Nhân Vật
Nhật Trường Trần Thiện Thanh - Thanh Âm bất diệt, vượt quá Sự Chết..
Nhật Trường Trần Thiện Thanh là người nghệ sĩ sống nổi trôi theo cùng với vận nước và cuộc chiến đấu bi tráng của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa trong suốt cuộc chiến 1960-1975 nơi Miền Nam. Thế nên, dẫu thuộc về thế hệ trẻ tuổi lớn lên sau 1975, không kinh nghiệm, liên hệ với cuộc chiến vừa qua. Theo diễn tiến thứ tự thời gian, qua các nhạc phẩm thì chúng ta gần như có đủ một bức tranh tổng thể cho cả miền Nam, lịch sử chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ 1954 đến ngày tàn cuộc 30 tháng 4 năm 1975.
Nhật Trường –Trần Thiện Thanh đã viết về người lính với những dòng nhạc ngợi ca, lời thơ trữ tình, biểu hiện những ước mơ nhân bản. Những nhóm từ ngữ: “Anh không chết đâu anh.. Nhớ anh trời làm giông bão.. Người yêu của lính.. Từ khi anh thôi học, từ khi anh khoác áo trellis..” đã trở thành ngôn ngữ quen thuộc của người Miền Nam trong đối thoại, tiếp xúc khi nói về những sinh hoạt, cảnh sống thực tế. Phá Tam Giang vùng Quảng Trị-Thừa Thiên được biết ra, nói tới nhiều hơn không phải chỉ qua những lời thơ (đã trở thành quen thuộc như ca dao)… “Yêu em anh cũng muốn vô. Sợ truông nhà Hồ. Sợ Phá Tam Giang..” nhưng đã được hiện đại hóa, thông tục hóa bởi Chiều Trên Phá Tam Giang - Nhạc phẩm Trần Thiện Thanh phổ thơ Tô Thùy Yên trải dài khắp Miền Nam qua tiếng hát Nhật Trường. Và lẽ tất nhiên, những giòng nhạc này đã bị cắt đứt bởi những người đã đoạt chiếm miền Nam. Nhưng nay, ba-mươi-bẩy năm hơn sau ngày 30 tháng Tư, 1975 cuộc tập họp đông đảo của hàng ngàn khán thính giả là một thực chứng: Người Nghệ Sĩ luôn sống mải trong chúng ta. Nhật Trường Trần Thiện Thanh quả thật đã… “Không Chết Đâu Anh” như dòng nhạc bất tận về “Người Anh Hùng Mũ Đỏ tên Đương” mà anh đã một lần tha thiết dựng nên.
Nhật Trường-Trần Thiện Thanh đã xây dựng những ca khúc, hát nên tiếng lời ca ngợi Người Lính với một tấm lòng – Tấm Lòng của Bằng Hữu. Bởi Tình Chiến Hữu. Điều đáng nói trước tiên là anh đã thực hiện công việc cao quý kia không phải do yêu cầu từ những cơ quan tâm lý chiến trong hay ngoài quân đội, do một nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền, nhưng bởi thôi thúc của Bổn Phận - Bổn Phận được xác định như một Nhiệm Vụ Tự Nguyện – Nhiệm vụ của một Người Lính đối với Chiến Hữu còn sống hay đã chết. Và qua nhiệm vụ tự nguyện nầy, bằng tài năng kỹ thuật điêu luyện, cao độ (thật ra chỉ là mặt hiện thực từ, của “ý thức tình nguyện tận hiến” làm nền tảng), Trần Thiện Thanh đã viết nên, kể lại câu chuyện vô vàn về đời sống, lần yêu mến thiết tha, khi chia ly cuộc tình, buổi gục chết bi thảm.. của những đơn vị con người trong muôn một nơi Miền Nam – Những nhân vật ở đời sống bình thường (của mỗi chúng ta) nhưng đã phải kinh qua những tình huống, điều kiện sống vô vàn nguy biến suốt một cuộc chiến cực độ khắc nghiệt - Người Lính Miền Nam – Nhân vật hằng bị xuyên tạc, mạ lỵ bởi một kẻ thù thâm độc, cũng như từ tập đoàn “người bạn đồng minh” quá đỗi thực tế đến độ nhẫn tâm.
Chúng ta có thể kết luận mà không sợ sai lầm, nếu không có con đê vững chắc bảo vệ dậy nên từ giòng nhạc, tiếng hát của những Chiến Sĩ Văn Hóa-Văn Nghệ nhiệt tâm như Nhật Trường-Trần Thiện Thanh thì ắt hẳn ngày nay chúng ta (cùng những thế hệ Người Việt trẻ tuổi ở hải ngoại cũng như trong nước) đã là những đối tượng bị tác động một cách dễ dàng thuần thục do chính sách vận động, tuyên truyền phát xuất từ nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội.
Nhật Trường Trần Thiện Thanh đã sống đủ cơn cào xé đau thương chung của Miền Nam ngay từ ngày 30 tháng 4, 1975, và cùng cả nước sau ngày uất hận kia với tâm chất trung hậu mẫn cảm của người Người Nghệ Sĩ – Lần lăng nhục dài lâu chỉ chấm dứt vào năm 1993 – Khi anh ra khỏi nước trở lại cùng chúng ta và thế giới âm nhạc đã bị người Cộng Sản thô bạo đóng chặt từ 1975 ở Việt Nam.
Đồi 31 ở mặt trận Hạ Lào, tháng Hai, 1975.. Đại quân Miền Nam gồm: Sư Đoàn Nhẩy Dù, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Sư Đoàn I Bộ Binh, Lữ Đoàn I Thiết Kỵ, và Liên Đoàn I Biệt Động Quân cùng vượt biên giới Lào-Việt tiến đánh vùng hậu cần Tchépone của cộng sản Bắc Việt trên đất Lào. Lữ Đoàn 3 Dù gồm các Tiểu Đoàn 2, 3, và 8 giữ mặt Bắc của trục tiến quân. Vị trí Đồi 31 của Tiểu Đoàn 3 Dù được Pháo Đội B3 Pháo Binh Dù do Đại Úy Nguyễn Văn Đương chỉ huy yểm trợ. Vòng đai cực Bắc của Biệt Động Quân bị tấn công trước; tiếp vị trí Đồi 30 của Tiểu Đoàn 2 Dù bị công phá.. Cuối cùng, chỉ còn lại Căn Cứ Đồi 31 giữa vòng vây của một sư đoàn Bắc Việt (tỷ lệ 1 chống 15). Ngày 25/2, Đồi 31 bị tràn ngập, Đại Tá Nguyễn Văn Thọ và toàn ban tham mưu lữ đoàn đồng bị bắt, căn cứ chỉ còn khẩu pháo cuối cùng, Đại Úy Đương hạ ngang nòng bắn thẳng vào toán quân cộng sản theo xe tăng T54 ào lên đồi chiếm mục tiêu, và ông gục ngã với khẩu pháo cuối cùng bị phá hủy. Trần Thiện Thanh dựng nên chân dung bi tráng hùng vĩ của Người Lính... “Anh không chết đâu anh.. Tôi vẫn thấy đêm đêm một bóng dù sáng trên đồi máu. Nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đến mau. Và tiếng súng.. Tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi mau.. Đi mau!! Anh không chết đâu em.. Anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua.. Trong những tiếng reo hò kia kia.. Lẻ loi tiếng súng anh nhiệm mầu.. Ôi tiếng súng sau cùng đó.. Anh còn nghe tầm đạn đi không anh...” .
Ngôn ngữ, cấu nhạc bi hùng của khúc hát đã thăng hoa về lần quyết tử lẫm liệt của Đại Úy Nguyễn Văn Đương, và những chiến binh, pháo thủ của Lữ Đoàn 3, Tiểu Đoàn 3 Dù, pháo đội B3 nơi Đồi 31; cũng như toàn thể những người lính của các đơn vị, Bộ Binh, Biệt Động Quân, TQLC, Thiết Giáp, Pháo Binh đã gục ngã nơi chiến điạ Hạ Lào... Không có tinh thần hiệp sĩ hiến thân của Người Lính không thể viết nên tiếng lời cực độ cảm khích nầy. Không có tấm lòng từ nhân xót đau của Người Nghệ Sĩ không thể cấu tạo nên giòng nhạc bi tráng thắm thiết như trên…
Quê hương nồng nàn âm sóng biển, mùi muối mặn ấy đã nuôi lớn, phát triển nên tâm chất sung mãn, nhân ái của người nghệ sĩ, nên sau nầy dẫu khi xa khuất, trên đường hành quân, nơi những vùng đất khổ quê hương.. Giọt mồ hôi khô trên môi vẫn âm vang mùi muối thơ ấu ngày xưa, và trước mắt thoáng hiện vô hồi.. “Vùng hoang vu bóng dừa bờ cát dài. Gió lên từng chiều vàng.. “ Người nghệ sĩ đã mang quê hương theo cuộc lữ của mình…
Khoảng giữa thập niên 1960, Nhật Trường-Trần Thiện Thanh từ giã học đường để trở thành người lính, rồi cũng từ đó Nhạc Lính của ông ra đời. Với những bài ca gần gũi, phản ảnh tâm trạng của người trẻ tuổi vừa xa cuộc sống bình yên, nhưng vẫn còn nguyên tính thơ mộng nhân bản của tuổi mới lớn.. Nhưng những người lính trẻ đầy tính thơ mộng trong Tình Thư Của Lính dần tiếp cận chiến tranh... và họ chạm dần đến biên giới cuối cùng của Sự Chết vào một thời điểm không thể nào quên. Chiến trận Mậu Thân, Tết 1968 đỗ xuống toàn Miền Nam với những cái chết được xem như tai ương không bề tránh thoát.. Từ lần chết bi thảm oan khốc của ngàn người dân vô tội bị chôn sống nơi Trường Gia Hội, Bãi Dâu, Khe Đá Mài, Núi Ngũ Tây ở Huế.. đến cái chết bất ngờ giữa đêm Giao Thừa khi đang thắp hương, cúi lạy trước bàn thờ nơi Hàng Xanh, trong Chợ Lớn, ở Xóm Mới, Gò Vấp.. Thế nên, đến khi bài hát Rừng Lá Thấp của Trần Thiện Thanh vang lên, người dân thấm hiểu nên điều cao quý: Hóa ra họ đã sống sót được từ máu xương Người Lính. Miền Nam đã tồn tại, vượt qua trận lửa là do lần hy sinh không hề được xưng tụng từ ngàn vạn người lính vô danh – Những Người Lính chết khắp nơi suốt Miền Nam, mà nay, vừa nằm xuống không đâu xa, nơi chân Cầu Bình Lợi, trong đám lá lục bình sùi sụt bùn hôi, ở cửa ngỏ Sài Gòn đường đi Thủ Đức, Lái Thiêu... “Sao không hát cho người đánh giặc trên cầu.. Khi bùn lầy còn pha sác áo xanh. Trong khói súng xây thành, mắt quầng thâm mất ngủ.. Sao không hát cho những bà mẹ từng đêm ngóng con xa.. Hay hát cho những người vừa gục xuống chiều qua”?
Trần Thiện Thanh không chỉ viết lời ai điếu bi tráng riêng cho Đại Úy Vũ Mạnh Hùng của Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến – Đơn vị đã chận địch tại Hàng Xanh, Cây Thị, Cầu Sơn, Cầu Bình Lợi qua Rừng Lá Thấp, mà sau đó đã dựng lại phút giây khốc liệt của Phước Thịnh, Đại Úy Trần Duy Phước, Tiểu Đoàn 9 Nhẩy Dù nơi chiến địa Tây Ninh trong Giấc Ngủ Trên Đồi Xanh. Anh cũng đã cùng Đại Úy Phi Công Trần Thế Vinh bay lên cao vào nơi bất tận trong Bay Lên Cao Đi Anh.. qua cái chết bão lửa khi con tàu lao xuống bắn cháy chiếc xe tăng cộng sản thứ 21 nơi chiến trường Trị-Thiên tháng Tư, 1972. Trần Thiện Thanh cũng sống đủ với người chết xác liệm ba lần, Đại Úy Thiết Giáp Nguyễn Ngọc Bích nơi chiến trường La Vang, Quảng Trị trong nhưng ngày Hè đỏ lửa quê hương.. Những người tuổi trẻ không trở lại với cuộc đời sau lần đi khuất lẫm liệt.
Trên Đỉnh Mùa Đông là một ca khúc hợp soạn giữa Trần Thiện Thanh cùng người em ruột của ông, Thiếu Úy Trần Thiện Thanh Toàn, một sĩ quan trong QLVNCH, mà tựa đề đã được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh xử dụng trong vở nhạc kịch cùng tên. Tác phẩm nầy đã làm tuôn chảy bao nước mắt cảm xúc từ khối đông khán giả mà vai nữ chính trong vở nhạc truyện Trên Đỉnh Mùa Đông luôn được giao cho nữ ca sĩ kiêm tài tử điện ảnh Thanh Lan được đánh giá là nghệ sĩ diễn xuất sống động thích đáng nhất bên cạnh Nhật Trường – Do từ mối đồng cảm thâm sâu giữa nghệ sĩ trình diễn và nghệ sĩ sáng tác – Giải thích hiện tượng nầy không khó đối với trường hợp của Nhật Trường-Trần Thiện Thanh, bởi như chúng ta hằng nhận ra: Chỉ do từ Phẩm Chất Nghệ Sĩ – Những Nghệ Sĩ Thật Sự tài năng luôn tạo nên mối đồng cảm chân tình giữa họ và khối đông gồm: Những người trình diễn - Những khán thính giả.
Nam Lộc kể tiếp câu chuyện bi thảm có thật (như muôn vàn câu chuyện tan vỡ, chia ly, tử biệt trong chiến tranh, nơi Miền Nam): Thiếu Úy Phạm Thái gặp gỡ Mộng Thường trên chuyến bay Air VN sau khi mãn khóa sĩ quan Đà Lạt về Sàigòn trình diện Bộ Chỉ Huy BĐQ, trước khi lên đường tác chiến. Tình yêu nảy nở dần theo thời gian giữa hai người tuổi trẻ.. Liên Đoàn BĐQ của Phạm Thái trách nhiệm gánh nặng chiến đấu tại mặt trận An Lộc ngay từ giờ mở đầu chiến trận, những ngày tháng 4 năm 1972. Phạm Thái bị thương và ghi nhận là mất tích. Tin người yêu tử trận về đến Sài Gòn khiến Mộng Thường bàng hoàng đau đớn tột độ. Nhưng bỗng có một ngày Phạm Thái lại rạng rỡ trở về tìm đến với người yêu trong hình hài toàn vẹn. Anh đã được một Bà Xơ cứu thoát và dấu trong nhà thờ cho đến khi bình phục. Phạm Thái trở lại An Lộc, được vinh thăng Trung Úy, anh viết thư báo tin người yêu, Mộng Thường đi xe đò lên dự buổi lễ gắn lon, nhưng định mệnh nghiệt ngã, chiếc xe đò trúng mìn cộng sản tan nát thành mảnh vụn. Mộng Thường vĩnh viễn ra đi về thế giới bên kia, bỏ lại nỗi đau đớn tận cùng của người yêu, chàng sĩ quan trẻ mang tên Phạm Thái. Nhạc phẩm Tình Thiên Thu, Nguyễn Thị Mộng Thường được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết nên để tiếc thương hình bóng Mộng Thường cùng mối tình đã chết theo cuộc ly biệt đau thương trong thời chiến.
So sánh với những người viết nhạc cùng thời về Chủ Đề Lính, thì có lẽ ít ai để ý đến nhiều khía cạnh trong cuộc đời và thân phận người lính bằng Trần Thiện Thanh, và đó cũng là lý do để những bài nhạc của anh đã làm cho cả một hậu phương đang thờ ơ bỗng trở nên biết yêu thương, kính phục người lính; thúc dục người lính hãnh diện hơn đối với cuộc sống quân ngũ của bản thân và đồng đội. Anh được mệnh danh là "Nhạc Sĩ của Lính" bởi ảnh hình người mặc quân phục, nét sắc, sinh hoạt của người lính tràn ngập hầu như toàn diện trên các nhạc phẩm.. Trần Thiện Thanh viết về đủ các quân binh chủng.. Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Không Quân, Hải Quân.. Mỗi bài đều mang những nét đặc sắc của những người lính trong đơn vị binh chủng ấy, như bài Hoa Biển, đã trở thành bài hát thuộc lòng của những người thủy thủ.. Hai bài hát viết vào thời Tết Mậu Thân 1968 là bài Bà Tư Bán Hàng chuyện của một bà mẹ tự hào có những người con đi lính trận, và một bài khác là bài Chị Ba Hàng Xanh, chuyện một người đàn bà bình thường nhưng đã dũng cảm cầm dao chống lại những kẻ có vũ khí khi toán bộ đội cộng sản tràn vào khu xóm trong giờ phút Giao Thừa thiêng liêng cổ tuyền dân tộc. Hình như ít ai biết được Trần Thiện Thanh là tác giả bản Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hành Khúc – Khúc quân hành nung lòng chiến đấu của đội ngũ chiến binh kiệt liệt của Quân Lực Miền Nam – Đơn vị bộ binh chận giặc nơi vùng địa đầu đất nước qua lằn ranh Khu Phi Quân Sự nam Sông Bến Hải.
Mùa hè 1966, rừng núi Tây Nguyên, thủ phủ Pleiku bày tràn cảnh tượng chiến tranh.. Đại pháo ngày đêm ầm vang xé núi, dội rung thành phố, và khoảng không gian luôn bị chia cắt bởi những đoàn phi cơ với đôi cánh sắt màu xám bạc vùn vụt xé ngang bầu trời, để lại những âm động rì rầm đe dọa... Thị xã Pleiku trở nên là một ”Thành Phố Lính” điển hình với những người lính đội nón sắt, lưng đeo giây đạn mệt nhọc di chuyển khắp nơi; xe nhà binh, chiến xa chạy ngang dọc bốc bụi mù đỏ chạch, hay kéo lầy bùn ố bẩn vào con đường phố chính.. Trong khung cảnh chiến tranh đè nặng xuống vùng thủ phủ Tây Nguyên, Trần Thiện Thanh đã mô tả, sống cùng chiến tranh – người lính qua nhãn giới rộn rã của tình yêu bất diệt luôn hiện diện với con người.. Điển hình thời điểm sáng tác nầy, 1965-1966 chúng ta có thể kể ra ca khúc Tuyết Trắng để làm dấu mốc khởi sự.
Nếu ngày trước, qua Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn được diễn ngâm bởi Đoàn Thị Điểm, chúng ta có hình tượng người đi chinh chiến: Áo chàng đỏ tựa ráng pha. Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. Chàng từ đi vào nơi gió cát. Đêm trăng nầy nghỉ mắt phương nao.. Thì nay, qua Tuyết Trắng, Trần Thiện Thanh đã mô tả nên một hoạt cảnh hào hùng nhưng không kém phần lãng mạng, thơ mộng của Việt Nam thời binh loạn. “Phi đạo chạy dài anh cất cánh bay lên.. Ngã nghiêng cánh bay, con tàu khép lại một vùng tuyết trắng ngần…”. Từ trên cao, giữa tầng mây lớp lớp, Người Nghệ Sĩ hiện sống giữa bầu trời, trên mặt đất quê hương, để từ đấy viết nên lời ngợi ca hồn hậu rất hiện thực mà cũng tràn đầy nhân tính.. (qua lần thay lời cho người phi công đang lái con tàu trong một một phi vụ tác chiến..) để nói về nỗi thương nhớ đối với một người yêu khi con tàu lao vào giữa vùng mây bảo. “Khi nắng chiều buông, không gian chợt tối.. Xóa nhòa vùng tuyết trắng mênh mông…” - Mà thật sự cũng là một bẫy chết có thể xẩy ra bất cứ lúc nào - Bởi đạn phòng không của bộ đội cộng sản (những đơn vị nặng chính quy Miền Bắc) rất dễ dàng bắn hạ chiếc phi cơ quan sát mỏng manh mà người bạn phi công đã bất chấp luật lệ an phi chấp thuận cho Nhật Trường tháp tùng
Chúng ta cũng cảm nhận được “sức mạnh nhân bản” của ca khúc (dẫu chẵng phải là một tuyệt tác hàng đầu nghệ thuật), nhưng đã tồn tại trên bốn-mươi năm, và chắc chắn ngôn ngữ, thanh âm, thuần hậu của Trần Thiện Thanh… “Mây dâng thật thấp, mây vương lụa trắng… mây pha mầu nắng…” sẽ tiếp tục tồn tại như khối tuyết vân tinh khiết, vĩnh cữu có khả năng xóa mờ những “chân mây đỏ máu in hình nòng súng cao xạ vươn lên trên trời cao!!”.. Loại hình tượng tràn đầy “ác tính” trong những bài hát của những người cầm quyền cộng sản ở Hà Nội luôn “giáo dục và huấn luyện” những người gọi là “nghệ sĩ nhân dân” phải cố công viết nên thành.
Theo nhận định của Việt Dzũng, trong những ca khúc phổ thơ của những tác giả Nhất Tuấn, Kim Tuấn, Du Tử Lê.. nơi Miền Nam, thì nhạc phẩm của Trần Thiện Thanh phổ thơ của thi sĩ Tô Thùy Yên từ bài thơ bi thiết sâu lắng Chiều Trên Phá Tam Giang là một trong những ca khúc phổ thơ có giá trị nhất. Đặc biệt với kỹ thuật song tấu ở phần nhạc mở đầu bài hát. “Nhớ ôi là nhớ... ôi là nhớ đến bất tận...”. Nhưng bài hát không chỉ có giá trị là thế, nó còn mở ra cho người nghe những ấn tượng, biểu hiện mà Phá Tam Giang đã tạo dựng nên trong lịch sử, văn học.. Và hơn thế nữa, bài hát nhắc nhở cho chúng ta, khán giả hôm nay nơi hải ngoại về một ngày trọng đại của quê hương.. Mùa Hè 1972 thế trận giữ nước Miền Nam bước vào một giai đoạn quyết định với những chiến thắng lẫm liệt khắp ba vùng: Kontum được giữ vững; An Lộc được giải tỏa, và nơi vùng Hỏa Tuyến, Chiến Dịch Lôi Phong đang khai diễn với hai mũi tiến công thần tốc cùng tiến về thị Xã Quảng Trị do hai đại đơn vị kiệt liệt nhất của quân lực cộng hòa đảm nhiệm: Sư Đoàn Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến. Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị tổ chức những cuộc “Đi và Sống với Chiến Trường”có sự tham dự của những văn nghệ sĩ tên tuổi của Sài Gòn.. Một buổi chiều Tháng 6, 1972 một chiếc trực thăng xuất phát từ Đà Nẵng bay lên căn cứ Hương Điền của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến sau đó theo Phá Tam Giang bay dọc ra hướng Bắc hướng Cổ Thành Quảng Trị. Một trong ba hành khách trên trực thăng – Tô Thùy Yên sau khi về lại Sài Gòn đã viết nên những lời thơ tinh tế cô sắc.. Chiếc trực thăng bay là trên mặt nước. Như cơn mộng nhanh. Phá Tam Giang, phá Tam Giang, Bờ bãi hỗn mang, dòng bát ngát.. Ngó xuống cảm thương người lỡ bước, Trời nước mông mênh, thân nhỏ nhoi.. Nhìn xuống cảnh vật tàn tạ. Nhìn thấy con người tan tác.. Người thi sĩ thấm hiểu ra cốt lõi bi thảm phi lý của chiến tranh: Ví dầu người bắn rụng ta.. Như tiếng thét. Xé hư không bặt im.. Chuyện cũng thành vô ích. Ví dầu ngươi gục. Vì bom đạn bất dung.. Nào có chi đáng kể! Chuyển qua Phần thứ Hai, bài thơ mô tả nỗi buồn thảm của phận người, và sự bất lực của tình yêu dẫu là mối tình thắm thiết chân thật.. Và Trần Thiện Thanh đã gắn thêm âm sắc kỳ ảo của cấu nhạc vào nỗi buồn bã của Chiều Trên Phá Tam Giang... “Anh chợt nhớ em.. Nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ… Giờ nầy thành phố chợt bùng lên. Em giòng lệ vẫn rát chảy tuôn. Nghĩ đến một điều anh không rõ.. Nghĩ đến một điều em sợ không dám nghĩ.. Hãy nghĩ tới anh.. Hãy nghĩ tới anh. Đến một người đi giữa chiến tranh…”. Quả thật, từ tình yêu “mộng mơ” trong Tình Thư Của Lính đầu thập niên 60 đến tình yêu của người lính đang đối mặt với cái chết giữa chiều nắng vàng hoang sơ trên Phá Tam Giang ngày Hè 1972 đã có một bước rất lớn – Bước của tận Khổ Đau. Cũng là bước của thật Yêu Thương. Nhật Trường hiện thực bước nhảy vọt kỳ diệu nầy trong âm nhạc thắm thiết Trần Thiện Thanh.
Cũng vào thời điểm Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù đã đánh một trận khốc liệt, cũng lẫy lừng nhất trong quân sử VNCH, tuy nhiên đơn vị thiện chiến mệnh danh là Song Kiếm Trấn Ải này đã bị thương vong hơn bốn trăm chiến binh, cùng để lại nơi đồi Charlie xác thân người anh cả của tiểu đoàn: Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo.
Nhân lần gặp gở với cá nhân tôi, Phan Nhật Nam (người viết bút ký Mùa Hè Đỏ Lửa) vào một buổi cuối năm 1972 tại Sài Gòn. Trần Thiện Thanh có nhận xét: “Ông (PNN) viết đọc nghe ghê quá - Đoạn viết trên “Đại Lộ Kinh Hoàng” ở Quảng Trị.. Viết về tiếng lửa lép bép thịt da người nung chín!!”. Tôi thành thật trả lời: “Sợ viết như thế cũng chưa đủ. Còn nhiều điều ghê gớm, đau thương hơn nữa..” Khi trở lại quán nhạc Tiếng Hát Đôi Mươi (góc đường Lê Lợi-Công Lý), Trần Thiện Thanh ngõ ý muốn viết một ca khúc căn cứ trên những nội dung Mùa Hè Đỏ Lửa. Tôi ngần ngại.. “Sách tôi viết theo lối phóng sự chứ đâu phải thơ để phổ nhạc.. Lại toàn chuyện súng đạn, chết chóc.. Tuy nhiên nếu muốn thì ông lấy thử đoạn nói về Anh Bảo, chương “Người Ở Lại Charlie”. Và ca khúc đã thành hình với tiếng lời vang dội núi sông, thăm thẳm trong lòng người hơn ba-mươi năm qua, hiện vẫn còn tác động mạnh mẽ người nghe (trong cũng như ngoài nước).
Bi kịch không riêng đối với những người lính Tiểu Đoàn 11 Dù, qua lần đi khuất của Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo – Nhưng cũng là bi kịch của mỗi thân phận Người Miền Nam hiện thực qua hy sinh xả kỷ của Người Lính, sự chịu đựng âm thầm của Người Vợ-Đứa Con Người Lính. Và hôm nay ba-mươi-bẩy năm sau ngày mất quê hương, Nỗi Đau kia hằng mới vì Nỗi Đau Luôn Là Nỗi Đau Chung, cùng với những dấu tích kỳ diệu miên viễn của Tình Yêu trong đời sống trần thế giới hạn của nhân sinh.
Chúng tôi xin dùng lời nhận xét của chính mình, cá nhân Phan Nhật Nam, người khách đã đến theo lời mời của ban tổ chức chương trình để kết luận mà không sợ mang tiếng đã nhận định quá độ về Người và Việc đối với một buổi sinh hoạt ca nhạc: “..Nếu không có Nhật Trường-Trần Thiện Thanh thì ai trong chúng ta biết đến một người gục chết nơi Rừng Lá Thấp ở chân Cầu Bình Lợi vào ngày đầu xuân năm 1968 tên gọi Đại Úy Vũ Mạnh Hùng thuộc Tiểu Đoàn 3 Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến?! Nhưng dẫu sao người chết trẻ ấy còn cho rõ một tính danh, một cấp bậc, về một đơn vị, nơi một địa điểm không xa đường phố trung tâm Sài Gòn.. Vào cùng lúc suốt cuộc chiến dằng dặt mười–lăm năm, hằng này, hằng giờ tại mỗi hẻm núi, sâu rừng thẳm, trên mỗi thước bùn lầy, kinh rạch nơi Miền Nam, hằng trăm, hằng ngàn con người – Những người còn rất trẻ ngã xuống không tiếng lời trăn trối, không hồi kèn truy điệu, tiễn biệt với lượng máu tự thân thấm xuống mạch đất quê hương nhỏ giọt, im lìm.. Không có Nhật Trường. Không có Trần Thiện Thanh nào ai biết Charlie, Delta.. là ở những nơi nào.. Vì thật sự đấy chỉ là những cứ điểm quân sự nhỏ nhoi, vô danh tính bên sông Pô Kơ, cạnh Đường 14, lối lên Dakto, Daksut xa xôi. Nhật Trường - Trần Thiện Thanh đã đưa những nơi chốn heo hút, nguy biến kia vào trí nhớ người Miền Nam luôn nhớ nước, cũng đồng thời nhắc nhở cho mỗi chúng ta biết rằng, khi đang sống yên lành ở Sài Gòn, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ là lúc được bảo vệ bởi muôn vạn người lính vô danh – Những Người Quyết Tử cho Tổ Quốc Quyết Sinh – Hành vi hiến tế cao cả không hề tuyên công mãi sau 30 tháng Tư, 1975, người Miền Nam (của tất cả Việt Nam) khi bước chân xuống thuyền vượt biên mới nhận ra: Họ đã không còn Người Lính Bảo Vệ – Bởi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị bức tử cùng lần sụp vỡ Miền Nam.
Và cuối cùng, khi lao mình vào sóng lớn biển khơi với con tàu mỏng manh nhỏ bé, tất cả những người vượt biển, hoặc xuyên rừng rậm vượt biên trong suốt một thập niên 70-80 chắc hẳn không vì những nguồn lợi vật chất nơi nước Mỹ, Canada, Australia thúc dục.. Khối người cao thượng đó – Chính là mỗi chúng ta đã hiện thực một chọn lựa linh thiêng không hề nói ra lời – Hoặc Chết hoặc được sống Tự Do. Tương tự như thế, sự có mặt của mỗi khán giả hôm nay trong buổi sinh hoạt mang chủ đề Anh Không Chết Đâu Anh bao gồm một giá trị thầm kín vĩnh cửu – Mỗi Người Việt thật mang sẵn một sứ mạng cao quý: Họ chính là nhân tố, là nguồn sức mạnh thực hiện cuộc chiến đấu cho Tự Do – Một cuộc chiến chưa hề kết thúc. Không bao giờ chấm dứt. Cao hơn cái chết. Vượt quá cái chết.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Nhật Trường Trần Thiện Thanh - Thanh Âm bất diệt, vượt quá Sự Chết..
Nhật Trường Trần Thiện Thanh là người nghệ sĩ sống nổi trôi theo cùng với vận nước và cuộc chiến đấu bi tráng của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa trong suốt cuộc chiến 1960-1975 nơi Miền Nam. Thế nên, dẫu thuộc về thế hệ trẻ tuổi lớn lên sau 1975, không kinh nghiệm, liên hệ với cuộc chiến vừa qua. Theo diễn tiến thứ tự thời gian, qua các nhạc phẩm thì chúng ta gần như có đủ một bức tranh tổng thể cho cả miền Nam, lịch sử chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ 1954 đến ngày tàn cuộc 30 tháng 4 năm 1975.
Nhật Trường –Trần Thiện Thanh đã viết về người lính với những dòng nhạc ngợi ca, lời thơ trữ tình, biểu hiện những ước mơ nhân bản. Những nhóm từ ngữ: “Anh không chết đâu anh.. Nhớ anh trời làm giông bão.. Người yêu của lính.. Từ khi anh thôi học, từ khi anh khoác áo trellis..” đã trở thành ngôn ngữ quen thuộc của người Miền Nam trong đối thoại, tiếp xúc khi nói về những sinh hoạt, cảnh sống thực tế. Phá Tam Giang vùng Quảng Trị-Thừa Thiên được biết ra, nói tới nhiều hơn không phải chỉ qua những lời thơ (đã trở thành quen thuộc như ca dao)… “Yêu em anh cũng muốn vô. Sợ truông nhà Hồ. Sợ Phá Tam Giang..” nhưng đã được hiện đại hóa, thông tục hóa bởi Chiều Trên Phá Tam Giang - Nhạc phẩm Trần Thiện Thanh phổ thơ Tô Thùy Yên trải dài khắp Miền Nam qua tiếng hát Nhật Trường. Và lẽ tất nhiên, những giòng nhạc này đã bị cắt đứt bởi những người đã đoạt chiếm miền Nam. Nhưng nay, ba-mươi-bẩy năm hơn sau ngày 30 tháng Tư, 1975 cuộc tập họp đông đảo của hàng ngàn khán thính giả là một thực chứng: Người Nghệ Sĩ luôn sống mải trong chúng ta. Nhật Trường Trần Thiện Thanh quả thật đã… “Không Chết Đâu Anh” như dòng nhạc bất tận về “Người Anh Hùng Mũ Đỏ tên Đương” mà anh đã một lần tha thiết dựng nên.
Nhật Trường-Trần Thiện Thanh đã xây dựng những ca khúc, hát nên tiếng lời ca ngợi Người Lính với một tấm lòng – Tấm Lòng của Bằng Hữu. Bởi Tình Chiến Hữu. Điều đáng nói trước tiên là anh đã thực hiện công việc cao quý kia không phải do yêu cầu từ những cơ quan tâm lý chiến trong hay ngoài quân đội, do một nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền, nhưng bởi thôi thúc của Bổn Phận - Bổn Phận được xác định như một Nhiệm Vụ Tự Nguyện – Nhiệm vụ của một Người Lính đối với Chiến Hữu còn sống hay đã chết. Và qua nhiệm vụ tự nguyện nầy, bằng tài năng kỹ thuật điêu luyện, cao độ (thật ra chỉ là mặt hiện thực từ, của “ý thức tình nguyện tận hiến” làm nền tảng), Trần Thiện Thanh đã viết nên, kể lại câu chuyện vô vàn về đời sống, lần yêu mến thiết tha, khi chia ly cuộc tình, buổi gục chết bi thảm.. của những đơn vị con người trong muôn một nơi Miền Nam – Những nhân vật ở đời sống bình thường (của mỗi chúng ta) nhưng đã phải kinh qua những tình huống, điều kiện sống vô vàn nguy biến suốt một cuộc chiến cực độ khắc nghiệt - Người Lính Miền Nam – Nhân vật hằng bị xuyên tạc, mạ lỵ bởi một kẻ thù thâm độc, cũng như từ tập đoàn “người bạn đồng minh” quá đỗi thực tế đến độ nhẫn tâm.
Chúng ta có thể kết luận mà không sợ sai lầm, nếu không có con đê vững chắc bảo vệ dậy nên từ giòng nhạc, tiếng hát của những Chiến Sĩ Văn Hóa-Văn Nghệ nhiệt tâm như Nhật Trường-Trần Thiện Thanh thì ắt hẳn ngày nay chúng ta (cùng những thế hệ Người Việt trẻ tuổi ở hải ngoại cũng như trong nước) đã là những đối tượng bị tác động một cách dễ dàng thuần thục do chính sách vận động, tuyên truyền phát xuất từ nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội.
Nhật Trường Trần Thiện Thanh đã sống đủ cơn cào xé đau thương chung của Miền Nam ngay từ ngày 30 tháng 4, 1975, và cùng cả nước sau ngày uất hận kia với tâm chất trung hậu mẫn cảm của người Người Nghệ Sĩ – Lần lăng nhục dài lâu chỉ chấm dứt vào năm 1993 – Khi anh ra khỏi nước trở lại cùng chúng ta và thế giới âm nhạc đã bị người Cộng Sản thô bạo đóng chặt từ 1975 ở Việt Nam.
Đồi 31 ở mặt trận Hạ Lào, tháng Hai, 1975.. Đại quân Miền Nam gồm: Sư Đoàn Nhẩy Dù, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Sư Đoàn I Bộ Binh, Lữ Đoàn I Thiết Kỵ, và Liên Đoàn I Biệt Động Quân cùng vượt biên giới Lào-Việt tiến đánh vùng hậu cần Tchépone của cộng sản Bắc Việt trên đất Lào. Lữ Đoàn 3 Dù gồm các Tiểu Đoàn 2, 3, và 8 giữ mặt Bắc của trục tiến quân. Vị trí Đồi 31 của Tiểu Đoàn 3 Dù được Pháo Đội B3 Pháo Binh Dù do Đại Úy Nguyễn Văn Đương chỉ huy yểm trợ. Vòng đai cực Bắc của Biệt Động Quân bị tấn công trước; tiếp vị trí Đồi 30 của Tiểu Đoàn 2 Dù bị công phá.. Cuối cùng, chỉ còn lại Căn Cứ Đồi 31 giữa vòng vây của một sư đoàn Bắc Việt (tỷ lệ 1 chống 15). Ngày 25/2, Đồi 31 bị tràn ngập, Đại Tá Nguyễn Văn Thọ và toàn ban tham mưu lữ đoàn đồng bị bắt, căn cứ chỉ còn khẩu pháo cuối cùng, Đại Úy Đương hạ ngang nòng bắn thẳng vào toán quân cộng sản theo xe tăng T54 ào lên đồi chiếm mục tiêu, và ông gục ngã với khẩu pháo cuối cùng bị phá hủy. Trần Thiện Thanh dựng nên chân dung bi tráng hùng vĩ của Người Lính... “Anh không chết đâu anh.. Tôi vẫn thấy đêm đêm một bóng dù sáng trên đồi máu. Nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đến mau. Và tiếng súng.. Tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi mau.. Đi mau!! Anh không chết đâu em.. Anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua.. Trong những tiếng reo hò kia kia.. Lẻ loi tiếng súng anh nhiệm mầu.. Ôi tiếng súng sau cùng đó.. Anh còn nghe tầm đạn đi không anh...” .
