Mỗi Ngày Một Chuyện
Nhớ sao cái dáng ngồi xe…
(PL)- Nhân ngày Phụ nữ 8-3, ngồi uống cà phê, nhìn ra đường thấy phụ nữ bây giờ ngồi sau xe máy thường gác chân hai bên.
LÊ VĂN NGHĨA
LÊ VĂN NGHĨA
(PL)- Nhân ngày Phụ nữ 8-3, ngồi uống cà phê, nhìn ra đường thấy phụ nữ bây giờ ngồi sau xe máy thường gác chân hai bên.
Mỗi lần lên xuống xe, phụ nữ trong mọi lứa tuổi, có thai kỳ hay không
thai kỳ đều có chung động tác giơ chân phải (chân trái lên) qua yên xe
để ngồi lên. Nếu mặc quần hai ống thì còn đỡ khổ, nếu như mặc áo dài
hoặc váy thì cũng gây khó chịu cho khổ chủ.
Không biết cái “phương thức” ngồi xe hai bên này “tiến hành” vào thời
gian nào nhưng tôi nghĩ chắc là khoảng thời gian sau những năm 1980.
Trước 1975, phụ nữ ngồi phía sau xe hai bánh (kể cả xe đạp) phải ngồi
một bên. Tôi nhớ hình ảnh những nữ sinh Trường Gia Long (nay là Minh
Khai), Trưng Vương… trước khi leo lên baga đều vén tà áo dài, nhẹ nhàng
ngồi lên xe do người nhà (hoặc người tình) chở. Một hình ảnh thướt tha
đầy mê mị của chiếc áo dài thời ấy khi những đứa con trai mặt đầy mụn
nhìn thấy một cô gái nhẹ nhàng phất tay vén tà áo để lộ những bí mật
dưới tà áo đó… Vui nhất là có một thời kỳ, khoảng đâu năm 1970, Trang Sĩ
Tấn - Giám đốc Nha Cảnh sát đô thành (tương đương Công an TP bây giờ)
ra lệnh đàn ông cũng phải ngồi một bên xe máy sau một cuộc tấn công của
“đặc công Việt cộng” ngồi trên xe máy. Đến 1975, đàn ông Sài Gòn vẫn có
dáng ngồi của phụ nữ phía sau xe.
Cuối năm 1975, tôi ra Hà Nội. Điều ngộ nghĩnh đầu tiên tôi nhận xét sau
khi ngồi trong cửa hàng ăn tô phở mậu dịch không người lái là con gái Hà
Nội đẩy xe đạp chạy cho có trớn rồi nhảy lên yên sau. Té ra không chỉ
Sài Gòn mà con gái Hà Nội thời ấy cũng ngồi một bên xe đạp. Ít thấy cảnh
áo dài tha thướt như ở Sài Gòn mà chỉ thấy những cô gái trong những
chiếc áo sơmi vải phin hay chiếc áo bông mùa lạnh màu xanh nước biển
nhạt hoặc màu áo bộ đội lót tót đẩy chiếc xe đạp, khi vòng xe đã lăn
bánh mới nhảy phóc lên. May mắn thay cho những chiếc xe đạp Phượng Hoàng
hay Thống Nhất “đèo” một cô gái mảnh mai vì những cú nhảy lên yên xe
sau thì nhẹ như ru… Còn nếu như ai yêu phải một cô có tấm thân “bồ
tượng”, mỗi lần cô gái nhảy lên thì chiếc xe cứ thế mà rung rinh lắc lư,
theo thân người rung rinh mỡ. Khi những người con gái Hà Nội vào Sài
Gòn tham quan hay công tác đều có thói quen đẩy xe đạp rồi mới nhảy lên
yên sau. Tôi nhớ có lần tôi được chở chị Trà Giang đi thăm thú Sài Gòn
bằng xe đạp (lúc chị còn ở Hà Nội, vào đây đóng phim), chị cũng đẩy xe
cho thằng em có trớn rồi mới nhảy lên. May là chị Trà Giang nhẹ nhàng
nên yên sau chiếc xe đạp của tôi chịu đựng được. Lúc ấy nghĩ thương bà
chị vô cùng… Tất nhiên là phụ nữ Hà Nội chỉ đẩy xe đạp mà thôi. Đến thời
kỳ Honda, Mins-kơ, Babettta… thì các cô cũng ngồi lên một bên yên sau
vì có ai mà đẩy xe máy có mà khùng. Té ra các cô nữ đẩy xe cho người
“đèo”, “lai” mình là do tình thương cả. Vì vậy, có thể tuyên bố một cách
chuẩn không cần chỉnh rằng: Thời trước 1975, con gái Hà Nội, Sài Gòn
đều ngồi một bên yên xe sau. Đó là dáng ngồi thống nhất cho phụ nữ Việt
Nam dù chưa hiệp thương bầu Quốc hội.
