Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Nhất tướng công thành vạn cốt khô
Ngày xưa ấy. Cứ vào mỗi buổi trưa những ngày nghỉ, Bố tôi thường bắt tôi nhổ tóc sâu , khi thấy Ông bắt đầu ngáy, tôi cẩn thận cất những sợi tóc sâu vào cái hộp thiếc ( Để dành cho lần nhổ sau…) Rồi vù chạy ra “ Tiệm ông Ba”. Lúc nào không có khách, ông Ba luyện cho tôi đánh cớ. . .
Sau mấy tháng, thấy cách đánh cờ của tôi không mấy sắc nước. Ông phán: Những người đánh cờ dở, thường chỉ lăm lăm ăn, chứ không thích dùng mưu. Đó là tệ hại của bạo lực, một sự thoái hóa của tri thức. . ( Mãi sau này tôi mới hiểu câu ông dùng với tôi hôm ấy).
Vài tháng tiếp theo, lối đánh cờ của tôi vẫn thế, lúc nào cũng thích công chứ không chịu thủ, thích vác quân để chiếu tướng chứ không biết cái nguy diệt quốc đã sát đến bên thành. . . Ông lại bảo: Phàm quân dễ bị ăn nhất là con Tốt, con này vừa có số đông, lại chỉ là quân lót đường. ( Ông chép miệng) thời loạn ly này, ai chả phải ra chiến trường. Cậu có đi học tất sẽ phải đi làm quan , hãy nhớ lời tôi, đừng thí chốt. . .Tội nghiệp lắm !
B. Trước đây, mỗi lần viết truyện ngắn hay truyện ký, tôi thường nhắc đến ông Tướng Đỗ Cao Trí. Tôi luôn khâm phục ông Tướng này vì ông vốn có cái Đức ( Tôi viết hoa) của một người cầm quân.
Chuyện như sau:
Ở mặt trận Svayrieng, Tiểu đoàn tôi thuộc Chiến đoàn 333. 2 cánh kia, một của Biệt động quân và một của Sư đoàn 18. Cánh quân Chiến đoàn 333 bị địch chặn lại ở phía Đông thị trấn Bravet. Số tử thương của Tiểu đoàn tôi đã lên đến hàng chục. . .
Trời đã nhá nhem tối. Chiếc trực thăng chở Tướng Trí vừa đáp xuống phía sau của ngôi chùa dùng làm Bộ chỉ huy của Tiểu đoàn tôi. Thấy Đại tá Lều Thọ Cường Trung đoàn trưởng Trung đoàn 46, ông hỏi ngay:
- 2 ngày chạm địch, tổn thất của ông là bao nhiêu?
- Trình Trung tướng 36. Trong đó có 4 sĩ quan, ..
Ông Tướng bỗng vung cây can. Giọng tức giận
- Lần sau, ông chỉ cần trả lời tôi là tổn thất bao nhiêu thôi nhé! quan hay lính cũng thế mà thôi! ( Ngừng một chút, ông dịu giọng) Kế hoạch của Đại tá ngày mai làm sao? Thôi, khỏi cần nói, tôi thấy Đại tá đang dồn quân để ngày mai dứt điểm phải không? Đại tá chỉ cần trả lời tôi là: Sau khi ông chiếm được Svrayrieng này, ông sẽ tổn thất thêm bao nhiêu quân sô nữa. . ?
Đại tá Cường ú ớ. . .
Tướng Trí chỉ vào bản đồ:
- Đêm nay, có thằng Biệt Cách đến thế chỗ cho ông, ông cho chuyển các nỗ lực của ông đến bờ sông Onkslar, quân địch tất sẽ tháo chạy về phía ấy. . .
Ông Tướng nói xong quay ngoắt trở ra , ông không đi bằng lối vào mà đi thẳng đến những căn lều bạt dựng tạm của Trạm quân y. Ông từ tốn hỏi thăm từng binh sĩ một. Chợt ông hất hàm hỏi viên Y sĩ trưởng:
- Sao không chuyển ngay về Bệnh viện Tây Ninh. . .
- Thưa Trung tướng, máy bay hôm nay không có. . .
Ông Tướng di di cây can vào má. Ông ra lệnh:
- Thế này nhé, đưa tất cả anh em bị thương lên máy bay của tôi, đưa thẳng về Cộng Hòa. Cho máy bay về luôn căn cứ. . .
Máy bay riêng về luôn căn cứ, có nghĩa là ông Tướng ở lại, nơi tuyến đầu với chúng tôi , trực diện với địch có tầm ngắm bắn chưa đầy tầm bắn của súng AK…
Mặc dù đêm ấy, Chiến đoàn đã cho đưa đến một chiếc M77 ( Loai xe chỉ huy của Thiết vận xa) để ông Tướng ngủ, nhưng ông đã từ chối, ông lấy 1 cái poncho dựa lưng vào gốc cây thốt nốt ngồi hút thuốc.
Tôi nhớ đến ông Thày khai tâm cho tôi, ông Ba hớt tóc. . .
C. Đến lúc này, thời chinh chiến kia đã qua, Cuội tôi vẫn nhớ đến ông Tướng, một người có cuộc sống đời thường phóng khoáng nhưng lại là một ông Tướng tiết kiệm. Ông tiết kiệm máu xương của đồng đội dưới quyền. . .
Ông tổ của Cộng sản rao giảng cái học thuyết phi nhân: " Con người cũng là hàng hóa" , Nay thì đã ứng nghiệm rồi, hàng hóa " made in china" đang tự đào huyệt chôn mình, bởi chúng có lượng mà không có chất. Còn " hàng người " thì ngang hàng với " hàng súc vật" với các món ăn kinh dị phục vụ cho bọn tư sản đỏ, như cháo thai nhi, tiết canh trinh nữ, súp dương vật đồng tử...
Việt Cộng học theo binh pháp coi rẻ mạng người của Trung Cộng với chiến thuật " biển người " đã phô diễn cái bản chất vô nhân tính của chủ nghĩa Cộng sản nhưng, cho đến bây giờ, có lẽ, phần còn lại của Thế giới chưa biết nhiều về người Mỹ. Mỗi khi họ sắp sửa đưa thế lực nào đó vào tầm ngắm bắn, là lúc họ khoác nước đó ( nhất là về quân sự ) một " sức mạnh đáng sợ" với những thứ vũ khí kinh khủng, được trang bị cho một quân đội vô song, hãy nhìn lại Iraq trước khi Mỹ mở cuộc tấn công thì rõ...Trong khi ấy, Tầu Cộng và Việt Cộng thì lúc nào cũng một tấc tới trời...Mỗi lần đọc tin, thấy Trung Quốc dọa nơi này, đem tầu, đem quân đến nơi kia với những số lượng rất lớn. Người thức giả, chỉ nhếch mép cười...
Thế thì , vấn đề là: Ngày nay, câu nói giết người của anh Tầu cổ hủ: Nhất tướng công thành vạn cốt khô có còn đúng đắn không nhỉ?
Nhất tướng công thành vạn cốt khô
Ngày xưa ấy. Cứ vào mỗi buổi trưa những ngày nghỉ, Bố tôi thường bắt tôi nhổ tóc sâu , khi thấy Ông bắt đầu ngáy, tôi cẩn thận cất những sợi tóc sâu vào cái hộp thiếc ( Để dành cho lần nhổ sau…) Rồi vù chạy ra “ Tiệm ông Ba”. Lúc nào không có khách, ông Ba luyện cho tôi đánh cớ. . .
Sau mấy tháng, thấy cách đánh cờ của tôi không mấy sắc nước. Ông phán: Những người đánh cờ dở, thường chỉ lăm lăm ăn, chứ không thích dùng mưu. Đó là tệ hại của bạo lực, một sự thoái hóa của tri thức. . ( Mãi sau này tôi mới hiểu câu ông dùng với tôi hôm ấy).
Vài tháng tiếp theo, lối đánh cờ của tôi vẫn thế, lúc nào cũng thích công chứ không chịu thủ, thích vác quân để chiếu tướng chứ không biết cái nguy diệt quốc đã sát đến bên thành. . . Ông lại bảo: Phàm quân dễ bị ăn nhất là con Tốt, con này vừa có số đông, lại chỉ là quân lót đường. ( Ông chép miệng) thời loạn ly này, ai chả phải ra chiến trường. Cậu có đi học tất sẽ phải đi làm quan , hãy nhớ lời tôi, đừng thí chốt. . .Tội nghiệp lắm !
B. Trước đây, mỗi lần viết truyện ngắn hay truyện ký, tôi thường nhắc đến ông Tướng Đỗ Cao Trí. Tôi luôn khâm phục ông Tướng này vì ông vốn có cái Đức ( Tôi viết hoa) của một người cầm quân.
Chuyện như sau:
Ở mặt trận Svayrieng, Tiểu đoàn tôi thuộc Chiến đoàn 333. 2 cánh kia, một của Biệt động quân và một của Sư đoàn 18. Cánh quân Chiến đoàn 333 bị địch chặn lại ở phía Đông thị trấn Bravet. Số tử thương của Tiểu đoàn tôi đã lên đến hàng chục. . .
