Truyện Ngắn & Phóng Sự
Những bà con của Xa-tăng
thì tiểu thuyết Lão Khổ của Tạ Duy Anh, một cuốn sách từng bị “cấm” tái bản suốt 10 năm (từ 1992-2002) vì “có cái nhìn méo mó, cực đoan” (
Trích tiểu thuyết Lão Khổ
Tạ Duy Anh/ Quê Choa
Song Phương chuyển
Trích tiểu thuyết Lão Khổ
Tạ Duy Anh/ Quê Choa
NQL: Hoàn
toàn ngẫu nhiên, khi Bảo tàng lịch sử Quốc gia trưng bày những hiện vật triển
lãm về Cải cách ruộng đất, một đề tài từng bị né tránh suốt nửa thế kỷ, thì tiểu
thuyết Lão Khổ của Tạ Duy Anh, một cuốn
sách từng bị “cấm” tái bản suốt 10 năm (từ 1992-2002) vì “có cái nhìn méo mó, cực đoan” (lời của một lãnh đạo văn hóa) về Cải
cách ruộng đất, được tái bản bởi một nhà sách uy tín là Nhã Nam, có thêm phần
minh họa tuyệt đẹp của họa sỹ Lê Thiết Cương
Dưới
đây là một chương trong tiểu thuyết Lão Khổ, dựng lại cảnh đấu tố đầy bi hài giữa
các đồng chí của nhau.
Trên chiếc ghế dành cho các bị can,
lão Khổ bị đẩy dần về phía cuối. Các cơ quan luật pháp luôn luôn tự phá kỷ lục
về mức vượt kế hoạch. Dường như ngày nào cũng xuất hiện một vài gương mặt lạ.
Chả thế mấy năm lại đây người ta đổ xô xin vào tòa án, công an, viện kiểm sát
làm việc. Đất nước đang bước vào kỷ nguyên thanh bình...
Việc cứ bị đẩy dần về phía cuối ghế, với lão Khổ có một ý
nghĩa nhãn tiền. Lão phải xếp nốt cuối. Lão bị quên lãng. Tuồng như lão bị bắt
buộc phải hiểu rằng, không có vụ của lão thì mấy cơ quan sống nhờ bằng tội phạm
vẫn thừa sức dẫn đầu mức tiền thưởng. Lão cứ việc ngồi đấy mà chờ, mà ngẫm
ngợi, mà đau đớn, mà phỉ nhổ...
Trong đời đã có một lần lão Khổ vào tù. Hồi ấy lão không
biết có một chỉ thị mật: "Các cơ sở
kháng chiến cũ, nếu không trở thành của địch thì cũng đang làm tay sai cho
chúng". Lão không biết có một chỉ thị như thế. Mà nếu ai nói với lão
điều đó lão cũng không tin. Lão không tin là phải. Hàng nhiều năm sau này, khi
lão đã nếm đủ sự nhục nhã, bị đối xử dưới mức súc vật, lão vẫn cố công bào chữa
rằng, cái chỉ thị kia có thể nguyên văn không phải thế. Vì không tin, khi Đội
cải cách kéo về, lão Khổ còn cho trống giong cờ mở để đón tiếp. Những đồng chí
thân yêu của lão còn trẻ quá. Gương mặt họ nghiêm nghị, rõ ra là những người
từng ăn sương nằm gió, một sống một chết với các loại kẻ thù giai cấp... Nhưng
lão Khổ chợt cụt hứng. Ngay từ phút đầu người ta nhìn lão như nhìn một tên Việt
gian. Lão bắt đầu chờn chợn khi chạm phải những cặp mắt trắng giã, lạnh lùng,
vằn lên sự hung ác. Hôm sau thì quân bài lật trắng: Tất cả bộ máy chính quyền
xã Hoàng bị bắt vì tội làm tay sai cho thực dân đế quốc! Lão Khổ ngã ngửa
người! Khi các ông trời con lệnh trói lão bằng dây thừng, dắt như dắt trâu
trong tiếng gào thét "Đả đảo tên Việt gian bán nước Quốc dân đảng Tạ Khổ
và đồng bọn" lão vẫn chới với hy vọng có sự nhầm lẫn nào đó. Lão sừng sộ
hỏi một ông cán bộ Đội:
- Tại sao các anh bắt tôi?
Bộ mặt thâm sì hướng thẳng vào lão:
- Đừng vờ vĩnh. Cấp trên biết hết. Chúng ông có nhiệm vụ bắn
chết sạch những tên như mày.
- Trời ơi, thế thì các anh nhầm rồi. Tôi là Tạ khổ, đội viên
du kích dưới sự chỉ huy của Vũ Xuân đây mà!
Tay đội viên thâm sì cười khẩy:
- Rồi mày sẽ được gặp Vũ Xuân. Chúng mày đều đáng đập chết
hết.
Lão Khổ trợn tròn mắt:
- Tôi muốn biết Vũ Xuân bây giờ ở đâu?
- Để mày thông đồng với
nó phải không? - Tay đội viên xấn đến, tay đập đập vào khẩu súng ngắn - không
gặp nhau trên này thì xuống "dưới kia"... nghe chưa?
Lão Khổ thấy ớn đến mang tai. Lão thầm nghĩ "trông bộ
dạng bọn này đều có tướng mạo sát nhân, hay chính quyền có vấn đề gì rồi".
Lão Khổ gật gù củng cố suy đoán ấy. Nếu vậy thì dù lão có hy sinh cũng cam
lòng.
Nơi lão Khổ bị nhốt là cái chuồng trâu nhớp nháp phân và
nước tiểu. Lão bị trói tứ chi, nằm còng queo làm mồi cho bầy muỗi. "Lũ dã
man! Giờ đây thì ông rõ bản mặt chúng mày rồi" - Lão Khổ thầm nghĩ và bắt
đầu tìm kế chiến đấu. Lão thấy lão khờ quá. Rặt một lũ đầu trâu mặt ngựa mà tại
sao lão không mảy may nghi ngờ. Nhưng nếu chính quyền vào tay chúng thì chỉ còn
cách trốn lên rừng.
Lão Khổ nằm còng queo gần hai ngày, đủ cho lão tính cả trăm
phương ngàn kế. Sang ngày thứ ba lão bị điệu lên "làm việc với ủy ban cách
mạng". Lão không cảm thấy đói, rét mà chỉ hừng hực một niềm căm thù. Trước
bọn này dù chết cũng phải cho nó đàng hoàng. Nghĩ thế lão Khổ bước đi một cách
hiên ngang. Trong cái lán trại dựng tạm lão thấy vài chục người ngồi ủ rũ như
sắp chết đói. Giữa hai dãy ghế bắc bằng tre cả cây, ông Đội ngồi nghiêm trang,
chòng chọc nhìn lão Khổ. Chờ lão đến gần, ông ta đứng phắt dậy, chỉ tay quát.
- Mày mù à? Chào các ông các bà nông dân!
Lão Khổ bĩu môi khinh thị nghĩ thầm: "Chào con buồi ông
đây này". Lão sẽ hy sinh thật oanh liệt. Tuy thế lão cũng liếc mắt sang
hai dãy ghế: Toàn người thân của lão. Nhưng tại sao tất cả đều cúi gằm hoặc
quay mặt đi. Ông Đội lại quát:
- Quỳ xuống!
Lão Khổ đứng trơ trơ, máu sôi sùng sục.
- Tạ Khổ! Mày có biết mày đang ở đâu không? Quỳ xuống!
Lão vẫn nhất định không quỳ. Cốp! Lão tưởng vỡ đầu bởi một
đòn bất ngờ sau lưng. Lão từ từ khuỵu xuống, mắt hoa đom đóm. Một lát sau lão
trở lại bình thường và xuýt nữa hộc lên, vì kẻ vừa đánh lão là em họ lão. Tất
cả im lặng đến rợn người. Lão Khổ thầm nghĩ một cách cay đắng "thà cắn
lưỡi chết quách cho rồi". Nhưng trước khi chết lão phải biết rõ
"thằng sát nhân" kia thuộc chính quyền nào.
- Tôi muốn biết, các ông đang đại diện cho ai?
Ông Đội đứng phắt dậy, nói rin rít:
- Chúng tao đại diện cho hàng triệu bần - cố nông bị những
kẻ như mày, theo chân đế quốc, áp bức bóc lột. Hôm nay tội trạng của mày sẽ bị
vạch trần.
Ông "trời con" hất đầu ra hiệu. Kẻ vừa đánh lão
Khổ đi về phía hai dãy ghế, thúc thúc đoạn
gậy vào sườn một cố nông. Lão Khổ đưa mắt theo dõi và nhận ra em nuôi lão. Vào
năm đói kém, mẹ lão vớ được nó sắp chết rét lôi về cho làm con nuôi. Càng lớn
nó càng nết na, chịu khó chịu khổ. Lão thương nó như em ruột. lão từng phải ăn
cắp cả đến chiếc quần đùi, mặc vào trong người đem về cho nó. Hôm lão bị bắt nó
còn khóc lóc chạy theo dúi vào tay lão củ khoai luộc và bị ông Đội đạp ngã sấp.
"Nói đi em - Lão Khổ đưa mắt tiếp sức cho em nuôi lão. - Có thể em sẽ giải
oan cho anh nếu chính quyền này chưa rơi vào tay địch".
Nhưng em nuôi lão cứ đứng như phỗng, mắt vô hồn nhìn lên
trời. Chợt đoạn gậy lại thúc vào sườn em lão, mặt nó chuyển sang tái mét.
- Tôi xin kể về những năm tháng đi ăn đi ở. Tôi bị - Chị ta
liếc nhìn ông Đội - tôi bị... tên Khổ đây bắt phải hầu hạ đủ điều. Hàng ngày
tôi thường bị đánh mắng, thật hơn kiếp chó...
Lão Khổ ù hết cả tai, chưa kịp gầm lên thì ông Đội đã hất
hàm:
- Tên Tạ Khổ có "đè" chị lần nào không? Tức là thế
này - ông Đội loay hoay tìm cách diễn giải - tức là hắn có tụt quần chị để tống
"cái gì" của hắn vào không?
Em lão càng ngơ ngác như người mất hồn. Đầu chiếc gậy lại
thúc thúc vào sườn chị ta.
- Có lần hắn... cho tôi cái quần.
- Để dụ dỗ chị phải không?
Em nuôi lão vô hồn gật đầu.
"Đồ phản phúc!" - Lão Khổ nghiến răng trèo trẹo.
Ông Đội lại hất đầu. Người đứng lên tiếp theo là lão hàng xóm của lão Khổ. Mặt
lão ta quắt như miếng cau khô, gân xanh bám chằng chịt. Những năm lão Khổ đi ở
cho chánh tổng ngày nào lão cũng ăn cắp cám đem về nuôi vợ chồng lão hàng xóm,
lúc đó chỉ chờ chết. Qua cơn nguy khó, lão ta đẻ liền hai đứa con, coi lão Khổ
như vị Bồ tát, ngày giỗ, mồng một tết đều có cút rượu đến lễ. Thời gian chia
tài sản nhà chánh tổng, lão hàng xóm cứ đùa
đùa, thật thật, vơ từ cái chổi cùn rế rách. Lão Khổ biết hết nhưng không thèm
nói. Trước khi Đội về, lão hàng xóm chẳng khác con chó nhà lão Khổ là mấy, một
niềm tận tụy với lão. Vậy mà vừa đứng lên, lão hàng xóm đã chỉ mặt lão Khổ
giọng rít lên:
- Thằng địa chủ cường hào ác bá kia, mày có biết tao là ai
không?
Rồi lão ê a kể lể, gân cổ căng muốn dứt. Lão kể rằng lão chờ
mãi mới có ngày Đội mang ánh sáng đến để lão còn được thấy trời thấy đất. Bởi
vì "dưới sự áp bức của tên Khổ, chúng sinh chúng con chỉ còn biết rên
xiết" - Lão quát - Mày có nhớ tội mày không?
Lão Khổ uất sặc máu, con ngươi muốn bật khỏi tròng mắt. Chợt
lão cười sằng sặc:
- Thưa ông con nhớ rồi ạ! Con nhớ có lần con bưng cám cho
ông mà không đem theo bát khiến cái miệng chuột chù của ông bị phồng mồm vì vục
xuống ăn như chó...
Lão hàng xóm lại rít lên, thoắt cái đã lăm lăm đoạn gậy lao
về phía lão Khổ.
- Xin Đội để con cho nó mấy phát.
Chợt lão đứng khựng lại bởi bắt gặp cái nhìn trừng trừng của
lão Khổ.
Người đứng dậy tiếp theo là chú ruột lão Khổ. Lão cúi gầm mặt
vì không nỡ nhìn ông chú đang run cầm cập. Ông Đội đảo mắt một cái khiến chú
lão nói như máy:
- Tôi là chú ruột nó nhưng mà nói các ông các bà tha phép...
Chú lão ôm ngực ho sù sụ. Lão Khổ thấy ruột bị cứa thành
từng khúc. Hình ảnh ông chú gan lì hiện dậy trong ký ức lão. Dạo ấy lão còn
hoạt động bí mật trong đội du kích. Lão móc nối với chú lão làm cơ sở thu thập
tin tức. Những năm ấy vùng xã Hoàng bị khủng bố trắng. Người cuối cùng về đấu
thú là bí thư chi bộ. Vậy mà chú lão vẫn đảm bảo cho lão đi lại an toàn. Ban
ngày lão nằm cuộn tròn dưới hầm bí mật. Ban đêm lão mò ra gây dựng thêm đầu
mối, gặp Vũ Xuân để nhận chỉ thị. Sau khi bốt Quảng bị đánh hụt, Tư Vọc đích
thân chỉ huy một cuộc càn quét. Mục tiêu của Tư Vọc là phải bắt được Vũ Xuân và
lão Khổ mới mong trừ hậu họa từ gốc. Muốn tìm hầm của lão Khổ, không gì tiện
hơn cách bắt chính chú lão chỉ điểm. Hỏi đến câu thứ ba, Tư Vọc lệnh đem chú
lão đi tra tấn. Chú lão bị dìm vào thùng nước có vôi và ớt bột. ở bên ngoài bọn
lính dùng búa nện vô hồi kỳ trận vào thành sắt. Chết đi sống lại, đái cả ra
máu, chú lão vẫn một mực "không biết". Tư Vọc nghĩ tiếp được cách tra
tấn khác. Chú lão bị trói đứng giữa đồng lác, nước ngập đến cổ. Toàn thân ông
kín đặc đỉa. Khi Tư Vọc buộc phải thả ông, toàn thân ông xanh lợt, dày đặc vết
đỉa cắn. Việc đầu tiên ông làm là cạy ngay nắp hầm xem cháu ông còn sống hay đã
chết đói, ngay trước mũi đám lính càn. Chính vì bị hành hạ mà sau này thỉnh
thoảng ông lại ho ra máu. Khi lão Khổ lên cầm quyền, ông nghĩ đơn giản thế này:
Trước đây con cháu chánh tổng nhờ uy ông ta để hiếp đáp thiên hạ. Nay đến lượt
ông nhờ uy cháu để khỏi bị thiên hạ hiếp đáp. Vụ chia tài sản, ông có lợi dụng
lấy hơn chút ít. Ông tưởng thế cũng bõ những ngày bị đánh đập, nhịn ăn để nuôi
cháu. Nào ngờ lão Khổ biết, bắt ông đem trả những thứ không thuộc phần ông.
Lẽ nào vì điều đó mà giờ đây chú lão sắp bán đứng lão cho lũ
sát nhân kia. Từ nơi sâu kín nhất lão Khổ khẳng định không thể có điều đó.
Nhưng giả sử vì lý do nào đó chú lão buộc phải làm như những người khác, lão
sẵn lòng tha thứ. Chỉ riêng chú lão được tha thứ. Chính vì thế lão không dám,
hay đúng hơn, không nỡ bắt chú lão khó xử bằng cách nhìn thẳng vào mặt ông, như
lão vẫn làm với những người khác.
Chợt lão Khổ nghe tiếng ông chú mình rú lên thật thê thảm.
Khi lão ngẩng dậy thì chú lão đã ngã vật xuống đất, máu ộc qua mồm, qua mũi
chảy thành vũng. Chắc chắn một bộ phận nào đó trong cơ thể ông vừa vỡ tung. Hầu
như ông không kịp trối lại câu nào ngoài tiếng kêu "cháu ôi...", như
một lời sám hối. Cuộc đấu tố lão Khổ tạm dừng.
Thực ra thì lão Khổ chẳng bao giờ muốn nhớ lại những chuyện
như thế. Phần vì lão coi thường ký ức như đã nói. Nhưng điều sâu xa hơn chính ở
chỗ cuộc đời lão từng cất cánh bay lên từ những biến cố dữ dội ấy. Lão coi đó
như điều "khó tránh" của lịch sử, dù nó đẫm máu. Vả lại trong tư
tưởng của lão đã có sự dung hòa lớn lao giữa những mất mát cá nhân với cái điều
mà lão cho là "cần thiết" với số đông. Thi thoảng lão cũng thử cắt
nghĩa về đôi ba biến cố đau thương, chẳng hạn cái chết của chú lão. Nhưng rồi
lão không kham nổi phải đi đến tận cùng và cách tốt nhất là quên hẳn nó đi. Vả
lại lão không muốn tạo cơ hội để thằng con hư hỏng của lão được dịp đắc thắng.
Nó phán xét lão như là một nạn nhân bi hùng của thời cuộc. Nó làm sao được thấy
nước mắt hàng triệu người đã nhỏ xuống trong niềm hân hoan vô độ khi vác cọc đi
cắm đất. Đấy là điều biện hộ thiêng liêng nhất lão Khổ thường bám chặt lấy. Rồi
cuộc sống đã hun đúc cho lão một thứ niềm tin chỉ có thể sánh với niềm tin tôn
giáo. Tước mất của lão niềm tin ấy lão sẽ chết. Ngay cả giờ đây lão đang là nạn
nhân của tấn bi hài mới, thì niềm tin thần thánh kia vẫn dư sức để lão không
mảy may nghi ngờ tính chất vớ vẩn, đong đưa của cuộc đời.
Lão Khổ cảm thấy lão vừa được tiếp thêm sức mạnh. "Chỉ
cốt sao đừng có thối chí" - Lão tự nhủ. Lão đáp lại lời gọi cộc lốc của
anh nhân viên xét hỏi một cách điềm tĩnh:
- Tôi nghe thấy rồi! Chỉ yêu cầu anh lịch sự một chút.Song Phương chuyển
Những bà con của Xa-tăng
thì tiểu thuyết Lão Khổ của Tạ Duy Anh, một cuốn sách từng bị “cấm” tái bản suốt 10 năm (từ 1992-2002) vì “có cái nhìn méo mó, cực đoan” (
Trích tiểu thuyết Lão Khổ
Tạ Duy Anh/ Quê Choa
Song Phương chuyển
Tạ Duy Anh/ Quê Choa
NQL: Hoàn
toàn ngẫu nhiên, khi Bảo tàng lịch sử Quốc gia trưng bày những hiện vật triển
lãm về Cải cách ruộng đất, một đề tài từng bị né tránh suốt nửa thế kỷ, thì tiểu
thuyết Lão Khổ của Tạ Duy Anh, một cuốn
sách từng bị “cấm” tái bản suốt 10 năm (từ 1992-2002) vì “có cái nhìn méo mó, cực đoan” (lời của một lãnh đạo văn hóa) về Cải
cách ruộng đất, được tái bản bởi một nhà sách uy tín là Nhã Nam, có thêm phần
minh họa tuyệt đẹp của họa sỹ Lê Thiết Cương
Dưới
đây là một chương trong tiểu thuyết Lão Khổ, dựng lại cảnh đấu tố đầy bi hài giữa
các đồng chí của nhau.
Trên chiếc ghế dành cho các bị can,
lão Khổ bị đẩy dần về phía cuối. Các cơ quan luật pháp luôn luôn tự phá kỷ lục
về mức vượt kế hoạch. Dường như ngày nào cũng xuất hiện một vài gương mặt lạ.
Chả thế mấy năm lại đây người ta đổ xô xin vào tòa án, công an, viện kiểm sát
làm việc. Đất nước đang bước vào kỷ nguyên thanh bình...
Việc cứ bị đẩy dần về phía cuối ghế, với lão Khổ có một ý
nghĩa nhãn tiền. Lão phải xếp nốt cuối. Lão bị quên lãng. Tuồng như lão bị bắt
buộc phải hiểu rằng, không có vụ của lão thì mấy cơ quan sống nhờ bằng tội phạm
vẫn thừa sức dẫn đầu mức tiền thưởng. Lão cứ việc ngồi đấy mà chờ, mà ngẫm
ngợi, mà đau đớn, mà phỉ nhổ...
Trong đời đã có một lần lão Khổ vào tù. Hồi ấy lão không
biết có một chỉ thị mật: "Các cơ sở
kháng chiến cũ, nếu không trở thành của địch thì cũng đang làm tay sai cho
chúng". Lão không biết có một chỉ thị như thế. Mà nếu ai nói với lão
điều đó lão cũng không tin. Lão không tin là phải. Hàng nhiều năm sau này, khi
lão đã nếm đủ sự nhục nhã, bị đối xử dưới mức súc vật, lão vẫn cố công bào chữa
rằng, cái chỉ thị kia có thể nguyên văn không phải thế. Vì không tin, khi Đội
cải cách kéo về, lão Khổ còn cho trống giong cờ mở để đón tiếp. Những đồng chí
thân yêu của lão còn trẻ quá. Gương mặt họ nghiêm nghị, rõ ra là những người
từng ăn sương nằm gió, một sống một chết với các loại kẻ thù giai cấp... Nhưng
lão Khổ chợt cụt hứng. Ngay từ phút đầu người ta nhìn lão như nhìn một tên Việt
gian. Lão bắt đầu chờn chợn khi chạm phải những cặp mắt trắng giã, lạnh lùng,
vằn lên sự hung ác. Hôm sau thì quân bài lật trắng: Tất cả bộ máy chính quyền
xã Hoàng bị bắt vì tội làm tay sai cho thực dân đế quốc! Lão Khổ ngã ngửa
người! Khi các ông trời con lệnh trói lão bằng dây thừng, dắt như dắt trâu
trong tiếng gào thét "Đả đảo tên Việt gian bán nước Quốc dân đảng Tạ Khổ
và đồng bọn" lão vẫn chới với hy vọng có sự nhầm lẫn nào đó. Lão sừng sộ
hỏi một ông cán bộ Đội:
- Tại sao các anh bắt tôi?
Bộ mặt thâm sì hướng thẳng vào lão:
- Đừng vờ vĩnh. Cấp trên biết hết. Chúng ông có nhiệm vụ bắn
chết sạch những tên như mày.
- Trời ơi, thế thì các anh nhầm rồi. Tôi là Tạ khổ, đội viên
du kích dưới sự chỉ huy của Vũ Xuân đây mà!
Tay đội viên thâm sì cười khẩy:
- Rồi mày sẽ được gặp Vũ Xuân. Chúng mày đều đáng đập chết
hết.
Lão Khổ trợn tròn mắt:
- Tôi muốn biết Vũ Xuân bây giờ ở đâu?
- Để mày thông đồng với
nó phải không? - Tay đội viên xấn đến, tay đập đập vào khẩu súng ngắn - không
gặp nhau trên này thì xuống "dưới kia"... nghe chưa?
Lão Khổ thấy ớn đến mang tai. Lão thầm nghĩ "trông bộ
dạng bọn này đều có tướng mạo sát nhân, hay chính quyền có vấn đề gì rồi".
Lão Khổ gật gù củng cố suy đoán ấy. Nếu vậy thì dù lão có hy sinh cũng cam
lòng.
Nơi lão Khổ bị nhốt là cái chuồng trâu nhớp nháp phân và
nước tiểu. Lão bị trói tứ chi, nằm còng queo làm mồi cho bầy muỗi. "Lũ dã
man! Giờ đây thì ông rõ bản mặt chúng mày rồi" - Lão Khổ thầm nghĩ và bắt
đầu tìm kế chiến đấu. Lão thấy lão khờ quá. Rặt một lũ đầu trâu mặt ngựa mà tại
sao lão không mảy may nghi ngờ. Nhưng nếu chính quyền vào tay chúng thì chỉ còn
cách trốn lên rừng.
Lão Khổ nằm còng queo gần hai ngày, đủ cho lão tính cả trăm
phương ngàn kế. Sang ngày thứ ba lão bị điệu lên "làm việc với ủy ban cách
mạng". Lão không cảm thấy đói, rét mà chỉ hừng hực một niềm căm thù. Trước
bọn này dù chết cũng phải cho nó đàng hoàng. Nghĩ thế lão Khổ bước đi một cách
hiên ngang. Trong cái lán trại dựng tạm lão thấy vài chục người ngồi ủ rũ như
sắp chết đói. Giữa hai dãy ghế bắc bằng tre cả cây, ông Đội ngồi nghiêm trang,
chòng chọc nhìn lão Khổ. Chờ lão đến gần, ông ta đứng phắt dậy, chỉ tay quát.
- Mày mù à? Chào các ông các bà nông dân!
Lão Khổ bĩu môi khinh thị nghĩ thầm: "Chào con buồi ông
đây này". Lão sẽ hy sinh thật oanh liệt. Tuy thế lão cũng liếc mắt sang
hai dãy ghế: Toàn người thân của lão. Nhưng tại sao tất cả đều cúi gằm hoặc
quay mặt đi. Ông Đội lại quát:
- Quỳ xuống!
Lão Khổ đứng trơ trơ, máu sôi sùng sục.
- Tạ Khổ! Mày có biết mày đang ở đâu không? Quỳ xuống!
Lão vẫn nhất định không quỳ. Cốp! Lão tưởng vỡ đầu bởi một
đòn bất ngờ sau lưng. Lão từ từ khuỵu xuống, mắt hoa đom đóm. Một lát sau lão
trở lại bình thường và xuýt nữa hộc lên, vì kẻ vừa đánh lão là em họ lão. Tất
cả im lặng đến rợn người. Lão Khổ thầm nghĩ một cách cay đắng "thà cắn
lưỡi chết quách cho rồi". Nhưng trước khi chết lão phải biết rõ
"thằng sát nhân" kia thuộc chính quyền nào.
- Tôi muốn biết, các ông đang đại diện cho ai?
Ông Đội đứng phắt dậy, nói rin rít:
- Chúng tao đại diện cho hàng triệu bần - cố nông bị những
kẻ như mày, theo chân đế quốc, áp bức bóc lột. Hôm nay tội trạng của mày sẽ bị
vạch trần.
Ông "trời con" hất đầu ra hiệu. Kẻ vừa đánh lão
Khổ đi về phía hai dãy ghế, thúc thúc đoạn
gậy vào sườn một cố nông. Lão Khổ đưa mắt theo dõi và nhận ra em nuôi lão. Vào
năm đói kém, mẹ lão vớ được nó sắp chết rét lôi về cho làm con nuôi. Càng lớn
nó càng nết na, chịu khó chịu khổ. Lão thương nó như em ruột. lão từng phải ăn
cắp cả đến chiếc quần đùi, mặc vào trong người đem về cho nó. Hôm lão bị bắt nó
còn khóc lóc chạy theo dúi vào tay lão củ khoai luộc và bị ông Đội đạp ngã sấp.
"Nói đi em - Lão Khổ đưa mắt tiếp sức cho em nuôi lão. - Có thể em sẽ giải
oan cho anh nếu chính quyền này chưa rơi vào tay địch".
Nhưng em nuôi lão cứ đứng như phỗng, mắt vô hồn nhìn lên
trời. Chợt đoạn gậy lại thúc vào sườn em lão, mặt nó chuyển sang tái mét.
- Tôi xin kể về những năm tháng đi ăn đi ở. Tôi bị - Chị ta
liếc nhìn ông Đội - tôi bị... tên Khổ đây bắt phải hầu hạ đủ điều. Hàng ngày
tôi thường bị đánh mắng, thật hơn kiếp chó...
Lão Khổ ù hết cả tai, chưa kịp gầm lên thì ông Đội đã hất
hàm:
- Tên Tạ Khổ có "đè" chị lần nào không? Tức là thế
này - ông Đội loay hoay tìm cách diễn giải - tức là hắn có tụt quần chị để tống
"cái gì" của hắn vào không?
Em lão càng ngơ ngác như người mất hồn. Đầu chiếc gậy lại
thúc thúc vào sườn chị ta.
- Có lần hắn... cho tôi cái quần.
- Để dụ dỗ chị phải không?
Em nuôi lão vô hồn gật đầu.
"Đồ phản phúc!" - Lão Khổ nghiến răng trèo trẹo.
Ông Đội lại hất đầu. Người đứng lên tiếp theo là lão hàng xóm của lão Khổ. Mặt
lão ta quắt như miếng cau khô, gân xanh bám chằng chịt. Những năm lão Khổ đi ở
cho chánh tổng ngày nào lão cũng ăn cắp cám đem về nuôi vợ chồng lão hàng xóm,
lúc đó chỉ chờ chết. Qua cơn nguy khó, lão ta đẻ liền hai đứa con, coi lão Khổ
như vị Bồ tát, ngày giỗ, mồng một tết đều có cút rượu đến lễ. Thời gian chia
tài sản nhà chánh tổng, lão hàng xóm cứ đùa
đùa, thật thật, vơ từ cái chổi cùn rế rách. Lão Khổ biết hết nhưng không thèm
nói. Trước khi Đội về, lão hàng xóm chẳng khác con chó nhà lão Khổ là mấy, một
niềm tận tụy với lão. Vậy mà vừa đứng lên, lão hàng xóm đã chỉ mặt lão Khổ
giọng rít lên:
- Thằng địa chủ cường hào ác bá kia, mày có biết tao là ai
không?
Rồi lão ê a kể lể, gân cổ căng muốn dứt. Lão kể rằng lão chờ
mãi mới có ngày Đội mang ánh sáng đến để lão còn được thấy trời thấy đất. Bởi
vì "dưới sự áp bức của tên Khổ, chúng sinh chúng con chỉ còn biết rên
xiết" - Lão quát - Mày có nhớ tội mày không?
Lão Khổ uất sặc máu, con ngươi muốn bật khỏi tròng mắt. Chợt
lão cười sằng sặc:
- Thưa ông con nhớ rồi ạ! Con nhớ có lần con bưng cám cho
ông mà không đem theo bát khiến cái miệng chuột chù của ông bị phồng mồm vì vục
xuống ăn như chó...
Lão hàng xóm lại rít lên, thoắt cái đã lăm lăm đoạn gậy lao
về phía lão Khổ.
- Xin Đội để con cho nó mấy phát.
Chợt lão đứng khựng lại bởi bắt gặp cái nhìn trừng trừng của
lão Khổ.
Người đứng dậy tiếp theo là chú ruột lão Khổ. Lão cúi gầm mặt
vì không nỡ nhìn ông chú đang run cầm cập. Ông Đội đảo mắt một cái khiến chú
lão nói như máy:
- Tôi là chú ruột nó nhưng mà nói các ông các bà tha phép...
