồi sai người đến trá hàng, nói rằng vua Chiêm đã chạy trốn, kinh thành bỏ trống không. Vua Trần Duệ Tông trúng kế, thúc quân tiến gấp. Quân Đại Việt vào thành trúng mai phục, thua to, mười phần chết đến bảy tám. Trần Duệ Tông, đại tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Nạp Hòa, Hành khiển Phạm Huyền Linh đều tử trận. Ngự Câu vương Trần Húc đầu hàng. Đỗ Tử Bình thống lĩnh hậu quân không đem quân đến cứu, Lê Quý Ly thống lĩnh quân tải lương, nghe tin vua tử trận bèn dẫn quân quay về. Đây là lần duy nhất một vị vua nước Đại Việt chết trận ở nước ngoài. Chẳng những mất vua, Đại Việt còn mất đi những thành phần quân tinh nhuệ bậc nhất. Sau khi Duệ Tông mất, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông lập Trần Hiện (con trưởng Trần Duệ Tông) lên ngôi, quyền binh dần rơi cả vào tay quyền thần Lê Quý Ly. Quân Chiêm Thành càng cố sức tấn công Đại Việt. Giữa hai nước chiến sự liên miên không dứt.

Năm 1378, quân Chiêm Thành đánh vào tận Thăng Long, giết người cướp của rồi rút.

Năm 1380, quân Chiêm lại đánh Đại Việt, đến Thanh Hóa thì bị Lê Quý Ly cầm thủy quân đánh lui.

Năm 1382, Lê Quý Ly một lần nữa cùng tướng Nguyễn Đa Phương cầm quân đánh bại quân Chiêm Thành xâm lấn tại Thanh Hóa.

Năm 1383, Lê Quý Ly đem quân tấn công Chiêm Thành, thuyền quân gặp bão tố nên phải lui. Cũng trong năm này, Chế Bồng Nga dẫn quân Chiêm Thành thình lình tấn công bất ngờ, cho tượng binh và quân lính đổ bộ đi đường núi tiến ra Quảng Oai (thuộc Ba Vì, Hà Nội ngày nay). Tướng Lê Mật Ôn đi đánh bị thua và bị bắt sống, quân Chiêm đem quân vây bức kinh thành Thăng Long. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông phải đi trốn tránh ở Đông Ngàn (Bắc Ninh). Tướng Nguyễn Đa Phương ở lại trấn giữ, quân Chiêm đánh đến đầu năm 1384 không hạ được thành, hết lương phải rút lui.

Năm 1389, Chế Bồng Nga đem thủy quân hùng hậu tiến đánh Đại Việt. Lê Quý Ly thống lĩnh đại quân dàn trận ở Thanh Hóa để chống giữ. Quân Đại Việt đánh trận đầu bị trúng kế giả thua của quân Chiêm, chết mất đến 70 tướng, thủy quân thiệt hại nặng. Lê Quý Ly bỏ quân một mình về triều xin thêm quân tiếp viện, Trần Nghệ Tông không cấp thêm quân. Quý Ly bèn nhân đó xin thôi quyền cầm quân, thực chất là đã sợ giặc. Tướng Nguyễn Đa Phương đơn độc ở lại, đem thuyền lớn giăng cờ xí phô trương thanh thế rồi ngầm sai quân dùng thuyền nhẹ rút lui bảo toàn lực lượng. Thượng hoàng sai Đô tướng Trần Khát Chân đem quân Long Tiệp đi đánh quân Chiêm. Chiến sự dằn co.

Năm 1390, vua Chiêm là Chế Bồng Nga dẫn quân tiến đến Hải Triều (ngã ba sông Luộc và sông Hồng ngày nay), Trần Khát Chân đặt phục binh, dồn hỏa pháo bắn vào thuyền vua Chế Bồng Nga, giết chết được vua Chiêm. Quân Chiêm Thành do đó tan vỡ. Tin thắng trận về đến hành cung Bình Than (Nghệ Tông sợ giặc không dám ở trong kinh thành) vào lúc nửa đêm, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông ban đầu còn tưởng giặc đã đánh tới nên rất hốt hoảng. Chỉ đến khi thấy được đầu Chế Bồng Nga ông mới nói với mọi người: "Ta với Bồng Nga cầm cự nhau đã lâu, ngày nay mới được gặp nhau, có khác gì Hán Cao Tổ thấy đầu Hạng Vũ. Thiên hạ yên rồi"

Ấy chỉ là Trần Nghệ Tông nghĩ thế, chứ thực sự thiên hạ vẫn chưa yên được. Các cuộc chiến tranh với Chiêm Thành đã bào mòn sinh lực nước Đại Việt một cách dữ dội. Cộng với việc triều chính thiếu quyết đoán, thiếu sáng suốt của Trần Nghệ Tông đã khiến triều đình Đại Việt thời bấy giờ vô cùng thối nát. 

(còn tiếp)

Quốc Huy

http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/ban-tron-lich-su-c-111/nha-tran-tu-3-lan-thang-nguyen-den-cuoc-chien-voi-che-bong-nga-55368.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm