Mỗi Ngày Một Chuyện
"Nhiều quan chức Triều Tiên ở nước ngoài bỏ trốn sang Hàn Quốc"
Việc gia tăng số lượng các quan chức Triều Tiên làm việc ở nước ngoài đào thoát là hệ quả tất yếu của chính sách lãnh đạo khắc nghiệt.
Việc gia tăng số lượng các quan chức Triều Tiên làm việc ở nước ngoài đào thoát là hệ quả tất yếu của chính sách lãnh đạo khắc nghiệt.
Tờ Chosun Ilbo ngày 10/7 đưa tin cho biết, Ngoại trưởng Hàn Quốc trong một cuộc họp gần đây tuyên bố rằng một số quan chức cấp cao của Triều Tiên làm việc tại nước ngoài đã trốn thoát sang nước này.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se.
Phát biểu tại diễn đàn được tổ chức bởi Kwanhun Club, ông Yun Byung-se nói rằng cách lãnh đạo hà khắc của chính quyền ông Kim Jong-un đã có tác động đáng kể tới các quan chức Triều Tiên làm nhiệm vụ ở nước ngoài.
Sau ba năm rưỡi lên nắm quyền, ông Kim Jong-un đã xử tử hình khoảng 70 quan chức. Con số này cao gấp 10 lần số vụ diễn ra trong cùng thời kỳ cha ông, cố Chủ tịch Kim Jong-il nắm quyền.
Theo ông, việc gia tăng số lượng các quan chức Triều Tiên làm việc ở nước ngoài đào thoát sang Hàn Quốc kể từ khi Kim Jong-un lên cầm quyền là hệ quả tất yếu của những chính sách khắc nghiệt, nền kinh tế xấu đi.
Tiết lộ trên xuất hiện sau khi thông tấn Nga RIA Novosti ngày 4/7 dẫn thông tin từ tờ Donga Ilbo, Hàn Quốc cho biết, một cựu Tùy viên quân sự tại đại sứ quán Triều Tiên ở Moscow tên là Park Won Soon lợi dụng chuyến thăm Nga đã bỏ trốn đến một "đất nước thứ ba".
"Đất nước thứ ba" trên không được tiết lộ, nhưng theo những gì Ngoại trưởng Yun Byung-se tiết lộ, đó rất có thể là Hàn Quốc. Chính quyền Seoul trước đó cũng đã từng tiếp nhận rất nhiều quan chức Triều Tiên đào thoát và thông qua những người này, Hàn Quốc có thể có được nhiều thông tin quan trọng về những gì đang diễn ra ở bên trong chính quyền Bình Nhưỡng.
Ông Yun Byung-se nói thêm rằng chính phủ Tổng thống Park Geun-hye đang cố gắng đạt được một thỏa thuận song phương quan trọng với Triều Tiên trong thời gian tới.
Ngoại trưởng Hàn Quốc cũng cho biết, Tổng thống Park Geun-hye sẽ sớm đưa ra quyết định nhận lời hay từ chối tham dự lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II tại Trung Quốc.
Theo ông, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dường như không quan tâm tới việc tham dự sự kiện này.
Trước đó, đã xuất hiện một số suy đoán cho rằng lãnh đạo trẻ của Triều Tiên có thể sẽ tới Trung Quốc tham dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít vào tháng 9 tới để xóa tan các nghi ngờ rằng mối quan hệ giữa hai nước đang bất ổn.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 2/7 đã lên tiếng phủ nhận thông tin cho rằng Bắc Kinh đã gửi lời mời lãnh đạo Triều Tiên tham gia sự kiện này.
Trung Quốc vốn là đồng minh lớn nhất của Triều Tiên trên cả phương diện kinh tế và ngoại giao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bắc Kinh nhiều lần thẳng thắn bày tỏ sự không hài lòng, đặc biệt là với chính quyền Kim Jong-un, khi liên tục thử nghiệm tên lửa và xây dựng kho vũ khí hạt nhân./.