Không biết đến năm nào, cả nam và nữ đều trở lại tư thế ngồi hai bên
phía sau yên xe máy. Phụ nữ ngồi chàng hảng phía sau xe có phải để xác
định quyền bình đẳng giới? Hay cho có vẻ hiện đại hoặc nhanh nhẹn, hoạt
bát? Tôi không trả lời được câu hỏi này nhưng với sự cảm thụ chủ quan
bằng con mắt có phần cổ lỗ thì cách ngồi này phụ nữ có vẻ “mạnh” quá,
mất đi yếu tính dịu dàng của cơ thể mà trời sinh bắt phải “như mây”.
Nhất là cái động tác giơ chân choàng qua hay ngồi (xin lỗi) chàng hảng
chê hê trên yên xe thì không được phần đẹp mắt. Chưa nói bây giờ yên xe
các loại tay ga hơi rộng bề ngang, các nường hay mặc quần “tiều” không
để ý nên thường ngồi banh càng khoe những cái đùi đầy mỡ khiến người ta
liên tưởng đến những khúc thịt da bao thì thật là… ngán ngẩm!
Người già thường kể chuyện hồi đó. Nhắc chuyện xưa, chỉ nói lên cái ý
thích của mình và theo thiển nghĩ chủ quan của người già chỉ mang yếu tố
đẹp chứ chẳng liên quan đến khía cạnh đạo đức, xấu tốt, lại càng không
liên quan đến “chính chị, chính em”. Biết đâu mỗi thời kỳ phụ nữ có một
dáng ngồi đặc biệt để phân định từng giai đoạn lịch sử cho các nhà làm
phim, viết sách. Bởi vậy, các bạn đạo diễn của tôi ơi, nếu có làm phim
về Sài Gòn trước 1975 thì nhớ hãy để cho phụ nữ ngồi một bên yên sau xe
nhé… Bây giờ đến chết chắc tôi không còn thấy cảnh này được rồi nhưng
xem phim thì cũng khơi gợi cho tôi ít nhiều cái dáng ngồi ngày xa xưa
ấy….
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nhớ sao cái dáng ngồi xe…
(PL)- Nhân ngày Phụ nữ 8-3, ngồi uống cà phê, nhìn ra đường thấy phụ nữ bây giờ ngồi sau xe máy thường gác chân hai bên.
LÊ VĂN NGHĨA
(PL)- Nhân ngày Phụ nữ 8-3, ngồi uống cà phê, nhìn ra đường thấy phụ nữ bây giờ ngồi sau xe máy thường gác chân hai bên.
Mỗi lần lên xuống xe, phụ nữ trong mọi lứa tuổi, có thai kỳ hay không
thai kỳ đều có chung động tác giơ chân phải (chân trái lên) qua yên xe
để ngồi lên. Nếu mặc quần hai ống thì còn đỡ khổ, nếu như mặc áo dài
hoặc váy thì cũng gây khó chịu cho khổ chủ.
Không biết cái “phương thức” ngồi xe hai bên này “tiến hành” vào thời
gian nào nhưng tôi nghĩ chắc là khoảng thời gian sau những năm 1980.
Trước 1975, phụ nữ ngồi phía sau xe hai bánh (kể cả xe đạp) phải ngồi
một bên. Tôi nhớ hình ảnh những nữ sinh Trường Gia Long (nay là Minh
Khai), Trưng Vương… trước khi leo lên baga đều vén tà áo dài, nhẹ nhàng
ngồi lên xe do người nhà (hoặc người tình) chở. Một hình ảnh thướt tha
đầy mê mị của chiếc áo dài thời ấy khi những đứa con trai mặt đầy mụn
nhìn thấy một cô gái nhẹ nhàng phất tay vén tà áo để lộ những bí mật
dưới tà áo đó… Vui nhất là có một thời kỳ, khoảng đâu năm 1970, Trang Sĩ
Tấn - Giám đốc Nha Cảnh sát đô thành (tương đương Công an TP bây giờ)
ra lệnh đàn ông cũng phải ngồi một bên xe máy sau một cuộc tấn công của
“đặc công Việt cộng” ngồi trên xe máy. Đến 1975, đàn ông Sài Gòn vẫn có
dáng ngồi của phụ nữ phía sau xe.