Ngôn ngữ, cấu nhạc bi hùng của khúc hát đã thăng hoa về lần quyết tử lẫm liệt của Đại Úy Nguyễn Văn Đương, và những chiến binh, pháo thủ của Lữ Đoàn 3, Tiểu Đoàn 3 Dù, pháo đội B3 nơi Đồi 31; cũng như toàn thể những người lính của các đơn vị, Bộ Binh, Biệt Động Quân, TQLC, Thiết Giáp, Pháo Binh đã gục ngã nơi chiến điạ Hạ Lào... Không có tinh thần hiệp sĩ hiến thân của Người Lính không thể viết nên tiếng lời cực độ cảm khích nầy. Không có tấm lòng từ nhân xót đau của Người Nghệ Sĩ không thể cấu tạo nên giòng nhạc bi tráng thắm thiết như trên…
Quê hương nồng nàn âm sóng biển, mùi muối mặn ấy đã nuôi lớn, phát triển nên tâm chất sung mãn, nhân ái của người nghệ sĩ, nên sau nầy dẫu khi xa khuất, trên đường hành quân, nơi những vùng đất khổ quê hương.. Giọt mồ hôi khô trên môi vẫn âm vang mùi muối thơ ấu ngày xưa, và trước mắt thoáng hiện vô hồi.. “Vùng hoang vu bóng dừa bờ cát dài. Gió lên từng chiều vàng.. “ Người nghệ sĩ đã mang quê hương theo cuộc lữ của mình…
Khoảng giữa thập niên 1960, Nhật Trường-Trần Thiện Thanh từ giã học đường để trở thành người lính, rồi cũng từ đó Nhạc Lính của ông ra đời. Với những bài ca gần gũi, phản ảnh tâm trạng của người trẻ tuổi vừa xa cuộc sống bình yên, nhưng vẫn còn nguyên tính thơ mộng nhân bản của tuổi mới lớn.. Nhưng những người lính trẻ đầy tính thơ mộng trong Tình Thư Của Lính dần tiếp cận chiến tranh... và họ chạm dần đến biên giới cuối cùng của Sự Chết vào một thời điểm không thể nào quên. Chiến trận Mậu Thân, Tết 1968 đỗ xuống toàn Miền Nam với những cái chết được xem như tai ương không bề tránh thoát.. Từ lần chết bi thảm oan khốc của ngàn người dân vô tội bị chôn sống nơi Trường Gia Hội, Bãi Dâu, Khe Đá Mài, Núi Ngũ Tây ở Huế.. đến cái chết bất ngờ giữa đêm Giao Thừa khi đang thắp hương, cúi lạy trước bàn thờ nơi Hàng Xanh, trong Chợ Lớn, ở Xóm Mới, Gò Vấp.. Thế nên, đến khi bài hát Rừng Lá Thấp của Trần Thiện Thanh vang lên, người dân thấm hiểu nên điều cao quý: Hóa ra họ đã sống sót được từ máu xương Người Lính. Miền Nam đã tồn tại, vượt qua trận lửa là do lần hy sinh không hề được xưng tụng từ ngàn vạn người lính vô danh – Những Người Lính chết khắp nơi suốt Miền Nam, mà nay, vừa nằm xuống không đâu xa, nơi chân Cầu Bình Lợi, trong đám lá lục bình sùi sụt bùn hôi, ở cửa ngỏ Sài Gòn đường đi Thủ Đức, Lái Thiêu... “Sao không hát cho người đánh giặc trên cầu.. Khi bùn lầy còn pha sác áo xanh. Trong khói súng xây thành, mắt quầng thâm mất ngủ.. Sao không hát cho những bà mẹ từng đêm ngóng con xa.. Hay hát cho những người vừa gục xuống chiều qua”?
Trần Thiện Thanh không chỉ viết lời ai điếu bi tráng riêng cho Đại Úy Vũ Mạnh Hùng của Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến – Đơn vị đã chận địch tại Hàng Xanh, Cây Thị, Cầu Sơn, Cầu Bình Lợi qua Rừng Lá Thấp, mà sau đó đã dựng lại phút giây khốc liệt của Phước Thịnh, Đại Úy Trần Duy Phước, Tiểu Đoàn 9 Nhẩy Dù nơi chiến địa Tây Ninh trong Giấc Ngủ Trên Đồi Xanh. Anh cũng đã cùng Đại Úy Phi Công Trần Thế Vinh bay lên cao vào nơi bất tận trong Bay Lên Cao Đi Anh.. qua cái chết bão lửa khi con tàu lao xuống bắn cháy chiếc xe tăng cộng sản thứ 21 nơi chiến trường Trị-Thiên tháng Tư, 1972. Trần Thiện Thanh cũng sống đủ với người chết xác liệm ba lần, Đại Úy Thiết Giáp Nguyễn Ngọc Bích nơi chiến trường La Vang, Quảng Trị trong nhưng ngày Hè đỏ lửa quê hương.. Những người tuổi trẻ không trở lại với cuộc đời sau lần đi khuất lẫm liệt.
Trên Đỉnh Mùa Đông là một ca khúc hợp soạn giữa Trần Thiện Thanh cùng người em ruột của ông, Thiếu Úy Trần Thiện Thanh Toàn, một sĩ quan trong QLVNCH, mà tựa đề đã được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh xử dụng trong vở nhạc kịch cùng tên. Tác phẩm nầy đã làm tuôn chảy bao nước mắt cảm xúc từ khối đông khán giả mà vai nữ chính trong vở nhạc truyện Trên Đỉnh Mùa Đông luôn được giao cho nữ ca sĩ kiêm tài tử điện ảnh Thanh Lan được đánh giá là nghệ sĩ diễn xuất sống động thích đáng nhất bên cạnh Nhật Trường – Do từ mối đồng cảm thâm sâu giữa nghệ sĩ trình diễn và nghệ sĩ sáng tác – Giải thích hiện tượng nầy không khó đối với trường hợp của Nhật Trường-Trần Thiện Thanh, bởi như chúng ta hằng nhận ra: Chỉ do từ Phẩm Chất Nghệ Sĩ – Những Nghệ Sĩ Thật Sự tài năng luôn tạo nên mối đồng cảm chân tình giữa họ và khối đông gồm: Những người trình diễn - Những khán thính giả.
Nam Lộc kể tiếp câu chuyện bi thảm có thật (như muôn vàn câu chuyện tan vỡ, chia ly, tử biệt trong chiến tranh, nơi Miền Nam): Thiếu Úy Phạm Thái gặp gỡ Mộng Thường trên chuyến bay Air VN sau khi mãn khóa sĩ quan Đà Lạt về Sàigòn trình diện Bộ Chỉ Huy BĐQ, trước khi lên đường tác chiến. Tình yêu nảy nở dần theo thời gian giữa hai người tuổi trẻ.. Liên Đoàn BĐQ của Phạm Thái trách nhiệm gánh nặng chiến đấu tại mặt trận An Lộc ngay từ giờ mở đầu chiến trận, những ngày tháng 4 năm 1972. Phạm Thái bị thương và ghi nhận là mất tích. Tin người yêu tử trận về đến Sài Gòn khiến Mộng Thường bàng hoàng đau đớn tột độ. Nhưng bỗng có một ngày Phạm Thái lại rạng rỡ trở về tìm đến với người yêu trong hình hài toàn vẹn. Anh đã được một Bà Xơ cứu thoát và dấu trong nhà thờ cho đến khi bình phục. Phạm Thái trở lại An Lộc, được vinh thăng Trung Úy, anh viết thư báo tin người yêu, Mộng Thường đi xe đò lên dự buổi lễ gắn lon, nhưng định mệnh nghiệt ngã, chiếc xe đò trúng mìn cộng sản tan nát thành mảnh vụn. Mộng Thường vĩnh viễn ra đi về thế giới bên kia, bỏ lại nỗi đau đớn tận cùng của người yêu, chàng sĩ quan trẻ mang tên Phạm Thái. Nhạc phẩm Tình Thiên Thu, Nguyễn Thị Mộng Thường được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết nên để tiếc thương hình bóng Mộng Thường cùng mối tình đã chết theo cuộc ly biệt đau thương trong thời chiến.