Nguyễn Hường
(Giáo Dục)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
"Nhiều quan chức Triều Tiên ở nước ngoài bỏ trốn sang Hàn Quốc"
Việc gia tăng số lượng các quan chức Triều Tiên làm việc ở nước ngoài đào thoát là hệ quả tất yếu của chính sách lãnh đạo khắc nghiệt.
Việc gia tăng số lượng các quan chức Triều Tiên làm việc ở nước ngoài đào thoát là hệ quả tất yếu của chính sách lãnh đạo khắc nghiệt.
Tờ Chosun Ilbo ngày 10/7 đưa tin cho biết, Ngoại trưởng Hàn Quốc trong một cuộc họp gần đây tuyên bố rằng một số quan chức cấp cao của Triều Tiên làm việc tại nước ngoài đã trốn thoát sang nước này.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se.
Phát biểu tại diễn đàn được tổ chức bởi Kwanhun Club, ông Yun Byung-se nói rằng cách lãnh đạo hà khắc của chính quyền ông Kim Jong-un đã có tác động đáng kể tới các quan chức Triều Tiên làm nhiệm vụ ở nước ngoài.
Sau ba năm rưỡi lên nắm quyền, ông Kim Jong-un đã xử tử hình khoảng 70 quan chức. Con số này cao gấp 10 lần số vụ diễn ra trong cùng thời kỳ cha ông, cố Chủ tịch Kim Jong-il nắm quyền.
Theo ông, việc gia tăng số lượng các quan chức Triều Tiên làm việc ở nước ngoài đào thoát sang Hàn Quốc kể từ khi Kim Jong-un lên cầm quyền là hệ quả tất yếu của những chính sách khắc nghiệt, nền kinh tế xấu đi.
Tiết lộ trên xuất hiện sau khi thông tấn Nga RIA Novosti ngày 4/7 dẫn thông tin từ tờ Donga Ilbo, Hàn Quốc cho biết, một cựu Tùy viên quân sự tại đại sứ quán Triều Tiên ở Moscow tên là Park Won Soon lợi dụng chuyến thăm Nga đã bỏ trốn đến một "đất nước thứ ba".
"Đất nước thứ ba" trên không được tiết lộ, nhưng theo những gì Ngoại trưởng Yun Byung-se tiết lộ, đó rất có thể là Hàn Quốc. Chính quyền Seoul trước đó cũng đã từng tiếp nhận rất nhiều quan chức Triều Tiên đào thoát và thông qua những người này, Hàn Quốc có thể có được nhiều thông tin quan trọng về những gì đang diễn ra ở bên trong chính quyền Bình Nhưỡng.
Ông Yun Byung-se nói thêm rằng chính phủ Tổng thống Park Geun-hye đang cố gắng đạt được một thỏa thuận song phương quan trọng với Triều Tiên trong thời gian tới.
Ngoại trưởng Hàn Quốc cũng cho biết, Tổng thống Park Geun-hye sẽ sớm đưa ra quyết định nhận lời hay từ chối tham dự lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II tại Trung Quốc.
Theo ông, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dường như không quan tâm tới việc tham dự sự kiện này.
Trước đó, đã xuất hiện một số suy đoán cho rằng lãnh đạo trẻ của Triều Tiên có thể sẽ tới Trung Quốc tham dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít vào tháng 9 tới để xóa tan các nghi ngờ rằng mối quan hệ giữa hai nước đang bất ổn.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 2/7 đã lên tiếng phủ nhận thông tin cho rằng Bắc Kinh đã gửi lời mời lãnh đạo Triều Tiên tham gia sự kiện này.
Trung Quốc vốn là đồng minh lớn nhất của Triều Tiên trên cả phương diện kinh tế và ngoại giao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bắc Kinh nhiều lần thẳng thắn bày tỏ sự không hài lòng, đặc biệt là với chính quyền Kim Jong-un, khi liên tục thử nghiệm tên lửa và xây dựng kho vũ khí hạt nhân./.
Nguyễn Hường
(Giáo Dục)