Cuối năm 1975, tôi ra Hà Nội. Điều ngộ nghĩnh đầu tiên tôi nhận xét sau
khi ngồi trong cửa hàng ăn tô phở mậu dịch không người lái là con gái Hà
Nội đẩy xe đạp chạy cho có trớn rồi nhảy lên yên sau. Té ra không chỉ
Sài Gòn mà con gái Hà Nội thời ấy cũng ngồi một bên xe đạp. Ít thấy cảnh
áo dài tha thướt như ở Sài Gòn mà chỉ thấy những cô gái trong những
chiếc áo sơmi vải phin hay chiếc áo bông mùa lạnh màu xanh nước biển
nhạt hoặc màu áo bộ đội lót tót đẩy chiếc xe đạp, khi vòng xe đã lăn
bánh mới nhảy phóc lên. May mắn thay cho những chiếc xe đạp Phượng Hoàng
hay Thống Nhất “đèo” một cô gái mảnh mai vì những cú nhảy lên yên xe
sau thì nhẹ như ru… Còn nếu như ai yêu phải một cô có tấm thân “bồ
tượng”, mỗi lần cô gái nhảy lên thì chiếc xe cứ thế mà rung rinh lắc lư,
theo thân người rung rinh mỡ. Khi những người con gái Hà Nội vào Sài
Gòn tham quan hay công tác đều có thói quen đẩy xe đạp rồi mới nhảy lên
yên sau. Tôi nhớ có lần tôi được chở chị Trà Giang đi thăm thú Sài Gòn
bằng xe đạp (lúc chị còn ở Hà Nội, vào đây đóng phim), chị cũng đẩy xe
cho thằng em có trớn rồi mới nhảy lên. May là chị Trà Giang nhẹ nhàng
nên yên sau chiếc xe đạp của tôi chịu đựng được. Lúc ấy nghĩ thương bà
chị vô cùng… Tất nhiên là phụ nữ Hà Nội chỉ đẩy xe đạp mà thôi. Đến thời
kỳ Honda, Mins-kơ, Babettta… thì các cô cũng ngồi lên một bên yên sau
vì có ai mà đẩy xe máy có mà khùng. Té ra các cô nữ đẩy xe cho người
“đèo”, “lai” mình là do tình thương cả. Vì vậy, có thể tuyên bố một cách
chuẩn không cần chỉnh rằng: Thời trước 1975, con gái Hà Nội, Sài Gòn
đều ngồi một bên yên xe sau. Đó là dáng ngồi thống nhất cho phụ nữ Việt
Nam dù chưa hiệp thương bầu Quốc hội.
Không biết đến năm nào, cả nam và nữ đều trở lại tư thế ngồi hai bên
phía sau yên xe máy. Phụ nữ ngồi chàng hảng phía sau xe có phải để xác
định quyền bình đẳng giới? Hay cho có vẻ hiện đại hoặc nhanh nhẹn, hoạt
bát? Tôi không trả lời được câu hỏi này nhưng với sự cảm thụ chủ quan
bằng con mắt có phần cổ lỗ thì cách ngồi này phụ nữ có vẻ “mạnh” quá,
mất đi yếu tính dịu dàng của cơ thể mà trời sinh bắt phải “như mây”.
Nhất là cái động tác giơ chân choàng qua hay ngồi (xin lỗi) chàng hảng
chê hê trên yên xe thì không được phần đẹp mắt. Chưa nói bây giờ yên xe
các loại tay ga hơi rộng bề ngang, các nường hay mặc quần “tiều” không
để ý nên thường ngồi banh càng khoe những cái đùi đầy mỡ khiến người ta
liên tưởng đến những khúc thịt da bao thì thật là… ngán ngẩm!
Người già thường kể chuyện hồi đó. Nhắc chuyện xưa, chỉ nói lên cái ý
thích của mình và theo thiển nghĩ chủ quan của người già chỉ mang yếu tố
đẹp chứ chẳng liên quan đến khía cạnh đạo đức, xấu tốt, lại càng không
liên quan đến “chính chị, chính em”. Biết đâu mỗi thời kỳ phụ nữ có một
dáng ngồi đặc biệt để phân định từng giai đoạn lịch sử cho các nhà làm
phim, viết sách. Bởi vậy, các bạn đạo diễn của tôi ơi, nếu có làm phim
về Sài Gòn trước 1975 thì nhớ hãy để cho phụ nữ ngồi một bên yên sau xe
nhé… Bây giờ đến chết chắc tôi không còn thấy cảnh này được rồi nhưng
xem phim thì cũng khơi gợi cho tôi ít nhiều cái dáng ngồi ngày xa xưa
ấy….