So sánh với những người viết nhạc cùng thời về Chủ Đề Lính, thì có lẽ ít ai để ý đến nhiều khía cạnh trong cuộc đời và thân phận người lính bằng Trần Thiện Thanh, và đó cũng là lý do để những bài nhạc của anh đã làm cho cả một hậu phương đang thờ ơ bỗng trở nên biết yêu thương, kính phục người lính; thúc dục người lính hãnh diện hơn đối với cuộc sống quân ngũ của bản thân và đồng đội. Anh được mệnh danh là "Nhạc Sĩ của Lính" bởi ảnh hình người mặc quân phục, nét sắc, sinh hoạt của người lính tràn ngập hầu như toàn diện trên các nhạc phẩm.. Trần Thiện Thanh viết về đủ các quân binh chủng.. Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Không Quân, Hải Quân.. Mỗi bài đều mang những nét đặc sắc của những người lính trong đơn vị binh chủng ấy, như bài Hoa Biển, đã trở thành bài hát thuộc lòng của những người thủy thủ.. Hai bài hát viết vào thời Tết Mậu Thân 1968 là bài Bà Tư Bán Hàng chuyện của một bà mẹ tự hào có những người con đi lính trận, và một bài khác là bài Chị Ba Hàng Xanh, chuyện một người đàn bà bình thường nhưng đã dũng cảm cầm dao chống lại những kẻ có vũ khí khi toán bộ đội cộng sản tràn vào khu xóm trong giờ phút Giao Thừa thiêng liêng cổ tuyền dân tộc. Hình như ít ai biết được Trần Thiện Thanh là tác giả bản Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hành Khúc – Khúc quân hành nung lòng chiến đấu của đội ngũ chiến binh kiệt liệt của Quân Lực Miền Nam – Đơn vị bộ binh chận giặc nơi vùng địa đầu đất nước qua lằn ranh Khu Phi Quân Sự nam Sông Bến Hải.
Mùa hè 1966, rừng núi Tây Nguyên, thủ phủ Pleiku bày tràn cảnh tượng chiến tranh.. Đại pháo ngày đêm ầm vang xé núi, dội rung thành phố, và khoảng không gian luôn bị chia cắt bởi những đoàn phi cơ với đôi cánh sắt màu xám bạc vùn vụt xé ngang bầu trời, để lại những âm động rì rầm đe dọa... Thị xã Pleiku trở nên là một ”Thành Phố Lính” điển hình với những người lính đội nón sắt, lưng đeo giây đạn mệt nhọc di chuyển khắp nơi; xe nhà binh, chiến xa chạy ngang dọc bốc bụi mù đỏ chạch, hay kéo lầy bùn ố bẩn vào con đường phố chính.. Trong khung cảnh chiến tranh đè nặng xuống vùng thủ phủ Tây Nguyên, Trần Thiện Thanh đã mô tả, sống cùng chiến tranh – người lính qua nhãn giới rộn rã của tình yêu bất diệt luôn hiện diện với con người.. Điển hình thời điểm sáng tác nầy, 1965-1966 chúng ta có thể kể ra ca khúc Tuyết Trắng để làm dấu mốc khởi sự.
Nếu ngày trước, qua Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn được diễn ngâm bởi Đoàn Thị Điểm, chúng ta có hình tượng người đi chinh chiến: Áo chàng đỏ tựa ráng pha. Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. Chàng từ đi vào nơi gió cát. Đêm trăng nầy nghỉ mắt phương nao.. Thì nay, qua Tuyết Trắng, Trần Thiện Thanh đã mô tả nên một hoạt cảnh hào hùng nhưng không kém phần lãng mạng, thơ mộng của Việt Nam thời binh loạn. “Phi đạo chạy dài anh cất cánh bay lên.. Ngã nghiêng cánh bay, con tàu khép lại một vùng tuyết trắng ngần…”. Từ trên cao, giữa tầng mây lớp lớp, Người Nghệ Sĩ hiện sống giữa bầu trời, trên mặt đất quê hương, để từ đấy viết nên lời ngợi ca hồn hậu rất hiện thực mà cũng tràn đầy nhân tính.. (qua lần thay lời cho người phi công đang lái con tàu trong một một phi vụ tác chiến..) để nói về nỗi thương nhớ đối với một người yêu khi con tàu lao vào giữa vùng mây bảo. “Khi nắng chiều buông, không gian chợt tối.. Xóa nhòa vùng tuyết trắng mênh mông…” - Mà thật sự cũng là một bẫy chết có thể xẩy ra bất cứ lúc nào - Bởi đạn phòng không của bộ đội cộng sản (những đơn vị nặng chính quy Miền Bắc) rất dễ dàng bắn hạ chiếc phi cơ quan sát mỏng manh mà người bạn phi công đã bất chấp luật lệ an phi chấp thuận cho Nhật Trường tháp tùng
Chúng ta cũng cảm nhận được “sức mạnh nhân bản” của ca khúc (dẫu chẵng phải là một tuyệt tác hàng đầu nghệ thuật), nhưng đã tồn tại trên bốn-mươi năm, và chắc chắn ngôn ngữ, thanh âm, thuần hậu của Trần Thiện Thanh… “Mây dâng thật thấp, mây vương lụa trắng… mây pha mầu nắng…” sẽ tiếp tục tồn tại như khối tuyết vân tinh khiết, vĩnh cữu có khả năng xóa mờ những “chân mây đỏ máu in hình nòng súng cao xạ vươn lên trên trời cao!!”.. Loại hình tượng tràn đầy “ác tính” trong những bài hát của những người cầm quyền cộng sản ở Hà Nội luôn “giáo dục và huấn luyện” những người gọi là “nghệ sĩ nhân dân” phải cố công viết nên thành.
Theo nhận định của Việt Dzũng, trong những ca khúc phổ thơ của những tác giả Nhất Tuấn, Kim Tuấn, Du Tử Lê.. nơi Miền Nam, thì nhạc phẩm của Trần Thiện Thanh phổ thơ của thi sĩ Tô Thùy Yên từ bài thơ bi thiết sâu lắng Chiều Trên Phá Tam Giang là một trong những ca khúc phổ thơ có giá trị nhất. Đặc biệt với kỹ thuật song tấu ở phần nhạc mở đầu bài hát. “Nhớ ôi là nhớ... ôi là nhớ đến bất tận...”. Nhưng bài hát không chỉ có giá trị là thế, nó còn mở ra cho người nghe những ấn tượng, biểu hiện mà Phá Tam Giang đã tạo dựng nên trong lịch sử, văn học.. Và hơn thế nữa, bài hát nhắc nhở cho chúng ta, khán giả hôm nay nơi hải ngoại về một ngày trọng đại của quê hương.. Mùa Hè 1972 thế trận giữ nước Miền Nam bước vào một giai đoạn quyết định với những chiến thắng lẫm liệt khắp ba vùng: Kontum được giữ vững; An Lộc được giải tỏa, và nơi vùng Hỏa Tuyến, Chiến Dịch Lôi Phong đang khai diễn với hai mũi tiến công thần tốc cùng tiến về thị Xã Quảng Trị do hai đại đơn vị kiệt liệt nhất của quân lực cộng hòa đảm nhiệm: Sư Đoàn Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến. Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị tổ chức những cuộc “Đi và Sống với Chiến Trường”có sự tham dự của những văn nghệ sĩ tên tuổi của Sài Gòn.. Một buổi chiều Tháng 6, 1972 một chiếc trực thăng xuất phát từ Đà Nẵng bay lên căn cứ Hương Điền của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến sau đó theo Phá Tam Giang bay dọc ra hướng Bắc hướng Cổ Thành Quảng Trị. Một trong ba hành khách trên trực thăng – Tô Thùy Yên sau khi về lại Sài Gòn đã viết nên những lời thơ tinh tế cô sắc.. Chiếc trực thăng bay là trên mặt nước. Như cơn mộng nhanh. Phá Tam Giang, phá Tam Giang, Bờ bãi hỗn mang, dòng bát ngát.. Ngó xuống cảm thương người lỡ bước, Trời nước mông mênh, thân nhỏ nhoi.. Nhìn xuống cảnh vật tàn tạ. Nhìn thấy con người tan tác.. Người thi sĩ thấm hiểu ra cốt lõi bi thảm phi lý của chiến tranh: Ví dầu người bắn rụng ta.. Như tiếng thét. Xé hư không bặt im.. Chuyện cũng thành vô ích. Ví dầu ngươi gục. Vì bom đạn bất dung.. Nào có chi đáng kể! Chuyển qua Phần thứ Hai, bài thơ mô tả nỗi buồn thảm của phận người, và sự bất lực của tình yêu dẫu là mối tình thắm thiết chân thật.. Và Trần Thiện Thanh đã gắn thêm âm sắc kỳ ảo của cấu nhạc vào nỗi buồn bã của Chiều Trên Phá Tam Giang... “Anh chợt nhớ em.. Nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ… Giờ nầy thành phố chợt bùng lên. Em giòng lệ vẫn rát chảy tuôn. Nghĩ đến một điều anh không rõ.. Nghĩ đến một điều em sợ không dám nghĩ.. Hãy nghĩ tới anh.. Hãy nghĩ tới anh. Đến một người đi giữa chiến tranh…”. Quả thật, từ tình yêu “mộng mơ” trong Tình Thư Của Lính đầu thập niên 60 đến tình yêu của người lính đang đối mặt với cái chết giữa chiều nắng vàng hoang sơ trên Phá Tam Giang ngày Hè 1972 đã có một bước rất lớn – Bước của tận Khổ Đau. Cũng là bước của thật Yêu Thương. Nhật Trường hiện thực bước nhảy vọt kỳ diệu nầy trong âm nhạc thắm thiết Trần Thiện Thanh.