Trời đã nhá nhem tối. Chiếc trực thăng chở Tướng Trí vừa đáp xuống phía sau của ngôi chùa dùng làm Bộ chỉ huy của Tiểu đoàn tôi. Thấy Đại tá Lều Thọ Cường Trung đoàn trưởng Trung đoàn 46, ông hỏi ngay:
- 2 ngày chạm địch, tổn thất của ông là bao nhiêu?
- Trình Trung tướng 36. Trong đó có 4 sĩ quan, ..
Ông Tướng bỗng vung cây can. Giọng tức giận
- Lần sau, ông chỉ cần trả lời tôi là tổn thất bao nhiêu thôi nhé! quan hay lính cũng thế mà thôi! ( Ngừng một chút, ông dịu giọng) Kế hoạch của Đại tá ngày mai làm sao? Thôi, khỏi cần nói, tôi thấy Đại tá đang dồn quân để ngày mai dứt điểm phải không? Đại tá chỉ cần trả lời tôi là: Sau khi ông chiếm được Svrayrieng này, ông sẽ tổn thất thêm bao nhiêu quân sô nữa. . ?
Đại tá Cường ú ớ. . .
Tướng Trí chỉ vào bản đồ:
- Đêm nay, có thằng Biệt Cách đến thế chỗ cho ông, ông cho chuyển các nỗ lực của ông đến bờ sông Onkslar, quân địch tất sẽ tháo chạy về phía ấy. . .
Ông Tướng nói xong quay ngoắt trở ra , ông không đi bằng lối vào mà đi thẳng đến những căn lều bạt dựng tạm của Trạm quân y. Ông từ tốn hỏi thăm từng binh sĩ một. Chợt ông hất hàm hỏi viên Y sĩ trưởng:
- Sao không chuyển ngay về Bệnh viện Tây Ninh. . .
- Thưa Trung tướng, máy bay hôm nay không có. . .
Ông Tướng di di cây can vào má. Ông ra lệnh:
- Thế này nhé, đưa tất cả anh em bị thương lên máy bay của tôi, đưa thẳng về Cộng Hòa. Cho máy bay về luôn căn cứ. . .
Máy bay riêng về luôn căn cứ, có nghĩa là ông Tướng ở lại, nơi tuyến đầu với chúng tôi , trực diện với địch có tầm ngắm bắn chưa đầy tầm bắn của súng AK…
Mặc dù đêm ấy, Chiến đoàn đã cho đưa đến một chiếc M77 ( Loai xe chỉ huy của Thiết vận xa) để ông Tướng ngủ, nhưng ông đã từ chối, ông lấy 1 cái poncho dựa lưng vào gốc cây thốt nốt ngồi hút thuốc.
Tôi nhớ đến ông Thày khai tâm cho tôi, ông Ba hớt tóc. . .
C. Đến lúc này, thời chinh chiến kia đã qua, Cuội tôi vẫn nhớ đến ông Tướng, một người có cuộc sống đời thường phóng khoáng nhưng lại là một ông Tướng tiết kiệm. Ông tiết kiệm máu xương của đồng đội dưới quyền. . .
Ông tổ của Cộng sản rao giảng cái học thuyết phi nhân: " Con người cũng là hàng hóa" , Nay thì đã ứng nghiệm rồi, hàng hóa " made in china" đang tự đào huyệt chôn mình, bởi chúng có lượng mà không có chất. Còn " hàng người " thì ngang hàng với " hàng súc vật" với các món ăn kinh dị phục vụ cho bọn tư sản đỏ, như cháo thai nhi, tiết canh trinh nữ, súp dương vật đồng tử...
Việt Cộng học theo binh pháp coi rẻ mạng người của Trung Cộng với chiến thuật " biển người " đã phô diễn cái bản chất vô nhân tính của chủ nghĩa Cộng sản nhưng, cho đến bây giờ, có lẽ, phần còn lại của Thế giới chưa biết nhiều về người Mỹ. Mỗi khi họ sắp sửa đưa thế lực nào đó vào tầm ngắm bắn, là lúc họ khoác nước đó ( nhất là về quân sự ) một " sức mạnh đáng sợ" với những thứ vũ khí kinh khủng, được trang bị cho một quân đội vô song, hãy nhìn lại Iraq trước khi Mỹ mở cuộc tấn công thì rõ...Trong khi ấy, Tầu Cộng và Việt Cộng thì lúc nào cũng một tấc tới trời...Mỗi lần đọc tin, thấy Trung Quốc dọa nơi này, đem tầu, đem quân đến nơi kia với những số lượng rất lớn. Người thức giả, chỉ nhếch mép cười...
Thế thì , vấn đề là: Ngày nay, câu nói giết người của anh Tầu cổ hủ: Nhất tướng công thành vạn cốt khô có còn đúng đắn không nhỉ?