Chú lão ôm ngực ho sù sụ. Lão Khổ thấy ruột bị cứa thành
từng khúc. Hình ảnh ông chú gan lì hiện dậy trong ký ức lão. Dạo ấy lão còn
hoạt động bí mật trong đội du kích. Lão móc nối với chú lão làm cơ sở thu thập
tin tức. Những năm ấy vùng xã Hoàng bị khủng bố trắng. Người cuối cùng về đấu
thú là bí thư chi bộ. Vậy mà chú lão vẫn đảm bảo cho lão đi lại an toàn. Ban
ngày lão nằm cuộn tròn dưới hầm bí mật. Ban đêm lão mò ra gây dựng thêm đầu
mối, gặp Vũ Xuân để nhận chỉ thị. Sau khi bốt Quảng bị đánh hụt, Tư Vọc đích
thân chỉ huy một cuộc càn quét. Mục tiêu của Tư Vọc là phải bắt được Vũ Xuân và
lão Khổ mới mong trừ hậu họa từ gốc. Muốn tìm hầm của lão Khổ, không gì tiện
hơn cách bắt chính chú lão chỉ điểm. Hỏi đến câu thứ ba, Tư Vọc lệnh đem chú
lão đi tra tấn. Chú lão bị dìm vào thùng nước có vôi và ớt bột. ở bên ngoài bọn
lính dùng búa nện vô hồi kỳ trận vào thành sắt. Chết đi sống lại, đái cả ra
máu, chú lão vẫn một mực "không biết". Tư Vọc nghĩ tiếp được cách tra
tấn khác. Chú lão bị trói đứng giữa đồng lác, nước ngập đến cổ. Toàn thân ông
kín đặc đỉa. Khi Tư Vọc buộc phải thả ông, toàn thân ông xanh lợt, dày đặc vết
đỉa cắn. Việc đầu tiên ông làm là cạy ngay nắp hầm xem cháu ông còn sống hay đã
chết đói, ngay trước mũi đám lính càn. Chính vì bị hành hạ mà sau này thỉnh
thoảng ông lại ho ra máu. Khi lão Khổ lên cầm quyền, ông nghĩ đơn giản thế này:
Trước đây con cháu chánh tổng nhờ uy ông ta để hiếp đáp thiên hạ. Nay đến lượt
ông nhờ uy cháu để khỏi bị thiên hạ hiếp đáp. Vụ chia tài sản, ông có lợi dụng
lấy hơn chút ít. Ông tưởng thế cũng bõ những ngày bị đánh đập, nhịn ăn để nuôi
cháu. Nào ngờ lão Khổ biết, bắt ông đem trả những thứ không thuộc phần ông.
Lẽ nào vì điều đó mà giờ đây chú lão sắp bán đứng lão cho lũ
sát nhân kia. Từ nơi sâu kín nhất lão Khổ khẳng định không thể có điều đó.
Nhưng giả sử vì lý do nào đó chú lão buộc phải làm như những người khác, lão
sẵn lòng tha thứ. Chỉ riêng chú lão được tha thứ. Chính vì thế lão không dám,
hay đúng hơn, không nỡ bắt chú lão khó xử bằng cách nhìn thẳng vào mặt ông, như
lão vẫn làm với những người khác.
Chợt lão Khổ nghe tiếng ông chú mình rú lên thật thê thảm.
Khi lão ngẩng dậy thì chú lão đã ngã vật xuống đất, máu ộc qua mồm, qua mũi
chảy thành vũng. Chắc chắn một bộ phận nào đó trong cơ thể ông vừa vỡ tung. Hầu
như ông không kịp trối lại câu nào ngoài tiếng kêu "cháu ôi...", như
một lời sám hối. Cuộc đấu tố lão Khổ tạm dừng.
Thực ra thì lão Khổ chẳng bao giờ muốn nhớ lại những chuyện
như thế. Phần vì lão coi thường ký ức như đã nói. Nhưng điều sâu xa hơn chính ở
chỗ cuộc đời lão từng cất cánh bay lên từ những biến cố dữ dội ấy. Lão coi đó
như điều "khó tránh" của lịch sử, dù nó đẫm máu. Vả lại trong tư
tưởng của lão đã có sự dung hòa lớn lao giữa những mất mát cá nhân với cái điều
mà lão cho là "cần thiết" với số đông. Thi thoảng lão cũng thử cắt
nghĩa về đôi ba biến cố đau thương, chẳng hạn cái chết của chú lão. Nhưng rồi
lão không kham nổi phải đi đến tận cùng và cách tốt nhất là quên hẳn nó đi. Vả
lại lão không muốn tạo cơ hội để thằng con hư hỏng của lão được dịp đắc thắng.
Nó phán xét lão như là một nạn nhân bi hùng của thời cuộc. Nó làm sao được thấy
nước mắt hàng triệu người đã nhỏ xuống trong niềm hân hoan vô độ khi vác cọc đi
cắm đất. Đấy là điều biện hộ thiêng liêng nhất lão Khổ thường bám chặt lấy. Rồi
cuộc sống đã hun đúc cho lão một thứ niềm tin chỉ có thể sánh với niềm tin tôn
giáo. Tước mất của lão niềm tin ấy lão sẽ chết. Ngay cả giờ đây lão đang là nạn
nhân của tấn bi hài mới, thì niềm tin thần thánh kia vẫn dư sức để lão không
mảy may nghi ngờ tính chất vớ vẩn, đong đưa của cuộc đời.
Lão Khổ cảm thấy lão vừa được tiếp thêm sức mạnh. "Chỉ
cốt sao đừng có thối chí" - Lão tự nhủ. Lão đáp lại lời gọi cộc lốc của
anh nhân viên xét hỏi một cách điềm tĩnh:
- Tôi nghe thấy rồi! Chỉ yêu cầu anh lịch sự một chút.Song Phương chuyển