Cũng vào thời điểm Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù đã đánh một trận khốc liệt, cũng lẫy lừng nhất trong quân sử VNCH, tuy nhiên đơn vị thiện chiến mệnh danh là Song Kiếm Trấn Ải này đã bị thương vong hơn bốn trăm chiến binh, cùng để lại nơi đồi Charlie xác thân người anh cả của tiểu đoàn: Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo.
Nhân lần gặp gở với cá nhân tôi, Phan Nhật Nam (người viết bút ký Mùa Hè Đỏ Lửa) vào một buổi cuối năm 1972 tại Sài Gòn. Trần Thiện Thanh có nhận xét: “Ông (PNN) viết đọc nghe ghê quá - Đoạn viết trên “Đại Lộ Kinh Hoàng” ở Quảng Trị.. Viết về tiếng lửa lép bép thịt da người nung chín!!”. Tôi thành thật trả lời: “Sợ viết như thế cũng chưa đủ. Còn nhiều điều ghê gớm, đau thương hơn nữa..” Khi trở lại quán nhạc Tiếng Hát Đôi Mươi (góc đường Lê Lợi-Công Lý), Trần Thiện Thanh ngõ ý muốn viết một ca khúc căn cứ trên những nội dung Mùa Hè Đỏ Lửa. Tôi ngần ngại.. “Sách tôi viết theo lối phóng sự chứ đâu phải thơ để phổ nhạc.. Lại toàn chuyện súng đạn, chết chóc.. Tuy nhiên nếu muốn thì ông lấy thử đoạn nói về Anh Bảo, chương “Người Ở Lại Charlie”. Và ca khúc đã thành hình với tiếng lời vang dội núi sông, thăm thẳm trong lòng người hơn ba-mươi năm qua, hiện vẫn còn tác động mạnh mẽ người nghe (trong cũng như ngoài nước).
Bi kịch không riêng đối với những người lính Tiểu Đoàn 11 Dù, qua lần đi khuất của Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo – Nhưng cũng là bi kịch của mỗi thân phận Người Miền Nam hiện thực qua hy sinh xả kỷ của Người Lính, sự chịu đựng âm thầm của Người Vợ-Đứa Con Người Lính. Và hôm nay ba-mươi-bẩy năm sau ngày mất quê hương, Nỗi Đau kia hằng mới vì Nỗi Đau Luôn Là Nỗi Đau Chung, cùng với những dấu tích kỳ diệu miên viễn của Tình Yêu trong đời sống trần thế giới hạn của nhân sinh.
Chúng tôi xin dùng lời nhận xét của chính mình, cá nhân Phan Nhật Nam, người khách đã đến theo lời mời của ban tổ chức chương trình để kết luận mà không sợ mang tiếng đã nhận định quá độ về Người và Việc đối với một buổi sinh hoạt ca nhạc: “..Nếu không có Nhật Trường-Trần Thiện Thanh thì ai trong chúng ta biết đến một người gục chết nơi Rừng Lá Thấp ở chân Cầu Bình Lợi vào ngày đầu xuân năm 1968 tên gọi Đại Úy Vũ Mạnh Hùng thuộc Tiểu Đoàn 3 Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến?! Nhưng dẫu sao người chết trẻ ấy còn cho rõ một tính danh, một cấp bậc, về một đơn vị, nơi một địa điểm không xa đường phố trung tâm Sài Gòn.. Vào cùng lúc suốt cuộc chiến dằng dặt mười–lăm năm, hằng này, hằng giờ tại mỗi hẻm núi, sâu rừng thẳm, trên mỗi thước bùn lầy, kinh rạch nơi Miền Nam, hằng trăm, hằng ngàn con người – Những người còn rất trẻ ngã xuống không tiếng lời trăn trối, không hồi kèn truy điệu, tiễn biệt với lượng máu tự thân thấm xuống mạch đất quê hương nhỏ giọt, im lìm.. Không có Nhật Trường. Không có Trần Thiện Thanh nào ai biết Charlie, Delta.. là ở những nơi nào.. Vì thật sự đấy chỉ là những cứ điểm quân sự nhỏ nhoi, vô danh tính bên sông Pô Kơ, cạnh Đường 14, lối lên Dakto, Daksut xa xôi. Nhật Trường - Trần Thiện Thanh đã đưa những nơi chốn heo hút, nguy biến kia vào trí nhớ người Miền Nam luôn nhớ nước, cũng đồng thời nhắc nhở cho mỗi chúng ta biết rằng, khi đang sống yên lành ở Sài Gòn, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ là lúc được bảo vệ bởi muôn vạn người lính vô danh – Những Người Quyết Tử cho Tổ Quốc Quyết Sinh – Hành vi hiến tế cao cả không hề tuyên công mãi sau 30 tháng Tư, 1975, người Miền Nam (của tất cả Việt Nam) khi bước chân xuống thuyền vượt biên mới nhận ra: Họ đã không còn Người Lính Bảo Vệ – Bởi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị bức tử cùng lần sụp vỡ Miền Nam.
Và cuối cùng, khi lao mình vào sóng lớn biển khơi với con tàu mỏng manh nhỏ bé, tất cả những người vượt biển, hoặc xuyên rừng rậm vượt biên trong suốt một thập niên 70-80 chắc hẳn không vì những nguồn lợi vật chất nơi nước Mỹ, Canada, Australia thúc dục.. Khối người cao thượng đó – Chính là mỗi chúng ta đã hiện thực một chọn lựa linh thiêng không hề nói ra lời – Hoặc Chết hoặc được sống Tự Do. Tương tự như thế, sự có mặt của mỗi khán giả hôm nay trong buổi sinh hoạt mang chủ đề Anh Không Chết Đâu Anh bao gồm một giá trị thầm kín vĩnh cửu – Mỗi Người Việt thật mang sẵn một sứ mạng cao quý: Họ chính là nhân tố, là nguồn sức mạnh thực hiện cuộc chiến đấu cho Tự Do – Một cuộc chiến chưa hề kết thúc. Không bao giờ chấm dứt. Cao hơn cái chết. Vượt quá cái chết.